Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Trần Thị Trang Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý vốn; Quản lý tài chính. Content MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với một nền kinh tế phát triển và hội nhập thì bất kỳ một sự thay đổi nào cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định chung đến nền kinh tế thế giới. Trong những năm vừa qua, kinh tế thế giới đang đứng trước một loạt các cuộc khủng hoảng dây chuyền của hệ thống các ngân hàng lớn. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, thách thức đối với các ngân hàng là cần xây dựng đủ mạnh cả về thế và lực trong hoạt động kinh doanh, không ngừng học hỏi, phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ sản phẩm cung ứng ra thị trường, kết hợp hài hòa giữa hoạt động huy động vốn và cho vay cân đối. Nhưng trên thực tế, để cân đối và quản lý tốt nguồn vốn huy động là điều rất phức tạp, yêu cầu đặt ra với nhà lãnh đạo ngân hàng, làm sao quản lý nguồn vốn hiệu quả cao nhất, cho mức sinh lời tối ưu trong điều kiện rủi ro thấp nhất trong cả những điều kiện nền kinh tế là suy yếu. Trước đây, khi mà những ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ hoạt động với qui mô nhỏ, do vậy các ngân hàng thường không phải chịu áp lực về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Hầu hết các ngân hàng chỉ quan tâm đến danh mục tài sản Có, quan tâm đến phát triển dư nợ và quản lý các rủi ro tín dụng, chưa chú trọng, quan tâm đến quản lý nguồn tiền gửi, những nguồn đi vay khác. Ngân hàng chỉ quản lý quá trình phân bổ các nguồn vốn huy động cho phù hợp với các quyết định tín dụng, chưa nhìn thấy rõ tác động của biến động lãi suất đối với thu nhập từ tiền lãi của ngân hàng một cách có hệ thống. Dưới tác động của quy luật cạnh tranh, những diễn biến về lãi suất tiền vay/tiền gửi ngày càng đa dạng và phức tạp, chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới, thị trường bất động sản, các kênh huy động của định chế tàichính phi ngân hàng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại đã ảnh hưởng đến thu nhập từ tiền lãi của ngân hàng. Thực trạng này buộc các ngân hàng Việt Nam phải bước vào một quá trình đổi mới, quá trình tập trung vốn, tập trung trí tuệ, chuyển đổi mô hình tổ chức, đảm bảo đáp ứng mô thức và yêu cầu quản trị hiện đại của ngân hàng thương mại theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời là bước chuẩn bị để chuyển đổi thành những Tập đoàn tài chính - ngân hàng với qui mô lớn trong tương lai. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời chuẩn bị từng bước cho kế hoạch hình thành các tập đoàn tài chính qui mô lớn trong tương lai, một trong những vấn đề các ngân hàng thương mại cần phải thực hiện chính là công tác quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, quản lý vốn, mà trọng tâm là giải quyết công tác điều hành vốn nội bộ trong ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này, ngày 13/01/2007, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức triển khai quản lý vốn theo cơ chế tập trung (FTP) trong toàn hệ thống. Quản lý vốn theo cơ chế tập trung mới sẽ chuyển cơ chế quản lý vốn nội bộ hiện nay của BIDV từ cơ chế "vay-gửi" sang cơ chế "mua-bán" vốn. Qua đó áp dụng một giá điều chuyển vốn nội bộ thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong cùng một ngân hàng, làm cơ sở xác định thu nhập và chi phí chính xác cho từng chi nhánh và quan trọng là quản lý được các rủi ro trong công tác quản lý vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Nhận thấy việc đánh giá kết quả sau những năm đầu thực hiện là điều cấp thiết vì thế em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” 2.Tình hình nghiên cứu Liên quan đến vấn đề quản lý vốn theo cơ chế tập trung, đã có những đề tài nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. - Tác giả Nguyễn Anh Tuấn với bài viết “Công cụ định giá vốn điều chuyển”, đăng trên Tạp chí Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ngày 28/11/2011 đã bàn vấn đềđịnh giá vốn điều chuyển và ứng dụng trong quản lý Tài sản Có/Tài sản nợ trong ngân hàng thương mại. Những hạn chế của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay trong quản lý Tài sản nợ/Tài sản có và định giá vốn điều chuyển. - Báo cáo “ Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàngĐầu Tư và Phát triển Việt Nam” mã số 60.31.12.2008; Báo cáo “ Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam”, mã số 60.31.12.2010 tập trung nghiên cứu chính sách quản lý Tài sản nợ/Tài sản có của ngân hàng, chỉ ra những hạn chế và đề xuất một số giải pháp gắn liền với thực tiễn của từng giai đoạn. Đặc biệt bài báo cáo nghiên cứu kỹ giải pháp chuyển đổi cơ chế quản lý vốn theo mô hình hiện đại. - Thạc sỹ Huỳnh Kim Trí với bài “Quản trị vốn tại chi nhánh trong cơ chế FPT” đăng tải trang Website Ngân hàng Công thương Việt Nam tác giả chỉ ra được hai vấn đề cần lưu tâm khi quản trị chiến lược vốn kinh doanh cùng FTP. Một là với cùng qui mô tài sản, chi nhánh nào biết quản trị cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn theo mức độ hiệu quả của biểu lãi suất FTP sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Hai là quản trị qui mô tài sản theo tín hiệu lãi suất FTP. Ngay những ngày đầu vận hành hệ thống FTP, biểu lãi suất FTP đã thể hiện rõ tính trội dành cho chi nhánh nào sở hữu qui mô nguồn vốn có số dư bình quân lớn. Với sự điều tiết lãi suất FTP của trụ sở chính, chi nhánh có qui mô nguồn vốn huy động lớn dễ mang lại lợi nhuận kinh doanh hơn mà lại giảm thiểu rủi ro trong cho vay và đầu tư. Nói đến quản trị vốn kinh doanh tại chi nhánh theo cơ chế lãi suất FTP còn nhiều vấn đề khác nữa cần bàn như: tăng tỷ lệ thanh khoản, tiết giảm dự trữ các phương tiện thanh toán để tăng tỷ lệ vốn khả dụng, cần xem xét thêm số dư trên các tài khoản dự thu, dự trả lãi. Mặc dù đã có những nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay với những bất ổn của nền kinh tế, tiền tệ thế giới, khu vực và bối cảnh chung trong môi trường cạnh tranh trong nước, vấn đề cơ chế quản lý vốn tập trung tại các NHTM của Việt Nam nói chung, tại BIDV nói riêng vẫn cần phải được tiếp tục nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn của các ngân hàng thương mại làm cơ sở để nghiên cứu quá trình triển khai và ứng dụng quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực tiễn về việc thực hiện quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đưa ra những thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế quản lý vốn theo cơ chế tập trung trong thời gian vừa qua. -Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay - Không gian nghiên cứu: Quản lý vốn theo cơ chế tập trung hiện đang được thực thi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê. - Phương pháp mô tả, phương pháp so sánh. - Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin thực tế (thông qua kết quả thu thập thông tin của hệ thống) 6. Đóng góp của luận văn - Phân tích tình hình thực hiện Quản lý vốntheo cơ chế tập trung từ đó, đánh giá quá trình thực hiện Quản lý vốn theo cơ chếnày tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện Quản lý vốntheo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 03 chương Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn theo cơ chế tập trung của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực tiễn quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý vốntheo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật các Tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội 3. Đoàn Thanh Huệ (2010), Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 Qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. 5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 Qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. 6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Nghị quyết số 182/NQ-HĐQT ngày 11/5/07 về việc Phê duyệt Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2010. 7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2005), Quyết định về việc thành lập UB quản lý TSN-TSC. 8 .Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), Quyết định ban hành quy định về định giá chuyển vốn nội bộ. 9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), Quy định về chính sách quản lý TSN-TSC. 10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), Quy định về quản lý khả năng thanh khoản. 11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Quy chế điều hành TSN-TSC. 12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Cơ chế quản lý vốn tập trung. 13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ 14. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ 15. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quy chế tổ chức hoạt động của uỷ ban quản lý TSN-TSC. 16. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ 17. Peter S . Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính 18. Trương Võ Kim Ngân (2008), Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam 19. PGS.TS. Lê Văn Tề (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê 20. Nguyễn Anh Tuấn (2011), Công cụ định giá vốn điều chuyển, Tạp chí Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 21. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn 22. Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: www.bidv.com.vn 23. Website Ngân hàng Công thương Việt Nam:www.vietinbank.vn 24. Website Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: www.vcb.com.vn . 11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Quy chế điều hành TSN-TSC. 12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Cơ chế quản lý vốn tập trung. 13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đưa ra những thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế quản lý vốn theo cơ. 1 :Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn theo cơ chế tập trung của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực tiễn quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư