Chiến lược cạnh tranh cho công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST

4 776 20
Chiến lược cạnh tranh cho công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiến lược cạnh tranh cho Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Vũ Anh Dũng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Chiến lược cạnh tranh; Công ty cổ phần FAST Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường phần mềm kế toán của Việt Nam mặc dù đã hình thành từ lâu, nhưng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng số lượng các đơn vị hoạt động kinh doanh thì đây có lẽ vẫn còn là mảnh đất nhiều doanh nghiệp phần mềm hướng tới. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin dự đoán rằng công nghiệp phần mềm sẽ còn tạo được nhiều bước đột phá mới, nhất là hiện tại, các doanh nghiệp phần mềm đang nhận được những ưu đãi to lớn về mặt chính sách phát triển của Nhà nước theo chủ trương đưa ngành công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước trong những năm tới. Trước những sự phát triển đầy tiềm năng của ngành này, các doanh nghiệp phần mềm trong nước và nước ngoài tỏ rõ tham vọng gia nhập và chiếm lĩnh thị trường. Có thể thấy, những năm gần đây các công ty phần mềm trở nên năng động hơn bao giờ hết. Họ tích cực tìm kiếm thị trường và thay đổi các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm để tương thích nhanh với nhu cầu khách hàng. Tham gia vào lĩnh vực phần mềm kế toán từ năm 1997, đến nay công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (FAST) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong ngành này. Hiện nay công ty đang trên đà phát triển ổn định và là một trong những đơn vị đi đầu trong việc đưa ra các giải pháp phần mềm cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt hơn không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, để giúp công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST phát triển bền vững, giữ được vị trí cạnh tranh lâu dài trên thương trường, tác giả quyết định chọn đề tài: “Chiến lược cạnh tranh cho Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST”. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động tìm hiểu và phân tích môi trường cạnh tranh là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp phần mềm nói riêng. Trên thực tế, dù biết rằng hoạt động phân tích và đưa ra chiến lược cạnh tranh cho công ty là cần thiết nhưng tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp phần mềm đều bỏ lỡ hoặc lơ là công tác này. Đề tài về chiến lược cạnh tranh nói chung đã thu hút sự quan tâm của nhiều người và do vậy đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi tác giả cũng như mỗi tài liệu lại có nội dung nghiên cứu. kết luận và những bài học kinh nghiệm rút ra khác nhau. Ví dụ như đề tài “ Định hướng chiến lược cạnh tranh và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010” năm 2004 của tác giả Mai Phương đã chỉ ra rất rõ các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động như thế nào đối với việc hoạt động kinh doanh của công ty; tuy nhiên, đề tài mới chỉ lướt qua mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng, đề tài chưa phân tích rõ về chiến lược của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu công nghiệp Biên Hòa và các đối thủ trong cùng khu vực đang theo đuổi, những điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có định hướng tốt hơn về chiến lược sắp tới của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu công nghiệp Biên Hòa. Một đề tài khá nổi bật nữa mà tác giả đã tham khảo là đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk” của tác giả Phạm Minh Tuấn được viết năm 2006. Đề tài đã đưa ra được những lý luận rất chặt chẽ và số liệu cụ thể về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu của toàn ngành sữa và những hướng đi của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Vinamilk. Đề tài cũng có những phân tích chi tiết về từng yếu tố ảnh hưởng tới thị trường sữa như: giá sữa, thành phần dinh dưỡng, tâm lý người tiêu dùng, các chiến dịch đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu thị trường… Tác giả Phạm Minh Tuấn đã sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, mô hình SWOT, ma trận hình ảnh cạnh tranh để có một bức tranh tổng thể, đa dạng về thị trường sữa tại Việt Nam từ đó có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk với hiệu quả cạnh tranh cao. Cho tới nay, có rất ít tác giả nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản, rút kinh nghiệm từ những đề tài nghiên cứu trước đó, áp dụng vào đặc thù riêng của tình hình hiện nay, tác giả đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng về sức cạnh tranh cũng như chiến lược cạnh tranh mà công ty đang thực hiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thị trường phần mềm Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển mạnh và có rất nhiều cơ hội để phát triển các giải pháp mới. Tuy nhiên, công ty FAST đang đứng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, khi chọn đề tài này tác giả mong muốn đạt được các mục tiêu sau: - Phân tích được những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong công ty, đồng thời xác định được các cơ hội, các đe dọa chủ yếu quyết định đến khả năng phát triển và thành công của công ty trong tương lai. - Cách thức thực hiện chiến lược của công ty trong thời gian hiện tại còn điểm nào chưa phù hợp. - Cần có những điều chỉnh như thế nào trong thời gian tới. Mục tiêu cuối cùng của đề tài là nhằm tạo cho công ty có một thế mạnh vững chắc trên thị trường, có điều kiện tận dụng tốt nhất các cơ hội hiện có và ngày càng vươn xa hơn trong lĩnh vực phần mềm kế toán và quản lý doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng của Công ty CP phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, thị trường hoạt động của công ty. Nghiên cứu khái quát về thị trường phần mềm kế toán và quản lý doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thị trường. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chính của công ty làm cơ sở và thành lập ma trận SWOT. Nghiên cứu những áp lực cạnh tranh mà công ty gặp phải khi thực hiện chiến lược cạnh tranh hiện tại. Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2010 tới năm 2013 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các lý thuyết về quản trị chiến lược Dựa trên các lý thuyết quản trị marketing, lý thuyết về chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê và dự báo Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng  Phương pháp thu thập dữ liệu. Đề tài được thực hiện chủ yếu thông qua việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp, bên cạnh đó cũng có một số dữ liệu sơ cấp, cụ thể như sau: + Dữ liệu thứ cấp: được cập nhật qua các bảng báo cáo tài chính của công ty, qua sách, báo, tạp chí và một số trang web của các công ty cung cấp phần mềm kế toán. Riêng các dữ liệu về đối thủ cạnh tranh thì được thu thập thông qua internet và qua nguồn thông tin từ công ty đó. + Dữ liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp Giám đốc, Phó giám đốc công ty, các nhân viên phòng tài chính – kế toán, phòng kinh doanh và các bộ phận khác có liên quan. Đồng thời cũng tiến hành họp nhóm để lấy ý kiến chung về mức độ quan trọng của các yếu tố trong các ma trận và lựa chọn các chiến lược phù hợp với tình hình thực tế của công ty.  Phương pháp xử lý dữ liệu. Các dữ liệu sau khi thu thập thì được tiến hành xử lý bằng các biện pháp thống kê đơn giản, phương pháp tổng hợp, so sánh và tính toán các chỉ số tài chính để làm cơ sở hoàn thành chuyên đề. Đồng thời còn sử dụng ma trận SWOT để đề ra các chiến lược có thể chọn lựa cho công ty. - Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: dùng công cụ thống kê để tập hợp các tài liệu, số liệu từ công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. - Phương pháp phân tích tài chính: dựa vào các báo cáo tài chính của công ty để tính toán các tỷ số tài chính. Từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động và sức mạnh tài chính của công ty. - Mô hình 5 áp lực cạnh tranh - Ma trận SWOT: dùng công cụ này để kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty với các cơ hội, đe dọa bên ngoài. 6. Những đóng góp của luận văn - Xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty trong môi trường phần mềm kế toán. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh mà công ty đang theo đuổi. - Xác định mục tiêu phấn đấu cho Công ty FAST và chiến lược mà công ty nên thực hiện trong thời gian tới để giữ vững và cải thiện vị thế cạnh tranh. - Đưa ra một số giải pháp nhằm triển khai các chiến lược cạnh tranh cho Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST. - 7. Kết cấu của luận văn Gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận của cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST. Chương 3: Định hướng chiến lược cạnh tranh và một số giải pháp để triển khai các chiến lược cạnh tranh cho Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST đến năm 2020. References Tiếng Việt 1. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Huân(1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước: Kinh nghiệm của Nhật Bản và ý nghĩa áo dụng đối với Việt Nam , NXB Lao Động, Hà Nội. 2. Hoàng Văn Hải ( 2010), Quản trị chiến lược, NXB ĐHQGHN, Hà Nội. 3. Phillip Kotler (1999), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Lam và các tác khác (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Tp. Hồ Chí Minh. 5. Phạm Vũ Luận (2001), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Quốc Gia, Hà Nội. 6. K.Marx (1978), Mác-Ăng Ghen toàn tập, NXB Sự thật 7. Mai Phương (2004), Định hướng chiến lược cạnh tranh và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH kinh tế Quốc dân, Hà Nội 8. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng và định vị doanh nghiệp, NXB Tp. Hồ Chí Minh. 9. Phạm Minh Tuấn (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường ĐH kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 10. Vũ Anh Tuấn, Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 1/2004, Trang 37 -38. Tiếng Anh 11. Michael E. Porter (1980), Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors, The Three Press. 12. Michael E. Porter (1985), Competitive Advantage. Website 13. http://www.fast.com.vn 14. http://www.bravo.com.vn 15. http://www.misa.com.vn 16. http://effect.com.vn 17. http://www.vietbao.vn 18. http://www.pcworld.com.vn 19. http://www.hca.org.vn . cạnh tranh của Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST. Chương 3: Định hướng chiến lược cạnh tranh và một số giải pháp để triển khai các chiến lược cạnh tranh cho Công ty Cổ phần phần. chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh mà công ty đang theo đuổi. - Xác định mục tiêu phấn đấu cho Công ty FAST và chiến lược. giúp công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST phát triển bền vững, giữ được vị trí cạnh tranh lâu dài trên thương trường, tác giả quyết định chọn đề tài: Chiến lược cạnh tranh cho Công

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan