1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh phú thọ

7 597 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 260,29 KB

Nội dung

Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, với điểm xuất phát thấp, nguồn lực đầu tư hạn hẹp...; Việc chú trọng khai

Trang 1

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ

Đỗ Huyền Bảo Ngọc Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Năm bảo vệ: 2014

Abstract Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài Phân tích,

đánh giá thực trạng quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Tìm ra các nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định được những thời cơ, thuận lợi và những thách thức, khó khăn đối với Phú Thọ trong thu hút và triển khai thực hiện các dự án FDI Đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào địa bàn tỉnh phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Keywords Quản lý kinh tế; Thu hút đầu tư; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Phú Thọ

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước gần 30 năm qua, Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh

mẽ Trong các chủ trương đó, phải kể đến chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong từng giai đoạn của mỗi quốc gia Đối với các nước đang phát triển thì vốn, công nghệ, kinh nghiê ̣m quản lý là chìa khoá , điều kiện hàng đầu

để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên nhiều quốc gia đã sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để phát triển

Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, với điểm xuất phát thấp, nguồn lực đầu tư hạn hẹp ; Việc chú trọng khai thác các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài luôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới (năm 1986) đến nay Điều 1, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 23/11/1996 đã khẳng định " Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng

có lợi , Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam" [17,tr.5] Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX - Đảng Cộng sản Việt Nam xác định " Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên

Trang 2

ngoài"[26,tr.15]; đến Đại hội X tiếp tục khẳng định "Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh" và "thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành, các lĩnh vực "[27,tr.18], nhằm tạo nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp

theo hướng hiện đại vào năm 2020

Đối với Phú Thọ, là tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, được tái lập năm

1997, là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong vùng với cả nước và quốc tế,

có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác để tạo thành nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển Ngay từ những năm đầu tái lập, tỉnh đã sớm xây dựng định hướng chiến lược phát triển và khẳng định thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Phú Thọ những năm qua còn rất hạn chế, số lượng dự án chưa nhiều, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ còn thấp Tính đến 31/12/2012, trên địa bàn Phú Thọ mới có 85 dự án FDI, vốn đăng ký 491,83 triệu USD, trong đó chỉ có 68 dự án hoạt động, vốn đầu tư 393,2 triệu USD, bình quân 5,78 triệu USD/dự án và khoảng 70% thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động như: may mặc, dệt nhuộm, giầy da, chế biến nông sản thực phẩm, hoá chất phụ tùng ngành dệt may, bao bì…, chỉ có 01 dự án sản xuất thiết bị máy tính, điện

tử Trình độ công nghệ, trình độ quản lý còn ở mức trung bình thấp so cả nước

Vì vậy, việc làm thế nào để kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển xứng tầm với vai trò,

vị trí "Đất Tổ Hùng Vương", rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển với các tỉnh trong vùng và cả nước? Đây là câu hỏi lớn, trăn trở của Lãnh đạo tỉnh, của các cấp, các ngành trong tỉnh

Với trách nhiệm đối với công việc được giao (sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ là đầu mối xúc tiến thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh), với những kiến thức được học từ chương trình Cao học quản lý kinh tế - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi luôn trăn trở với việc làm thế nào để Phú Thọ thu hút được các dự án FDI có quy

mô lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn, cùng với các thành phần kinh tế khác khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và hiệu quả hơn? Và làm thế nào để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm, tin tưởng khi đầu tư vào địa bàn tỉnh Phú Thọ?

Để góp phần giải quyết các vấn đề và câu hỏi lớn nêu ra ở trên, tôi đã chọn đề tài:

“Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Tìm ra các nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định được những thời cơ, thuận lợi

và những thách thức, khó khăn đối với Phú Thọ trong thu hút và triển khai thực hiện các dự

án FDI Đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào địa bàn tỉnh phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Đã có những công trình nghiên cứu, nhiều bài báo viết về tình hình thu hút và quản lý đầu tư tực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có thể kể đến như sau:

Trang 3

- Các bài báo đã đăng trên Báo Phú Thọ và báo Phú Thọ điện tử, các tác giả cũng

đã có nhiều bài viết đề cấp đến vấn đề thu hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh như: “Thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông trong thu hút, triển khai các

dự án đầu tư” (Quốc Vượng – 3/2009); “Thu hút đầu tư nước ngoài: cần giải pháp tháo những nút thắt” (Kim Chi – 10/2010); “Có cơ chế ưu đãi và thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tăng cường thu hút đầu tư” (Đức Minh – 3/2011); “Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư tực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh” (Kim Chi – 10/2011); “Thông đường cho vốn FDI” (Kim Chi – 3/2012)

Hầu hết các bài đều tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút

và cách giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: vai trò, nội dung, yêu cầu quản lý, phân tích thực trạng… Các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng chủ yếu vẫn là thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh và việc giải ngân nguồn vốn này

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản và hệ thống về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Với vai trò là người con

“Đất tổ”, được làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này đã hơn 10 năm, em sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

- Tìm ra các nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định được những thời cơ, thuận lợi và những thách thức, khó khăn đối với Phú Thọ trong thu hút các dự án FDI

- Đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào địa bàn tỉnh phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Tập trung đánh giá thực trạng, hiệu quả của các dự án FDI đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian từ năm 1997 đến nay (Đây là mốc thời gian tỉnh được tái lập); riêng các dự án FDI được nghiên cứu từ năm 1992 đến nay (khi Phú Thọ có dự

án FDI đầu tiên) Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai đầu tư và hoạt động trên địa bàn tỉnh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu toàn bộ tình hình, thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Phú Thọ từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay Quá trình triển khai thực hiện đầu tư và hiệu quả đóng góp của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét quá trình triển khai thực hiện các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trang 4

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn giải, quan sát thu thập số liệu… nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là công cụ để phân tích số liệu để minh chứng làm rõ các vấn đề nghiên cứu

6 Những đóng góp mới của luận văn

Với những kết quả đạt được, đề tài có những đóng góp mới như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; trên cơ

sở kinh nghiệm của các tỉnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rút ra bài học thực

tế nhằm áp dụng có hiệu quả vào tỉnh Phú Thọ

- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, những hạn chế, tồn tại và phân tích nguyên nhân chủ yếu

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đáp ứng và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Sự cần thiết tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Phú Thọ

Chương 2: Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Phú

Thọ

References

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt

Nam

2 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số

108/2006/NĐ-CP

3 Cục Thống kê tỉnh (các năm từ 2007 đến 2013): Niên giám thống kê từ năm 2007 đến

2013 của tỉnh Phú Thọ

4 Các Tài liệu báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ (các năm từ 2007 đến 2013), sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Trung tâm xúc tiến đầu

tư thương mại và Du lịch tỉnh Phú Thọ

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

7 Đặng Thị Kim Chung (2009), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt

Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

8 Đức Minh (2011), Có cơ chế ưu đãi và thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tăng

cường thu hút đầu tư, Báo Phú Thọ

9 Kim Chi (2010), Thu hút đầu tư nước ngoài: cần giải pháp tháo những nút thắt, Báo

Phú Thọ

Trang 5

10 Kim Chi (2011), Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư tực tiếp nước ngoài trên địa

bàn tỉnh, Báo Phú Thọ

11 Kim Chi (2012), Thông đường cho vốn FDI, Báo Phú Thọ

12 Nguyễn Xuân Thiên (2012), "Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam – Hướng

tới ngang tầm đối tác chiến lược",Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu

Đông Nam Á (2012), tạp trí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 (146)

13 Nguyễn Xuân Thiên (2013), "Những nhân tố tác động tới việc thu hút FDI ở các

nước ASEAN hiện nay", Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Nam

Á (2013), tạp trí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7 (160)

14 Nguyễn Xuân Thiên (2013), "Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi chuyển sang

mô hình tăng trưởng mới", Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Tạp trí khoa học Kinh tế

và Kinh doanh, Vol.29,No.3,2013

15 Nguyễn Văn Trung (2005), Cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ai lợi, ai

thiệt?, Kinh tế và dự báo (số tháng 1/2005)

16 Phan Huy Đường (2010), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học

17 Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (năm 2010, 2011, 2012): Báo cáo chỉ

số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010, 2011, 2012

18 Quốc hội của nước CHXHCN Việt Nam (1996), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

19 Quốc hội của nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Đầu tư, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia

20 Quốc hội của nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Doanh nghiệp, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia

21 Quốc Vượng (2009), Thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông trong thu hút, triển khai

các dự án đầu tư, Báo Phú Thọ

22 Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ (2012), Báo cáo 25 năm tình hình thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ

23 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh phúc (2012), Báo cáo 25 năm thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc

24 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương (2012), Báo cáo 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào tỉnh Hải Dương

25 Trần Xuân Giá (2005), "Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam",

Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 10 (26)

26 Trần Ngọc Thơ (2005), Làm thế nào để có thể thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài,

Tạp chí điện tử: Phát triển kinh tế (số tháng 2/2005)

27 Tỉnh uỷ Phú Thọ (năm 1997, 2001, 2005), Nghị Quyết số 04/NQ-TU ngày 19/5/1997; số 04/NQ-TU ngày 25/6/2001; số 40/NQ-TU ngày 31/10/2005 của Tỉnh

uỷ Phú Thọ về phát triển kinh tế đối ngoại từng thời kỳ, từ 1997 đến 2010 định hướng đến năm 2015

28 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (năm 2010, 2011, 2012), Báo cáo kinh tế - xã hội các

năm 2010, 2011, 2012

29 UBND tỉnh Phú Thọ (năm 2008, 2010, 2012, 2013), Quyết định về chính sách ưu đãi

đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trang 6

30 UBND tỉnh Phú Thọ (năm 20130, Quyết định về thực hiện cơ chế "một cửa liên

thông" trong giải quyết một số thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư vào tỉnh Phú Thọ

31 UBND tỉnh Phú Thọ (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú

Thọ đến năm 2020, Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chỉnh phủ về Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

32 Việt Nam hướng tới năm 2010 (2001), Báo cáo thực hiện của tổ chức UNDP, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

33 Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Cương (2004), Kỹ thuật đầu tư trực

tiếp nước ngoài, NXB Thống Kê

34 Website: http://chinhphu.vn ; http://vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn ; http://www.phutho.gov.vn; http://www.mpi.gov.vn; http://www.vneconomy.com.vn;

http://www.worldbank.org; http://www.imf.org; http://www.vcci.com.vn;

http://www.kilobooks.com; Và nhiều các trang web của các Bộ, ngành, của tỉnh Phú Thọ

35 Các văn bản Pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư

Các quy định chung:

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/6/2005;

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi

và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;

Các quy định trong lĩnh vực thuế:

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 17/6/2003;

- Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày14/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/6/2005;

Trang 7

- Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 Hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Các quy định về đất đai:

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 21/11/2003;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 24/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, mặt nước;

- Nghị định số 197/ 2004/NĐ-CP ngày 03/12/204 về bồi thường tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 160/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 84/2007/ NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về cấp giấy quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 Hướng dẫn thực hiện Nghị định

số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, mặt nước;

Các quy định khác:

- Luật Kiểm toán số 37/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định về kiểm toán nhà nước;

- Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Bộ Luật Lao động số 35-L/CTN ngày 26/3/1994 của Quốc hội khóa IX; sửa đổi ngày 02/4/2002 và ngày 29/11/2006;

- Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH11 ngày 03/6/2008;

- Nghị định số 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một

số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010;

- Các quy định khác của tỉnh Phú Thọ

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w