CT Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Báo cáo cà chua DT28 (Trang 57 - 68)

1 Công thức 2 Công thức 3 LSD(5%) Cv(%)

CT Chỉ tiêu

Chỉ tiêu

CT1 CT2 CT3 CV% & LSD0.05

Chiều cao cây

khi có hoa (cm) 44,1 42,9 42,3

Chiều cao cây

khi có quả (cm) 55,6 54,3 52,5

Chiều cao cây

khi chín (cm) 86,1 82,9 72,8

CV% = 6,9 LSD0.05 = 1,61 Màu sắc thân lá Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt

Dạng hình sinh trưởng Bán hữu hạn Bán hữu hạn Bán hữu hạn Màu vai quả khi

xanh Trắng Trắng Trắng

Màu sắc quả khi

chín Đỏ đậm Đỏ đậm Đỏ đậm Số ngăn /quả (cm) 2 - 3 2 - 3 2 - 3 Cao quả (cm) (H) 5,19 5,56 5,94 CV% = 9,0LSD 0.05 = 2,24 Đường kính quả (cm) (D) 5,15 5,33 5,62 CV% = 7,2 LSD0.05 = 0.65E-01 Độ dày thịt quả (cm) 0,62 0,64 0,65 CV% = 5,4 LSD0.05 = 0.11E-01 Độ Brix (0) 5,14 5,23 5,42

Kết quả bảng 3.35cho thấy: các chỉ tiêu hình thái về màu sắc lá, hình dạng lá, dạng hình sinh trưởng, màu vai quả khi xanh, màu sắc quả khi chín, số ngăn quả là những chỉ tiêu mang đặc trưng của giống và không phụ thuộc vào mật độ.

Chiều cao cây trong giai đoạn từ trồng đến khi ra quả nhỏ là tương đương nhau, nhưng khi quả chín thì chiều cao cây đạt cao nhất tại công thức 1 (86,1 cm), tiếp đến là công thức 2 (82,9 cm) và thấp nhất là công thức 3 (72,8 cm).

Chiều cao quả của giống DT - 28 dao động trong khoảng từ 5,19 - 5,94 cm, với LSD0.05 = 2,24 sự khác nhau giữa các công thức là không có ý nghĩa.

Đường kính quả: Có sự khác nhau về giá trị trung bình ở mỗi công thức. Đạt cao nhất là ở công thức 3 (5,62cm) và thấp nhất ở công thức 1 (5,15 cm). Và

với LSD0.05 = 0.65E-01 thì sự sai khác này có ý nghĩa, hay nói cách khác là mật độ ảnh hưởng tới đường kính quả cà chua DT28.

Tương tự như chiều cao quả và đường kính quả thì độ dày thịt qủa cũng có sự khác nhau giữa các công thức trong đó công thức 3 và công thức 2 có độ dày thịt quả tương đương nhau và dao động trong khoảng 0,64 - 0,65, thấp nhất là công thức 1 đạt 0,62 cm.

Độ brix dao động từ 5,14 - 5,420, trong đó công thức 3 có độ brix cao nhất, tiếp đến là công thức 2 và thấp nhất là công thức 3.

Mật độ cũng là một trong yếu tố quyết định năng suất cây trồng.Kết quả nghiên cứuảnh hưởng của mật độ tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua DT28 được thể hiện qua bảng 3.36.

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và một số yếu tố

cấu thành năng suất của cà chua DT-28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)

CT

Chỉ tiêu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 CV% & LSD0.05

Khối lượng TB/Quả (g) 66,9 71,8 72,2 CV% = 4,3 LSD0.05 = 3,4 Số quả/cây (quả) 26,0 28,6 29,0 CV% = 8,9 LSD0.05 = 1,23 Năng suất quả/cây (g) 1749,0 1858,8 1982,4 CV% = 7,0 LSD0.05 = 71,3 Năng suất lý thuyết (tấn/ha) 65,7 67,8 67,4 Năng suất thực thu (tấn/ha) 52,2 54,2 59,7 CV% = 3,9 LSD0.05 = 1,6

Số liệu tại bảng 3.36 cho thấy, ở công thức 3 quả cà chua có khối lượng trung bình/quả và số quả/cây lớn nên năng suất cá thể của công thức này là lớn nhất đạt 1982,4 g/cây, tiếp đến là công thức 2 đạt 1858,8 g/cây và công thức 1 là thấp nhất chỉ với 1749,0 g/cây.

Công thức 3 (khoảng cách trồng 70x45 cm) có năng suất thực thu cao nhất đạt 59,7 tấn/ha, công thức 2 cho năng suất thực thu là 54,2 tấn/ha và thấp

nhất là công thức 1 (khoảng cách trồng 65x40 cm) do mật độ quá lớn cây sinh trưởng phát triển chậm, quả nhỏ, ít quả nên năng suất thực thu đạt thấp nhất (52,2 tấn/ha).

Mật độ trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống chịu bệnh của cây cà chua DT - 28. Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 3.37

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu bệnh

của cà chua DT - 28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

Khă năng chống bệnh

sương mai (điểm) 2 1 1

Khả năng chống

bệnh đốm lá (điểm) 5 1 1

Khả năng chống

virus (% cây) 7 5 4

K/n chống bệnh héo

xanh vi khuẩn (% cây) 8 7 5

(Khả năng chống chịu bệnh tính theo thang điểm của AVRDC)

Kết quả bảng 3.37cho thấy: cà chua DT - 28 là giống có khả năng chống bệnh khá, đặc biệt là bệnh sương mai và đốm lá, tuy nhiên với mật độ khác nhau thì khả năng chống chịu bệnh của giống DT - 28 cũng khác nhau. Trong đó khả năng chống chịu bệnh sương mai của công thức 1 là thấp nhất đạt 2 điểm, hai công thức còn lại đạt 1 điểm.

Khả năng chống bệnh đốm lá của cà chua DT - 28 tốt, giữa công thức 2 và công thức 3 không có gì sai khác (đều đạt điểm 1), nhưng công thức 1 do trồng dày nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với 2 công thức còn lại. Khả năng chống virus của DT - 28 ở mức khá, dao động trong khoảng từ 4 - 7 %. Tuy nhiên nhìn chung khả năng chống chịu bệnh ở công thức 3 và công thức 2 đều cao hơn công thức 1, đây cũng là một nguyên nhân chính làm giảm năng suất của công thức 1.

+ Kết luận.

Cà chua DT - 28 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao, tuy nhiên giữa các công thức với mật độ khác nhau thì khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất thu được cũng khác nhau,

trong đó công thức 3 (khoảng cách trồng 70x45cm) cho khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt nhất, tiếp đến là công thức 2 (khoảng cách trồng 70x40 cm) và thấp nhất là công thức 1 (khoảng cách trồng 65x40 cm).

Khả năng chống chịu bệnh của cà chua DT- 28 ở cả ba công thức đều đạt ở mức chống chịu cao đến chống chịu vừa.

Vụ Thu Đông

Thí nghiệm 12: Ảnh hưởng của mật độ trồng tới khả năng sinh trưởng, phát

triển và năng suất cà chua DT - 28.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ cũng được chúng tôi tiến hành ở vụ thu đông, là thời vụ chính của cây cà chua. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của giống cà chua DT -28 được

ghi lại tại bảng 3.38.

Bảng 3.38. Ảnh hưởng của mật độ trồng

tới thời gian sinh trưởng của cây cà chua DT - 28 qua các giai đoạn (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

Qua bảng 3.38 cho thấy: Thí nghiệm được tiến hành trồng vào ngày 10/09/2009. Qua quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy thời gian từ trồng đến ra hoa dao động trong khoảng 30-35 ngày, thời gian từ trồng đên thu quả dao động trong khoảng 62 - 68 ngày, trong đó công thức 1 ra hoa và thu quả muộn hơn các công thức khác.

CT

Chỉ tiêu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

Ngày trồng 10/09/2009 10/09/2009 10/09/2009

Thời gian từ trồng

đến ra hoa (ngày) 35 33 30

Thời gian từ trồng

đến thu quả (ngày) 68 65 62

Thời gian thu

quả (ngày) 25 - 30 30 - 34 35 - 37

Thời gian sinh

Thời gian thu quả dao động từ 25 - 37 ngày, trong đó công thức 1 trồng với mật độ dày, cây nhanh tàn lụi thời gian thu quả của công thức 1 là 25 - 30 ngày, thời gian thu quả của công thức 2 là 30 - 34 ngày và thời gian thu quả dài nhất là công thức 3 (35 - 37 ngày).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái của cà chua DT-28 ở điều kiện vụ Thu - Đôngđược thể hiện qua bảng 3.39.

Bảng 3.39. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái

của cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

CT

Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CV% & LSD0.05

Chiều cao cây

khi có hoa (cm) 47,26 45,92 43,24

Chiều cao cây

khi có quả (cm) 60,52 59,86 55,25

Chiều cao cây

khi chín (cm) 87,34 87,01 82,8 CV% = 6,9LSD0.05 = 4,2 Màu sắc thân lá Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt

Dạng lá To, dày To, dày To, dày

Dạng hình

sinh trưởng hữu hạnBán hữu hạnBán hữu hạnBán Màu vai quả

khi xanh Trắng Trắng Trắng Màu sắc quả khi chín Đỏ đậm Đỏ đậm Đỏ đậm Số ngăn quả (cm) 2 - 3 2 - 3 2 - 3 Cao quả (cm) (H) 5,63 5,80 5,87 CV% = 9,0LSD0.05 = 0,31 Đường kính quả (cm) (D) 5,01 5,62 5,63 CV% = 7,2LSD0.05 = 0,29 Chỉ số hình dạng quả (I = H/D) 1,12 1,03 1,04 Độ dày thịt quả (cm) 0,62 0,65 0,65 CV% = 5,4LSD0.05 = 0.29E-01 Độ Brix (o) 4,7 5,0 5,1

Kết quả bảng 3.39 cho thấy: Cà chua DT - 28 là giống bán hữu hạn có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt với chiều cao trung bình khi quả chín là 85cm.

Qua bảng 2 chúng tôi nhận thấy khả năng tăng trưởng về chiều cao cây của công thức 1 và công thức 2 là tương đương nhau và cao hơn so với công thức 3.

Các chỉ tiêu về màu sắc thân lá, dạng lá, dạng hình sinh trưởng, màu vai quả khi xanh, màu sắc quả khi chín, số ngăn quả mang đặc trưng của giống nên không có sự sai khác giữa các công thức.

Công thức 2 và công thức 3 có sự tương đương nhau về các chỉ tiêu về chiều cao quả, đường kính quả, độ dày thịt quả và cao hơn hẳn so với công thức 1.

Vậy khi mật độ cây giảm từ 3,8 vạn cây/ha xuống 3,1 vạn cây/ha thì chỉ tiêu về chiều cao cây có xu hướng giảm do khi trồng với mật độ dày cây trồng có hiện tượng cạnh tranh ánh sáng nên cây bị vống. Với các chỉ tiêu kích thước quả, độ dày thịt quả có xu hướng tăng lên khi mật độ giảm và đạt tốt nhất tại mật độ 3,1 vạn cây/ha.

Độ Brix đạt cao tại công thức 3 và công thức 2 và cao hơn hẳn so với công thức 1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua DT-28 ở điều kiện vụ Thu Đông được ghi lại tại bảng 3.40.

Bảng 3.40. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới năng suất

và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua DT28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

CT

Chỉ tiêu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

CV% & LSD0.05 Khối lượng TB/Quả (g) 68,56 71,53 71,45 CV% = 4,3LSD0.05 = 2,6 Số quả/cây (quả) 29,73 31,97 32,10 CV% = 8,9 LSD0.05 = 2,0 Năng suất quả/cây (g) 1834,46 1982,54 2018,22 CV% = 7,0LSD0.05 = 80,0 Năng suất lý thuyết (tấn/ha) 63,5 67,2 69,4 Năng suất thực thu (tấn/ha) 51,0 55,4 58,9 CV% = 3,9LSD0.05 = 4,13

Kết quả bảng 3.40 cho thấy: Cà chua DT - 28 là giống rất sai quả, với số quả/cây dao động từ 29,7 - 32,1 quả/cây với khối lượng trung bình quả dao động từ 68,56 - 71,53 g/quả.

Năng suất cá thể của công thức 2 đạt 1982,54 g/cây và công thức 3 2018,22 g/cây. Ở mức độ tin cậy 95% thì năng suất cá thể của công thức 2 và công thức 3 là tương đương nhau và cao hơn hẳn so với công thức 1 (1834,46 g/ cây).

Công thức 1 có năng suất thực thu thấp nhất đạt 51,0 tấn/ha. Tiếp đến là công thức 2 với 55,4 tấn/ha và năng suất thực thu đạt cao nhất tại công thức 3 là 58,9 tấn/ha.

Qua đây chúng tôi nhận thấy rằng, giống cà chua DT - 28 là giống có tiềm năng năng suất rất cao nhưng cũng là giống đòi hỏi biện pháp kỹ thuật thâm canh tốt mới phát huy hết tiềm năng của giống.

Theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng tới khả năng chống chịu bệnh của giống cà chua DT - 28 được ghi tại bảng 3.41

Bảng 3.41 Ảnh hưởng của mật độ trồng tới khả năng chống chịu bệnh

của cà chua DT - 28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

Công thức Chỉ tiêu

theo dõi

Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

Khă năng chống bệnh

sương mai (điểm) 3 1 1

Khả năng chống

bệnh đốm lá (điểm) 2 1 1

Khả năng chống

virus (% cây) 8 1 1

K/n chống bệnh héo

xanh vi khuẩn (% cây) 10 2 1

Bảng 3.41 cho thấy khả năng chống chịu sâu bệnh của các công thức, chúng tôi nhận thấy ở tất cả các công thức hầu như không bị sâu vẽ bùa và sâu đục quả hại.

Các công thức đều bị nhiễm bệnh sương mai, đốm lá, héo xanh vi khuẩn ở mức độ nhẹ, riêng công thức 1 tỷ lệ bị nhiễm virus và bệnh héo xanh vi khuẩn cao hơn hẳn so với các công thức khác.

+ Kết luận.

Giống cà chua DT - 28 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tuy nhiên với mật độ trồng dưới 3,5 vạn cây/ha thì khả năng sinh trưởng phát triển và kích thước quả tốt nhất.

Năng suất quả đạt cao nhất khi trồng cây với mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha (CT3).

Giống cà chua DT - 28 là giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, tuy nhiên nếu trồng với mật độ cao (CT1: 3,5 - 3,8 vạn cây/ha) thì khả năng chống chịu sâu bệnh của giống bị giảm. Giống DT - 28 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt khi trồng với mật độ ≤3,1 vạn cây/ha.

Vậy đối với giống cà chua DT - 28 khi trồng với mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha thì cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao và cho năng suất thực thu cao nhất.

Thí nghiệm 13: Thí nghiệm ảnh hưởng của mức phân bón đến khả năng sinh

trưởng, phát triển và năng suất cà chua DT 28.

*Vụ Thu - Đông

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi ảnh hưởng của mức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và kết quả được ghi lại tại bảng 3.42.

Bảng 3.42. Ảnh hưởng của mức phân bón đến thời gian sinh trưởng

Qua bảng 3.42 cho thấy, thời gian sinh trưởng của cà chua DT - 28 dao động trong khoảng từ 132 - 143 ngày, trong đó công thức 1 có thời gian sinh trưởng là ngắn nhất 132 - 138 ngày, tiếp đến là công thức 2 và công thức 3 có thời gian sinh trưởng dài nhất 140 - 143 ngày.

Công thức 3 có thời gian từ trồng đến ra hoa, từ trồng đến ra quả dài nhất nhưng thời gian thu quả chỉ tương đương với công thức 2, công thức 2 có thời gian từ khi trồng đến khi thu quả ngắn hơn so với công thức 3 nhưng thời gian thu quả dài đạt 35 - 37 ngày.

Theo dõi đặc điểm hình thái của giống cà chua DT - 28 sẽ cho chúng ta biết về một số đặc trưng của giống và chất lượng cảm quan khi thu hoạch. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.43.

Bảng 3.43. Ảnh hưởng của mức phân bón đến Một số đặc điểm hình thái

của cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)

CT

Chỉ tiêu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

Ngày trồng 10/09/2009 10/09/2009 10/09/2009 Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày) 32 33 37 Thời gian từ trồng đến ra quả (ngày) 65-70 68 - 71 72-75

Thời gian thu

quả (ngày) 25 - 30 35 - 37 35 - 37

Thời gian sinh

CTChỉ tiêu Chỉ tiêu

CT1 CT2 CT3 CV% & LSD0.05

Chiều cao cây

khi có hoa (cm) 40,67 42,30 43,03

Chiều cao cây

khi có quả (cm) 54,03 54,70 56,76

Chiều cao cây

khi chín (cm) 82,68 83,93 85,22

CV% = 8,0 LSD0.05 = 1,50 Màu sắc thân lá Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt

Dạng lá To, dày To, dày To, dày

Dạng hình sinh trưởng Bán hữu hạn Bán hữu hạn Bán hữu hạn Màu vai quả

khi xanh Trắng Trắng Trắng Màu sắc quả khi chín Đỏ đậm Đỏ đậm Đỏ đậm Số ngăn quả (cm) 2 - 3 2 - 3 2 - 3 Cao quả (cm) (H) 5,87 6,12 6,07 CV% = 4,1LSD 0.05 = 0,19 Đường kính quả (cm) (D) 5,53 5,95 5,96 CV% = 3,8 LSD0.05 = 0,49 Độ dày thịt quả (cm) 0,62 0,65 0,59 CV% = 2,7 LSD0.05 = 0,38E-01 Độ Brix (0) 5,09 5,24 5,22

Kết quả bảng 3.43 cho thấy: Các chỉ tiêu hình thái về màu sắc lá, hình dạng lá, dạng hình sinh trưởng, màu vai quả khi xanh, màu sắc quả khi chín, số ngăn quả là những chỉ tiêu mang đặc trưng của giống nên không có sự sai khác giữa các công thức

Chiều cao cây trong giai đoạn từ trồng đến khi ra quả nhỏ là tương đương nhau, nhưng khi quả chín thì chiều cao cây đạt cao nhất tại công thức 3(85,22cm), tiếp đến là công thức 2 (83,93 cm) và thấp nhất là công thức 1(82,7 cm).

Chiều cao quả của giống DT - 28 dao động trong khoảng từ 5,87- 6,12 cm, với LSD0.05 = 0,19 công thức 2 khác công thức 1 và tương đương với công thức 3

Đường kính quả: Có sự khác nhau về giá trị trung bình ở mỗi công thức.

Một phần của tài liệu Báo cáo cà chua DT28 (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w