Hoàn thiện quá trình xử lý hạt giống cà chua bằng hóa chất và vật lý

Một phần của tài liệu Báo cáo cà chua DT28 (Trang 25 - 34)

Vụ xuân

Thí nghiệm 5:“Thí nghiệm xử lý hạt giống bằng tác nhân hóa học và vật lý nhằm làm

tăng độ nẩy mầm và sức nẩy mầm của hạt giống”.

* Ảnh hưởng của nồng độ Emyctin C đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt cà chua DT- 28:

Tỷ lệ nảy mầm của hạt phụ thuộc rất nhiều vào hóa chất xử lý, thời gian xử lý hạt…Với cùng loại hóa chất và thời gian xử lý thì ở các nồng độ khác nhau tỷ lệ nảy mầm cũng khác nhau. Kết quả theo dõi thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ Emyctin C đến tỷ lệ nảy mầm

của hạt cà chua DT - 28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)

Ngày CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) CT4 (%) (đ/c) CV% & LSD0.05 03/01 0,0 0,0 0 0,0 06/01 2,0 2,7 8,1 0,0 07/01 7,4 11,2 24,3 5,1 08/01 22,9 44,6 64,7 14,8 09/01 65,9 70,7 89,2 36,9 10/01 73,0 76,4 91,5 43,9 11/01 84,7 87,8 94,3 68,3 12/01 86,2 90,5 95,3 79,6 13/01 89,5 91,1 95,4 85,9 CV%=1,3 LSD0.05=2,41

Đồ thị tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28 0 20 40 60 80 100 120 03/01 06/01 07/01 08/01 09/01 10/01 11/01 12/01 13/01

Ngày theo dõi

Tỷ lệ n ảy m ầm ( % ) CT1 CT2 CT3 CT4

Đồ thị 3.1: Tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28

Nhìn vào đồ thị 3.1 cho thấy: hạt cà chua được xử lý và gieo vào ngày 03/01/2009, sau 4 ngày gieo ở tất cả các công thức đã có hiện tượng nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm ở các công thức tăng chậm trong giai đoạn từ 03/01 - 07/01 sau đó tăng mạnh từ ngày 07/01 - 09/01, trong giai đoạn từ 10/08 - 12/08 tỷ lệ nảy mầm tăng chậm và ổn định sau ngày 13/01/2009.

Trong 3 công thức, có thể thấy công thức 3 (Xử lý EmyctinC ở nồng độ 10%) cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở tất cả các lần theo dõi và công thức 3 có thời gian nảy mầm tập trung từ 06/01 - 12/01, tại thời điểm ngày 13/08 tỷ lệ nảy mầm của công thức 3 đạt 95,4% cao hơn hẳn so với ba công thức còn lại, tiếp theo là công thức 2 (xử lý hoá chất ở nồng độ 8%) có tỷ lệ nảy mầm ở mức khá đạt 91,1%, công thức 3 có tỷ lệ nảy mầm đạt 89,5% và tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là công thức 4 (công thức đối chứng) chỉ đạt 85,9%.

Vậy xử lý hạt giống bằng hoá chất EmyctinC ở nồng độ 10% trước khi gieo, cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất.

* Ảnh hưởng của hoạt chất Emyctin C đến sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28:

Sức nảy mầm là khả năng nảy mầm cho cây mầm bình thường. Lô hạt giống tốt khi gieo cho tỷ lệ sức nảy mầm cao, tỷ lệ cây dị dạng thấp, nảy mầm nhanh,

đồng đều, cho cây to khoẻ là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp thâm canh. Kết quả theo dõi sức nẩy mầm được ghi lại trong bảng 3.2.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ EmyctinC đến

sức nảy mầm của cà chua DT - 28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)

Ngày CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) CT4 (%) (đ/c) CV% & LSD 0.05 03/01 0,0 0,0 0,0 0,0 06/01 1,9 2,4 8,1 0,0 07/01 7,1 11,1 20,8 5,0 08/01 22,4 44,2 47,1 14,5 09/01 64,9 69,4 88,5 35,9 10/01 71,3 74,8 90,8 43,3 11/01 84,2 86,8 93,6 66,7 12/01 85,7 89,5 94,8 78,8 13/01 88,8 90,1 95,0 85,0 LSDCV%=1,4 0.05=2,58

Qua bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy, ở công thức 3, hạt giống có sức nảy mầm cao nhất và đạt xấp xỉ so với tỷ lệ nảy mầm. Tại thời điểm ngày 13/08 tỷ lệ nảy mầm của công thức 3 đạt 95,4% và sức nảy mầm đạt 95,0% (tỷ lệ cây dị dạng chỉ là 0,4%). Tiếp đến là công thức 2 với tỷ lệ nảy mầm đạt 91,1% và sức nảy mầm đạt 90,1% (tỷ lệ dị dạng là 1,0%), công thức 1 với tỷ lệ nảy mầm đạt 89,5% và sức nảy mầm chỉ đạt 88,8% (tỷ lệ cây dị dạng 0,7%), công thức 4 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất đạt 85,9% và sức nảy mầm đạt 85% (tỷ lệ dị dạng chỉ là 0,9%).

Vậy tỷ lệ cây dị dạng thấp nhất tại công thức 3, tiếp theo là công thức 2, công thức 1 và công thức 4 có tỷ lệ dị dạng tương đối cao (0,9 - 1,0%).

* Kết luận.

Công thức 3 (Xử lý với nồng độ EmyctinC 10%) cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 95,4%, sức nảy mầm tốt nhất đạt 95,0%.

Công thức 1 và công thức 2 có tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm ở mức khá. Công thức 4 (đối chứng) tỷ lệ nảy mầm là thấp nhất (85,9%), tỷ lệ cây bình thường đạt 85%.

Như vậy để tăng tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28, nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng hoá chất Emytin C ở nồng độ 10% và ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh (50 - 600C).

Vụ Thu Đông

Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của hoạt chất EmyctinC khi xử lý hạt giống đến khả

năng sinh trưởng phát triển và năng suất của cà chua DT - 28 trong vụ Thu Đông năm 2009.

Tiến hành xử lý hạt cà chua DT-28 bằng EmyctinC với các nồng độ khác nhau. Sau 10 ngày tiến hành theo dõi, tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của từng công thức. Kết quả được ghi lại trong bảng 3.12.

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của việc xử lý EmyctinC đến tỷ lệ nảy mầm và sức nảy

mầm của hạt cà chua DT - 28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

CT

Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CT4

Tỷ lệ nảy mầm (%) 89,2 92,4 95,8 85,2

Sức nảy mầm (%) 87,8 91,2 94,9 83,7

Qua theo dõi về tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm chúng tôi nhận thấy công thức 3 (xử lý bằng EmyctinC 10%) cho tỷ lệ nảy mầm (95,8%) và sức nảy mầm (94,9 %) cao hơn hẳn so với các công thức còn lại, tiếp đó là đến công thức 2, công thức 1 và thấp nhất là công thức 4 (tỷ lệ nảy mầm là 85,2% và sức nảy mầm là 83,7%).

Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Để theo dõi ảnh hưởng của việc xử lý hóa chất EmyctinC đến khả năng sinh trưởng phát

triển của cây cà chua DT - 28, chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu và kết quả được ghi lại tại bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của việc xử lý EmyctinC tới thời gian sinh trưởng

qua các giai đoạn (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

Kết quả bảng 3.13 cho thấy: Tiến hành trồng cây vào ngày 10/09/2009. Thời gian từ khi trồng đến ra hoa dao động trong khoảng từ 32 - 35 ngày, trong đó công thức 3 ra hoa sớm nhất (32 ngày), tiếp đến là công thức 2 (33 ngày) và thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa của công thức 1 và công thức 4 là tương đương nhau (35 ngày). Thời gian từ khi cây ra hoa đến khi có quả ngắn nhất tại công thức 3, tiếp đến là công thức 2, công thức 1 và dài nhất là công thức 4.

Thời gian thu quả dao động trong khoảng từ 25-37 ngày trong đó công thức 3 có thời gian thu quả dài nhất (35-37 ngày) tương ứng với thời gian sinh trưởng là 140-143 ngày, tiếp đến là công thức 2 với thời gian thu quả 32-35 ngày và thời gian sinh trưởng là 139 - 143 ngày, công thức 1 và công thức 4 có thời gian thu quả là tương đương nhau 25-30 ngày.

CT

Chỉ tiêu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

Công thức 4 (đối chứng) Ngày trồng 10/09/2009 10/09/2009 10/09/2009 10/09/2009 Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày) 35 33 32 35 Thời gian từ trồng

đến thu quả (ngày) 70 - 72 66 - 70 63 - 67 71-75

Thời gian thu

quả (ngày) 25 - 30 32 - 35 35 - 37 25-29

Thời gian sinh

Nghiên cứu các đặc điểm hình thái của cây cà chua cho chúng ta biết một số

đặc trưng của giống và chất lượng cảm quan của quả thu hoạch được. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của việc xử lý EmyctinC đến một số đặc điểm

hình thái của cà chua DT28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

Công thức Chỉ tiêu

theo dõi CT1 CT2 CT3 (đối chứng)CT4

CV(%)LSD(5%) LSD(5%)

Chiều cao cây

khi có hoa (cm) 42,35 45,10 46,59 42,02 -

Chiều cao cây

khi có quả(cm) 58,33 53,57 63,00 55,60 -

Chiều cao cây

khi quả chín (cm) 82,02 84,79 88,26 82,98 LSD(5%)=3,68CV%= 7,5

Màu sắc thân lá Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt -

Dạng lá To,dày To,dày To,dày To,dày -

Dạng hình

sinh trưởng hữu hạnBán hữu hạnBán hữu hạnBán hữu hạnBán -

Màu vai quả

khi xanh Trắng Trắng Trắng Trắng - Màu sắc quả khi chín Đỏ đậm Đỏ đậm Đỏ đậm Đỏ đậm Số ngăn quả 2-3 2-3 2-3 2-3 - Cao quả(cm)(H) 5,81 5,84 6,02 5,80 LSD(5%)=0,22CV(%)=9,1 Đường kính quả(cm) D 5,69 5,70 5,79 5,58 CV(%)= 4,7 LSD(5%)=0,20

Dày thịt quả(cm) 0,66 0,68 0,68 0,65 LSD(5%)=0,42E-01CV(%)=3,2

Độ Brix (0) 5,19 5,22 5,23 5,17

Kết quả bảng 3.14cho thấy: cà chua DT - 28 là giống bán hữu hạn, có khả năng sinh trưởng, phát triển khá tốt. Trong tất cả các lần theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây công thức 3 luôn thể hiện sự vượt trội. Cụ thể chiều cao cây khi quả chín của công thức 3 đạt 88,26 cm cao hơn hẳn công thức 2 (84,79 cm), công thức 1 (82,02) và công thức 4 (82,96) có chiều cao khi quả chín là tương đương nhau.

Các chỉ tiêu màu sắc thân lá, dạng lá dạng hình sinh trưởng, màu vai quả, màu sắc quả, số ngăn quả đều mang đặc trưng của giống.

Chiều cao quả dao động từ 5,80 - 6,02cm. Trong đó công thức 3 có chiều cao quả lớn nhất, tiếp đó là công thức 2, công thức 1 và thấp nhất là công thức 4. Trong đó công thức 3 tương đương với công thức 2 và khác công thức 1, công thức 4 ở độ tin cậy 95%.

Đường kính quả dao động trong khoảng từ 5,58 - 5,79, trong đó công thức 3 có đường kính quả cao nhất đạt 5,79cm và thấp nhất là công thức 4 đạt 5,58cm.

Giống cà chua DT - 28 có độ dày thịt quả của cao và ít có sự biến đổi giữa các công thức, dao động trong khoảng 0,65 - 0,68cm.Độ brix của cà chua DT - 28 dao động trong khoảng từ 5,17 - 5,230.

Việc xử lý EmyctinC có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Điều này được thể hiện trong bảng 3.15.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của việc xử lý EmyctinC tới năng suất

và một số yếu tố cấu thành năng suất của cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) Công thức Chỉ tiêu theo dõi CT1 CT2 CT3 CT4 (ĐC) CV(%) LSD(5%) Khối lượng TB/quả (gr) 66,49 67,02 70,07 65,85 CV(%)=7,1 LSD5%=2,31 Số quả/cây (quả) 29,17 29,73 31,87 29,00 CV(%)=3,2 LSD(5%)=1,91 N.suất quả/cây (g) 1989,02 2020,10 2173,66 1923,11 CV(%)=8,1 LSD5%=72,73 Năng suất lí thuyết (tấn/ha) 60,21 62,33 67,38 58,62 Năng suất thực thu (tấn/ha). 52,07 54,03 57,19 49,14 CV(%)=7,2 LSD(5%)=4,60

Qua bảng 3.15 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Cà chua DT - 28 là giống có kích thước quả trung bình nhưng rất đặc ruột chính vì vậy khối lượng trung bình/quả cũng đạt ở mức khá dao động trong khoảng từ 65,85 - 70,07 g/quả. Trong đó công thức 3 có khối lượng quả lớn nhất

70,07g/quả, tiếp đến là công thức 2 (67,02 g/quả), công thức 3 với 66,49 g/quả) và thấp nhất là công thức 4 (65,85 g/quả).

Công thức 3 có khối lượng quả cao nhất và cao hơn hẳn so với các công thức khác. Với LSD =2,31 ở độ tin cậy 95% sự khác nhau giữa công thức 3 với các công thức khác là có ý nghĩa.

Số quả/cây đạt cao nhất tại công thức 3 đạt 31, 87 quả/cây tương đương với năng suất cá thể là 2173,66g/cây, tiếp theo là công thức 2, công thức 1 và thấp nhất là công thức 4 với 29,00 quả/cây và năng suất cá thể đạt 1923,11 g/cây.

Năng suất thực thu dao động trong khoảng 49,14 - 57,19 tấn/ha. Trong đó công thức 3 đạt năng suất cao nhất 57,19 tấn/ha, công thức 2 (54,03 tấn/ha), công thức 1 (52,07 tấn/ha) và thấp nhất là công thức 4 với 49,14 tấn/ha. Với LSD = 4,6 ở độ tin cậy 95% công thức 3 tương đương với công thức 2 nhưng cao hơn hẳn công thức 1 và công thức 4.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất EmyctinC trong xử lý hạt tới

khả năng chống bệnh của cà chua DT - 28 được thể hiện tại bảng 3.16.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của việc xử lý EmyctinC Khả năng chống chịu một số

bệnh của cà chua DT -28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi CT1 CT 2 CT 3 CT4 (đối chứng)

K/n chống bệnh sương mai(điểm) 2 2 2 3 K/N chống bệnh đốm lá(điểm) 1 1 1 1 K/N chống Virus (% cây) 3 5 3 6 K/N chống chịu héo

xanh vi khuẩn (% cây) 3 3 3 5

(Khả năng chống chịu bệnh tính theo thang điểm của AVRDC)

Theo số liệu bảng 3.16 cho thấy: Cà chua DT - 28 chống chịu rất tốt với bệnh

đốm lá (1 điểm). Khả năng chống bệnh của các công thức 1,2,3 là tương đương nhau và cao hơn so với công thức 4. Tỷ lệ nhiễm virus của công thức 1và công thức 3 là 3%, công thức 2 là 5% riêng công thức 4 tỷ lệ nhiễm virus tới 6%.

Cà chua DT-28 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao, tuy nhiên giữa các công thức được xử lý với các nồng độ EmyctinC khác nhau thì khả năng sinh trưởng phát triển cũng khác nhau :

Ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi thì công thức 3 (xử lý hạt bằng EmyctinC 10%) luôn thể hiện sự vượt trội. Cụ thể là công thức 3 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, kích thước quả lớn hơn các công thức khác, thời gian thu quả dài và năng suất thực thu cao, tiếp đến là công thức 2 (xử lý hạt bằng EmyctinC 8%), công thức 1(xử lý hạt EmyctinC 5%) và kém nhất là công thức 4 (không xử lý). Khả năng chống chịu bệnh của cà chua DT 28 đạt ở mức chống chịu cao đến chống chịu vừa. Trong đó khả năng chống chịu bệnh của công thức 1, 2, 3 là tương đương nhau.

Một phần của tài liệu Báo cáo cà chua DT28 (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w