Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Lương Thị Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Tài Chnh –Ngân ha ̀ ng; Mã số: 60 34 20 Nghd: TS. Nguyễn Thị Thư Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Làm rõ cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại; quản trị rủi ro; kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Phân tch thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng và chỉ ra các điểm hạn chế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu hiện nay. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Keywords: Quản trị rủi ro; Thanh khoản; Tài chnh ngân hang; Ngân hàng thương mại Contents: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong tình hình hiện nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chnh. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chnh, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tnh ổn định và chi ph thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thị trường cạnh tranh ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là “mạnh máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Hậu quả của rủi ro thanh khoản đối với mỗi ngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung là vô cùng nghiêm trọng. Rủi ro thanh khoản xảy ra nhẹ sẽ làm suy giảm mức sinh lợi của ngân hàng, còn nếu nặng có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản. Vì vậy mà quản trị thanh khoản luôn là hoạt động xuyên suốt trong quá trình hoat động của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học - Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vào điều kiện Việt Nam, Luận văn nghiên cứu về “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại đã có rất nhiều nghiên cứu trong cả nước về vấn đề này. V dụ: - Nguyễn Duy Sinh - Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Ch Minh (2009). Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” - Nguyễn Đại Lai (2008). Tạp ch Công nghệ ngân hàng, số 28 trang 8 -11: “Rủi ro thanh khoản của các NHTM bản chất và giải pháp” - Đặng Thị Ái (2005). Tạp ch Nghiên cứu Tài chnh - Kế toán, số 3 trang 24 - 26: “Rủi ro thanh khoản - Thách thức lớn đối với hoạt động ngân hàng” - Nguyễn Thị Mùi (2008). Thị trường Tài chnh - Tiền tệ, số 10 trang 18 -20: “Ổn định thanh khoản: Yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. - PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng (2008). “Phân tch nguyên nhân ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại”. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới đề cập sơ lược lý thuyết về công tác quản trị rủi ro thanh khoản mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế áp dụng trong việc đo lường, đánh giá, kiểm soát rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Từ năm 2009 đến nay thị trường tài chnh cũng đã có những biến đổi khác biệt mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại, thông qua việc hệ thống hóa lý thuyết và các chuẩn mực quốc tế trong chnh sách quản trị rủi ro thanh khoản và các bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cũng như cái nhìn thực tế cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn thời gian qua. Qua việc đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản và các nguy cơ rủi ro thanh khoản tiềm ẩn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp, khả thi. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Tìm ra giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản khả thi cho ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Xác định được thời điểm và cách quản trị rủi ro thanh khoản thch hợp với ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: bản chất của giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản khả thi cần xem xét và làm rõ; phân tch nội dung cơ bản của quản trị rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng; đánh giá tnh thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng, tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới ở ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong vòng 03 năm qua. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu, công trình khoa học có sẵn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài * Phương pháp nghiên cứu hồi cứu Nghiên cứu hồi cứu là nghiên cứu để định hướng 1 hay nhiều vấn đề nhằm kiểm định một giả thuyết. Đó là một nghiên cứu, trong đó các dữ liệu của các nhóm cá thể là như nhau theo nhiều cách nhưng khác nhau bởi một đặc tnh nhất định được so sánh cho một kết quả cụ thể. Trong nghiên cứu hồi cứu, một tỷ lệ rủi ro hoặc tỷ lệ cược cho việc đánh giá nguy cơ tương đối . Trong trường hợp của một nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu viên thu thập dữ liệu từ các hồ sơ quá khứ và không theo dõi đối tượng như trường hợp với một nghiên cứu tiềm năng. Đầu tiên mục tiêu là thành lập hai nhóm – có yếu tố quan tâm và không có yếu tố quan tâm, và các nhóm này được theo dõi trong khoảng thời gian tiếp theo. Tóm lại, trong nghiên cứu hồi cứu, tất cả các sự kiện tiếp xúc, thời gian tiềm ẩn, và kết quả sau đó đã xảy ra trong quá khứ. Người nghiên cứu chỉ đơn thuần là thu thập dữ liệu bây giờ, và thiết lập các nguy cơ phát triển một chỉ tiêu quan tâm nếu tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ cụ thể. Mặt khác, có triển vọng nghiên cứu tiền cứu được tiến hành bằng cách bắt đầu với hai nhóm tại thời điểm hiện tại, và theo dõi trong tương lai cho sự xuất hiện của chỉ tiêu quan tâm, nếu có. Điều quan trọng là phương pháp nghiên cứu hồi cứu và tiền cứu về cơ bản là giống nhau. Thời gian để hoàn thành một nghiên cứu hồi cứu chỉ là thu thập và giải thch dữ liệu. Nghiên cứu hồi cứu kiểm tra nguy cơ có thể và các biến bảo vệ liên quan đến một kết quả đã được thành lập tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Cần phải được thực hiện cẩn thận cụ thể với các nghiên cứu hồi cứu vì những lỗi do nhiễu và thiên vị là phổ biến hơn trong các nghiên cứu hồi cứu hơn là trong các nghiên cứu tiền cứu tương lai. Ưu điểm Nghiên cứu hồi cứu, có những ưu điểm tốt khi so sánh với các nghiên cứu tiền cứu tương lai, bao gồm cả quy mô nhỏ hơn mà nghiên cứu hồi cứu thường đòi hỏi. Một lợi ch quan trọng của nghiên cứu hồi cứu là thường đòi hỏi t thời gian để hoàn thành. Một ưu điểm khác là nghiên cứu hồi cứu là tốt hơn cho phân tch nhiều kết quả. Và một trong những lợi ch lớn nhất đối với một nghiên cứu hồi cứu trong một bối cảnh kinh tế là khả năng để giải quyết các chỉ tiêu quan tâm hiếm, mà sẽ đòi hỏi đội quân rất lớn trong các nghiên cứu tiền cứu tương lai. Trong nghiên cứu này, chỉ tiêu quan tâm đã được xác định, do đó, các nghiên cứu hồi cứu đặc biệt hữu ch trong việc giải quyết chỉ tiêu quan tâm tỉ lệ thấp. Thực tế là nghiên cứu hồi cứu nói chung là t tốn kém hơn so với các nghiên cứu tiền cứu cũng có thể là một lợi ch quan trọng. Những nghiên cứu này có xu hướng t tốn kém một phần là do kết quả và yếu tố quan tâm đã xảy ra, và các nguồn lực chủ yếu hướng vào thu thập dữ liệu. Ngoài ra, nó có về cơ bản tất cả những lợi ch của một nghiên cứu đoàn hệ (thống kê) Nhược điểm Nghiên cứu hồi cứu cũng có những nhược điểm như là nghiên cứu tiền cứu. Trong số những khó khăn là một số số liệu thống kê quan trọng không thể được đo, và những thành kiến đáng kể có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn của các yếu tố kiểm soát được. Ngoài ra, những thành kiến lớn với các nghiên cứu hồi cứu có thể ảnh hưởng đến việc thu hồi tiếp xúc với cựu biến nguy cơ. Trong số các thành kiến tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tnh xác thực của loại nghiên cứu này là sai lệch lựa chọn và phân loại sai hoặc thông tin sai lệch như là kết quả của các kha cạnh hồi cứu Với nghiên cứu hồi cứu, mối quan hệ thời gian thường là khó khăn để đánh giá. Hơn nữa, những người thực hiện nghiên cứu hồi cứu không thể kiểm soát yếu tố quan tâm hoặc đánh giá kết quả, nhưng thay vào đó cần phải dựa vào người khác để xác thực dữ liệu lưu giữ. Điều này là vấn đề đặc biệt bởi vì nó có thể rất khó để so sánh chnh xác giữa yếu tố quan tâm và yếu tố không quan tâm. Nghiên cứu hồi cứu cũng có thể cần các mẫu có kch thước rất lớn cho kết cục hiếm. * Phương pháp phân tch tổng hợp Trong thống kê, phân tch tổng hợp (tiếng Anh: meta-analysis) kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình quân gia quyền có thể là kết quả của phân tch tổng hợp. Tnh bình quân gia quyền có liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu cá nhân. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhưng mục tiêu của phân tch tổng hợp là ước lượng chnh xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chnh xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tch tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống. Cũng như bất cứ nghiên cứu nào, một phân tch tổng hợp được tiến hành qua các công đoạn như: thu thập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu và kiểm tra kết quả phân tch. Phân tch tổng hợp cung cấp cho chúng ta một phương tiện định lượng để hệ thống bằng chứng. Với phân tch tổng hợp, chúng ta có cơ hội để xem xét những nghiên cứu nào đã được tiến hành để giải quyết vấn đề; kết quả của các nghiên cứu đó thế nào; hệ thống các tiêu ch lâm sang đáng quan tâm; rà soát những khác biệt về đặc tnh giữa các nghiên cứu; cách thức để tổng hợp kết quả và truyền đạt kết quả một cách khoa học. Phân tch tổng hợp cũng không phải là không có những khiếm khuyết. Nếu các dữ liệu được sử dụng trong phân tch không có chất lượng cao thì kết quả phân tch tổng hợp cũng chẳng có giá trị khoa học gì. Do đó, vấn đề quan trọng nhất trong phân tch tổng hợp là chọn dữ liệu và nghiên cứu để phân tch. Vấn đề này cần phải được cân nhắc cực kì cẩn thận để đảm bảo tnh hợp lý và khoa học của kết quả. 6. Đóng góp mới của luận văn Làm rõ cơ sở lý luận của công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại và khung lý thuyết để đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại. Áp dụng khung lý thuyết vào quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng và chỉ ra các điểm hạn chế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu hiện nay. Giải pháp khả thi cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu đề tài được bố cục thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Hải Bình (2008), “Niêm yết trên thị trường quốc tế - Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng (13), tr 28-33. 2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Ch Minh. 3. Huỳnh Thế Du (2008), “Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại: Việc cần làm ngay”, Tạp chí công nghệ ngân hàng (27), tr 10-14. 4. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Ch Minh. 5. Frederic, S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chnh, Hà Nội. 8. Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo thường niên 2008 - 2010. 9. Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo thường niên 2009 - 2011. 10. Peter, S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nxb Tài chnh, Hà Nội. 11. Nguyễn Duy Sinh (2009), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Ch Minh. 12. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb thống kê, Thành phố Hồ Ch Minh. Tiếng Anh 14. ADB (2005), Financial Management and Analysis of Projects, Manila, Philippines. 15. Benton E. Gup, James W. Kolari (2005), Commercial banking – The management of risk, John Wiley & Son, Inc. 16. Denis G. Uyemura, Donald R. Van Deventer (1993), Financial risk management in banking, A bank line publication. 17. Eddie Cade (1999), Banking risk - Reducing uncertainty to improve bank performance, Glenlake publishing company ltd. 18. Evan Gatev, Til Schuermann, Philip E. Strahan (2006), Managing bank liquidity risk: How deposit-loan synergies vary with market conditions, Financial institutions center. 19. Joseph F. Sinkey (1998), Commercial bank financial managemnet, Prentice Hall. 20. Oriol Aspachs, Erlend Nier, Muriel Tiesset, Liquidity, banking regulation and the macroeconomy, Bis. Website 21. http://vietnamnet.vn/ 22. http://www.adb.org/ 23. http://www.federalreserve.gov/ 24. http://www.sbv.gov.vn/ 25. http://www.vneconomy.vn/ 26. Website các ngân hàng thương mại Việt Nam. . luận của công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại và khung lý thuyết để đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại. Áp dụng khung. vào quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng và chỉ ra các điểm hạn chế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu hiện nay. Giải pháp khả thi cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. cứu về Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu . 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại đã có