1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương

7 420 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 288,19 KB

Nội dung

Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Trần Văn Vạn Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Tuấn Năm bảo vệ: 2013 Keywords. Chi thường xuyên; Ngân sách nhà nước; Quản lý tài chính; Hải dương. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một nhà nước muốn tồn tại, phát triển cần phải có nguồn lực tài chính để nuôi bộ máy và thực hiện việc chi tiêu. Chi tiêu của nhà nước gọi là chi tiêu công. Do nguồn lực tài chính là hữu hạn, nhà nước cần phải sử dụng nguồn lực tài chính sao cho hiệu quả nhất. Trong một nền kinh tế, chi tiêu công có nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, ngược lại, kinh tế phát triển cao và ổn định sẽ giúp ngân sách nhà nước có nguồn thu. Chính vì vậy, nhiều nhà kinh tế coi ngân sách nhà nước là tấm gương tài chính cho những lựa chọn về kinh tế và xã hội của một quốc gia. Để thực hiện được vai trò quản lý mà người dân đã ủy nhiệm, nhà nước trước hết cần phải đảm bảo thu đủ các nguồn tài chính bằng những công cụ, biện pháp hợp pháp; trên cơ sở đó, sử dụng các nguồn thu này một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong các hoạt động của mình nhằm đảm bảo xã hội được phát triển ổn định và bền vững. Đây chính là mục tiêu, nhiệm cụ của quản lý ngân sách nhà nước đối với mỗi quốc gia. Ngoài ngân sách từ trung ương, tại các địa phương, chính quyền địa phương hoạt động bắt buộc phải có nguồn tài chính (Ngân sách) để thực hiện duy trì bộ máy và thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của địa phương mình. Ngân sách địa phương cũng là nguồn lực có hạn, do vậy việc chi công ở địa phương rất cần chi tiêu vào đúng mục đích phát triển kinh tế - xã hội và chi cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Như vậy, chức năng của NSNN, ngoài việc động viên nguồn thu thì còn phải thực hiện quản lý và phân phối chi tiêu sao cho có hiệu quả. Đó cũng là một tất yếu khách quan. NSNN vững mạnh còn phải thể hiện việc phân phối và quản lý chi đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Chi tiêu NSNN hay còn gọi là chi tiêu công là việc xuất quỹ ngân sách để chi cho việc thực thi các nhiệm vụ của Nhà nước liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Quản lý chi NSNN được đặt ra trong bối cảnh: Nguồn lực tài chính quốc gia có hạn, nhưng phải làm thế nào để thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu quản lý của Nhà nước. Chi thường xuyên là một bộ phận quan trọng của chi NSNN. Nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chi thường xuyên của NSNN có phạm vi tác động khá rộng, chứa đựng nhiều mục tiêu khác nhau: chi sự nghiệp kinh tế; chi sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; chi quản lý hành chính; chi an ninh, quốc phòng ; do đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi NSNN. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng, do đó, đã làm phong phú nội dung chi thường xuyên của NSNN và quy mô chi thường xuyên đã gia tăng đáng kể về số tuyệt đối. Mặc dù, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực thi các chính sách chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng công quỹ và nâng cao hiệu lực quản lý chi thường xuyên NSNN. Song thực tế cho thấy, tình trạng sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN không đúng mục đích, không đúng chế độ gây lãng phí thất thoát còn xảy ra phổ biến ở hầu hết các địa phương, đơn vị sử dụng NSNN. Điều đó đã nói lên cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Vài năm gần đây kinh tế cả nước chịu sự tác động của suy giảm kinh tế, nhiều địa phương tổng thu ngân sách (thu hụt) so với thu ngân sách được giao, trong đó có Hải Dương, riêng năm 2012 (hụt thu khoảng 1.200 tỷ đồng). Để tháo gỡ khó khăn cho tỉnh trong quá trình điều hành ngân sách do nguồn thu chưa tập trung kịp sau khi đã chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của tỉnh mà vẫn không đủ đáp ứng các nhu cầu chi trong năm. Tỉnh Hải Dương phải mượn nguồn từ ngân sách Trung ương để đảm bảo nhiệm vụ chi theo dự toán. Đối với huyện Kinh Môn là một huyện miền núi của tỉnh Hải Dương, nằm ở phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim thành, phía tây bắc giáp huyện Nam sách và Chí linh của Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh thầy, sông Đá vách, sông Hàn mấu). Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tưởng để phát triển kinh tế xã hội cách Hà nội khoảng 80 km, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc, lại nằm kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng ninh và Hải phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế về kinh tế huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu cho ngân sách huyện đạt thấp, trong khi đó nhu cầu chi lại lớn, đặc biệt trong bối cảnh Huyện Kinh Môn đang thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh là phấn đấu xây dựng Kinh Môn thành thị xã trước năm 2015, do vậy chi tiêu công của huyện rất lớn, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN, quản lý chi thường xuyên còn bộc lộ nhiều yếu kém; vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế chương trình định hướng thực hành của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước từ quy mô quốc gia cho đến quy mô cấp huyện, cấp xã ở Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: - Bài báo “Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Thị Thu Thủy đăng trên tạp chí Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Luật học số 26 (2010). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu sâu thực trạng pháp luật về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này như cần có các qui định thể hiện sự phân cấp quản lý về ngân sách nhiều hơn, rộng hơn cho các cấp chính quyền địa phương hay qui định về thời hạn của NSNN là trung hạn (5 năm) thay vì một năm như hiện nay. - Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN về "Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng" của tác giả Nguyễn Văn Ngọc. Trong công trình nghiên cứu này, dưới giác độ chuyên ngành tài chính – ngân hàng, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng quản lý sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý ngân sách tại tỉnh Lâm Đồng bao gồm: đổi mới phương thức lập và phê duyệt dự toán chi ngân sách; cải tiến phương thức cấp phát, thanh toán; cải tiến công tác giám sát chi tiêu ngân sách; hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước trên cơ sở hiện đại hoá công nghệ thông tin. - Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế tại Học viện Tài chính " Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh " của tác giả Bùi thị Quỳnh Thơ. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa khá toàn diện về quản lý chi từ NSNN. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại tỉnh Hà Tính và đã đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lí chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, như lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương; hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước, nhóm giải pháp này tạo cơ sở cho việc quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh đúng chuẩn mực và công bằng hơn; áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách…. Có thể nói các đề tài trên đã có đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về hoạt động quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản chi thường xuyên ngân sách nói riêng, tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau nên các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập đến hoạt động quản lý chi thường xuyên, đặc biệt là chưa có công trình nào viết hay nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên ngân sách của Huyện Kinh Môn. Với đặc thù là một tỉnh huyện miền núi thuộc một tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN, cũng như việc thực thi luật ngân sách nhà nước, cũng có rất nhiều đặc điểm riêng, khác biệt. Do đó, đề tài học viên lựa chọn mặc dù có tính kế thừa, nhưng nó cũng thể hiện các quan điểm nghiên cứu độc lập của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý NSNN, công tác thu chi ngân sách ở Việt Nam, từ đó tìm câu trả lời cho các câu hỏi: - Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn trong thời gian qua đã đạt được kết quả như thế nào? - Có những mặt nào tích cực, những mặt nào còn hạn chế, tồn tại? - Nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, tồn tại đó? Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: thời gian nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2010-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin; kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic để tiếp cận nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng chi thường xuyên NSNN huyện Kinh Môn. Đề tài cũng sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia… dựa trên các nguồn số liệu, tư liệu được lấy từ các báo cáo của Phòng Tài chính- Kế hoạch Huyện Kinh Môn, Sở Tài chính tỉnh Hải Dương. Đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về chi thường xuyên NSNN. Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá tính khả thi của các giải pháp, luận văn còn sử dụng các bảng biểu và đồ thị minh họa để làm tăng tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về qua ̉ n ly ́ chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn, Hải Dương. - Luận văn cũng chỉ ra những điểm yếu trong công tác quản lý cần khắc phục về bộ máy tổ chức quản lý, công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác phối hợp thanh, kiểm tra, kiểm toán… - Làm tài liệu phục vụ cho công tác quản lý điều hành NSNN; các huyện trong tỉnh có thể tham khảo áp dụng thực hiện… 7. Kết cấu nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn được trình bày thành 3 chương gồm: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN huyện tại Việt Nam. - Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Phan Huy Đường, 2010, Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB ĐHQGHN 2. Hà Việt Hoàng, 2007, Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên, Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế tại Đại học Thái Nguyên 3. Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn. 4. Dương Thị Bình Minh, 2005, Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội 4. Nguyễn Văn Ngọc, 2012, Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng, Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 5. Vũ Thị Nhài, 2008, Quản lý tài chính công ở Việt Nam, NXB Tài chính 6. Bùi Thị Quỳnh Thơ, 2013, Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế tại Học Viện tài chính. 7. Lê Thị Thu Thủy, 2010, Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Luật học số 26. 8. Trần Đình Ty, 2003, Quản lý tài chính công, Nxb Lao động. 9. Báo cáo quyết toán NSNN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương các năm 2009, 2010, 2011, 2012. B. Tài liệu tiếng Anh 1. Estermann, T. & Pruvot, E.B (2011), “Financially Sustainable Universities II European universities diversifying income streams”, 2. Financially sustainable universities: Towards full costing in European universities, EUA publications 2008, 3. Gherghina, R., Văduva, F,. Postole, M. (2009), “The perfomance management in public institutions of higher education and the economic crisis”, http://oeconomica.uab.ro/upload/lucrari/1120092/03.pdf/ [Truy cập: 2/11/2009]. . về quản lý chi thường xuyên NSNN huyện tại Việt Nam. - Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên. nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý NSNN, công tác thu chi ngân sách ở Việt. Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Trần Văn Vạn Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w