Quản lý chi ngân sách huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

3 278 1
Quản lý chi ngân sách huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Lê Văn Bảo Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 01 Người hướng dẫn: TS. Lê Minh Tuynh Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Hệ thống hóa các vấn đề về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, kết quả. Phân tích, đánh giá tình trạng của quản lý chi tiêu ngân sách ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong 2009-2013. Đánh giá kết quả, cho thấy sự tồn tại, abridgment trong quản lý chi tiêu ngân sách ở huyện Lệ Thủy. Thảo luận và kiến nghị về tình trạng quản lý chi ngân sách ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Keywords. Quản lý ngân sách; Chi ngân sách; Ngân sách Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Chi NSNN có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và đảm bảo thực hiện chức năng cũng như phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ chi NSNN từ Trung ương đến địa phương là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Huyện Lệ Thủy, là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Bình, huyện có 26 xã và 2 thị trấn với diện tích hơn 141.611 km 2 , dân số năm 2013 là 141.380 người. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 - 2013 là 8,5%. Trong những năm qua, quản lý chi ngân sách Nhà nước đã có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy. Hoạt động chi ngân sách đã góp phần phát huy được thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo công bằng an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Cơ cấu chi đầu tư phát triển dần được cải thiện theo hướng tích cực. Huyện Lệ Thủy đã quan tâm dành mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển để tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở, các tuyến đường, giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông ở các vùng miền núi Đảm bảo đủ nhu cầu về tăng lương, các chế độ của Nhà nước, mua sắm, sửa chữa, thực hiện các chính sách xã hội và phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chi ngân sách vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như công tác chi ngân sách tại địa bàn huyện trong thời gian qua chưa được chặt chẽ; phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, không gắn với kế hoạch vốn; trong quản lý chi thường xuyên còn kém hiệu quả; chưa có công cụ, thước đo hiệu quả việc sử dụng ngân sách đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính; bộ máy ngân sách xã, thị trấn còn yếu; mối quan hệ giữa phòng Tài chính - Kế hoạch (cơ quan phân bổ dự toán) và KBNN (cơ quan kiểm soát chi) trong hệ thống tài chính ở địa phương vẫn còn sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ trong quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách và kiểm tra, giám sát lẫn nhau làm tăng khối lượng công việc mà hiệu quả không cao; việc phân định trách nhiệm quyền hạn trong quản lý kiểm soát chi NSNN chưa rõ ràng, còn phân tán, chưa tập trung đầu mối duy nhất kiểm soát chi qua KBNN. Vậy giải pháp nào để quản lý chi NSNN cấp huyện có hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế là vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác quản lý chi ngân sách ở huyện Lệ Thủy. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài "Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình" đã dược chọn làm luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách thời gian qua của huyện Lệ Thủy để nghiên cứu, đề ra giải pháp quản lý chi ngân sách có hiệu quả, sát với thực tế nhằm phát triển kinh tế thời gian tới. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN phù hợp với phạm vi nghiên cứu vấn đề chi ngân sách của một huyện trực thuộc tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2013; - Đề xuất phương hướng và các giải pháp quản lý chi ngân sách ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ nay đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết chung và thực tiễn của hoạt động quản lý chi ngân sách của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đặt trong tổng thể chi ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế, dưới góc độ KTCT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: * Về không gian: - Luận văn nghiên cứu quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình dưới góc độ KTCT. - Nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn huyện Lệ Thủy. * Về thời gian: Khung thời gian nghiên cứu là 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013. 4. Dự kiến đóng góp của đề tài - Luận văn tiếp cận theo góc độ KTCT về quản lý chi NS, khác với cách tiếp cận QLKT. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phong phú thêm, hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, có thể làm tài liệu nghiên cứu cho các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận có điều kiện tự nhiên tương đồng. - Khái quát kinh nghiệm chi ngân sách của một số địa phương, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Luận văn khái quát, mô tả bức tranh hiện thực ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình về quản lý chi NS trên địa bàn cấp huyện trong thời gian qua. Phân tích mối quan hệ về phát triển kinh tế với chi NS. Đồng thời, chỉ ra những bất cập trong quản lý chi NS các năm, làm luận cứ cho việc đưa ra giải pháp để điều chỉnh chi ngân sách trên địa bàn trong thời gian tới. - Phân tích thực trạng chi ngân sách ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những mặt được, những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi ngân sách ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 5. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của luận văn được trình bày thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Chương 4. Phương hướng, giải pháp quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. References 1. Ngô Thị Bích, 2010. Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại TP Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng. 2. Lê Thị Hồng Bốn, 2010. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách ở Triệu Phong, Quảng Trị. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường đại học kinh tế Huế. 3. Chi Cục thống kê Lệ Thủy, 2009. Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy 2009. Quảng Bình. 4. Chi Cục thống kê Lệ Thủy, 2010. Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy 2010. Quảng Bình. 5. Chi Cục thống kê Lệ Thủy, 2011. Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy 2011. Quảng Bình. 6. Chi Cục thống kê Lệ Thủy, 2012. Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy 2012. Quảng Bình. 7. Chi Cục thống kê Lệ Thủy, 2013. Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy 2013. Quảng Bình. 8. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,2002. Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN năm 2002; 9. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,2006. Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 10. Dương Đăng Chính và TS Phạm Văn Khoan, 2007. Giáo trình quản lý tài chính công. 11. Phạm Ngọc Dung và Hoàng Thị Thúy Nguyệt, 2010. Quản lý ngân sách nhà nước theo đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động. 12. Đảng bộ huyện Lệ Thủy, 2010. Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Lệ Thủy lần thứ XXII về Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm (2011-2015). Quảng Bình. 13. Huỳnh Thị Bích Liên, 2009. “Hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng. 14. Phạm Thị Hồng Lê, 2011. “ Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Trường đại học kinh tế Huế. 15. Dương Thị Bình Minh, 2005. Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nxb Tài chính. 16. Nguyễn Công Nghiệp, 2010. Chiến Lược tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định hướng, Tạp chí Tài chính điện tử, 7/9/2010; http://www.tapchitaichinh.vn/ 17. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 18. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 19. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,2002. Luật Ngân sánh Nhà nước (Luật số 01/2002/QH11) ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Việt Nam. Hà Nội. 20. UBND huyện Lệ Thủy, 2013. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Quảng Bình. 21. UBND huyện Lệ Thủy, 2009-2013. Báo cáo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Quảng Bình. . về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, kết quả. Phân tích, đánh giá tình trạng của quản lý chi tiêu ngân sách ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng. đặt ra hiện nay trong công tác quản lý chi ngân sách ở huyện Lệ Thủy. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài " ;Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình& quot; đã dược chọn làm luận. đề lý luận về NSNN, chi NSNN phù hợp với phạm vi nghiên cứu vấn đề chi ngân sách của một huyện trực thuộc tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan