1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng thương mại điện tử tại tổng công ty cổ phần dệt may hòa thọ thực trạng và giải pháp

5 477 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 274,37 KB

Nội dung

Tầm quan trọng của Internet đối với thương mại ngày càng nâng cao cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật số hóa, dẫn đến sự xuất hiện một phương thức kinh doanh hoàn to

Trang 1

Ứng dụng Thương mại Điện tử tại Tổng công ty

Cổ phần Dệt may Hòa Thọ:

thực trạng và giải pháp

Hoàng Anh Tứ

Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Phi Nga

Năm bảo vệ: 2014

Keywords Quản trị kinh doanh; Thương mại điện tử; Quản lý tiếp thị; Doanh nghiệp

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ nhất là sự ra đời của mạng Internet - mạng thông tin toàn cầu, đã làm thay đổi toàn bộ cách thức hoạt động của con người cũng như tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh

tế xã hội, đã tạo ra một môi trường lý tưởng cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển Internet

đã đem đến cơ hội cho các công ty trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau Internet được xem như một kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ mới bên cạnh các kênh phân phối truyền thống Tầm quan trọng của Internet đối với thương mại ngày càng nâng cao cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật số hóa, dẫn đến sự xuất hiện một phương thức kinh doanh hoàn

toàn mới, đó là thương mại điện tử (E-commerce)

Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, kinh doanh điện tử: Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính Tại đây mọi dịch

vụ thương mại trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch được sử dụng công nghệ thông tin từ chào hàng, thỏa thuận đến ký hợp đồng

Trên thế giới, nhìn chung người ta đã áp dụng các hình thức công nghệ với tốc độ nhanh nhất đối với mạng Internet trong lịch sử, thu hút hàng triệu khách hàng chỉ trong một vài năm Tổ chức thông tin kinh tế EIU (với tạp chí Economist nhiều ấn phẩm nổi tiếng khác) và công ty nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin Pyramid Research đã cùng nhau đưa ra “bảng đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử” Theo đó EIU đã thực hiện nghiên cứu đối với 60 quốc gia có ứng dụng Thương mại điện tử hàng đầu thế giới Và kết quả cho thấy rằng khu vực Bắc Mỹ và Tây

Âu luôn là những quốc gia đứng đầu, với Mỹ là nước dẫn đầu trong cuộc đua, tiếp sau đó là Australia, thứ 3 là Anh và thứ 4 là Canada Các nước Bắc Âu giành 4 trong 5 vị trí tiếp theo nhờ vào hạ tầng cơ sở viễn thông hiện đại, mức độ ứng dụng điện thoại di động cao cùng với sự quen thuộc của người dân đối với các thiết bị máy móc Châu Á cũng có chỗ đứng của mình với Singapore ở vị trí thứ 7

Trang 2

Tại Châu Á thể hiện một hiện thực đầy tương phản với những điển hình vượt trội như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan đối lập với những nước phát triển chậm chạp như Pakistan và Việt Nam

Ở Việt nam, Thương mại điện tử đã được bàn đến rất nhiều trong đời sống kinh tế xã hội Năm 2005 là năm Thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam Trong quá trình hội nhập WTO, AFTA quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thì vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp ở Việt nam là phải sẵn sàng thích ứng với môi trường kinh doanh mới dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên là phải ứng dụng Thương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất kinh doanh của mình Cho đến nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt nam đi đầu trong việc khai thác các lợi thế của Thương mại điện tử để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới đến với đông đảo người tiêu dùng

Tuy vậy, các điều kiện để có thể phát triển Thương mại điện tử ở nước ta vẫn chưa thực sự sẵn sàng với nhiều lí do khác nhau, như hạ tầng cơ sở kĩ thuật yếu kém, thiếu nguồn nhân lực có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, chưa có hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh tế số đó chính là những rào cản cho chúng ta bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số với Thương mại điện tử là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhảy vọt, hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần vào việc đẩy nhanh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức - một xu hướng tất yếu của thời đại

Những lý do thể hiện sự khó khăn chung đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói trên cũng là cũng chính là những thực trạng tồn tại kìm hãm sự phát triển việc ứng dụng Thương mại điện tử tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ Là một đơn vị thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên đến hàng chục triệu Đô-la mỗi năm, sản phẩm được xuất đến các thị trường như Mỹ, EU và các nước Châu Á Thế nên việc ứng dụng Thương mại điện tử trong các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của Tổng công ty hôm nay và mai sau

Xuất phát từ thực tế mong muốn nâng cao hiệu quả ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt

động kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng

Thương mại điện tử tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ: Thực trạng và giải pháp” làm

đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu về ứng dụng Thương mại điện tử tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ, tác giả đã tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về thương mại điện tử như:

- Luận văn thạc sĩ (2011), “Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” của tác giả Nguyễn Thị Hương Đề tài đã đi sâu phân tích, đánh giá vai trò của TMĐT trong nền kinh tế thị trường, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam Từ đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy TMĐT phát triển đáp ứng theo yêu cầu của nền kinh tế nước ta hiện nay

- Luận văn thạc sĩ (2011), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Thị Cẩm Hải Đề tài đi sâu nghiên cứu hai mục tiêu: (i) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; (ii) đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2012, do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương biên soạn, báo cáo tập trung trình các số liệu thống kê về hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT, tình hình ứng dụng, kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp qua đó người đọc có thể hình dung bức tranh tổng thể về thực trạng phát triển TMĐT tại Việt Nam

Trang 3

- Ngoài ra còn có các tài liệu, bài báo khoa học viết về TMĐT và ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Ứng dụng Thương mại điện tử, sự phát triển của Thương mại điện tử tại một số nước trên thế giới

- Nghiên cứu và khái quát hóa việc ứng dụng Thương mại điện tử tại Việt Nam

- Nghiên cứu ứng dụng Thương mại điện tử tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ để thấy được thực trạng, hạn chế của việc ứng dụng hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng Thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh

4 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, khái quát hóa và hệ thống hóa tài liệu

- Sử dụng các phương pháp để thu thập thông tin như: nghiên cứu tại bàn, tham khảo thông tin từ sách báo, internet, thông tin về thị trường…

- Thâm nhập thực tế tại công ty, tham gia lấy thông tin, số liệu thực tế từ các phòng ban công

ty

-

5 Giới hạn nghiên cứu

- Bài nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong việc ứng dụng Thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

- Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng trong điều kiện cho phép của Tổng công ty

- Do giới hạn về thời gian cũng như điều kiện nên tác giả chỉ thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng Thương mại điện tử Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ từ năm 2011 cho đến nay

-

6 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

- Trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm và sự phát triển Thương mại điện tử ở một số nước trên thế giới, đề tài đã khẳng định được vai trò tích cực của loại hình thương mại này đối với

sự phát triển của kinh tế xã hội và những thay đổi của hoạt động này trên thế giới hiện nay

- Bằng việc nghiên cứu, phân tích thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử tại Tổng công ty

Cổ phần Dệt may Hòa Thọ, đề tài đã chỉ ra được những ưu thế và nhược điểm của Tổng công ty trong quá trình xây dựng và phát triển TMĐT, khẳng định đây là một xu hướng phát triển tất yếu để tạo ra những bứt phá tại thị trường nội địa và nhanh chóng hội nhập, chiếm lĩnh thị trường thế giới

- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giúp Tổng công ty đạt được hiệu quả ứng dụng Thương mại điện tử như: Phổ cập kiến thức và mở rộng việc đào tạo nhân lực; Xây dựng và nâng cấp hạ tầng công nghệ; Kiến nghị Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ; Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển Thương mại điện tử…

-

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử

Chương này tập trung nghiên cứu những lý luận về thương mại điện tử như: nền kinh tế số hóa; lợi ích của thương mại điện tử; Điều kiện vận hành và phát triển thương mại điện tử; Bảo mật

và an toàn thông tin trong thương mại điện tử; Pháp lệnh quốc tế về thương mại điện tử; Sự phát triển thương mại điện tử tại một số nước trên Thế giới; Việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp Việt nam

Trang 4

Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

Chương này giới thiệu khái quát về Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ; Lịch sử hình thành và phát triển; Chức năng, nhiệm vụ; Tình hình kinh doanh của Tổng công ty; Sản phẩm và hệ thống kênh phân phối của Tổng công ty

Phần nội dung chính của chương này là nêu lên thực trạng ứng dụng thương mại điện tử hiện nay tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

Ở chương này tác giả đề xuất những đề xuất, giải pháp dài hạn, giải pháp ngắn hạn và cách

thức thực hiện, áp dụng để việc ứng dụng thương mại điện tử tại đơn vị nghiên cứu hiệu quả hơn

References

Tiếng Việt

1 Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài (2010), Thương mại điện tử, Nxb Thông tin và Truyền

thông, Hà Nội

2 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2012), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam

2012, Hà Nội

3 Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (2001), Kinh tế mạng và Thương mại điện tử,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

4 Lục Thị Hường, Phạm Thị Thanh Hồng, Phạm Thị Bích Ngọc (2011), Quản trị theo chuỗi

giá trị số, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội

5 Kent Wertime & Ian Fenwick (dịch giả Tín Việt) (2009), Tiếp thị số, Nxb Tri Thức, Tp Hồ

Chí Minh

6 Phạm Hữu Khang (2006), Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử, Nxb Minh

Khai, Tp HCM

7 Max Sutherland (dịch giả Bạc Cầm Tiến) (2014), Quảng cáo và tâm trí người tiêu dùng – Bí

quyết xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả, Nxb Thời đại, Hà Nội

8 Nhóm VHP (2011), Ứng dụng điện tử trong công nghiệp, Nxb Thời đại, Hà Nội

9 Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2006), Luật thương mại quốc tế, Nxb Võ Xuân Trường

10 Sayling Wen (dịch giả TS Nguyễn Thành Phúc) (2010), Tương lai của Thương mại điện tử,

Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.\

11 Nguyễn Phúc Trường Sinh, Nguyễn Lê Nam (2001), Thương mại điện tử cho doanh nghiệp,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

12 Thái Hùng Tâm (2011), Marketing trong thời đại net, Nxb Alphabooks, Tp.HCM

13 Nguyễn Trung Toàn và nhóm biên dịch (2007), Khái quát thương mại điện tử, Nxb Lao

Động, Hà Nội

Tiếng Anh

14 Keneth C Laudon & Jeffrey Travis (2004), “E-commerce: Business, Technology, Society”,

Prentice Hall

15 Oxford Economics (June 2011), “The new digital economy – How it will transform

business”, Oxford Publisher

16 The Saigon Times Weekly (No 20-2013), May 18 2013

Website

17 www.cafef.vn

18 www.dantri.com.vn

19 www.doanhnhansaigon.vn

20 www.ecommerce.gov.vn

Trang 5

21 www.ecomviet.vn

22 www.hoatho.com.vn

23 www.moj.gov.vn

24 www.moit.gov.vn

25 www.oecd.org

26 www.rongbay.com

27 www.vae.org.vn

28 www.vcci.com.vn

29 www.vccorp.vn

30 www.vecita.gov.vn

31 www.vecom.vn

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w