Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nghệ an

17 175 0
Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nghệ An Lưu Thị Phương Chi Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Đỗ Kim Sơn Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Khái quát hóa các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM). Từ đó áp dụng vào phân tích thực tế công tác quản trỉ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nghệ An để thấy được thực trạng và những mặt còn hạn chế đối với hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hàng này. Đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nghệ An trong bối cảnh hiện nay. Keywords: Tài chính; Ngân hàng; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro tín dụng; Nghệ An Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi hàng hóa trong quá trình kinh doanh là tiền tệ - loại hàng hóa có tính nhạy cảm và sức cuốn hút đặc biệt. Chính tính đặc biệt riêng có này của tiền tệ mà hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là một loại hoạt động đem lại hiệu quả rất lớn đối với nền kinh tế, vừa là một lĩnh vực mà khả năng xảy ra rủi ro rất cao. Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nhưng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đang là những rủi ro chính mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt. Tuy các hoạt động của ngân hàng đã được đa dạng hóa, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng và thu nhập từ hoạt động này vẫn chiếm từ 70% đến 90% tổng thu nhập của từng NHTM Việt Nam. Vậy nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, đôi khi còn có thể dẫn tới tình trạng phá sản. Thanh khoản ngân hàng là tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ của mình khi đến hạn hay là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản. Rủi ro thanh khoản làm giảm thu nhập, uy tín, mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, mỗi khi thanh khoản của các ngân hàng có vấn đề, thì lãi suất, mà đặc biệt là lãi suất huy động và lãi suất liên ngân hàng lại bị đẩy lên cao khiến các ngân hàng gặp rủi ro về thu nhập và giá trị tài sản của ngân hàng chịu ảnh hưởng bất lợi của những biến động lãi suất. Việc này lại khiến các ngân hàng một lần nữa gặp phải vấn đề về thanh khoản. Đây là một vòng luẩn quẩn mà nếu không có khung quản trị rủi ro tốt thì các ngân hàng không thể thoát ra được. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu có hệ thống thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nghệ An nói riêng là cần thiết để hoạt động của nó trở nên hiệu quả, an toàn hơn và dần tiếp cận với các chuẩn mực của thế giới về việc đảm bảo an toàn. Đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nghệ An” được lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên. 2. Tình hình nghiên cứu Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại không phải là một đề tài mới và đã có khá nhiều công tình nghiên cứu, các đề tài, đề án có giá trị cao. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động quản trị rủi ro, đặc biệt là hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản lại chưa được các ngân hàng thương mại chú trọng đúng mức và thực hiện nó một cách khoa học, hiệu quả. (Hầu như các ngân hàng chỉ thực hiện xử lý sau khi đã xuất hiện rủi ro, hoặc thực hiện quản trị rủi ro trong ngắn hạn). Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, đặc biệt là tập trung vào một chi nhánh ngân hàng cụ thể (NHNo&PTNT chi nhánh Nghệ An), học viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận, khai thác thông tin, số liệu liên quan tới công tác quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và tại chi nhánh Nghệ An nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, vai trò của công tác quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với hoạt động của NHTM. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nghệ An. Từ việc đánh giá những mặt làm được và những mặt còn tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Nghệ An. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu theo những phạm vi giới hạn sau: Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại một ngân hàng thương mại cụ thể, tại một chi nhánh cụ thể (NHNo&PTNT chi nhánh Nghệ An) trong mối tương quan so sánh với NHNo&PTNT nói chung, cũng như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn (Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư và phát triển) Các số liệu, thông tin chỉ tập trung nghiên cứu cho giai đoạn 2008 – 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, so sánh – đối chiếu, phân tích – tổng hợp, thống kê, và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng mình, làm sáng tỏ các luận điểm được nêu ra. 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn Luận văn sẽ cung cấp được một cái nhìn có hệ thống, toàn diện về các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong hoạt động của NHTM. Từ đó áp dụng vào phân tích thực tế công tác quản trỉ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Nghệ An để thấy được thực trạng và những mặt còn hạn chế đối với hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hàng này. Các giải pháp kiến nghị đưa rua dựa trên tình hình thực tế của ngân hàng cũng như điều kiện thị trường trong bối cảnh hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động quản trị rủi ro tại các NHTM Chương 2: Thực trạng về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Nghệ An Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT Nghệ An CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 1.1 Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng: 1.1.1 Khái niệm rủi ro: - Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được - Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng 1.1.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng: - Rủi ro thanh khoản - Rủi ro tín dụng - Rủi ro lãi suất - Rủi ro tỷ giá - Rủi ro hoạt động - Rủi ro khác 1.1.3 Quản trị ruir o trong hoạt động của NHTM - Nhận dạng rủi ro: xác định các loại rủi ro, dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện - Phân tích rủi ro: để tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro - Đo lường rủi ro: đánh giá mức độ rủi ro - Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro: để giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng - Tài trợ rủi ro: tự khắc phục và chuyển giao rủi ro 1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: - Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng - Nguyên nhân từ khách hàng - Nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh 1.1.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh ngân hàng: - Gây ra tổn thất về tài sản cho ngân hàng - Giảm uy tín của ngân hàng - Khiến ngân hàng bị lỗ và có thể dẫn tới phá sản - Ảnh hưởng tới nền kinh tế 1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng: 1.2.1 Khái niệm về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản: - Tính thanh khoản của NHTM là khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các tín dụng đã cam kết - Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động tới tình hình tài chính. - Quản trị rủi ro thanh khoản: quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn. 1.2.2 Các nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản: - Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản - Sự nhạy cảm đối với thay đổi về lãi suất - Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả 1.2.3 Đánh giá trạng thái thanh khoản: 1.2.3.1 Phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn: Đo lường cung cầu thanh khoản + Cung thanh khoản: các khoản tiền gửi đang đến, doanh thu từ cung cấp dịch vụ phi tiền gửi, thu hồi các khoản tín dụng đã cấp, bán các tài sản đang kinh doanh, vay mượn trên thị trường tiền tệ + Cầu thanh khoản: khách hàng rút tiền, yêu cầu vay vốn của khách hàng, thanh toán các khoản vay phi tiền gửi, chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, thanh toán cổ tức bằng tiền. + Trạng thái thanh khoản ròng = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản. Ngân hàng đối mặt với trạng thái thâm hụt thanh khoản khi cung thanh khoản không đáp ứng đủ cầu thanh khoản. Ngược lại, ngân hàng có thặng dư thanh khoản khi cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản. 1.2.3.2 Phương pháp cấu trúc vốn: Ước tính nhu cầu thanh khoản của ngân hàng dựa trên việc phân chi cơ cấu nguồn vốn huy động thành: nguồn vốn nóng, nguồn vốn kém ổn định và nguồn vốn ổn định, từ đó xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại nguồn vốn. Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng bằng tổng yêu cầu thanh khoản đối với tiền gửi và yêu cầu thanh khoản đối với cho vay. 1.2.3.3 Phương pháp các chỉ số thanh khoản: - Chỉ số về trạng thái tiền mặt - Chỉ số về chứng khoản thanh khoản - Chỉ số về năng lực cho vay - Chỉ số tiền nóng - Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm với lãi suất - Chỉ số về cấu trúc tiền gửi - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 1.2.4 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản: 1.2.4.1 Chiến lược quản trị thanh khoản tài sản: Dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao => Chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhưng chi phí cơ hội cao. 1.2.4.2 Chiến lược quản trị thanh khoản nợ: Nhu cầu thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ => Ngân hàng có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay với chi phí thấp nhưng phải đối mặt với quy mô tín dụng không sẵn có trên thị trường tiền tệ. 1.2.4.3 Chiến lược kết hợp giữa tài sản Có và tài sản Nợ: Các nhu cầu thanh khoản thường xuyên sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ, các nhu cầu thanh toán không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước được đáp ứng bằng các thỏa thuận vay vốn trước, các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo sẽ được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ. 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng 1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng: 1.3.1.1 Khái niệm, các hình thức và phân loại rủi ro tín dụng: - Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Rủi ro tín dụng gồm 2 hình thức là rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn - Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng: + Phân loại theo đối tượng sử dụng + Phân loại theo phạm vi + Phân loại theo giai đoạn phát sinh rủi ro 1.3.1.2 Khái niệm và mục tiêu của công tác quản trị tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý, kinh doanh tín dụng, tăng cường biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng và phát triển bền vững đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3.2 Các yếu tố dẫn tới rủi ro tín dụng: 1.3.2.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài: - Môi trường pháp lý - Môi trường kinh tế - Môi trường thiên nhiên - Môi trường chính trị 1.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM: - Mở rộng hoạt động tín dụng quá mức - Trình độ cán bộ hạn chế - Quy chế cho vay thiếu chặt chẽ - Cạnh tranh không lành mạnh - Quá chú trọng đến lợi nhuận 1.3.2.3 Nguyên nhân do khách hàng: - Trình độ kinh doanh kém - Lừa đảo ngân hàng - Sử dụng vốn sai mục đích - Trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ đã ủy quyền bảo lãnh 1.3.3 Đo lường rủi ro tín dụng: - Tình hình nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ xấu - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng - Vòng quay vốn cho vay - Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động - Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 1.3.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng: 1.3.4.1 Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng: 1.3.4.2 Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng: a) Nhận dạng rủi ro b) Đo lường rủi ro c) Xây dựng các phương án quản trị rủi ro tín dụng: d) Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NGHỆ AN 2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An 2.1.1 Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam: - NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 - Là ngân hàng có mạng lưới các chi nhánh rộng nhất Việt Nam, với vốn điều lệ 29.606 tỷ đồng. 2.1.2 Khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập năm 1988 với tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ Tĩnh. Đến tháng 10/1991, do tỉnh Nghệ Tĩnh được tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nên Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ Tĩnh được tách thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng chủ yếu là cho vay hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình cũ, cho vay hợp tác xã mua bán, tổ hợp tác với 80% nguồn vốn là của NHNN, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An đã mạnh dạn chuyển hướng hoạt động theo cơ chế thị trường, đầu tư sang các chương trình phát triển kinh tế xã hội, khai thác và phát huy các tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Đến nay, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An với 22 chi nhánh trực thuộc và một đội ngũ 934 cán bộ nhân viên đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại địa phương với phương châm “đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, bảo đảm an toàn, hiệu quả”. 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức: 2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008 - 2011 - Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn đến 31/12/2011 đạt 8.259 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 1.377 tỷ đồng, tốc độ tăng 20%. Nguồn vốn huy động của khách hàng đạt 7.239 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87% tổng nguồn vốn, tăng 30% so với đầu năm. - Về hoạt động tín dụng: Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2011 đạt 6.705 tỷ đồng, tăng 907 tỷ đồng (15,65%) so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 4.914 tỷ đồng, chiếm 73,3% tổng dư nợ. 2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An 2.2.1 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An: Theo lý thuyết đã trình bày ở Chương I, các ngân hàng có thể lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng mình. Với nguồn dữ liệu thu thập được từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008 đến năm 2011 của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An và một số ngân hàng khác để so sánh, luận văn chọn cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản sau để đánh giá tình hình thanh khoản của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An: - Chỉ số về trạng thái tiền mặt - Chỉ số về năng lực cho vay - Chỉ số về cấu trúc tiền gửi - Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động - Phân tích cung – cầu thanh khoản 2.2.1.1 Đo lường rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An a) Đánh giá rủi ro thanh khoản qua các chỉ số thanh khoản Bảng 2.1 Các chỉ số thanh khoản của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An Chỉ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Trạng thái tiền mặt (%) 1,68 2,21 1,72 0,94 Năng lực cho vay (%) No NA 66,81 71,50 73,90 72,99 TB ngành 51,29 55,39 47,32 45,18 Cấu trúc tiền gửi (%) 26,46 19,47 22,21 13,43 Dƣ nợ / VHĐ (%) No NA 76 85 84 81 CT NA 70 71 87 94 TB ngành 76 90 81 73 Dƣ nợ ngắn hạn/VHĐ (%) 45 51 52 54 Dƣ nợ trung và dài hạn/Vốn ngắn hạn (%) No NA 38 43 36 29 CT NA 49 27 21 20 - Chỉ số trạng thái tiền mặt: đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong tổng tài sản. Năm 2008, chỉ số trạng thái tiền mặt là 1,68%. Đến năm 2009, chỉ số này tăng lên 2,21% và năm 2010 thì giảm xuống 1,72%. Năm 2011, chỉ số trạng thái tiền mặt của chi nhánh là 0.94%. - Chỉ số cấu trúc tiền gửi: phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản càng cao. Chỉ số về cấu trúc tiền gửi của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An có xu hướng giảm dần trong những năm qua: từ 26,46% năm 2008 xuống còn 13,43% trong năm 2011. - Chỉ số về năng lực cho vay: Chỉ số này càng cao thì thanh khoản càng thấp. Chỉ số về năng lực cho vay trung bình trong 4 năm qua của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An là 71%, có nghĩa, trung bình các khoản tín dụng chiếm 71% trong tổng tài sản có của ngân hàng. Như vậy, hoạt động chủ yếu của ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng. - Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: Theo số liệu tính toán, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động bình quân của ngân hàng trong 4 năm qua là 81,5%, có nghĩa là tính bình quân cứ 1 đồng vốn [...]... trong thanh khoản Điều này cho thấy ngân hàng đang nắm giữ một lượng vốn thừa tương đối lớn Cho nên, trong thời gian tới, ngân hàng nên có kế hoạch đầu tư lượng vốn dư thừa vào một số tài sản có tính thanh khoản cao 2.2.1.2 Đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An a) Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An: Hiện tại, NHNo&PTNT Chi nhánh. .. Chi nhánh Nghệ An có thể thấy rằng tuy dư nợ của ngân hàng tăng dần trong các năm qua, nhưng DPRR được trích lập lại có xu hướng giảm dần 2.2.2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An a) Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An: - Tổ chức bộ máy quản lý tín dụng: NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An tổ chức bộ máy quản. .. cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT CN Nghệ An 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản: 3.2.1.1 Duy trì mối liên hệ chặt chẽ hoạt động của phòng tín dụng và phòng kế toán 3.2.1.2 Cân đối giữa cung và cầu thanh khoản 3.2.1.3 Tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao 3.2.1.4 Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng 3.2.1.5... ràng, cụ thể về quản lý rủi ro thanh khoản - Chi phí cơ hội bỏ ra khá cao cho việc duy trì thặng dư thanh khoản - Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn vẫn còn khá cao so với các ngân hàng trên địa bàn 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An 2.2.2.1 Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An: Biểu đồ 2.1: Dƣ nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An 8000 Tỷ đồng... ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NGHỆ AN 3.1 Định hƣớng và mục tiêu hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An trong thời gian tới: 3.1.1 Định hướng chung: 3.1.2 Mục tiêu cụ thể: - Nguồn vốn tăng trưởng 20% so với năm 2011, đạt 9.910 tỷ đồng - Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 17% so với năm 2011, đạt 7.844 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chi m... mô hình tổ chức quản lý rủi ro - Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro KẾT LUẬN Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nghệ An ngày càng phát triển và tự khẳng định vị trí của mình đối với nền kinh tế địa phương Là một ngân hàng thương... doanh ngân hàng, rủi ro là điều không thể tránh khỏi Trong những nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh, ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro mà chỉ có thể tìm cách làm cho các hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không phải là một vấn đề mới, nhưng lại là vấn đề luôn mang tính thời sự trong hoạt... điều chỉnh tỷ lệ này xuống 29% nhưng so với Ngân hàng Công thương chi nhánh Nghệ An thì tỷ lệ này vẫn là cao hơn rất nhiều b) Đánh giá trạng thái thanh khoản bằng việc phân tích cung – cầu thanh khoản: Bảng 2.2 Cung và cầu thanh khoản NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Cung thanh khoản 13.224 37.804 56.890 80.170 - Các khoản tiền gửi nhận được 9.042 32.978 50.86... 3.2.1.5 Tăng cường công tác dự báo tại ngân hàng 3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An: 3.2.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng 3.2.2.2 Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng 3.2.2.3 Thực hiện tốt công tác bảo đảm tín dụng 3.2.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ở ngân hàng 3.2.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 3.3 Một số kiến nghị: 3.3.1 Kiến... quan chức năng trong ngành kinh tế Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nhận thức được sâu sắc ý nghĩa của việc tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An nói riêng, luận văn đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp mang tính thực tiễn, góp phần giúp ngân hàng có thể phần nào tăng khả năng thanh khoản, . thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nghệ An trong bối cảnh hiện nay. Keywords: Tài chính; Ngân hàng; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro tín dụng; . 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng 1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng: 1.3.1.1 Khái niệm, các hình thức và phân loại rủi ro tín dụng: - Rủi ro tín dụng trong. cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong hoạt động của NHTM. Từ đó áp dụng vào phân tích thực tế công tác quản trỉ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng No&PTNT

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan