1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH tiến thu

7 531 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 278,77 KB

Nội dung

1 Tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tiến Thu Nguyễn Nam Vũ Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Đình Phi Năm bảo vệ: 2013 88 tr. Abstract. Hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan đến tạo động lực cho người lao động. Phản ánh thực trạng hoạt động tạo động lực tại Công ty TNHH Tiến Thu nêu lên những ưu và nhược điểm. Vận dụng lý luận vào thực tế để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực cho người lao động áp dụng riêng cho công ty TNHH Tiến Thu góp phần củng cố đội ngũ nhân sự, tạo thế mạnh trong quá trình phát triển theo định hướng của Công ty như là: xây dựng hệ thống trả lương kích thích hơn, thiết kế hệ thống đánh giá đảm bảo sự tham gia của người lao động. Xây dựng giải pháp giúp người lao động tự tạo động lực làm việc cho mình trong một tổ chức tinh gọn, học hỏi và cải tiến liên tục trên cơ sở vận dụng triết lý Kaizen của người Nhật và phương thức quản trị Toyota. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: có khả năng ứng dụng vào hoạt động của công ty TNHH Tiến Thu và đem lại hiệu quả cho công tác tạo động lực cho người lao động. Keywords. Người lao động; Động lực làm việc; Quản lý nguồn nhân lực; Tạo động lực Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài a. Nhân lực là nguồn lực quan trọng, bên cạnh hiệu quả hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị thì năng suất lao động của con người góp phần chủ yếu đem lại thành công cho tổ chức. Nguồn nhân lực đảm bảo nguồn sáng tạo trong tổ chức và nếu không có những con người làm việc hiệu quả thì mọi tổ chức sẽ không thể nào đạt tới mục tiêu của mình [11, tr. 9]. Mục đích sâu xa của quản trị nhân sự trong một tổ chức là làm thế nào để mọi nhân viên, lao động hoạt động với năng suất cao nhất có thể để đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Muốn như vậy cần phải tổ chức lao động hợp lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên một cách chặt chẽ cũng như động viên, khích lệ họ làm việc nhiệt tình, sáng tạo một cách tự nguyện vì tổ chức và đây là công việc mà nhà quản lý, người lãnh đạo cần phải làm tốt. b. Công ty TNHH Tiến Thu(Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Thu) là công ty hoạt động trên lĩnh vực buôn bán, phân phối mô tô, xe gắn máy với 25 năm hình thành và phát triển tại TP. Đà Nẵng. Là công ty tăng trưởng và phát triển nhờ vào nội lực của chính mình Tiến Thu đã xác định 2 con người là yếu tố quan trọng trong sự thành công của công ty. Công ty TNHH Tiến Thu là một trong số ít các doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay so với các doanh nghiệp cùng ngành. Có nhiều lao động đã gắn bó với Tiến Thu từ những ngày đầu mới thành lập và tiếp tục góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đến bây giờ. Đây là biểu hiện của việc quan tâm động viên, khích lệ hợp lý đối với đội ngũ nhân viên, lao động trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Nhưng hiện nay xuất hiện những hiện tượng nhân viên bỏ giờ làm, nhân viên phục vụ khách hàng không nhiệt tình, có dấu hiệu nhân viên trục lợi từ khách hàng khi thay thế phụ tùng, bảo dưỡng xe máy mặc dù mức thu nhập lương hiện hưởng của các nhân viên là khá đảm bảo so với các lao động khác tại địa phương. Đây là những biểu hiện của việc không có động lực làm việc hoặc làm việc với động cơ, động lực không phù hợp với mục tiêu của tổ chức. c. Với mong muốn sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân lực cho hoạt động của công ty Ban giám đốc của công ty quan tâm đầu tư cho việc quản lý nhân sự ngày càng nhiều hơn như thuê công ty ngoài viết phần mềm quản lý nhân sự để thay thế phần mềm cũ, đầu tư mua sắm thay mới các máy chấm công, hệ thống camera giám sát, thực hiện tốt việc trả lương, thưởng, các chế độ chính sách đối với nhân viên. Nhưng liệu việc tăng cường kiểm tra giám sát đối với nhân viên hay việc tăng lương, thưởng có đem lại kết quả như mong muốn của lãnh đạo công ty, có đem lại hiệu quả sử dụng lao động như mong đợi ứng với mục tiêu hoạt động tình hình và điều kiện hiện nay của công ty. Việc động viên, khích lệ nhân viên làm việc là điều cần thiết nhưng chính sách, cách thức động viên khích lệ như thế nào là hợp lý? như thế nào mới mang lại hiệu quả tốt nhất? Trên cơ sở đó tác giả xác định đề tài cho mình là:“Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH Tiến Thu”. Qua đề tài này tác giả mong muốn lựa chọn được khung lý luận và đánh giá được thực trạng công tác tạo động lực tại công ty TNHH Tiến Thu từ đó đưa ra được những giải pháp hữu ích, khả thi cho công ty trong việc tạo động lực làm việc cho lao động tại công ty. Với mục tiêu như trên thì những câu hỏi đặt ra cho đề tài cần giải quyết được đó là: d. Động lực lao động và tạo động lực cho người lao động là gì? e. Các yếu tố tác động đến động lực của người lao động? f. Các lý thuyết về tạo động lực? g. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động hiện nay tại công ty TNHH Tiến Thu? h. Đánh giá động lực lao động và nhu cầu của người lao động tại Công ty TNHH Tiến Thu? i. Để tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tiến Thu cần phải làm gì? Làm như thế nào? 2. Tình hình nghiên cứu a. Với lý do và mục đính chọn đề tài như trên thì nguồn tài liệu sử dụng để nghiên cứu là các tài liệu về hành vi tổ chức của Jame L.Gibson, Nguyễn Hữu Lam để xác định được các yếu tố tác động đến hành vi của người lao động trong tổ chức. Các lý thuyết về động lực và việc tạo động lực trong tổ chức trong đó chú trọng các lý thuyết theo nội dung như thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow, thuyết nhu cầu ERG của Alderfer, thuyết hai nhân tố của Herzberg, thuyết nhu cầu của McClelland; các lý thuyết theo quy trình như thuyết kỳ vọng của Victor Vroom và thuyết công bằng của Stacey Adam từ đó xác định được động lực, các yếu tố tác động đến động lực làm việc, cách tạo động lực làm việc đối với nhân viên. 3 b. Bên cạnh đó còn sử dụng các tài liệu về quản trị nguồn nhân lực, lãnh đạo và văn hóa tổ chức, để xem xét đến các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực cũng như cách thức tác động đến nhân sự của công ty để nâng cao hiệu quả việc tạo động lực. c. Công tác tạo động lực cho người lao động phải được thực hiện thường xuyên và liên tục bởi lẽ tổ chức và các yếu tố trong lẫn bên ngoài tổ chức luôn thay đổi, nhu cầu của người lao động cũng vậy. Trước yêu cầu của việc tạo động lực thường xuyên và liên tục thì tổ chức phải sử dụng các chính sách, các công cụ, các quy trình thích hợp để liên tục thúc đẩy các thành viên trong tổ chức mình. Mặt khác công ty TNHH Tiến Thu là đại lý của các hãng Honda, Yamaha nhiều năm, nhân sự của công ty cũng được các công ty mô tô từ Nhật Bản này đào tạo rất nhiều chương trình từ kỹ thuật lắp ráp, bảo trì đến sữa chữa mô tô. Cách thức bố trí các hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị của công ty cũng theo các quy định của phía nhà cung cấp chủ yếu là Honda và Yamaha nên việc nghiên cứu các phương thức quản trị theo kiểu Nhật như Phương thức quản trị của Toyota của tác giả Jeffrey K. Liker (2006), hay triết lý quản trị Kaizen để xây dựng nên quy trình tạo động lực cho người lao động được cải tiến liên tục và những yếu tố để tạo nên nếp văn hóa tổ chức hỗ trợ, duy trì cho việc tạo động lực này cũng là điều cần thiết. d. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều tác giả nghiên cứu về hành vi trong tổ chức hay công tác quản trị nhân sự như tác giả Nguyễn Hữu Lam; tác giả Nguyễn Hữu Thân với cuốn sách Quản trị nhân sự xuất bản năm 2004, tác giả Lê Quân với cuốn sách Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá thành tích xuất bản năm 2008… các nghiên cứu này đều ít nhiều bàn đến việc sử dụng các biện pháp, các chính sách, các công cụ để tạo động lực lao động nhưng vẫn chưa có nghiên cứu tập trung vào vấn đề này cụ thể, riêng biệt. e. Mặt khác, tại công ty Tiến Thu tuy có nhiều chương trình, nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nhân sự nhưng chưa có công trình nào nhiên cứu hay bàn về vấn đề tạo động lực làm việc đối với nhân viên, người lao động, do vậy tác giả mong muốn xây dựng được khung lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực tại công ty TNHH Tiến Thu từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý, khả thi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Lựa chọn được khung lý luận về tạo động lực làm việc cho nhân viên, người lao động. b. Đánh giá được thực trạng công tác tạo động lực tại công ty TNHH Tiến Thu. c. Đưa ra được những giải pháp hữu ích, khả thi về việc tạo động lực làm việc cho lao động tại công ty TNHH Tiến Thu. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Về đối tượng nghiên cứu: b. Các yếu tố tác động đến động lực và các lý thuyết về tạo động lực đối với người lao động. c. Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của đội ngũ nhân viên, lao động tại công ty TNHH Tiến Thu và thực trạng công tác tạo động lực tại Công ty. d. Về phạm vi nghiên cứu: e. Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Tiến Thu có 12 cơ sở, cửa hàng trên địa bàn TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Vì khoảng cách di chuyển là khá thuận lợi nên tác giả chọn địa điểm 4 nghiên cứu là trụ sở công ty TNHH Tiến Thu đặt tại 197 Phan Chu Trinh – TP Đà Nẵng và toàn bộ 12 cửa hàng của Công ty. f. Thời gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu dựa trên lịch sử hình thành và phát triển của công ty và đặc biệt là tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây thông qua các báo cáo số liệu trong những năm 2011, 2012, 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Việc nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp các số liệu từ hoạt động của công ty, phân tích các chính sách nhân sự của công ty, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo công ty, phỏng vấn nhân viên thông qua bảng hỏi để đánh giá thái độ làm việc của đội ngũ lao động trong công ty, đánh giá hiệu quả của việc tạo động lực đối với lao động của công ty. b. Phiếu điều tra (bảng hỏi) gồm 30 câu hỏi được thiết kế với nội dung đơn giản dễ hiểu dễ trả lời được chia làm 4 nhóm: c. Nhóm 1: gồm 6 câu hỏi dùng để đánh giá tác động từ các yếu tố thuộc về người lao động. d. Nhóm 2: gồm 8 câu hỏi dung để đánh giá tác động từ các yếu tố thuộc về công việc. e. Nhóm 3: gồm 10 câu hỏi dùng để đánh giá tác động từ các yếu tố thuộc về tổ chức. f. Nhóm 4: gồm 6 câu hỏi dùng để đánh giá động lực làm việc của nhân viên. g. Đồng thời để đảm bảo tính đại diện thì việc điều tra bằng phiếu điều tra (bảng hỏi) được triển khai thực hiện đảm bảo ít nhất 50% số lượng lao động trong một bộ phận, phòng ban, đảm bảo cân bằng giữa tỉ lệ lao động nam, nữ trong việc phát phiếu điều tra; riêng những vị trí có 01 lao động thì phát phiếu điều tra 100%. Số lượng phiếu điều tra dự kiến phát ra là 153 phiếu trên tổng số 290 lao động, số lượng các phiếu điều tra được phân bố như sau: 6. Tên chức vụ, bộ phận 7. Số lượng 8. Nam 9. Nữ 10. Số phiếu phát ra 11. Giám đốc &Phó giám đốc 12. 02 13. 01 14. 01 15. 01 16. Ban điều hành cửa hàng 17. 05 18. 04 19. 01 20. 03 21. Trưởng phòng bán hàng 22. 01 23. 01 24. 0 25. 01 26. Trưởng phòng dịch vụ & kỹ thuật 27. 01 28. 01 29. 0 30. 01 31. Trưởng phòng hành chính & nhân sự 32. 01 33. 01 34. 0 35. 01 36. Trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng 37. 01 38. 0 39. 01 40. 01 41. Phụ trách kiểm soát 42. 01 43. 0 44. 01 45. 01 46. Thủ quỹ 47. 01 48. 0 49. 01 50. 01 51. Bộ phận bán hàng 52. 43 53. 32 54. 11 55. 22 56. Bộ phận kế toán 57. 45 58. 4 59. 41 60. 23 5 61. Bộ phận dịch vụ & kỹ thuật 62. 106 63. 99 64. 07 65. 54 66. Bộ phận nhân sự 67. 02 68. 02 69. 0 70. 01 71. Bộ phận chăm sóc khách hàng 72. 03 73. 01 74. 02 75. 02 76. Bộ phận phụ tùng 77. 36 78. 6 79. 30 80. 18 81. Bộ phận biển số 82. 05 83. 02 84. 03 85. 03 86. Bộ phận kho 87. 10 88. 7 89. 3 90. 6 91. Bộ phận lễ tân tạp vụ & bảo vệ 92. 27 93. 10 94. 17 95. 14 96. Tổng cộng 97. 290 98. 170 99. 119 100. 153 101. Những đóng góp mới của luận văn a. Hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan đến tạo động lực cho người lao động. b. Phản ánh thực trạng hoạt động tạo động lực tại Công ty TNHH Tiến Thu nêu lên những ưu và nhược điểm. c. Trên cơ sở hệ thống lý luận và kết quả phân tích thực trạng, vận dụng lý luận vào thực tế để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực cho người lao động áp dụng riêng cho công ty TNHH Tiến Thu. Thông qua đó giúp củng cố đội ngũ nhân sự, tạo thế mạnh trong quá trình phát triển theo định hướng của Công ty. 102. Kết cấu nội dung luận văn a. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương như sau: b. Chương 1: Một số cơ sở lý luận về động lực và việc tạo động lực cho lao động c. Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho lao động tại công ty TNHH Tiến Thu. 103. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH Tiến Thu. References. 1. Nguyễn Văn An (2013), “Đào tạo và phát triển nghề ở Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng (36), Tr. 13 – 16. 2. Anna, B. and Pspitone, J.S. (2001), Bí quyết truyền cảm hứng cho cấp dưới, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Công ty TNHH Tiến Thu (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, Đà Nẵng. 6 4. Công ty TNHH Tiến Thu (2013), Báo cáo của phòng nhân sự về tình hình nhân sự tháng 4 năm 2013, Đà Nẵng. 5. Công ty TNHH Tiến Thu (2013), Quy chế nhân sự, Đà Nẵng. 6. Công ty TNHH Tiến Thu (2013), Quy chế đào tạo, Đà Nẵng. 7. Trần Kim Dung (2010), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh. 8. Christina, O. and Ken, L. (2006), Đánh giá năng lực nhân viên, Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh. 9. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Edgar, H.S. (2010), Văn hóa tổ chức và lãnh đạo (dịch Nguyễn Phúc Hoàng), Nxb Thời Đại, Hà Nội. 11. George, T.M. and John, W.B. (2002), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội; 12. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 13. Hoàng Văn Hải (2012), Tinh thần Doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Khắc Hoàn (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế ”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, (60), Tr. 71 – 77. 15. Jame L.G. (2011), Tổ chức, hành vi, cơ cấu, quy trình (dịch ThS.Phan Quốc Bảo và nhóm dịch thuật Đại học Duy Tân), Nxb Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh. 16. Jeffrey, K. L. (2006), Phương thức Toyota, Nxb Lao động & Xã hội, Hà Nội. 17. Jonh, C. M. ( 2008), Tinh hoa lãnh đạo, Nxb Lao động & Xã hội, Hà Nội. 18. Lê Quân (2008), Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá thành tích, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội. 19. Masaaki, I. (2010), Kaizen chìa khóa sự thành công trong quản lý của Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam. 20. Michale, M. (2008), Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh. 21. Robert, H. (2007), Động viên nhân viên, Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh. 22. Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội. 23. Hoàng Minh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nhân viên công ty điện lực Chương Mỹ - Tổng công ty điện lực Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế, Khoa quản trị kinh doanh Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7 24. Phạm Thị Thu Trang (2010), Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Website. 25. Trần Phú An (2013), 14 nguyên tắc đưa Toyota đến sự hoàn hảo, Http://www.Doanhnhansaigon.Vn/Online/The-Gioi-Quan-Tri/Doc-Sach/2013/02/1072095/14- Nguyen-Tac-Dua-Toyota-Den-Su-Hoan-Hao/ 26. Nguyễn Dũng (2011), phương pháp phản hồi 360 độ, Http://www.Quantrinhansu.Com.Vn/2011/01/Phuong-Phap-Phan-Hoi-360-O-360-Degree.Html. Nguyễn Tuân (2013), Vai trò KPI trong quản trị mục tiêu, http://ieit.edu.vn/vi/dich-vu/tu-van-bsc- kpi/item/226-vai-tro-kpi-trong-quan-tri-muc-tieu. . hiện nay tại công ty TNHH Tiến Thu? h. Đánh giá động lực lao động và nhu cầu của người lao động tại Công ty TNHH Tiến Thu? i. Để tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tiến Thu cần phải. 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho lao động tại công ty TNHH Tiến Thu. 103. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH Tiến Thu. References vào hoạt động của công ty TNHH Tiến Thu và đem lại hiệu quả cho công tác tạo động lực cho người lao động. Keywords. Người lao động; Động lực làm việc; Quản lý nguồn nhân lực; Tạo động lực

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w