1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam

8 212 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 288,72 KB

Nội dung

Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Bùi Thị Tuyết Nhung Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Vũ Quốc Huy Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Phân tích, luận giải để làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng tại NH TMCP Công thương Việt Nam. Keywords. Dịch vụ ngân hang; Ngân hàng Công thương; Phát triển kinh doanh. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường phát triển, Ngân hàng Thương mại có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút luồng vốn phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế. Không những thế, với việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, Ngân hàng Thương mại với các loại hình dịch vụ đa dạng của nó cho phép khai thác tối đa các nguồn lực về vốn cung ứng cho nền kinh tế. Ở Việt Nam, nếu sự hoạt động của các Ngân hàng thương mại chỉ mang tính chất như một ngân hàng cổ điển thì các Ngân hàng thương mại này chưa đáp ứng được đòi hỏi của một nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động. Đã đến lúc các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phát triển hơn nữa các hoạt động dịch vụ đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn sự phát triển của nền kinh tế. Trong những năm gần đây với nhiều chủ trương, đường lối, chính sách Việt Nam đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người sử dụng. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng không ngừng nỗ lực hướng tới đổi mới cơ chế, chính sách và tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở định hướng phát triển dịch vụ nói chung của Việt Nam, định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã và đang cung ứng hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống tới tất cả các khách hàng trong phạm vi cả nước, cũng như các ngân hàng đối tác trong và ngoài nước khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đồng thời ứng dụng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ ngân hàng và chủ trương gia tăng nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý NHTM nói chung và Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng. Điều này cũng rất phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và hiện đại. Bởi vậy, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng ta ̣ i Ngân h àng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” là nghiên cứu mang tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài đã có một số tác giả nhiên cứu trước đây với một số đề tài như: - “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử qua mạng thông tin di động (Mobile Banking)” của Nguyễn Nguyễn Như Ý, Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2007. Đề tài này đã đề cập đến các vấn đề lý luận, thực trạng phát triển của dịch vụ ngân hàng thông qua mạng thông tin di động và các giải pháp phát triển cho dịch vụ này. Đây mới chỉ là một dịch vụ nhỏ trong số rất nhiều các dịch vụ ngân hàng đang cần phát triển trong quá trình hiện đại hóa ngân hàng. - “Sự phát triển ngân hàng điện tử (E-Banking)” của PGS.TS Trần Hoàng Ngân & Ngô Minh Hải. Bài viết này đã nêu lên được một số vấn đề: Tổng quan về sự phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam; Giới thiệu một số dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam; nêu bật được ưu nhược điểm, hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một mảng dịch vụ cụ thể, nghiên cứu mang tính khái quát, tổng hợp dịch vụ điện tử tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. - “Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thương mại Việt Nam – Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí ngân hàng số 22/2007. Bài viết đã nêu lên Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trong đó chú trọng nêu lên khuôn khổ pháp lý, các tổ chức cung ứng dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ cung ứng. Từ đó bài viết nêu lên một số vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển dịch vụ. Bài viết mới chỉ khái quát một cách sơ lược về thực trạng phát triển, các dịch vụ ngân hàng được nêu ra cũng chỉ là một trong số rất nhiều các dịch vụ khác của ngân hàng, vì vậy vấn đề này cần phải mở rộng và cụ thể hơn nữa về việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện nay. - “ Dịch vụ ngân hàng tiền tệ sau gia nhập WTO” của TS. Nguyễn Văn Vân, Báo Pháp luật Việt Nam số 2 tháng 11/2007. Bài viết chủ yếu tập trung vào các vấn đề pháp luật, cơ sở pháp lý và hình thức tổ chức của các ngân hàng thương mại trong việc cung ứng và phát triển các dịch vụ ngân hàng tiền tệ để có thể hội nhập sau gia nhập WTO. Đây cũng chỉ là một trong những vấn đề quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện nay. Để có thể phát triển kinh doanh dịch vụ tại các ngân hàng thương mại chúng ta còn cần quan tâm đến nhiều vấn đề khác nữa. Ngoài ra còn có một số công trình khoa học, các bài báo đề cập về lý luận phát triển dịch vụ ngân hàng khác như: - “Cải cách và mở cửa dịch vụ ngân hàng” của TS Nguyễn Văn Giàu, Thời báo Ngân hàng số 1 ngày 12/01/2008 - “Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng: Nghiên cứu lý thuyết”, của Ths Lê Văn Huy và Phạm Thị Thanh Thảo, Tạp chí Ngân hàng số 6 tháng 3/2008 - “Dịch vụ ngân hàng: Mọi lúc, mọi nơi” của Đức Hiếu, Thời báo Ngân hàng số 54 ngày 3/5/2008 - “Cung cấp dịch vụ Ngân hàng” của Hà Linh, Thời báo kinh tế Việt Nam số 202 ngày 10/10/2006 Các công trình khoa học, các bài báo trên mới chỉ nêu ra quan niệm, nhận thức về dịch vụ ngân hàng, phân tích về mặt lý luận việc đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng, môi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh trong phát triển dịch vụ ngân hàng. Một số công trình khoa học, bài báo đề cập về các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng: - “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Mỹ Hào, Tạp chí Ngân hàng số 13 tháng 10/2003 - “Tính cấp bách phát triển kinh doanh dịch vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam” của Ths Nguyễn Thị Ngọc Loan, Tạp chí Ngân hàng số 12 tháng 12/2004 - “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt Nam trong xu thế hội nhập”, năm 2005, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đỗ Lan Hương - “Dịch vụ Ngân hàng – Các giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng” của PGS TS Nguyễn Thị Mùi, Thời báo kinh tế Việt Nam số 110 ngày 30/06/2005 Các nghiên cứu nêu trên tuy đã đề cập nhiều về vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng, song mỗi nghiên cứu mới chỉ đề cập một khía cạnh nào đó về phát triển dịch vụ ngân hàng, đưa ra một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bao quát trong toàn bộ Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Qua cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua làm cho tình hình tài chính thế giới nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng biến động không ngừng. Xu hướng phát triển hiện đại và hội nhập toàn cầu cũng ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy cần phải có những giải pháp mở rộng và phát triển kinh doanh dịch vụ một cách tổng hợp và có hệ thống cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, đặc thù kình doanh, chủ trương và xu hướng phát triển cụ thể tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Trong quá trình thực hiện đề tài, có thể kế thừa những vấn đề về lý luận liên quan đến đề tài còn phần đánh giá thực trạng, định hướng và giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là nghiên cứu của tác giả. Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp, tập trung vào các vấn đề: phát triển hơn nữa các dịch vụ hiện có; áp dụng các dịch vụ mới phù hợp với ngân hàng; dịch vụ nào nên tập trung phát triển, dịch vụ nào chưa cần tập trung. Các giải pháp đưa ra dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu của người dân, doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo các giải pháp đưa ra là phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Làm rõ cơ sở lý luận và đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Nhiệm vụ của Luận văn là: + Phân tích, luận giải để làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. + Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế. + Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng tại NH TMCP Công thương Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ ngân hàng là lĩnh vực rộng lớn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng, lấy hoạt động dịch vụ ngân hàng tại NHTMCP CTVN giai đoạn từ năm 2007 – 2011 làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp, đồng thời có tham khảo, so sánh với hoạt động dịch vụ của một số NHTM khác - Phạm vi nghiên cứu: Các dịch vụ đang triển khai tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm từ 2007 đến 2011 và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2015 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, không bao gồm dịch vụ huy động vốn, tín dụng và đầu tư. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung (lý luận): phương pháp biện chứng lôgic, phương pháp phân tích thống kê, phân tích hoạt động kinh tế, - Phương pháp cụ thể: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích các nguồn tài liệu như là các tạp chí và báo cáo trong ngành ngân hàng, các tài liệu lưu trữ của Tổng cục thống kê. Phân tích số liệu sẵn có về thực trạng phát triển dịch vụ tại ngân hàng Công thương Việt nam trong những năm gần đây. Và các số liệu về nhu cầu được sử dụng ngân hàng của các cá nhân và tổ chức kinh doanh, thông qua đó đánh giá các nhân tố thúc đẩy phát triển, các nhân tố kìm hãm sự pháp triển dịch vụ, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 6. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng thương mại; - Đánh giá được thực trạng dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những hạn chế; có sự so sánh với các ngân hàng TMCP khác. - Luận chứng có cơ sở khoa học cho việc định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Viêt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. Luận văn chỉ ra rằng, NH TMCP CTVN phát triển dịch vụ ngân hàng phải phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Nghĩa là phải toàn diện, vừa mở rộng, vừa phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích mới, từ đó đổi mới cơ cấu dịch vụ ngân hàng theo hướng vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng, vừa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. - Luận văn là một tài liệu tham khảo đối với sinh viên và học viên sau đại học về các vấn đề liên quan. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng các dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David Begg (1995), Kinh tế học, NXB giáo dục Hà Nội, Hà Nội 2. Nguyễn Thị Bích Châm, Bùi Hồng Thanh (2008), "Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Công thương Hoàng mai", Tạp chí ngân hàng, số (9), Tr.61 - 64 3. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 4. Nguyễn Văn Giàu (2008), “Cải cách và mở cửa dịch vụ ngân hàng”, Thời báo ngân hàng, số (1), Tr.10-11 5. Nguyễn Mỹ Hào (2003), “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam”,Tạp chí ngân hàng, số (13), Tr.59-63 6. Đức Hiếu (2008), “Dịch vụ ngân hàng: Mọi lúc, mọi nơi”, Thời báo ngân hàng, số (54), Tr.12-13 7. Học viện Ngân hàng (1999), Marketing dịch vụ tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội 8. Đỗ Xuân Hồng (2003), "Dịch vụ ngân hàng trong thời đại công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế ", Tạp chí ngân hàng, số (8), Tr. 15-19. 9. Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo (2008), “Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng: Nghiên cứu lý thuyết”, Tạp chí ngân hàng, số (6), Tr.15-19 10. Đỗ Lan Hương (2005), Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 11. Hoàng Kim (2001), Tiền tệ ngân hàng, Thị trường tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 12. Nguyễn Thị Ngọc Loan (2004), “Tính cấp bách phát triển kinh doanh dịch vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số (12), Tr.17-18 13. Nguyễn Thị Mùi (2005), “Dịch vụ ngân hàng – Các giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số (110), Tr.22-27 14. Cao Minh Nghĩa (2011), Tổng quan lý thuyết về ngành kinh tế dịch vụ, Viện nghiên cứu phát triển TP HCM 15. Nguyễn Thị Ngọc Loan (2003), “Cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng hội nhập hiện nay ở nước ta”, Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề, Tr. 21-24 16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Hà Nội 17. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2007 – 2011), Báo cáo thường niên năm 2007-2011, Hà Nội 18. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2009, 2011), Bản cáo bạch Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2009, 2011), Hà Nội 19. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2012), Báo cáo khảo sát khách hàng (2012), Hà Nội 20. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 21. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Vân (2007), “Dịch vụ ngân hàng tiền tệ sau gia nhập WTO”, Báo pháp luật Việt Nam, số 2, Tr.12-14 23. Nguyễn Thị Như Ý (2007), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử qua mạng thông tin di động, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. . về phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng các dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại. sự phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam; Giới thiệu một số dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam; nêu bật được ưu nhược điểm, hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. luận về dịch vụ ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đánh

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w