• Vụ Xuân
Thí nghiệm 7 : Ảnh hưởng của mức phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất hạt giống của cà chua DT - 28.
Quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT - 28 nguyên chủng là một giải pháp khoa học công nghệ mới đối với đối tượng cây trồng này. Nó cho phép khẳng định Việt Nam có thể sản xuất giống cà chua nguyên chủng có chất lượng cao. Quy trình hoàn thiện tạo tiền đề quan trọng cho việc duy trì phát triển công tác sản xuất hạt giống nói trên. Trước những yêu cầu đó nhằm hoàn thiện quy trình nhân giống chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mức phân
bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất hạt giống của cà chua DT - 28“.
*Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn:
Về thời gian sinh trưởng của các giai đoạn ở cây cà chua, chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu và kết quả được trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các mức phân bón tới thời gian
qua các giai đoạn sinh trưởng (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)
Công thức Chỉ tiêu
theo dõi
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Ngày trồng 03/01/2009 03/01/2009 03/01/2009
Thời gian sinh trưởng
(ngày) 135±1 135±2 140±1
Thời gian trồng đến
ra hoa (ngày). 31 33 35
Thời gian trồng đến
thu quả (ngày). 65-70 70-75 72-78
Thời gian
thu quả (ngày) 25-30 30-35 30-35
Qua bảng 3.17 chúng tôi thấy:
Thời gian trồng đến ra hoa của công thức 1 là 31 ngày, công thức 2 là 33 ngày và công thức 3 là 35 ngày.
Thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng 135±2 ngày, công thức 1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (135±1ngày), do lượng phân bón sử dụng cho công thức 1 thấp hơn nên thời gian sinh trưởng sinh dưỡng rút ngắn, công thức 3 có thời gian sinh trưởng dài hơn(140±1 ngày). Thời gian thu quả của công thức 1 (25-30 ngày) thấp hơn so với công thức 2&3(30-35 ngày).
*Một số đặc điểm hình thái của cà chua DT- 28:
Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của cây cà chua cho chúng ta biết một số đặc trưng của giống và chất lượng cảm quan của quả thu hoạch được. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các mức phân bón tới một số đặc điểm hình thái
của cà chua DT-28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)
Công thức Chỉ tiêu
theo dõi
CT1 CT2 CT3 LSD(5%)CV(%)
Chiều cao cây
khi có hoa (cm) 43,21 45,92 47,26 -
Chiều cao cây
khi có quả(cm) 52,63 58,49 59,72 -
Chiều cao cây
khi quả chín cm) 75,8 81,3 86,34
CV%= 5,7 LSD(5%)=3,45 Màu sắc thân lá Xanhnhạt Xanh nhạt Xanh nhạt -
Dạng lá To,dày To,dày To,dày -
Dạng hình sinh trưởng Bán hữu hạn Bán hữu hạn Bán hữu hạn -
Màu vai quả khi xanh Trắng Trắng Trắng -
Màu sắc quả khi chín Đỏ đậm Đỏ đậm Đỏ đậm
Số ngăn quả 2-3 2-3 2-3 -
Dày thịt quả(cm) 0,63 0,65 0,65 LSD(5%)=0,48E-0.1CV(%)=3,4
Cao quả(cm)(H) 5,37 5,84 5,70 LSD(5%)=0,16CV(%)=4,2
Đường kính quả(cm) D 5,20 5,37 5,35 LSD(5%)=0,29CV(%)= 6,3 Qua bảng 3.18 cho thấy: Chiều cao khi cây có hoa ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch nhau, đạt cao nhất là công thức 3 (47,26 cm) và thấp nhất ở công thức 1 (43,21 cm) giá trị trung bình đạt được ở 3 công thức là 45,46cm.
Chiều cao khi cây có quả ở công thức 3 đạt giá trị cao nhất (59,72 cm), thấp nhất ở công thức 1 (52,63 cm).Chiều cao cây khi quả chín đạt cao nhất tại công thức 3 (86,34 cm), tiếp đến là công thức 2 (81,3 cm) và thấp nhất là công thức 1 (75,8 cm).
Các chỉ tiêu màu sắc thân lá, dạng lá dạng hình sinh trưởng, màu vai quả, màu sắc quả, số ngăn quả đều mang đặc trưng của giống.
Chiều cao quả: Chiều cao quả dao động trong khoảng từ 5,37 - 5,84 cm trong đó công thức 2 có chiều cao quả lớn nhất đạt 5,84cm, tiếp đó là đến công thức 3 với chiều cao quả là 5,70cm và thấp nhất là công thức 1 với 5,37cm, với LSD(5%) =0,16 thì sự sai khác giữa các công thức này là có ý nghĩa.
Đường kính quả: Giá trị trung bình đạt cao nhất là ở công thức 2 (5,37cm) và thấp nhất ở công thức 1 (5,20 cm). Tuy nhiên với LSD(5%)= 0,29 thì sự sai khác này không có ý nghĩa.
Như vậy, với các mức phân bón khác nhau gây ảnh hưởng tới chiều cao cây và chiều cao quả.
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
Quá trình sinh trưởng, phát triển có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất. Chính vì vậy, khi chăm sóc cây cà chua DT 28 ở các mức phân bón khác nhau sẽ ảnh hưởng tới năng suất của cà chua DT 28. Điều này được thể hiện trong bảng 3.19.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các mức phân bón tới năng suất và một số yếu tố
cấu thành năng suất của cà chua DT-28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)
Công thức Chỉ tiêu theo dõi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 CV(%) LSD(5%) Khối lượng TB/quả (gr) 69,40 69,97 69,70 CV(%)=9,1 LSD5%=4,3 Số quả/cây (quả) 30,40 30,70 30,30 CV(%)=5,4 LSD(5%)=3,6 N.suất quả/cây (g) 1805,17 1903,36 1874,43 CV(%)=7,0 LSD5%=60,8 Năng suất lí thuyết (tấn/ha) 63,18 66,62 65,13
Năng suất thực thu
(tấn/ha). 47,40 51,62 48,31
CV(%)=2,4 LSD(5%)=2,7 Năng suất hạt (kg/ha) 16,2 19,5 17,7
Theo số liệu bảng 3.19: Khối lượng trung bình quả đạt 69,69gram, cao nhất ở công thức 2 là 69,97gram. Số quả/cây đạt trung bình 30,47 quả/cây và cao nhất vẫn ở công thức 2 là 30,7 quả/cây. Năng suất quả/cây đạt trung bình là 1860,95 gram/cây và đạt cao nhất vẫn là công thức 2(1903,36 gram/cây). Do đó năng suất lí thuyết của công thức 2 sẽ là cao nhất (66,62 tấn/ha). Với LSD=2,7 ở mức tin cậy 95%, năng suất thực thu trung bình đạt 49,11 tấn/ha trong đó năng suất thực thu ở công thức 2 (51,62 tấn/ha) hơn công thức 1& 3 ở mức có ý nghĩa. Công thức 1&3 đạt ở mức tương đương.
Năng suất hạt đạt cao nhất tại công thức 2 với 19,5 kg/ha, tiếp đến là công thức 3 (17,7 kg/ha) và thấp nhất là công thức 1 (16,2 kg/ha).
* Khả năng chống chịu bệnh của cà chua DT-28.
Khả năng chống chịu bệnh của cà chua DT- 28 tương đối khá, tuy nhiên giữa các nền phân bón khác nhau thì khả năng chống chịu bệnh cũng khác nhau, kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các mức phân bón tới khả năng chống chịu
một số bệnh của cà chua DT -28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)
Công thức
Chỉ tiêu theo dõi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
K/n chống chịu bệnh sương mai(điểm) 1 2 3 K/N chống chịu bệnh đốm lá(điểm) 1 1 1 K/N chống Virus (% cây) 4 4 9 K/N chống chịu bệnh héo
xanh vi khuẩn (% cây) 3 3 7
(Khả năng chống chịu bệnh tính theo thang điểm của AVRDC)
Theo số liệu bảng 3.20 : Khả năng chống bệnh sương mai tỷ lệ nghịch với nền phân bón, ở công thức 1 (điểm 1), công thức 2(điểm 2), công thức 3(điểm 3). Khả năng chống chịu bệnh đốm lá của cà chua DT-28 tốt, giữa các công thức không có gì sai khác(đều đạt điểm 1). Công thức 1 và công thức 2 có khả năng
chống virus tốt (tỷ lệ nhiễm bệnh là 4%) riêng công thức 3 tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 9%. Công thức 3 có năng suất cá thể cao hơn so với công thức 1 tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh của công thức 3 cao nên năng suất thực thu bị giảm rất nhiều.
* Kết luận.
Cà chua DT-28 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao, tuy nhiên giữa các công thức bón phân khác nhau thì năng suất thu được cũng khác nhau:
Qua theo dõi ở cả 3 công thức phân bón cho thấy ở mức bón 120N : 100P : 180K cho năng suất quả cũng như năng suất hạt giống cao nhất, khả năng chống chịu bệnh của cà chua DT-28 đạt ở mức chống chịu cao đến chống chịu vừa.
Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất hạt giống của giống cà chua DT - 28
Trong quá trình chăm sóc, mật độ trồng cây có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất quả và năng suất hạt.
* Mật độ ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của cà chua DT-28.
Về thời gian sinh trưởng của các giai đoạn ở cây cà chua, chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu và kết quả được trình bày ở bảng 3.21.
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của mật độ trồng tới thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)
Công thức
Chỉ tiêu theo dõi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Thời gian sinh trưởng
(ngày) 135±2 137±2 141±1
Thời gian trồng đến ra
hoa (ngày). 33 31 30
Thời gian trồng đến thu
quả (ngày). 72-76 68-73 65-70
Thời gian thu quả (ngày)
Qua bảng 3.21 chúng tôi thấy:
Thời gian trồng đến ra hoa của công thức 3 là 30 ngày, công thức 2 là 31 ngày và công thức 1 là 33 ngày.
Thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng 135 - 142 ngày, công thức 1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (135±2 ngày), do công thức 1 trồng với mật độ dày hơn nên sâu bệnh nhiều hơn, làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, công thức 3 có thời gian sinh trưởng dài hơn (141±1 ngày). Thời gian thu quả của công thức 1 (25-30 ngày) thấp hơn so với công thức 2&3 (30-35 ngày).
* Ảnh hưởng của mật độ tới đặc điểm hình thái cà chua DT-28.
Mật độ trồng có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của cây cà chua, qua đó cho chúng ta biết một số đặc trưng của giống và chất lượng cảm quan của quả thu hoạch được. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.22.
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm chính
của cà chua DT-28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)
Công thức Chỉ tiêu
theo dõi
Công thức