Hoàn thiện phương pháp tách hạt để giống

Một phần của tài liệu Báo cáo cà chua DT28 (Trang 81 - 86)

28. Mật độ trồng 2, 8 3,1 vạn cây/ha, tỷ lệ phân bón 120N: 100P: 180K Kết

3.3.5. Hoàn thiện phương pháp tách hạt để giống

Vụ Xuân

Thí nghiệm 16: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến chất lượng hạt giống.

Chất lượng hạt giống nói chung và hạt cà chua nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào khâu sản xuất giống như: trồng, chăm sóc, thu hoạch, tách hạt…. Khi các khâu trồng, chăm sóc, thu quả đã đảm bảo thì phương pháp tách hạt và bảo quản hạt chính là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ nảy mầm và khả năng nảy mầm của hạt. Để đảm bảo điều kiện cho việc sản xuất hạt giống cà chua tốt nhất chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm “Ảnh hưởng của

phương pháp tách hạt đến chất lượng hạt giống”.

* Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28

Hạt sau khi được tách theo hai công thức, tiến hành phơi khô và bảo quản. Sau đó chúng tôi tiến hành gieo hạt thu được từ 2 công thức trên, kết quả theo dõi cho thấy: với phương pháp tách hạt khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt. Điều này được thể hiện qua bảng 3.55

Bảng 3.55: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến tỷ lệ nảy mầm

của hạt cà chua DT-28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)

Ngày theo dõi Công thức 1 (%) Công thức 2 (%) CV% & LSD0.05

29/04 0,00 0,00 02/05 1,93 2,10 03/05 7,70 11,03 04/05 32,46 48,93 05/05 65,86 82,63 06/05 79,53 91,50 07/05 80,23 92,43 LSDCV%=1,2 0.05=3,6

Đồ thị tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28

0 20 40 60 80 100 29/04 02/05 03/05 04/05 05/05 06/05 07/05

Ngày the o dõi

T l n y m m ( % ) CT1 CT2

Đồ thị 3.2: Tỷ lệ nảy mầm của cà chua DT - 28 (vụ Xuân 2009)

Qua bảng 3.55 và đồ thị chúng tôi nhận thấy: Khả năng nảy mầm của cả hai công thức đều có những quy luật chung, 3 ngày sau khi gieo thì cả hai công thức đã có hiện tượng nảy mầm, trong giai đoạn từ ngày 02/05 - 03/05 số cây nảy mầm tăng chậm, đến giai đoạn sau từ ngày 03/05 - 05/05 số cây nảy mầm tăng rất nhanh sau đó giảm dần và tỷ lệ nảy mầm ổn định ở thời điểm 8 ngày sau gieo (ngày07/05).

Ở tất cả các lần theo dõi, công thức 2 đều thể hiện sự vượt trội về tỷ lệ nảy mầm tại thời điểm 7 ngày sau gieo (ngày 06/05) tỷ lệ nảy mầm của công thức 2 đạt 91,50% cao hơn so với công thức 1 (đạt 79,53%), sau gieo 8 ngày (ngày 07/09) tỷ lệ nảy mầm của công thức 2 đã ổn định ở mức 92,43% cao hơn hẳn công thức 1 (đạt 80,23%).Như vậy hạt được tách theo CT2 có tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với CT1.

* Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28.

Sức nảy mầm là khả năng nảy mầm cho cây mầm bình thường trong một khoảng thời gian ấn định theo thời vụ. Lô hạt giống nảy mầm tốt khi gieo, tỷ lệ nảy mầm cao, tỷ lệ cây dị dạng thấp, nảy mầm nhanh, đồng đều, cho cây to khoẻ là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp thâm canh. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.56.

Bảng 3.56: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt tới sức nảy mầm

của hạt cà chua DT - 28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)

Ngày Công thức 1 (%) Công thức 2 (%) CV% & LSD0.05 29/04 0,00 0,00 02/05 1,83 2,00 03/05 7,36 10,76 04/05 31,90 48,43 05/05 65,06 82,00 06/05 78,60 90,73 07/05 79,06 91,50 CV% = 1,1 LSD0.05 = 3,34

Qua bảng 3.56 cho thấy trong các lần theo dõi chúng tôi nhận thấy: sức nảy mầm của hạt được tách theo công thức 2 thì ở tất cả các lần theo dõi đều thể hiện sự vượt trội so với hạt được tách theo công thức 1. Tại thời điểm 8 ngày sau gieo (ngày 07/05) sức nảy mầm của công thức 2 đạt 91,50% (tỷ lệ cây bất bình thường là 0,9%) trong khi đó công thức 1 chỉ đạt 79,06% (tỷ lệ cây dị dạng là 1,2%).

* Kết luận.

Phương pháp tách hạt tốt nhất để sản xuất hạt giống cà chua theo công thức 2, đó là: sau khi thu quả, bổ đôi quả và vắt lấy hạt rồi ngâm ủ trong nước có nhiệt độ 50 - 600C. Ngâm hạt đã tách trong 3 ngày sau đó đãi hạt đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Ở phương pháp này tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt cho kết quả cao hơn hẳn so với phương pháp làm hạt giống theo công thức 1 là để cả quả và ngâm trong nước ấm 50 - 600C trong 3 ngày.

Vụ Thu Đông

* Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28.

Hạt sau khi được tách theo hai công thức, tiến hành phơi khô và bảo quản. Sau đó chúng tôi tiến hành gieo hạt thu được từ 2 công thức trên, kết quả theo dõi cho thấy: với phương pháp tách hạt khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt. Điều này được thể hiện qua bảng 3.57

Bảng 3.57: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến tỷ lệ nảy mầm

của hạt cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

Ngày theo dõi Công thức 1

(Đối chứng) Công thức 2 (%) CV% & LSD0.05 01/12 0,00 0,00 04/12 2,11 4,15 05/12 6,47 15,32 06/12 40,60 53,84 07/12 77,21 85,60 08/12 81,63 93,71 09/12 85,68 94,73 CV%=4,3 LSD0.05=5,1

Tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT -28

0.0010.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 01/12 04/12 05/12 06/12 07/12 08/12 09/12 Ngày theo dõi

T lệ n ảy m m CT1 (Đ/C) CT2

Đồ thị 3.3: Tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28

Qua đồ thị chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nảy mầm có quy luật chung: Giai đoạn từ 01/12 - 05/12 tỷ lệ nảy mầm tăng chậm, tỷ lệ nảy mầm tăng nhanh trong giai đoạn từ 05/12 - 07/12 sau đó tăng chậm dần và ở tất cả các lần theo dõi tỷ lệ nảy mầm của công thức 2 cao hơn so với công thức 1. Cụ thể tại thời điểm ngày 09/12

(9 ngày sau gieo) tỷ lệ nảy mầm của công thức 2 đạt 94,74% cao hơn hẳn so với công thức 1 đạt 85,68%. Ở độ tin cậy 95% thì sự sai khác này là có ý nghĩa.

* Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28.

Tiến hành thí nghiệm tương tự với vụ Xuân, chúng tôi theo dõi ảnh hưởng của các phương pháp tách hạt đến sức nẩy mầm của hạt. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.57.

Bảng 3.57: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt tới sức nảy mầm

của hạt cà chua DT - 28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

Ngày Công thức 1 (%) Công thức 2 (%) CV% & LSD0.05 01/12 0,00 0,00 04/12 2,08 4,14 05/12 6,41 15,20 06/12 40,50 53,42 07/12 76,1 84,93 08/12 80,41 93,00 09/12 83,21 93,92 CV% = 3,2 LSD(5%) = 5,1

Trong các lần theo dõi chúng tôi nhận thấy: sức nảy mầm của hạt được tách theo công thức 2 ở các lần theo dõi đều thể hiện sự vượt trội so với hạt được tách theo công thức 1. Tại thời điểm 9 ngày sau gieo (ngày 09/12) sức nảy mầm của công thức 2 đạt 93,92% (tỷ lệ cây bất bình thường là 0,81%) trong khi đó công thức 1 chỉ đạt 83,21% (tỷ lệ cây dị dạng là 2,47%).

* Kết luận.

Phương pháp tách hạt tốt nhất để sản xuất hạt giống cà chua theo công thức 2, đó là: sau khi thu quả, bổ đôi quả và tách hạt rồi ngâm ủ trong nước có nhiệt độ 50 - 600C. Ngâm hạt đã tách trong 3 ngày sau đó đãi hạt đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Ở phương pháp này tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt cho kết quả cao

hơn hẳn so với phương pháp làm hạt giống theo công thức 1 là để cả quả và ngâm trong nước ấm 50 - 600C trong 3 ngày.

3.4. Hạch toán kinh tế của việc trồng cà chua tại Vĩnh Tường - Vĩnh PhúcBảng 3.58: Hạch toán kinh tế của việc trồng cà chua tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Báo cáo cà chua DT28 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w