1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động kinh doanh thẻ flexicard của PG bank

5 197 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của PG Bank Đoàn Thị Lan Anh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Đinh Xuân Cường Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Kinh doanh thẻ; Ngân hàng; Thẻ Flexicard. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Nhằm bắt kịp tiến trình phát triển của các nước trên thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang dần phát triển cũng như cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ thẻ với nhiều tính năng vượt trội, nhiều tiện ích, giúp khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, tăng tính an toàn cho tài khoản của khách hàng. Với tính linh hoạt và tiện ích, thẻ ngân hàng đã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vị trí trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Sự ra đời của thẻ là một bước tiến vượt bậc trong hoạt động thanh toán thông qua ngân hàng . Bên cạnh hoạt động thẻ còn nhằm mang lại nguồn vốn huy động với lãi suất thấp cho ngân hàng Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, năng lực công nghệ của ngân hàng ngày càng được nâng cao, ngân hàng đầu tư được một nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại, kết nối mạng trực tuyến online với các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế, là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác. Với tính ưu việt về thời gian và chi phí, thẻ ngân hàng dường như đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu được của một ngân hàng hiện đại, và với Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank) thì đó cũng không phải ngoại lệ. Một ngân hàng với vốn điều 3.000 tỷ đồng, lại là một ngân hàng trẻ so với các ngân hàng khác nên để sản phẩm của mình có được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, trong luận văn này, tôi tập trung nghiên cứu vấn đề “Hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của PG Bank” tập trung vào sản phẩm Flexicard và hoạt động kinh doanh thẻ này, qua đó đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị giúp hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank). 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với sự bùng nổ của thị trường thẻ ngân hàng, quá trình xã hội hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được diễn ra nhanh chóng. Với việc sở hữu những chiếc thẻ ngân hàng nhỏ gọn luôn mang theo người, hình ảnh của ngân hàng đã gần gũi hơn với sinh hoạt thường nhật của cuộc sống cộng đồng. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, năng lực công nghệ của ngân hàng ngày càng được nâng cao, ngân hàng đầu tư được một nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại, kết nối mạng trực tuyến online với các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế, là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác. Phân tích về Ngân hàng PGBank đã có nhiều đề tài đi sâu vào công tác huy động vốn, công tác nâng cao nghiệp vụ tín dụng hay một số đề tài nâng cao hiệu quả của mảng bán lẻ Ngân hàng. Là một phần của mảng bán lẻ Ngân hàng nhưng chưa đề tài nào đi sâu vào phân tích thực trạng và chiến lược phát triển thẻ Flexicard đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn như giai đoạn 2012-2013. (1.) Đề tài [“Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” (Luận văn Thạc sỹ Trường ĐH Kinh tế quốc dân của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa)], khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng hoạt động bán lẻ của BIDV hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO để từ đó nhìn nhận những khó khăn và thách thức cần giải quyết. Rút ra bài học về phát triển dịch vụ NHBL của những đối thủ cạnh tranh lớn trên toàn thế giới. Đề xuất các giải pháp, biện pháp đẩy mạnh hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV trong bối cảnh Việt nam hội nhập WTO. (2.) Đề tài [“Phát triển song hành dịch vụ Ngân hàng bán buôn và Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương – CN TP Hồ Chí Minh” (Luận văn thạc sỹ của tác giả Trịnh Thu Hiền)] nghiên cứu về dịch vụ Ngân hàng và thực trạng hoạt động bán buôn và bán lẻ, từ đó đưa ra các biện pháp để phát triển song hành hai mảng trên. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về dịch vụ Ngân hàng ngoại thương – CN TP Hồ Chí Minh chứ chưa đề cập đến việc đẩy mạnh dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. (3.) Đề tài [“Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội” (Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Quốc Đạt)] nghiên cứu về công tác huy động vốn tại BIDV và BIDV Bắc Hà Nội. Tuy Nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mảng huy động vốn mà chưa đề cập đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể trong giai đoạn phân tích. (4.) Đề tài [“ Phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hương Ly)] nghiên cứu thực trạng phát hành thẻ, đi sâu vào mảng thẻ tín dụng và phân tích một số triển vọng phát triển thẻ trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Phân tích thực trạng công tác phát hành và kinh doanh thẻ tại PGBank 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu cơ sở lý luận về thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đển việc kinh doanh thẻ. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ, những kết quả đạt được, những hạn chế còn gặp phải và nguyên nhân gây nên những hạn chế đó. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác kinh doanh thẻ. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu Kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard? Để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard thì cần phải làm gì? Những kiến nghị để phát triển tốt hoạt động kinh doanh thẻ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài được thực hiện thông qua việc nghiên cứu về thẻ thanh toán, phân tích số liệu tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng PGBank thời điểm 2010, 2011, 2012 Nghiên cứu lý thuyết về thẻ thanh toán, lịch sử thẻ thanh toán, thực trạng kinh doanh thẻ , trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phát triển hoạt động thẻ của Ngân hàng PGBank. 5. Phương pháp nghiên cứu. Bằng việc tiếp cận thực tế, phân tích số liệu về việc phát hành và thanh toán thẻ tại PGBank, các văn bản pháp quy liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó tác giả còn kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê kinh tế: xử lý số liệu thu thập được. Trong chương 2, số liệu tổng tài sản, nguồn vốn, tiền gửi, số lượng thẻ, thu nhập được thống kê một cách chi tiết qua các năm 2010, 2011, 2012 - Phương pháp so sánh: so sánh với số liệu của một số Ngân hàng. Trong chương 2 số liệu về phí phát hành và sử dụng thẻ được so sánh với Ngân hàng Techcombank và Ngân hàng Oceanbank. - Phương pháp tổng hợp và thống kê: thống kê số liệu của đơn vị làm việc, tổng hợp thông tin từ sách, báo, Internet từ đó rút ra nhận xét, kết luận. Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ các báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng. 6. Bố cục của luận văn Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Hà Nguyên Bộ (2007), “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Nguyễn Quốc Đạt (2009), Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Trường học viện Tài chính, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Hương Giang (2009), “Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại”, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình “Ngân hàng thương mại”, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. 5. Trịnh Thu Hiền (2011), Phát triển song hành dịch vụ Ngân hàng bán buôn và Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương – CN TP Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Thị Hương Ly (2009), Phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 7. Nguyễn Danh Lương (2003), “Bàn về rủi ro trong nghiệp vụ thẻ”, Tạp chí ngân hàng năm 2012 (2012), tháng 6/2003, Hà Nội. 8. Frederic S.Miskin (1994), “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, Nxb Khoa học kinh tế, Hà Nội. 9. Ngân hàng PG Bank (2010, 2011, 2012), Báo cáo tài chính 2010, 2011, 2012, Số liệu tổng hợp phòng kế toán (2010,2011,2012). 10. Nguyễn Xuân Nghĩa (2010), Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, Luận văn thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 11. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng Thương mại”, Nxb Tài Chính, Hà Nội. 12. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình “Lý thuyết tài chính tiền tệ” , Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. Website: 13. http://www.pgbank.com.vn 14. http://www.kienthuckinhte.com 15. http://www.vietcombank.com.vn 16. http://www.vietcombank.com.vn . quả đạt được từ hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard? Để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard thì cần phải làm gì? Những kiến nghị để phát triển tốt hoạt động kinh doanh thẻ? 4. Đối. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của Ngân hàng TMCP. của PG Bank tập trung vào sản phẩm Flexicard và hoạt động kinh doanh thẻ này, qua đó đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị giúp hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w