0.05 Khối lượng

Một phần của tài liệu Báo cáo cà chua DT28 (Trang 68 - 70)

1 Công thức 2 Công thức 3 LSD(5%) Cv(%)

0.05 Khối lượng

Khối lượng TB/Quả (g) 65,6 70,8 66,0 CV% = 7,2 LSD0.05 = 4,15 Số quả/cây (quả) 30,0 32,1 29,7 CV% = 4,3 LSD0.05 = 1,31 Năng suất quả/cây (g) 1959,5 2012,5 1923,3 CV% = 7,5 LSD0.05= 132,37 Năng suất lý thuyết (tấn/ha) 65,7 67,8 67,4 Năng suất thực thu (tấn/ha) 49,00 54,02 48,58 CV% =5,1 LSD0.05 = 5,1

Qua bảng 3.44 ta thấy, KLTB/quả có sự khác nhau giữa các công thức. Công thức 2 có KLTB/quả lớn nhất (70,8g), tiếp đến là công thức 3 (66,0g), thấp nhất là công thức (165,6g). Với độ tin cậy 95% sự khác nhau này là có ý nghĩa

Số quả/cây lớn nhất là công thức 2 đạt 32,1 quả, tiếp đến là công thức 2 đạt 30,0 quả, thấp nhất là công thức 3 với số quả/cây ở mức 29,7 quả. Với độ tin cậy 95% sự khác nhau là có ý nghĩa

Ở công thức 2, quả cà chua có KLTB/quả và số quả/cây lớn nên năng suất cá thể của công thức này là lớn nhất đạt 2012,5g/cây, tiếp đến là công thức 1 đạt 1959,5 g/cây và công thức 1 là thấp nhất với 1923,3g/cây.

Năng suất thực thu cao nhất vẫn thuộc về công thức 2 đạt 54,02 tấn/ha, công thức 1 cho năng suất thực thu là 49,00 tấn/ha, công thức 3 cho năng suất thực thu thấp nhất đạt 48,58 tấn/ha.

Kết quả nghiên cứu khả năng chống bệnh của cà chua DT - 28 ở các mức phân bón khác nhau được thể hiện ở bảng 3.45

Bảng 3.45. Ảnh hưởng của mức phân bón đến khả năng chống bệnh

của cà chua DT - 28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

Khă năng chống bệnh

sương mai (điểm) 2 1 4

Khả năng chống

bệnh đốm lá (điểm) 2 1 4

Khả năng chống

virus (% cây) 3 4 8

K/n chống chịu bệnh héo

xanh vi khuẩn (% cây) 4 4 10

(Khả năng chống bệnh tính theo thang điểm của AVRDC)

Số liệu bảng 3.45 cho thấy ở mức phân bón khác nhau thì khả năng chống chịu bệnh của giống DT - 28 cũng khác nhau. Trong đó khả năng chống chịu bệnh sương mai của công thức 3 là thấp nhất đạt 4 điểm, công thức 1 đạt 2 điểm và công thức 2 đạt 1 điểm.

Khả năng chống bệnh đốm lá của cà chua DT - 28 tốt, công thức 2 đạt 1 điểm, công thức 1 đạt 2 điểm, nhưng công thức 3 do bón quá nhiều phân đạm nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với 2 công thức còn lại. Khả năng chống virus của DT - 28 ở mức khá dao động trong khoảng từ 3-8 %. Tuy nhiên nhìn chung khả năng chống bệnh ở công thức 1 và công thức 2 đều cao hơn công thức 3, đây cũng là một nguyên nhân chính làm giảm năng suất của công thức 3.

+ Kết luận.

Cà chua DT - 28 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao, tuy nhiên giữa các công thức với tỷ lệ bón phân khác nhau thì khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất thu được cũng khác nhau, trong đó công thức 2 (120N : 100P : 180K ) cho khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt nhất, tiếp đến là công thức 1 (100N : 100P : 180K ) và thấp nhất là công thức 3 (140N : 100P : 180K )

Năng suất thực thu đạt cao nhất tại công thức 2, tiếp đến là công thức 1, công thức 3 mặc dù sự phát triển thân lá tốt tuy nhiên số quả ít hơn các công thức khác nên năng suất giảm.

Khả năng chống chịu bệnh của công thức 1 và công thức 2 là tương đương nhau, và công thức 3 bị nhiễm bệnh nặng nhất.

3.3.3.Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT-28

Vụ Thu Đông.

Thí nghiệm 14: Thử nghiệm quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT - 28

Quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT - 28 nguyên chủng là một giải pháp khoa học công nghệ mới đối với đối tượng cây trồng này. Nó cho phép khẳng định Việt Nam có thể sản xuất giống cà chua nguyên chủng có chất lượng cao. Quy trình hoàn thiện tạo tiền đề quan trọng cho việc duy trì phát triển công tác sản xuất hạt giống nói trên. Để khẳng định quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT 28 nhằm đưa vào ứng dụng sản xuất một cách có hiệu quả nhất, qua kết quả nghiên cứu thử nghiệm ở vụ Xuân năm 2009, vụ Thu Đông tại Thổ Tang, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT -

Một phần của tài liệu Báo cáo cà chua DT28 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w