Vì vậy, là một giáo viên giảng dạy tại trường Đại học Sao Đỏ, với mong muốn được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển của nhà trường, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
Trang 11
Hoạt động PR trong công tác tuyển sinh
của Trường Đại học Sao Đỏ The PR activity in collecting students of Sao Do University
NXB H : ĐHKT, 2014 Số trang 94 tr +
Nguyễn Thị Thúy Vân
Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 603405
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Phi Nga
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Quản trị kinh doanh; Hoạt động PR; Công tác tuyển sinh; Trường Đại học
Sao Đỏ
Content
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Như đã biết, trong xã hội có một khái niệm đó là “ Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” Và Public relation – PR được hiểu là dựa trên quan hệ xã hội nhằm xây dựng các mối quan hệ cộng đồng hiệu quả và nhanh chóng nhất hiện nay Vì thế PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi tất cả các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trường đại học, về cơ bản vẫn mang đặc thù của một đơn vị hành chính sự nghiệp Một sinh viên khi ở giảng đường đóng vai trò như là khách hàng của trường đại học nhưng khi ra ngoài cuộc sống, tiếp xúc với xã hội thì sinh viên đó lại đóng vai trò là người đại diện cho trường đại học đó Tuy nhiên, trường đại học muốn đạt được mục tiêu của mình là đưa tri thức đến với xã hội, thì ban lãnh đạo nhà trường không thể không quan tâm đến vai trò của lĩnh vực quan hệ công chúng Mà để làm tốt được điều này thì không thể chỉ trông chờ vào sự nỗ lực của các lãnh đạo nhà trường, của bộ phận phụ trách quan hệ công chúng mà còn của bất kỳ thành viên nào trong trường đại học đó
Ngày nay, hầu như tất cả các trường đại học hiện đại đều có một hay nhiều bộ phận phụ trách quan hệ công chúng Như vậy, sợi dây ngầm ràng buộc quan hệ công chúng với các trường đại học Các nhà lãnh đạo của các trường đại học cho rằng các tri thức cần phải chuyển giao vào cuộc sống càng nhiều càng tốt, để làm được việc này cần phải tranh thủ sự ủng hộ và quan tâm càng nhiều càng tốt của cộng đồng xã hội Và quan hệ công chúng lại càng trở nên quan trọng với các trường đại học khi mà mức độ cạnh tranh về tuyển sinh giữa các trường đại học diễn ra ngày càng gay gắt
Trường Đại học Sao Đỏ với những nỗ lực của mình cũng đã có một số hoạt động để thu hút học sinh đăng ký thi tuyển vào trường và cũng đã đạt được những thành công nhất định song các chiến lược tuyển sinh của trường vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp và đồng bộ Vì vậy, là một giáo viên giảng dạy tại trường Đại học Sao Đỏ, với mong muốn được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển của nhà trường, tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài: “Hoạt động PR trong công tác tuyển sinh trường Đại học Sao Đỏ”
1.2 Tình hình nghiên cứu
Do hoạt động PR ở Việt Nam mới hình thành nên tài liệu - tư liệu chưa nhiều, chưa
Trang 22
phong phú Dưới góc độ nghiên cứu đã có một số thành tựu nhất định: Giải quyết vấn đề về bản chất, quy luật hoạt động, phương pháp kỹ thuật và các công cụ của quan hệ công chúng cũng như mối quan hệ công chúng với hoạt động khác trong tổ chức và ngoài xã hội có trong cuốn “Quản trị Quan hệ công chúng” - NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2009 của tác giả PGS.TS Lưu Văn Nghiêm Hay trong cuốn “Ngành PR tại Việt Nam”- NXB Lao động - Xã hội, 2010 của tác giả PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng đây là cuốn sách tập trung phân tích cụ thể ngành PR tại Việt Nam dựa trên những nghiên cứu và khảo sát thực tế
Ngoài các cuốn sách trên thì cũng có một số bài báo, hoặc một số trang web như: Tạp chí quốc tế về về nghiên cứu quan hệ công chúng có nêu lên hoạt động PR của một số doanh nghiệp,
Như vậy chúng ta có thể nhận thức được tầm quan trọng thực sự của hoạt động PR trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trong hoạt động của các trường đại học cao đẳng
Bên cạnh đó việc nghiên cứu ứng dụng hoạt động PR vào trong sản xuất và kinh doanh
ở các doanh nghiệp cũng đã có một số tác giả thực hiện trong một số đề tài nghiên cứu khoa
học như: Nguyễn Đỗ Quyên Quan hệ Công chúng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Công trình nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, 2006 Tác giả Nguyễn Văn Huy – Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh với đề tài “ Quy trình xây dựng chiến lược PR cho Công ty Quảng cáo Goldsun”
Ngoài ra việc nghiên cứu ứng dụng hoạt động PR vào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
ở các trường học cũng đã có một số tác giả thực hiện trong một số đề tài nghiên cứu khoa học như tác giả Dương Thanh Huyền – Trường chuyên ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội với
đề tài “Vận dụng chiến lược marketing và PR tạo nhu cầu học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10” Tác giả Đặng Phương Điệp và Nguyễn Bích Phượng – Trường Đại học Thăng Long với
đề tài “ Chiến dịch PR cho Đại học Thăng Long”… Nội dung các đề tài nghiên cứu này đã đề cập đến những hiệu quả mà hoạt động PR mang lại cho các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình thực hiện họat động của mình, ngay cả trong môi trường giáo dục, PR cũng giữ vai trò quan trọng Tuy vậy hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào về việc xây dựng chiến lược
PR cho hoạt động tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, trong đó có cả Trường Đại học Sao Đỏ cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động PR trong doanh nghiệp nói chung và hoạt động PR trong tuyển sinh ở trường đại học nói riêng Đánh giá, phân tích được thực trạng hoạt động PR trong công tác tuyển sinh ở trường Đại học Sao Đỏ Từ đó đưa ra được một số giải pháp gắn với việc nâng cao hiệu quả hoạt động
PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ trong thời gian tới
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động PR, đặc điểm, vai trò cũng như các công cụ để thực hiện hoạt động PR Phân tích đánh giá thực trạng vận dụng các công cụ PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ Đưa ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyển sinh của Trường Từ
đó xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các nhóm phương pháp đó là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phi thực nghiệm
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp trong quá trình xem xét phân tích thực trạng, đặt tổ chức trong mối liên hệ tác động qua lại với các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài để xem xét một cách toàn diện Còn phương pháp duy vật lịch sử là phương pháp ngoài
Trang 33
việc phân tích thực trạng trường Đại học Sao Đỏ, đề tài cũng đánh giá những kết quả, tồn tại trong những năm vừa qua
Phương pháp tham khảo tài liệu là nghiên cứu tham khảo các tài liệu về hoạt động PR
và công tác tuyển sinh Phương pháp phân tích – tổng hợp là trên cơ sở lí luận chung về PR và công tác tuyển sinh, kết hợp với thực trạng các nhân tố bên ngoài và , bên trong nhà trường ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, luận văn đã phân tích, đánh giá, tổng hợp những kết quả đạt được nhằm đánh giá chung các hoạt động PR trong tuyển sinh của nhà trường, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của nhà trường
Phương pháp phi thực nghiệm là để có được những thông tin sơ cấp về thực trạng hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ, tác giả tiến hành hoạt động điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi bởi vì đây là phương pháp tương đối hiệu quả để có thể thu thập những thông tin mới nhất liên quan đến thực trạng của đề tài, cụ thể hoạt động điều tra được tiến hành như sau:
Công cụ sử dụng là bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên nhu cầu về thông tin của đề tài
và đối tượng được điều tra Bao gồm có bảng câu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên và bảng câu hỏi dành cho đối tượng là cán bộ giảng viên trong nhà trường
Mẫu điều tra được tiến hành lựa chọn như sau:
Đối với đối tượng là sinh viên tác giả lựa chọn 300 sinh viên từ các khoa Kinh tế, khoa Điện, khoa Điện tử, khoa Cơ Khí, khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô, khoa may và giầy da, khoa Thực phẩm hóa học và khoa Du lịch ngoại ngữ Mỗi khoa sẽ tiến hành điều tra sinh viên của một lớp học dưới hình thức phát phiếu điều tra để cho sinh viên trả lời sau đó thu lại và tiến hành tổng hợp thông tin Tác giả đã thực hiện phát 300 phiếu điều tra và thu về 300 phiếu hợp
lệ
Đối với đối tượng là cán bộ giảng viên tác giả lựa chọn 20 người từ các bộ môn của các khoa và các cán bộ ở các phòng ban Mỗi khoa lựa chọn một giảng viên và mỗi phòng chức năng lựa chọn một người để tiến hành điều tra Tác giả đã thực hiện phát ra 20 phiếu và thu về
20 phiếu hợp lệ
Dựa trên kết quả thu thập từ bảng hỏi, tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích
số liệu để có được những thông tin nhằm đánh giá về thực trạng hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của nhà trường Trên cơ sở đó giúp tác giả nhìn nhận rõ những ưu điểm, hạn chế và xây dựng được luận cứ chặt chẽ để tìm ra được những giải pháp hiệu quả nhất nhằm hoàn thiện hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của nhà trường
1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận về hoạt động PR nói chung và hoạt động PR trong công tác tuyển sinh nói riêng và thực tế về hoạt động
PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là những hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ từ năm 2008 – 2013
1.6 Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những kiến thức mà các tác giả đi trước đã nghiên cứu, luận văn của tôi đã có thêm những ý tưởng mới về vận dụng các công cụ PR một cách sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục cụ thể là cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ Luận văn đã chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyển sinh của nhà trường từ đó
đã đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong nhà trường trong thời gian tới
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm các nội dung chính sau đây:
Trang 44
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về hoạt động PR và công tác tuyển sinh trong trường Đại học
Chương 2: Thực trạng hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ
References
Tiếng Việt
1 Ngô Minh Cách, Marketing căn bản, NXB Tài chính, Hà Nôị
2.Trương Đình Chiến (2009), Quản trị Marketing, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nôị 3.Trần Minh Đạo (2009), Marketing căn bản, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nôị
4.Jefkin Fank – Ngô Thị Phương Anh dịch (2004), Phá vỡ bí ẩn PR, Nhà xuất bản Trẻ, Tp Hồ
Chí Minh
5 Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động- , Hà Nôị
6 Đinh Thị Thúy Hằng (2010), PR lý luận & ứng dụng, NXB Lao động, Hà Nôị
7.Nguyễn Viết Lâm (2006), Nghiên cứu Marketing, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nôị
8 Lưu Văn Nghiêm (2009), Quản trị quan hệ công chúng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nôị
9 Lưu Văn Nghiêm (2007), Tổ chức sự kiện, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nôị
10 Philip Kotler (2008), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nôị
11 Philip Kotler (2008), Mười sai lầm chết người trong tiếp thị, Nhà xuất bản trẻ và Thời báo
kinh tế Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh
12 Philip Kotler (2008), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nôị
13.Michael E.Porter - Bùi Văn Lương dịch (2010), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Trẻ, Hà
Nội
14.Nguyễn Thượng Thái (2006), Marketing dịch vụ, NXB Bưu điện, Hà Nôị
15 Nguyễn Quốc Thịnh ( 2003), Quan hệ công chúng- Biện pháp hữu hiệu trong phát triển
thương hiệu NXB Lao động – Xã hội, Hà Nôị
Website
16.http://saodo.edu.vn/
17 http://vi.wikipedia.org
18 http://thuonghieuvang.org.vn
19.http://www.publicrelations.vn/
20 http://www.marketingvietnam.net
21 http://www.congtytochucsukien.net