Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trường trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II Đà Nẵng Hà Thị Bích Thêm Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05 Người hướng dẫn : TS. Trương Minh Đức Năm bảo vệ: 2014 90 tr . Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến tạo động lực cho người lao động nói chung và đặc biệt là lực lượng giáo viên nói riêng. Phân tích thực trạng và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc tạo động lực làm việc tại Trường Trung học BCVT & CNTT II Đà Nẵng. Chỉ ra những mặt được, những mặt hạn chế trong công tác tạo động lực của nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua. Dựa trên cơ sở phân tích và những mục tiêu, định hướng phát triển của trường trong thời gian đến từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tạo động lực cho cán bộ, giảng viên. Keywords. Kinh doanh quản lý; Quản trị kinh doanh; Quản lý nhân sự Content. 1.1 . Tính cấp thiết của đề tài Tạo động lực làm việc là phần quan trọng trong việc quản lý hiệu suất làm việc. Thực tế, việc này đóng vai trò chính yếu trong quản lý hiệu suất làm việc và là điều mà các nhà quản lý phải luôn quan tâm. Trước thực trạng giảng viên đang thiếu cả về số lượng và chất lượng trong hệ thống giáo dục nói chung và tại các trường trung cấp nói riêng, để thu hút và ổn định đội ngũ giáo viên là vấn đề mà các nhà quản trị quan tâm trong chiến lược phát triển của mình. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động hơn. Ngành Bưu chính viễn thông đang từng bước đổi mới để hướng đến một thị trường cạnh tranh. Hoạt động đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho các đơn vị trong ngành BCVT và CNTT là chức năng, nhiệm vụ của trường trung học BCVT & CNTT II, bên cạnh đó trường còn tham gia tổ chức công tác thi nâng bậc và dạy các lớp chuyên đề ngắn hạn cho các Bưu điện và Viễn thông Tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên. Là một trường Trung cấp để tuyển một giảng viên đạt yêu cầu đã khó và để giữ được họ gắn bó lâu dài với trường lại càng khó hơn. Thực trạng hiện nay, nhiều giảng viên đã đến, tham gia giảng dạy tại trường một thời gian và chuyển công tác hoặc không tham gia giảng dạy nữa. Vấn đề là ở chỗ nào? Mỗi nhân viên khi đặt chân vào làm việc cho một doanh nghiệp đều có một hay nhiều nhu cầu riêng của mình. Nhưng những nhu cầu này không dừng lại, mà có khuynh hướng ngày càng thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy làm thế nào để giữ chân những giảng viên thật sự có năng lực để đào tạo họ, động viên và khuyến khích họ đóng góp hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Ta ̣ o đô ̣ ng lư ̣ c la ̀ m viê ̣ c cho CBCNV Trường Trung học Bưu Chính Viễn Thông và Công Nghệ Thông Tin II” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Tình hình nghiên cứu Tạo động lực làm việc không phải là một lĩnh vực mới vì vậy trên thế giới đã có rất nhiều các Thuyết nghiên cứu đến vấn đề này như: Thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết 2 yếu tố của Herzberg, thuyết X – Y của McGregor, và các đề tài nghiên cứu về tạo động lực. Vì vậy trong đề tài này đã thừa kế kinh nghiệm tạo động lực làm việc ở một số nước và các đề tài nghiên cứu như: Suman Lodh, Đánh sự thoả mãn khách hàng nội bộ, Trường kinh doanh ICFAI, Kolkata, Ấn Độ. (Evaluation of internal customer satisfaction, Suman Lodh, ICFAI Business School, Kolkata, India). Frederick Herzberg, “One More Time: How Do You Motivate Employees?”; Harvard Business Review (January–February 1968): 53–62; Hackman, J.R. & Oldham, G.R. (1975). The development of the Job Diagnostic Survey. Journal of Applied Psychology, 60,159-170 Ngoài ra trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo đến 1 số tài liệu có liên quan đến việc thúc đẩy động cơ làm việc của cán bộ, giảng viên như: - Các văn bản pháp luật về giáo dục, đào tạo (2013) - Quyết định Chế độ làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT Ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo) - Nguyễn Văn Long (2010), Phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy, tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 4 (39) - Nguyễn Khắc Hoàn (2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, tạp chí khoa học, Đại học Huế số 60. - T.S Trần Thị Kim Dung và Trần Hoài Nam (Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh): Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và cam kết tổ chức. Chủ nhiệm - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Mã số B2004-22-67. - Smith G.D, Arnol D.R, B.G.Bizzell.1994, Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB TP Hồ Chí Minh Ngoài ra còn tham khảo một số luận văn đã nghiên cứu trước đây: Luận văn thạc sỹ: “Tạo động lực cho người lao động tại công ty Điện toán và truyền số liệu”, của tác giả Lê Ngọc Hưng ( 2012); Luận văn thạc sỹ: “Tạo động lực cho người lao động tại khu nghỉ dưỡng cao cấp ASEAN REORT”, của tác giả Nguyễn Phi Long (2011) 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đề tài nghiên cứu vấn đề tạo động lực cho những người lao động tại trương Trung học BCVT& CNNTT II của Đà Nẵng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho họ làm việc tốt và đáp ứng được các yêu cầu nhà trường đề ra. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến tạo động lực cho người lao động nói chung và đặc biệt là lực lượng giáo viên nói riêng. - Phân tích thực trạng và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc tạo động lực làm việc tại Trường TH BCVT & CNTT II Đà Nẵng. Chỉ ra những mặt được, những mặt hạn chế trong công tác tạo động lực của nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua. - Dựa trên cơ sở phân tích và những mục tiêu, định hướng phát triển của trường trong thời gian đến từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tạo động lực cho cán bộ, giảng viên. 1.4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là trường TH BCVT & CNTT II, trực thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về cơ sở lý luận và thực trạng về công tác tạo động lực tại trường TH BCVT &CNTT II để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và giảng viên tại trường. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê và sử dụng bảng hỏi, mẫu điều tra khảo sát đối với toàn bộ nhân viên trong trường. 1.6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác tạo động lực làm việc Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc của CBCNV trường trung học Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin II - Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho CBCNV trường trung học Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin II Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bộ Luật Lao động Việt Nam. Chương 6, điều 55 2. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB tổng hợp TP HCM 4. Đoàn Gia Dũng (2002), Quản trị học, NXB Thống kê. 5. Lê Thế Giới (2007), Quản trị học, NXB Thống kê. 6. Tống Văn Đường (1995), Quan điểm của cải cách tiền lương. 7. Nguyễn Ngọc Quân & Nguyễn Khoa Điềm (2006), Quản trị nhân lực, NXB lao động. 8. Quy chế nội bộ Trường TH BCVT & CNTT II Đà Nẵng 9. Luật Giáo dục Việt Nam 2005, điều 81 10. Đặng Đức San (1996), Tổ chức lao động quốc tế ILO, công ước số 95, điều 1. 11. Bùi Anh Tuấn(2011), Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 12. Phan Quốc Việt, Nguyễn Huy Hoàng, Tạo động lực làm việc Tiếng Anh: 13. George T. Milkovich, John Ư. Boudreau, Quản trị nguồn nhân lực. NXB Thống kê, 2005 (TS Vũ Trọng Hùng dịch). 14. Gaston Courtois, Lãnh đạo và quản lý một nghệ thuật, NXB Hà Nội, 1996, (Đỗ Nguyên dịch). 15. Paul Hersey, Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia, 1995. 16. Frederick Herzberg, “One More Time: How Do You Motivate Employees” Website: 17. www.vnpt.com.vn: Tập đoàn BCVT Việt Nam 18. www.nguonnhanluc.vn: Trang web về nguồn nhân lực 19. www.tapchibcvt.gov.vn: Tạp chí BCVT 20. www.ptivs2.edu.vn:Trường trung học BCVT và CNTT 2 Đà Nẵng 21. http//tailieu.vn/xem-tai-lieu/tao-dong-luc-lam-viec-cho-nhan- vien.411088.html . Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trường trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin II Đà Nẵng Hà Thị Bích Thêm Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia. Cơ sở lý thuyết về công tác tạo động lực làm việc Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc của CBCNV trường trung học Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin II - Đà Nẵng Chương 3: Giải. Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho CBCNV trường trung học Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin II Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bộ Luật Lao động Việt Nam. Chương