1 Xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Hunger Eradiation and Poverty Alleviation in Tu Ky District, Hai Duong Province NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 94 tr. + Đinh Lê Phạm Tuân Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Đinh Văn Thông Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quản lý kinh tế; Xóa đói giảm nghèo; Hải dương Content 1. Tính cấp thiết đề tài Nghèo đói là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, cũng như tỉnh Hải Dương và huyện Tứ Kỳ nói riêng. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và của nhiều thời đại. Việt Nam là một nước đang phát triển, với tỷ lệ đói nghèo cao, với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào thời điểm 2013 với tỷ lệ đói nghèo là 11,7%; tỷ lệ cận nghèo 6,91% là huyện nghèo nhất tỉnh Hải Dương đang nằm trong nỗ lực thực hiện mục tiêu xoá đói nghèo trong năm tiếp theo. Là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp (chiếm khoảng 80% tổng dân số huyện), thu nhập thấp, đời sống một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao hơn so với mức bình quân của toàn tỉnh Hải Dương; Thực tế nêu trên, trong những năm vừa qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở đã tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân. Nhưng việc chỉ đạo chưa thật sâu và chưa đồng bộ ở các cấp công tác xóa đói giám nghèo. Thực hiện trên các mặt về công tác xóa đói giảm nghèo như vốn, mở làng nghề giải quyết việc làm, mở nhà máy, xí nghiệp để giải quyết công ăn việc làm chưa thật hiệu quả, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, với chuẩn đói nghèo mới, tỷ lệ đói nghèo tăng lên. Chính từ vấn đề khó khăn này nên em đã chọn đề tài: “Xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Nghèo đói là một hiện trạng phổ biết trong phạm vi cả thế giới, cho nên vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở Việt Nam sau những năm đổi mới trước tình hình bức bách của thực tiễn về công tác xoá đói giảm nghèo có rất nhiều học giả nghiên cứu quan tâm, các cơ quan nhà nước, chính phủ, các cơ quan chức năng nghiên cứu dưới dạng công trình khoa học, luận văn ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể: Các công trình do Bộ Lao động – Thương binh vã Xã hội làm chủ biên: - Đói nghèo ở Việt Nam ( Hà Nội, 1993); - Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nôi, 1993); 2 - Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996); - Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế ( Nxb Lao động, 1997). Luận văn, luận án có các công trình sau: - Luận án Tiến sĩ kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học việc Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001; - Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Bùi Thị Lý: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000; - Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Đỗ Thế Hạnh: Thực trạng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vũng định canh, định cư tỉnh Thanh Hóa, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; - Luận văn Thạc sĩ của Tào Bằng Huy: Những giải pháp cơ bản nhằm xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2010, Đại học Kinh tế Quốc dân, 1999; Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở cấp vĩ mô hoặc cấp cao hơn cấp huyện như: Cấp nhà nước, cấp ngành và nghiêu cứu cấp Trung ương đến cấp tỉnh là chủ yếu; ở cấp huyện có tác giả nghiên cứu chủ yếu tập trung bài viết nhỏ, bài báo hoặc báo cáo cụ thể: - Bài viết của tác giả Hương Giang, Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ với công tác xóa đói giảm nghèo, ngày 24/4/2014; - Bài viết của tác giả Minh Nguyệt, Xây dựng nông thôn mới gắn với xóa nghèo bên vững, viết 22/4/2013. Các công trình nghiêm cứu trên đề cập vấn đề đói nghèo khác nhau dưới góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn, ở cấp huyện ít có bài viết về công tác đói nghèo. Đặc biệt ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương chưa bài viết nào phân tích cách đầy đủ, hệ thống về lý luận, thực tiễn và giải pháp về công tác xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về xoá đói giảm nghèo; nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương; đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động xoá đói giảm nghèo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: - Xóa đói giảm nghèo là gì ? Tiêu chí để xác định đói nghèo như thế nào ? Các nội dung xóa đói giảm nghèo gồm những gì ? Quan điểm của đảng về về xóa đói giảm nghèo? - Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương như thế nào? - Gồm các giải pháp nào để thực hiện để xóa đói nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xóa đói giảm nghèo của huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương từ năm 2006 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 3 5.1. Phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử: Xem xét nghiên cứu vấn đề nghèo đói, xoá đói giảm nghèo trong mối quan hệ tổng thể với các vấn đề phát triển nói chung của xã hội một cách biện chứng và sâu sắc; Qua đó nghiên cứu sự biến động của hoạt động xoá đói giảm nghèo qua các năm trước (từ năm 2006 đến năm 2013), từ đó rút ra nhận xét đánh giá sự tăng lên trong hiệu quả hoạt động xoá đói giảm nghèo của huyện Tứ Kỳ và xu thế của hoạt động xoá đói giảm nghèo trong những năm tiếp theo, trên cơ sở đó luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xoá đói giảm nghèo phù hợp với yêu cầu đặt ra trong những năm tiếp theo. 5.2. Phương pháp phân tích thống kê * Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, chọn mẫu điều tra - Chọn điểm nghiên cứu: Tôi chọn địa điểm huyện Tứ Kỳ làm điểm nghiên cứu của đề tài vì huyện Tứ Kỳ là huyện nghèo nhất tỉnh Hải Dương, huyện có điều kiện sản xuất rất khó khăn, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, là huyện có nhiều hộ nghèo nhất của tỉnh Hải Dương. - Chọn mẫu điều tra: Do điều kiện tự nhiên của huyện Tứ Kỳ gồm 26 xã, 01 thị trấn được chia thành 3 vũng rõ rệt là vùng khu hạ, vùng khu giữa huyện, vùng khu trên đầu huyện; trong mỗi vùng lấy 35 hộ đại diện điều tra, cụ thể: Khu hạ điều tra 35 hộ (xã Nguyên Giáp); khu giữa điều tra mỗi xã 35 hộ (xã Minh Đức); khu đầu huyện điều tra mỗi xã 30 hộ (xã Kỳ Sơn) ngoài ra điều tra nhanh thêm 60 hộ khác và một số hộ mới thoát nghèo nhằm xem xét, nghiên cứu nguyên nhân, khả năng tái nghèo của các hộ đó. * Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2 nguồn: - Nguồn từ của huyện Tứ Kỳ + Sách, báo, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học, tạp chí nông thôn ngày nay về đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn và XĐGN + Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương , Đại hội Đảng bộ huyện Tứ Kỳ, Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Tứ Kỳ, Đề án xóa đói giảm nghèo UBND huyện, báo cáo Phòng lao động Thương binh và xã hội huyện, Chi cục Thống kê huyện, báo cáo Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện từ năm 2006 đến nay và Quy hoạch phát triển huyện Tứ Kỳ đến 2020. - Số liệu điều tra thực tế của tác giả Thực hiện điều tra trực tiếp các hộ nghèo, các hộ mới tái nghèo và một số hộ khác bằng bảng biểu và câu hỏi soạn thảo sẵn ( Phụ lục 01 - Biểu mẫu điều tra nhanh thông tin hộ nghèo) như: Mức thu nhập, tình hình sản xuất, đất đai, lao động, trình độ, mức đầu tư, …… và nguyên nhân thu nhập thấp và các kiến nghị của hộ nghèo đối với chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện. * Phương pháp xử lý số liệu thống kê Việc tổng hợp xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu được thực hiện trên phần mềm excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. * Phương pháp dự báo Dùng phương pháp để có thể đưa ra kết quả dự báo cho một tiêu chí, tiêu chí có tính khả thi mục tiêu trong một tương lai gần là cần thiết. Phương pháp dự báo dựa trên kết quả hồi qui của số liệu đã có, đánh giá chuyên gia và xu hướng phát triển của xã hội hiện tại và tương lai, định hướng phát triển KT-XH của địa phương nghiên cứu nhằm năng cao mức sống cho người dân hay dự báo tỷ lệ giảm đói nghèo địa bàn huyện. 5.3. Phương pháp phân tích và so sánh Để đánh giá thực trạng đói nghèo huyện sử dụng việc phân tích về kinh tế qua các chỉ tiêu từ đó so sách giữa các chỉ tiêu với nhau, so sánh với huyện khác trong toàn tỉnh Hải Dương và so sánh với chỉ tiêu trung bình tỉnh Hải Dương để đánh giá mức tăng, giảm của hộ nghèo. 4 6. Những đóng góp luận văn - Phân tích, đánh giá sâu sắc thực tiễn xóa đói giảm nghèo huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thời gian qua. - Đưa ra giải pháp đồng bộ cho công tác xóa đói giảm nghèo cụ thể cho huyện Tứ Kỳ thời gian tới. - Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới References 1. Lê Xuân Bá, Chu Quang Tiến, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình ( 2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb nông nghiệp Hà Nội. 2. Bộ Lao động Thương binh và xã hội ( 1997), Xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, Nxb Lao động. 3. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2001), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội. 4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo số 21/LĐTBXH-BTXH ngày 25/4/2005 về “Báo cáo Chính phủ về chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010”. 5. Báo cáo Ngân hàng thế giới - Khu vực Châu á và Thái Bình Dương, Việt Nam - Đánh giá nghèo đói và chiến lược 6. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010), Văn kiện đại hộ Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV. 7. M.Torado, Kinh tế học cho thế giới thứ 3, Nhà xuất bản thống kê. 8. Nguyễn thị Hằng (1996), “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 9. Huyện ủy Tứ Kỳ (2005), Văn kiện đại hội đang bộ huyện Tứ Kỳ lần thứ XXII. 10. Huyện ủy Tứ Kỳ (2010), Văn kiện đại hộ đảng bộ huyện Tứ Kỳ lần thứ XXIII. 11. Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Tiêu sĩ, Học việc Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 12. Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương, “Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp Tỉnh, Huyện”. 13. Thủ tướng Chính Phủ “chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 được áp dụng tại Việt Nam”, QĐ 09 - CP ngày 30/01/2011. 14. Thủ Tướng Chính phủ Quyết định 1489/QĐ-TTg “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015” ngày 8/10/2012 15. UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, “Kế hoạch thực hiện giảm nghèo huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2006 – 2010”. 5 16. UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, “Kế hoạch thực hiện giảm nghèo huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015”. 17. UBND huyện Tứ Kỳ, “Đề án nâng cao chất lượng dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015” 18. Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình Kinh tế phát triển (tập 1), Khoa kinh tế phát triển - Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, Nhà xuất bản thống kê, năm 1999. 19. Vũ Thị Ngọc Phùng ( 1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 20. Wikipedia tiếng Việt, Nguyên nhân nghèo của Việt Nam, Nghèo ở Việt Nam. Các Website 21. http://vov.vn/Xa-hoi/Cuoi-2013-ty-le-ho-ngheo-ca-nuoc-giam-con-76/268534.vov 22. http://www.chinhphu.vn/ 23. http://chuongtrinh135.vn/ . sở lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ. xác định đói nghèo như thế nào ? Các nội dung xóa đói giảm nghèo gồm những gì ? Quan điểm của đảng về về xóa đói giảm nghèo? - Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương như. thực hiện để xóa đói nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. -