Sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường Đại học Sao Đỏ Nguyễn Văn Sơn Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp (chuyên ngành thí điểm) Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phi Nga Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Làm rõ cách tiếp cận về lý luận trong nghiên cứu sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc. Kiểm chứng sự hài lòng của cán bộ nhân viên trường Đại học Sao Đỏ bằng mô hình đã chọn và rút ra những kết luận có giá trị. Đề xuất một số giải pháp có tính logic nhằm nâng cao mức độ hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường Đại học Sao Đỏ trong giai đoạn tới Keywords. Sự hài lòng; Công việc; Quản trị nhân lực Content 1. Về tính cấp thiết của đề tài Nhân viên chính là khách hàng nội bộ của các tổ chức, đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại và sẵn sàng hợp tác với tổ chức để thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, hầu như các tổ chức chỉ tập trung vào sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, mà rất ít quan tâm việc nhân viên có hài lòng với công việc của mình hay không. Các tổ chức giáo dục cũng không ngoại lệ. Sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc sẽ thúc đẩy chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Thế nhưng, trong các tổ chức giáo dục, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào sinh viên là khách hàng và đánh giá mức độ hài lòng/ không hài lòng với chương trình học của họ, trong khi thường bỏ qua sự hài lòng đối với công việc của cán bộ, nhân viên trong trường. Do đó, thực hiện một cuộc nghiên cứu về sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc trong các tổ chức giáo dục là một điều cần thiết cho sự phát triển của các tổ chức đó. Từ khi được nâng cấp lên trường Đại học vào năm 2010, Trường Đại học Sao Đỏ đã có bước phát triển nhảy vọt về qui mô và chất lượng đào tạo. Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo: Đào tạo đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực. "Đào tạo những gì xã hội cần chứ không đào tạo những gì trường có" do vậy trường đã góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, Trường Đại học Sao Đỏ đang đứng trước những thách thức to lớn với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về nguồn nhân lực của thị trường trong nước và quốc tế, đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường phải ra sức cải tiến tổ chức quản lý nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự hài lòng đối với công việc sẽ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả làm việc cũng như các hoạt động khác (đào tạo và nghiên cứu…) tại Trường Đại học Sao Đỏ. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự hài lòng của cán bộ, nhân viên giúp nhà trường hoạch định được các chính sách duy trì và phát triển nhân viên tốt, làm cho nhân viên hài lòng hơn, có thể thu hút được người giỏi và hạn chế sự “chảy máu” chất xám của nhà trường. Xuất phát từ những suy nghĩ trên em đã nghiên cứu và đề xuất đề tài “Sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại Trường Đại học Sao Đỏ” làm luận văn của mình và đặt ra 02 câu hỏi: 1) Yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của Cán bộ, nhân viên (CBNV)? 2) Tác động của các yếu tố kể trên tới sự hài lòng của CBNV tại trường Đại học Sao Đỏ như thế nào? Trả lời cho hai câu hỏi trên sẽ được trình bày trong báo cáo kết quả nghiên cứu của luận văn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định các tiêu thức đo lường sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc. - Xây dựng và điều chỉnh thang đo sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc. - Khảo sát và đánh giá sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc tại trường Đại học Sao Đỏ. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc tại trường Đại học Sao Đỏ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc tại trường Đại học Sao Đỏ, do vậy phạm vi đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc và sẽ tiến hành khảo sát, phỏng vấn trực tiếp những cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc trong trường Đại học Sao Đỏ trong giai đoạn 2010-2014. 4. Dự kiến đóng góp của luận văn - Mặt học thuật: Nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng một mô hình nghiên cứu trước đó vào một môi trường văn hóa khác có những thay đổi nhất định, các khái niệm giữa các nền văn hóa có thể khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn mô hình nghiên cứu phải được tiến hành hiệu chỉnh qua bước phân tích định tính trước khi đưa vào nghiên cứu. - Mặt thực tiễn: Nghiên cứu đã giúp cho những nhà quản lý tại nhà trường trả lời được các câu hỏi về nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ, nhân viên, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng gợi ý những định hướng, giải pháp cho nhà trường cải thiện mức độ hài lòng của cán bộ, nhân viên với công việc. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn gồm có 4 chương như sau : Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường Đại học Sao Đỏ Chương 4. Kết luận và kiến nghị References Tiếng Việt 1. Nguyễn Duy Cường (2009), Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. 2. Trần Kim Dung (2005), Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết đối với tổ chức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khánh Duy (2007), Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) bằng SPSS, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Học kỳ thu năm 2007, tr. 09. 4. Võ Thị Thiện Hải & Phạm Đức Kỳ (2010), “Xây dựng mô hình đánh giá sự thỏa mãn của điện thoại viên tổng đài giải đáp khách hàng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam”, Tạp chí Công nghê thông tin & Truyền thông, kỳ (1) tháng 12/2010. 5. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê. 6. Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Khảo sát các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Thành pố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Liên Sơn (2008), Đo lường thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Cơ khí chế tạo máy Long An, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng nước ngoài 6. Boeve, W. D (2007), A National Study of Job Satisfaction factors amongfaculty in physician assistant education, Eastern Michigan University. 7. Clark, A., Oswald, A., & Warr, P. (1996), “Is job satisfaction U-shaped in age?”, Journal of Occupational and Organizational Psychology, 69, pp. 57-81. 8. E.O Olorunsola (2010), Job Satisfaction and Gender Factor of Administrative Staff in South West Nigeria Universities, EABR & ETLC Conference Proceedings, Dublin, Ireland. 9. Hackman, J. R & Oldham, G. R. (1974), The Job Diagnosis Survey: An Instrument for the Diagnosis of Jobs and the Evaluation of Job Redesign Project, Department of Administrative Sciences,Yale University, USA. 10. Irene Christofidou Gregoriou (2008), Needfulfillment Deficiencies and Job Satisfaction in the republic of Cyprus – The case of The Ministry of Finance, Master Thesis, Business Administration at European Cyprus University, Nicosia. 11. Nezaam Luddy (2005), Job satisfaction amongst employees at a public health institution in the Western Cape, Master Thesis, Department of Industrial Psychology, Faculty of Economic and Management Science, University of the Western Cape. 12. Pedzani Perci Monyatsi (2012), “The level of the job satisfaction of teachers in Botswana”, European Journal of Educational Studies, Vol. 4 No. 2, pp. 219-232. 13. Sarah Yuliarini, Nik Kamariah Nik Mat , Pranav Kumar (2012), “Factors Affecting Employee Satisfaction among Non-teaching Staff in Higher Educational Institutions in Malaysia”, American Journal of Economics, Vol. 20 No. 1, pp. 93-96. 14. Serife Zihni Eyupoglu and Tulen Saner (2010), “Job satisfaction: Does rank make a difference?”, African Journal of Business Management, Vol.3 (10), pp. 609-615. 15. Shun-Hsing Chen, Hing-Chow Yang, Jiun-Yan Shiau, Hui-Hua Wang (2006), “The development of an employee satisfaction model for higher education”, The TQM Magazine, Vol. 18 No. 5, pp. 484-500. 16. T. Ramayah, Muhamad Jantan , Suresh K. Tadisina (2011), Job Satisfaction: Empirical Edivence For Alternatives to JDI, National Decision Sciences Conference, San Francisco, November 2001. 17. Weiss et al (1967), Manual for the Minnesota Satisfaction Questionaire, The University of Minnesota Press. 18. Worrell, T. G. (2004), School psychologist’s job satisfaction: Ten years later, Virginia Polytechnic Institute and State University. 20. Luddy, N. (2005). Job satisfaction amongst employees at a Public health institution in the Western Cape. 21. Spector (1997), Job satisfaction application assessment, Causes, and, consequesces, Thourand Oaks, Califonia. 22. Herzberg, F., Mausner, B. and Snyderman, B. (1959), The Motivation to Work (Second Edition) New York: John Wiley and Sons. . hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc tại trường Đại học Sao Đỏ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc tại trường Đại học Sao Đỏ, . lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc. - Khảo sát và đánh giá sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với công việc tại trường Đại học Sao Đỏ. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự hài. lòng của cán bộ, nhân viên tại Trường Đại học Sao Đỏ làm luận văn của mình và đặt ra 02 câu hỏi: 1) Yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của Cán bộ, nhân viên (CBNV)? 2) Tác động của các yếu