Chỉ ra được những thành công, hạn chế của ngân hàng TMCP Quân Đội về năng lực cạnh tranh, đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân Đội MB.. Tuy vậy,
Trang 1Năng lực ca ̣nh tranh ngân hàng TMCP Quân Đô ̣i
Hồ Thị Hòa Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Hùng
Năm bảo vệ: 2014
Abstract Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về năng lực cạnh trang và các chỉ tiêu đánh
giá năng lực cạnh tranh Chỉ ra được những thành công, hạn chế của ngân hàng TMCP Quân Đội về năng lực cạnh tranh, đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
Keywords Năng lực cạnh tranh; Tài chính; Ngân hàng
Content
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước qua thời kỳ đổi mới hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã tạo được những dấu ấn đáng ghi nhận Các ngân hàng hoạt động với hiệu quả ngày càng cao, ngày càng chứng tỏ vai trò, vị trí huyết mạch của mình trong nền kinh tế Hòa cùng dòng chảy của xu thế đó, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Quân Đội – tên viết tắt MBBank - cũng đã từng bước khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như một nhân tố hỗ trợ đáng kể đối với nền kinh tế
Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, trong đó có Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng vẫn chưa thực sự mạnh, mà biểu hiện chủ yếu là các chỉ tiêu hiệu quả, thị phần thấp, năng lực quản lý còn hạn chế, trình độ công nghệ chưa thực sự hiện đại… so với các đối thủ cạnh cũng như so với mục tiêu đề ra
Trước những thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh trong nước cũng như quốc tế, sự ổn định và phát triển bền vững của Ngân hàng TMCP Quân Đội sẽ có cơ
sở bảo đảm vững chắc, thông qua việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Để đánh giá đúng những khó khăn, thách thức mà Ngân hàng TMCP Quân Đội đang phải đối mặt, việc phân tích một cách toàn diện thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong từng lĩnh vực cụ thể nhằm thấy rõ những mặt hạn chế cũng như các nguyên nhân của chúng, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quân Đội được xem là hết sức
cần thiết Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” làm luận văn nghiên cứu của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Một số nghiên cứu vấn đề trên:
Trang 2- GS.TS Chu Văn Cấp (2003),“Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trọng tâm
của đề tài phân tích thực trạng của nền kinh tế nước ta trong thời gian qua và đề ra giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
- TS Lê Đình Hạc (2005), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Đề tài có
thời điểm nghiên cứu vào năm 2005 trở về trước Nội dung chính của đề tài là rút ra điểm mạnh, điểm yếu và từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay
và đề xuất một số giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong tương lai
- TS Nguyễn Đắc Hưng (2000), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số giải pháp
nâng cao hiệu quả cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam”
Trọng tâm đề tài nghiên cứu thực trạng cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động ngân hàng trong giai đoạn trước 2000 Nội dung các giải pháp đưa ra chủ yếu về cơ chế chính sách môi trường pháp lý, về quản lý của Nhà nước, về điều hành chính sách tiền tệ của Nhà
nước
- PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2005), “ Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong
xu thế hội nhập”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trọng tâm của đề tài nghiên cứu, phân
tích một cách toàn diện thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM trong từng lĩnh vực cụ thể để tìm ra những mặt hạn chế cùng các nguyên nhân và từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong quá trình hội nhập
- Ủy ban Basel (2006), các nguyên tắc về giám sát ngân hàng hiệu quả
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung: Luận văn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng TMCP Quân Đội
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân Đội
- Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân Đội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2008 đến 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
Kết quả thu thập thông tin tồn tại dưới hai dạng:+ Thông tin định tính
+ Thông tin định lượng
Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê đơn giản: sử dụng đồ thị, bảng biểu, phân tích theo chuỗi thời gian đơn giản Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích logic…
Trang 3Nguồn số liệu lấy từ các báo cáo tài của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2008 đến năm 2012
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về năng lực cạnh trang và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
- Chỉ ra được những thành công, hạn chế của ngân hàng TMCP Quân Đội về năng lực cạnh tranh; đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân Đội
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực ngân hàng
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Quân Đội
References
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hội đồng Nhà Nước (1990), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, Điều 1
2 Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Tr.19
3 Đẵng Hữu Mẫn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5, tr 20
4 MB ( 2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên MB, Báo cáo tài chính
kiểm toán, Bản cáo bạch MB
5 Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính
6 Nguyễn Thị Nhiễu (2013), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng
sản Số 10, tr.14
7 OECD & WB - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và Ngân hàng Thế giới
(2004), Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh, Hoàng Xuân Bắc dịch, tr 17
8 Phạm Chí Quang (1999), Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng giai đoạn hiện
nay, Tạp chí ngân hàng, số 15, tr.29
9 Phan Hồng Quang (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân
10 Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
thương mại Việt Nam trong Hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb lao động xã hội
11 Lê Thu, Trần Hoàng Kim (1996), Vũ khí cạnh tranh, Nxb Thống kế, Hà Nội
12 Kiều Thanh Thúy (2002), “Xu thế và tồn tại tất yếu của ngân hàng Việt Nam”
Trang 413 Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế - Lợi thế cạnh tranh quốc gia – Chiến
lược cạnh tranh công ty, Nxb Thế giới
14 Từ điển bách khoa Việt Nam (2000), Nxb Từ điển bách khoa, (tập 1)
15 Từ điển Thuật ngữ kinh tế học (2011), Nxb Từ điển Bách Khoa
16 Viện nghiên cứu quản lý Trung Ương (2002),các vấn đề pháp lý về thể chế và
chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, Nxb Giao thông vận tải,
Hà Nội
17 www.acb.com.vn
18 www.bidv.com.vn
19 www.eximbank.com.vn
20 www.sacombank.com.vn
21 www.techcombank.com.vn
22 www.vcbs.com.vn
23 www.vietcombank.com.vn