1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tổ chức nhân sự trong tái cấu trúc tổng công ty cổ phần VINACONEX

12 579 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 358,97 KB

Nội dung

Giải pháp Tổ chức nhân sự trong Tái cấu trúc Tổng công ty cổ phần VINACONEX Vũ Văn Sơn Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Đỗ Xuân Trường Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Quản lý nhân sự; Doanh Nghiệp. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đặt biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chưa tương xứng với kỳ vọng của các cấp lãnh đạo và nhân dân. Một số Tập đoàn, Tổng công ty mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng ngành nghề, thành lập nhiều công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đầu tư tràn lan mà không chú trọng vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính. Hàng loạt đơn vị tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực ngoài ngành như bất động sản, tài chính…nhưng lại thiếu năng lực, kinh nghiệm, không có thế mạnh trong các lĩnh vực nêu trên nên hiệu quả hiệu quả đầu tư không cao, không tạo được sản phẩm, dịch vụ đủ sức và có ưu thế cạnh tranh. Mặt khác, do năng lực quản trị doanh nghiệp yếu kém, bộ máy tổ chức, nhân sự cồng kềnh kém hiệu quả, đầu tư dàn trải không thu hồi được vốn, cùng với việc theo dõi, giám sát của cơ quan chức năng bị buông lỏng, không sâu sát và sự chỉ đạo không kịp thời. Do vậy, dẫn đến tình trạng một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thua lỗ, phá sản ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của nền kinh tế. Các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực then chốt trong nên kinh tế quốc dân và có vài trò, vị trí quan trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước. Bởi vậy, công tác tái cấu trúc các Tập đoàn, Tổng công ty phải đưa lên hàng đầu và cần làm ngay, làm triệt để. Mặc dù chủ trương của Nhà nước là vậy. Tuy nhiên, thực tế các Tập đoàn, Tổng công ty vẫn chỉ chú trọng tới chữa bệnh chứ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phòng bệnh. Điều này thể hiện qua việc các Tập đoàn, Tổng công ty chỉ bàn đến đổi mới, sắp xếp và tái cấu trúc khi doanh nghiệp khi đã rơi vào tình trạng bế tắc, trì trệ, chẳng hạn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc thậm chí phá sản. Hầu như chưa có doanh nghiệp nào nghĩ tái cấu trúc công ty nhằm phục vụ chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả. Lại càng ít doanh nghiệp nhận ra việc cần thiết tái cấu trúc định kỳ trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Từ năm 2003, VINACONEX đã lần lượt cổ phần hoá các đơn vị thành viên và đến cuối năm 2005 đã cổ phần hoá xong các đơn vị thành viên. Trên cơ sở cổ phần hoá thành công các đơn vị thành viên, VINACONEX đã được Chính phủ và Bộ Xây dựng lựa chọn là Tổng công ty Nhà nước đầu tiên thí điểm thực hiện cổ phần hóa và từ tháng 12/2006, VINACONEX chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, hoạt động theo các quy định của Luật Doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành cổ phần hóa toàn, Tổng công ty cổ phần VINACONEX và các đơn vị đi vào hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bình đẳng trước pháp luật, không còn cơ chế mệnh lệnh hành chính, xin - cho như trước đây. Sau cổ phần hoá, VINACONEX tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và năm 2008, VINACONEX bắt đầu tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng thu gọn các đơn vị đầu mối, tập trung nguồn lực tổng hợp vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là xây lắp và kinh doanh bất động sản, đồng thời từng bước hoàn chỉnh mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con, xây dựng cơ chế vận hành giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, do là đơn vị thực hiện thí điểm cổ phần hóa, trong khi các quy định của Nhà nước đối với các Tổng công ty Nhà nước sau cổ phần hoá, cũng như quy định về tổ chức, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con còn thiếu và chưa hoàn chỉnh, nên trong quá trình tái cấu trúc, VINACONEX gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong việc xây dựng bộ máy tổ chức – nhân sự và xây dựng cơ chế quản lý điều hành theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Ngoài ra, trước tình hình kinh tế khó khăn của đất nước, chính sách thắt chặt chi tiêu công, hạn chế tín dụng của hệ thống ngân hàng và tình hình bất động sản đóng băng…tạo ra áp lực rất lớn về tài chính cho các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản nói chung và VINACONEX nói riêng, buộc các doanh nghiệp phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, tổ chức lại bộ máy, sắp xếp lại nhân sự để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh và thích ứng với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, sau khi được lĩnh hội các kiến thức quý báu do các thầy, cô truyền đạt trong quá trình học tập tại Trường Đại học kinh tế, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp Tổ chức nhân sự trong Tái cấu trúc Tổng công ty cổ phần VINACONEX” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu quốc tế Thông qua bài dịch được đăng trên trang Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế và xã hội quốc gia (http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/taicautrucdoanhnghiepo-nd- 16410.html), giúp chúng ta nắm được bối cảnh tái cấu trúc, mục tiêu của các doanh nghiệp khi tái cấu trúc, chính sách của các chính phủ khi tái cấu trúc các doanh nghiệp và các bước tiến hành tái cấu trúc của các doanh nghiệp ở Hàn Quốc, Trung Quốc. Trên cơ sở đó các tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đây thực sự là những phân tích hết sức ý nghĩa, là những bài học cho các Tập đoàn, Tổng công ty của Việt Nam trong quá trình cải cách, đổi mới doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên tạp chí nghiên cứu kinh doanh quốc tế số 2, năm 2011 của tác giả Long Pham (New Mexico State University) tác giả nêu bối cảnh đổi mới cải cách nền kinh tế Việt Nam, qua đó phân quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp thông qua hoạt động cổ phần hóa. Qua bài viết tác giả đã đề cập đến việc nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt gắn với công tác quản trị nguồn nhân lực. Tuy nhiên trong phân tích của tác giả chỉ nêu những nội dung lý thuyết giữa hoat động quản lý nguồn nhân lực với hoạt động tài chính, không phân tích làm thế nào những hoạt động quản trị nguồn nhân lực đi vào thực tế ở doanh nghiệp. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay, các nội dung liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đã được khá nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và phân tích rất kỹ thông qua các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, qua các đề tài của nghiên cứu sinh hoặc thông qua các cuộc hội thảo…Sau đây là một số nghiên cứu của một số tác giả như sau: Tác giả Ngô Kim Thanh, trong bài viết “Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước- giải pháp phát triển bền vững” trên mục nghiên cứu và trao đổi, tạp chí kinh tế và dự báo số 21/2009. Trong bài này, tác giả Ngô Kim Thanh đã đề cập các nội dung cơ bản như: quan niệm về tái cơ cấu, sự cần thiết phải tái cơ cấu, nguyên nhân của việc tái cơ cấu doanh nghiệp, những vấn đề lưu ý thi tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam và ý nghĩa của việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Tác giả đã liên hệ thực tế việc tái cấu trúc một số ngân hàng Việt Nam như VIB Bank, VP Bank và Vietcombank và cũng cho chúng ta thấy những lợi ích mang lại cho các ngân hàng khi thực hiện tái cơ cấu. Tác giả đi đến kết luận để tái cấu trúc và cổ phần hoá thành công các doanh nghiệp phải thực hiện một cách triệt để, toàn diện các giải pháp sau: thứ nhất, là tái cơ cấu bộ máy quản lý và nguồn nhân lực, rà soát lại và phân công chức trách nhiệm vụ, quyền hành của của các bộ phận lao động; thứ hai tái cơ cấu quản trị: cơ chế, chính sách, rà soát và thay đổi hợp lý các quy trình công việc, quy chế, quy định…thứ ba, tái cơ cấu các hoạt động: mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chủng loại hàng hoá…; thứ tư, tái cơ cấu các nguồn lực: cơ cấu danh mục tài sản, cơ cấu tài chính phù hợp với chiến lược kinh doanh mới. Bài nghiên cứu trên giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp và các giải pháp toàn diện liên quan đến hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các ví dụ minh hoạ cho hoạt động tái cấu trúc ở các ngân hàng, tác giả mới chỉ tập trung phân tích các giải pháp thay đổi hoạt động quản lý và mô hình quản lý nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Chứ chưa phân tích một cách toàn diện các giải pháp liên quan đến tái cơ cấu tổ chức, đặc biệt là những giải pháp quan trọng liên quan đến tổ chức, nhân sự. Tác giả Đoàn Quỳnh Hương - Học viên tài chính “Một số quan điểm cơ bản về tái cơ cấu vốn của doanh nghiệp Nhà nước” được đăng trên tạp chí Thanh tra tài chính số 81 (tháng 3-2009). Trong bài viết của mình, tác giả Đoàn Quỳnh Hương đi sâu phân tích các quan điểm về tái cơ cấn vốn của doanh nghiệp nhà nước. Tác giả đã phân tích được ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhà nước và đề cập thực trạng những điểm bất cập trong hoạt động tái cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước. Nội dung phân tích của tác giả giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp ở góc độ tài chính tuy nhiên trong phân tích chưa có liên hệ thực tế ở một doanh nghiệp cụ thể nào và chưa đưa ra được các lời khuyên cụ thể về cách thức xây dựng cơ cấu vốn như thế nào là hợp lý để mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết trên chỉ dừng lại ở phân tích tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ở khía cạnh tái cơ cấu vốn, chứ chưa phân tích đầy đủ các khía cạnh khác liên quan đến hoạt động tái cấu trúc. Tác giả Phạm Mạnh Thường, trong bài “Tái cơ cấu qua hoạt động mua bán nợ: Một phương thức thúc đẩy cổ phần hoá và phát triển doanh nghiệp nhà nước” được đăng trên tạp chí tài chính doanh nghiệp tháng 11/2009. Bài viết của tác giả giúp chúng ta có cái nhìn khác liên quan đến hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đó là hoạt động mua bán nợ. Tác giả đã phân tích và liên hệ thực tế hoạt động cổ phần hoá ở một số doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ, Công ty cổ phần Procimec. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị về cơ chế, chính sách nhằm đưa ra các hành lang pháp lý để xử lý các vấn đề mua bán nợ khi tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp. Tác giả Thái Dương, trong bài “Tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp” đăng trên báo Diễn đàn doanh nghiệp số 12 (322) - Kỳ 4/3/2011. Tác giả đã phân tích thực trạng tái cơ cấu, cải cách doanh nghiệp Việt Nam và giúp chúng ta thấy rõ những mặt còn hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam về các mặt: đổi mới công nghệ, hiệu quả đầu tư, hiệu quả quản lý điều hành, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp… Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp dài hơi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số giải pháp đưa ra tập trung vào việc thiết lập những tiêu chuẩn đánh giá, giám sát doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước chứ chưa đi vào phân tích ở cấp độ vi mô, nội tại của từng doanh nghiệp. Tác giả Hay Sinh (Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) và tác giả Nguyễn Kim Đức (Công ty TNHH thẩm định giá EIC VN) “Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước dưới góc nhìn của thẩm định giá trị doanh nghiệp” đăng trên Tạp chí phát triển và hội nhập số 6 (16)- Tháng 9-10/2012. Các tác giả đã nêu nguyên nhân và phân tích tính bức thiết phải tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, thực trạng công tác tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước liên quan đến các giải pháp về cổ phần hoá, thoái vốn, mua bán, sáp nhập…và những bất cập trong công tác tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong phân tích các tác giả tập trung phân tích khía cạnh thẩm định giá trị doanh nghiệp, liên quan đến các hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thẩm định giá trị doanh nghiệp, giúp cho hoạt động cổ phần hoá DNNN đạt hiệu quả cao. Nhìn chung, tác tác giả trên tập trung nghiên cứu ở phạm vi rộng, tầm vĩ mô liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp gắn với tái cơ cấu vốn, tái cơ cấu mua bán nợ, thẩm định giá trị doanh nghiệp, tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá nhưng chưa đi sâu phân thích hoạt động tái cấu trúc gắn với một doanh nghiệp cụ thể nào, cũng như chưa phân tích hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá, đặc biệt chưa phân tích hoạt động hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với công tác tổ chức, nhân sự. Do vậy, các giải pháp của một số tác giải đưa ra mang tính định hướng và cần phải nghiên cứu kỹ mới có thể áp dụng cho một doanh nghiệp cụ thể, đặt biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới tái cấu trúc, tổ chức và nhân sự tại VINACONEX, hiện tại có một số đề tài như: “Giải pháp hoàn thiện chiến lược tái cơ cấu, tái cấu trúc của Tổng công ty cổ phần Vinaconex giai đoạn 2010-2015” - Vũ Đức Thịnh, luận văn thạc sỹ 2011. “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Tổng công ty cổ phần VINACONEX” - Nguyễn Thuỳ Linh, luận văn thạc sỹ năm 2009; “Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam” - Nguyễn Thị Xuân, luận văn thạc sỹ năm 2010; “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Tổng công ty cổ phần VINACONEX” - Nguyễn Tuấn Cường, luận văn thạc sỹ năm 2011. Tuy nhiên, trong các nội dung nghiên cứu của các tác giả trên chỉ tập đề cập các vấn riêng lẻ về tái cấu trúc, đào tạo, quản trị nhân lực, cụ thể như sau: Như tác giả Nguyễn Đức Thịnh, nghiên cứu về tái cấu trúc gắn với chiến lược của doanh nghiệp thông qua việc phân tích mô hình SWOT và đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tái cơ cấu, tái cấu trúc Tổng công ty nhưng một số giải pháp đưa ra vẫn khá chung chung và chưa hướng tới giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh trong tái cấu trúc, nhất là các vấn đền liên quan đến công tác tổ chức – nhân sự. Tác giả Nguyễn Thuỳ Linh nghiên cứu về vấn đề đào tạo nhưng tập trung phạm vi nghiên cứu trên cơ quan Tổng công ty mà chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu xuống các đơn vị thành viên. Do vậy, các giải pháp đưa ra chưa tổng thể, chưa đồng bộ trong hệ thống của VINACONEX. Về công tác quản trị nhân lực có các tác giả: Nguyễn Tuấn Cường và Nguyễn Thị Xuân. Cả hai tác giả đã mở rộng phạm vi nghiên cứu xuống các đơn vị thành viên. Trong các nghiên cứu của mình, hai tác giả trên đã phân tích được thực trạng quản trị nguồn nhân lực và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại VINACONEX. Tuy nhiên, trong phần phân tích thực trạng, cả hai tác giả chưa đi phân tích sâu, kỹ càng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty mà mới dừng ở mức độ thống kê và mô tả các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Do vậy, các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực vẫn chung chung, chưa triệt để. Như vậy, đã có nhiều đề tài nghiên về tái cơ cấu, tái cấu trúc doanh nghiệp ở khía cạnh tái cơ cấu nguồn vốn, mua bán nợ, quản trị doanh nghiệp, chiến lược hoặc nghiên cứu riêng lẻ các vấn đề đào tạo, quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp nhà nước nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về công tác tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với mối quan hệ với công tác tổ chức, nhân sự tại các Tổng công ty Nhà nước sau cổ phần hoá. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này sẽ đem lại những đóng góp mới về lĩnh vực tổ chức, nhân sự, giúp VINACONEX hoàn thiện công tác tổ chức – nhân sự trong quá trình tái cấu trúc nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây:  Nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức, nhân sự và tái cấu trúc;  Nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc của VINACONEX từ đó phát hiện ra những vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức, nhân sự cần giải quyết.  Đưa ra giải pháp về tổ chức - nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tái cấu trúc VINACONEX. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, cũng như giúp cho việc tập trung hướng nghiên cứu đạt kết quả, tác giả đã đặt ra câu hỏi cho từng chương, cụ thể như sau:  Mối quan hệ giữa tái cấu trúc với cơ cấu tổ chức - nhân sự ra sao ?. Câu hỏi này sẽ được lý giải trong Chương 1.  Việc tái cấu trúc tại VINACONEX được triển khai như thế nào? và vấn đề về tổ chức nhân sự cần giải quyết trong tái cấu trúc doanh nghiệp là gì ? Hai câu hỏi này sẽ được lý giải trong Chương 2.  Sẽ giải quyết về vấn đề tổ chức, nhân sự ra sao ? và giải pháp nào về tổ chức nhân sự có tính khả thi cao cho VINACONEX ?. Hai câu hỏi này sẽ được lý giải trong Chương 3. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tổ chức - nhân sự trong quá trình tái cấu trúc đang diễn ra tại Tổng công ty cổ phần VINACONEX. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn nghiên cứu là những vấn đề có liên quan đến công tác tái cấu trúc và tổ chức, nhân sự trong phạm vị Tổng công ty cổ phần VINACONEX và các đơn vị thành viên sau cổ phần hoá, tập trung trong giai đoạn từ 2008 đến 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1Các phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp phân tích tổng hợp Trên cơ sở thu thập tài liệu giáo trình, sách báo, tạp chí, tài liệu của doanh nghiệp và tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả đã tập hợp lại thành các loại tài liệu khác nhau riêng biệt về nội dung lý thuyết và hoạt động thực tiễn liên quan đến hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp, tổ chức –nhân sự. Trong mỗi phần tài liệu này tác giả tiến hành thống kê mô tả các số liệu, tạo điều kiện cho việc phân tích, tổng hợp các nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả thống kê các tài liệu, tác giả tiến hành phân tích quá trình tái cấu trúc tại doanh nghiệp, mô hình cơ cấu tổ chức, nhân sự trước và sau khi tái cấu trúc, trên cơ sở đó tổng hợp, đánh giá chung hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp, đồng thời phát hiển ra những mặt tồn, hạn chế trong hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp, đặc biệt là những mặt liên quan đến tổ chức, nhân sự. Phương pháp nghiên cứu trên giúp tác giả có cái nhìn tổng thể về hoạt động tái cấu trúc và các khía cạnh liên quan đến hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp. c) Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Trên cơ sở dữ liệu có được thông qua việc thống kê, phân tích, tổng hợp, giúp tác giả có những nhận xét, đánh giá về hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp và vấn đề tổ chức, nhân sự. Tuy nhiên, những thông tin có được dựa vào phương pháp phân tích tổng hợp là những thông tin cần phải kiểm chứng thêm và mang yếu tổ chủ quan của người nghiên cứu. Do vậy, yêu cầu cần phải có thêm phương pháp nghiên cứu khác nhằm hạn chế yếu tổ chủ quan và khẳng định lại thông tin dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến nhiều vấn đề lý thuyết, cần phải có kiểm chứng với thực tế và lấy lý thuyết để soi vào làm rõ các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát (Phụ lục 1 và Phụ lục 3) và coi đây như một công cụ hữu hiệu trong quá trình nghiên cứu của mình. Việc điều tra bảng hỏi được thực hiện thông qua việc phát phiếu điều tra theo mẫu có sẵn (gửi trực tiếp) hoặc theo cách thức gửi đường link có mẫu phiếu khảo sát cho đối tượng cần điều tra thông qua mạng internet. Sau khi đối tượng được khảo sát nhận được đường link có mẫu phiếu khảo sát, họ cho ý kiến cá nhân vào mẫu phiếu khảo sát. Trên cơ sở kết quả thống kê có được, tác giả phân tích số liệu thu thập được để đưa vào nội dung luận văn. Đối tượng nghiêu cứu là 134 người trong tổng số 200 cán bộ công nhân viên cơ quan Tổng công ty. d)Phương pháp phỏng vấn Trên cơ sở tổng hợp kết quả phiếu khảo sát, tác giả đã tổng hợp các số liệu và đưa ra một số nhận xét, đánh giá về các vấn đề có liên quan đến tái cấu trúc, tổ chức, nhân sự và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp và kế hoạch triển khai chi tiết cho phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để việc nhận xét, đánh giá khách quan và mang tính thực tiễn, có thể áp dụng thực tế tại doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tổ chức lao động, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý và một số chuyên viên của các Ban chức năng đã tham gia trực tiếp vào hoạt động tái cấu trúc VINACONEX (10 người). Việc phỏng vấn được tiến hành một cách cởi mở thông qua cuộc gặp gỡ trực tiếp các đối tượng được phỏng phấn, theo các câu hỏi đã chuẩn bị trước (Phụ lục 2). Ngài ra, nội dung phỏng vấn cũng gợi mở để các đối tượng được phỏng vấn cung cấp thêm thông tin về quá trình tái cấu trúc của VINACONEX, cũng như có những nhận xét, đánh giá trong quá trình triển khai tái cấu trúc và những bất cập, đề xuất để cải thiện tình hình. Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi chép lại cẩn thận để sau đó tác giả phân tích, tổng hợp và lựa chọn thông tin đưa vào nội dung luận văn. 5.2 Quy trình thu thập, xử lý thông tin: Để mô hình hoá quy trình thu thập và xử lý thông tin, tác giả đã xây dựng quy trình thu thập và xử lý thông tin gồm 3 bước như hình vẽ. Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thu thập và xử lý thông tin Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu xây dựng 6. Những đóng góp của luận văn 6.1Đóng góp về lý thuyết Bước 2: Phân tích thông tin - Nhận xét và - Đánh giá ban đầu Nắm được thông tin Phát hiện vấn đề Bước 3: Kết luận - Nhận xét và - Đánh giá chính thức - Kiến nghị Giải quyết vấn đề Phương pháp - Thống kê - Phân tích, tổng hợp Bổ sung thông tin, dữ liệu - Bảng hỏi (Phụ lục 1) - Phỏng vấn (Phụ lục 2) Bước 1: Thu thập thông tin - Tài liệu của Vinaconex - Tài liệu tham khảo Việc nghiên cứu đề tài này đã hệ thống hoá các kiến thức lý thuyết liên quan đến cơ cấu tổ chức- nhân sự, tái cấu trúc và đem lại đóng góp mới trong việc nghiên cứu lĩnh vực tổ chức, nhân sự đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp, đặc biệt nghiên cứu thực tế tại một Tổng công ty nhà nước sau cổ phần. Đây là tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng viên, sinh viên khi nghiên cứu về hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp, cũng như nghiên cứu mối liên hệ giữa tái cấu trúc với tổ chức, nhân sự. Ngoài ra, đây là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, cho các doanh nghiệp ngành xây dựng khi tiến hành hoạt động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. 6.2 Đóng góp về thực tiễn Dựa trên cơ sở nghiên cứu những lý thuyết và kết quả nghiên cứu, phân tích, khảo sát, phỏng vấn và đánh giá thực tế hoạt động tái cấu trúc tại VINACONEX, tác giả đã đưa ra một số giải pháp về tổ chức, nhân sự trong tái cấu trúc từ đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tái cấu trúc và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các giải pháp rất cụ thể, bám sát tình hình thực tế tại doanh nghiệp và có thể triển khai, áp dụng tại Tổng công ty cổ phần VINACONEX. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận văn có kết cầu gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tái cấu trúc Chương 2: Thực trạng công tác Tổ chức nhân sự trong Tái cấu trúc Tổng công ty cổ phần VINACONEX Chương 3: Một số giải pháp về Tổ chức nhân sự trong Tái cấu trúc tại Tổng công ty cổ phần VINACONEX. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty Nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. [...]... Thị Việt Nga (2012), Tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 11 Ngô Kim Thanh (2009), Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước- giải pháp phát triển bền vững”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 21/2009 12 Vũ Đức Thịnh (2011), Giải pháp hoàn thiện chiến lược tái cơ cấu, tái cấu trúc của Tổng công ty cổ phần Vinaconex giai đoạn... 17/7/2012 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011- 2015 14 Phạm Mạnh Thường (2009), Tái cơ cấu hoạt động mua bán nợ: Một phương thức thúc đẩy cổ phần hoá và phát triển doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 11/2009 15 Nguyễn Thị Xuân (2011), Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Tổng công ty cổ phần VINACONEX, Luận văn... Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần 3 Nguyễn Tuấn Cường (2011), Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Thái Dương (2011), Tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp”, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, số 12 (322) - Kỳ 4/3/2011... xuất bản Thống Kê 7 Nguyễn Ngọc Huyền (2008), Giáo trình Khởi sự Kinh doanh và Tái lập doanh nghiệp, NXB ĐH KTQD, Hà Nội 8 Đoàn Quỳnh Hương (2009), “Một số quan điểm cơ bản về tái cơ cấu vốn của doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Thanh tra tài chính, số 81 9 Nguyễn Thuỳ Linh (2009), Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, Luận văn thạc sỹ,... Design 21 The center for servey research – University of Virginia (2011): Human Resources Restructuring Servey Website: 22 http://www.domi.org.vn/tin-tuc-su-kien/tin-tu-van/tai-cau-truc-kinh-nghiem-tu-nhungtap-doan-hang-dau.2786.html (Viện quản lý và phát triển năng lực tổ chức) 23 http://kinhtevadubao.com.vn/doanh-nghiep/hien-ke-cho-quan-tri-nhan-su -trong- tai-cautruc-dn-1406.html (Tạp chí kinh tế và... tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia) 25 http://www.tapchitaichinh.vn/Quan-tri-doanh-nghiep/Hien-ke-cho-quan-tri-nhan-sutrong-tai-cau-truc-doanh-nghiep/29991.tctc (Tạp chí tài chính -Bộ tàichính) http://www.vcci.com.vn/tin-vcci/2013821184847871/vai-tro-cua-quan-tri-nhan-su -trong- taicau-truc-doanh-nghiep.htm . về tái cấu trúc Chương 2: Thực trạng công tác Tổ chức nhân sự trong Tái cấu trúc Tổng công ty cổ phần VINACONEX Chương 3: Một số giải pháp về Tổ chức nhân sự trong Tái cấu trúc tại Tổng công. tái cơ cấu, tái cấu trúc của Tổng công ty cổ phần Vinaconex giai đoạn 2010-2015” - Vũ Đức Thịnh, luận văn thạc sỹ 2011. “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Tổng công ty cổ phần VINACONEX -. cơ cấu tổ chức, nhân sự và tái cấu trúc;  Nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc của VINACONEX từ đó phát hiện ra những vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức, nhân sự cần giải quyết.  Đưa ra giải

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w