Mô hình quản lý kiến trúc tổ chức kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN

8 319 0
Mô hình quản lý kiến trúc tổ chức kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mô hình Quản lý kiến trúc tổ chức: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN Đỗ Hương Lan Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Lan Hương Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Mô hình quản lý; Kiến trúc tổ chức; Công ty dầu khí. Content MỞ ĐẦU i) Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư vào thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là định hướng phát triển chiến lược của ngành Dầu khí Việt Nam vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển nhanh của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, hoạt động Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí ở Nước ngoài của Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã được phát triển mạnh mẽ trên hầu khắp các khu vực trên thế giới, đạt được những thành tựu quan trọng, giải quyết được vấn đề khan hiếm năng lượng và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều Tập đoàn dầu khí đầu tư ra nước ngoài và để quản lý tốt được các dự án của mình tại nước ngoài, các Tập đoàn này cần phải xây dựng riêng cho mình mô hình quản lý kiến trúc tổ chức phù hợp đối với các dự án tại từng khu vực, địa bàn khác nhau. Công ty NOEX của Nhật bản là công ty chuyên về thăm dò khai thác thuộc Tập đoàn JX Energy, gồm 3 công ty con hoạt động độc lập trong ba lĩnh vực là: Thăm dò khai thác, hạ nguồn và khai thác mỏ. Công ty NOEX đã dựa trên nền tảng chung về mô hình quản lý kiến trúc của doanh nghiệp với các nhân tố chính nói trên để xây dựng mô hình quản lý như: Công ty quản lý theo 3 khu vực địa lý, mỗi khu vực quản lý dự án tại các khu vực đó, văn phòng mỗi dự án có đủ các bộ phận chuyên môn. Công ty quản lý phi tập trung, có phân quyền và trách nhiệm cho mỗi cấp quản lý theo khu vực địa lý, theo dự án. Công ty xây dựng nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ. Các công việc có bản hướng dẫn cụ thể. Công ty làm việc theo cơ chế đồng thuận, thông thường thành lập các nhóm chuyên gia để xử lý các vấn đề khó. Trưởng các dự án và khu vực địa lý có thể đề xuất cử người hỗ trợ nhau khi cần thiết. Cũng là một trong những Tập đoàn có đầu tư ra nước ngoài, Petronas- Malaysia-hoạt động trong nhiều lĩnh vực tương tự như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Mô hình quản lý kiến trúc tổ chức ngày nay của Petronas đã học theo mô hình của công ty dầu khí lớn Shell của Mỹ và qua các lần thuê công ty tư vấn. Các nhà quản lý của Petronas nhận định rằng cần thiết xây dựng mô hình tương đồng với các công ty đối tác để dễ vận hành khi hợp tác với họ. Công ty phân cấp và phân quyền triệt để trên cơ sở các bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình, các bộ phận quản lý cấp trên có thể sử dụng kết quả của bộ phận chuyên môn cấp dưới. Mô hình tổ chức quản lý kiến trúc các dự án nước ngoài của Petronas như sau: Công ty quản lý theo chức năng chuyên môn, mỗi chuyên môn được quản lý theo khu vực địa lý. Mỗi ban chuyên môn đều có các phòng hỗ trợ (VD: nhân sự, tài chính, hành chính). Công ty quản lý phi tập trung. Phân quyền triệt để cho các bộ phận chuyên môn. Công ty xây dựng nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ. Các công việc có bản hướng dẫn cụ thể. Mỗi ban chuyên môn chịu trách nhiệm chính đối với các dự án thuộc mình quản lý. Trưởng các ban chuyên môn đề xuất cử người hỗ trợ nhau khi cần thiết, nhưng luôn có một ban chuyên môn chịu trách nhiệm chính. Thành lập pháp nhân cho dự án khi dự án đủ lớn và phát sinh nhiều công việc. Trong thời gian qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thiết lập và tổ chức vận hành hệ thống quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở nhiều cấp khác nhau, từ cơ quan mẹ Tập đoàn, các cấp trung gian và tại từng dự án. Theo đó, Tập đoàn đã không ngừng đổi mới mô hình quản lý kiến trúc tổ chức theo kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, là một công ty Dầu khí đi sau trong công tác đầu tư ra nước ngoài, trong quá trình triển khai công tác quản lý các dự án tại nước ngoài, Tập đoàn đã gặp rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, là rào cản nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư. Do còn nhiều bất cập trong công tác quản lý kiến trúc các dự án nước ngoài nên việc học hỏi kinh nghiệm từ các công ty Dầu khí nước ngoài để nâng cao và hoàn thiện mô hình quản lý kiến trúc các dự án của PVN là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết như đã nêu ở trên, học viên lựa chọn đề tài “Mô hình quản lý kiến trúc tổ chức: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN” nhằm mục đích giải quyết được một phần các vấn đề đặt ra cho công tác quản lý các dự án Dầu khí nước ngoài của Việt Nam trong tương lai. ii) Tình hình nghiên cứu  Nghiên cứu trong nước : Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo nhằm đưa ra mô hình quản lý kiến trúc phù hợp cho các dự án Dầu khí nước ngoài, vừa phù hợp với luật Việt Nam vừa phù hợp với môi trường, điều kiện và luật pháp của nước sở tại để nâng cao chất lượng quản lý cho các dự án của mình, tuy nhiên kết quả của các cuộc hội thảo chưa giải quyết thấu đáo được hết các vấn đề tồn tại, bất cập trong công tác quản lý kiến trúc các dự án dầu khí tại nước ngoài như đã nêu ở trên và cho đến hiện tại chưa có bất kỳ tài liệu hay tác phẩm liên quan đến mô hình quản lý kiến trúc các dự án Dầu khí của Tập đoàn tại nước ngoài. Tại Hội thảo về chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2020 tổ chức tại Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, trong năm 2012 đã đưa ra các giải pháp cơ bản trong cách quản lý, điều hành có hiệu quả các Dự án dầu khí đặc biệt là các dự án tại nước ngoài như giải pháp về khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về quản lý bao gồm yếu tố chủ quan và khách quan. (Bài viết « Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2020: Những giải pháp cơ bản” do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng-Thành viên HĐTV PVN). Theo bài viết trên Petrotimes ngày 28 tháng 11 năm 2012 : « Petrovietnam: Giải pháp đột phá về cơ chế quản lý” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng, viết về các giải pháp đột phá trong cơ chế quản lý của Tập đoàn, đã nhấn mạnh cách thức quản lý được coi là nhân tố quyết định sức sống và thành công của mọi tổ chức. Đối với Petrovietnam, phương thức tổ chức quản lý Tập đoàn đã được thay đổi căn bản, quan hệ quản lý giữa Công ty Mẹ và Công ty Con được chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính sang liên kết bằng cơ chế đầu tư tài chính, xóa bỏ các mệnh lệnh hành chính phi kinh tế, tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể kinh tế, giải phóng sức sản xuất, cởi trói cho doanh nghiệp tự chủ kinh doanh tìm kiếm cơ hội và tổ chức thực hiện, mang lại hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo quyền chi phối của Công ty Mẹ theo tỷ lệ nắm giữ vốn, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt, phê duyệt điều lệ, chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp với Luật Doanh nghiệp và điều lệ từng công ty, tạo sự thống nhất đồng thuận toàn Tập đoàn trong việc thực hiện các mục tiêu chung, giảm thiểu các xung đột lợi ích cục bộ. Là một ngành hội nhập sớm nhất và toàn diện nhất, việc nâng cao năng lực phân tích, dự báo, thiết lập chính sách và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro với hệ thống đầy đủ các quy chế, quy trình nội bộ tiên tiến, hiện đại tại Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên là công tác được Petrovietnam quan tâm đặc biệt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt toàn cầu. Trong thời gian tới, kế hoạch của Petrovietnam là xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật dầu khí Việt Nam đủ mạnh về chất lượng và số lượng để có thể tự điều hành các hoạt động Dầu khí cả ở trong nước và các dự án đầu tư ở nước ngoài. Tại Hội thảo quản lý, giám sát, đấu thầu, kiểm toán hoạt động của các hợp đồng Dầu khí trong nước và ngoài nước ngày 19-7-2012, tại khách sạn Vietsovpetro Đà Lạt với 7 tham luận trình bày bao quát tất cả các vấn đề chính đang diễn ra trong công tác quản lý, giám sát, đấu thầu, kiểm toán hoạt động của các hợp đồng dầu khí. Những kết luận rất cụ thể để từ đó đề ra những định hướng cải tiến cách thức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí trong hoạt động quản lý hợp đồng dầu khí tại các dự án trong và ngoài nước của PVN. (Theo PV báo Năng lượng mới).  Nghiên cứu nước ngoài : Học viên đã xem một số bài báo, tài liệu nói sơ qua về mô hình quản lý kiến trúc của công ty dầu khí Petronas như :« Trend in Asian NOC investment abroad » của Chatham House năm 2007 và « Petronas : A national oil company with an international vision » của trường đại học Rice, 2007, và về Công ty NOEX như trong báo cáo « JX Nippon Oil & Energy 2012 CSR Report ». Nhìn chung, không có nhiều tài liệu nước ngoài nói về mô hình quản lý kiến trúc tổ chức của các công ty này, và chưa có tài liệu nào nghiên cứu về mô hình quản lý kiến trúc của Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Do vậy, học viên hi vọng với cách đặt và giải quyết vấn đề trong luận văn sẽ đóng góp được phần nào vào công tác nâng cao chất lượng quản lý các dự án dầu khí nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. iii) Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Phân tích tình trạng hoạt động của các mô hình quản lý kiến trúc dự án Dầu khí nước ngoài của Nhật Bản và Malaysia, cụ thể là mô hình quản lý kiến trúc các dự án dầu khí nước ngoài của 2 công ty NOEX (Nhật Bản) và Petronas (Malaysia), đánh giá ưu điểm, hạn chế của 2 mô hình quản lý này, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách thiết thực nhất hoàn thiện cho mô hình quản lý kiến trúc các dự án dầu khí nước ngoài của Việt Nam.  Nhiệm vụ nghiên cứu : Từ mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn sẽ giải quyết 6 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây : Thứ nhất, phân tích các khái niệm và nội dung liên quan đến mô hình quản lý kiến trúc tổ chức hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty dầu khí trên thế giới, từ đó đưa ra mô hình quản lý chung trong các dự án dầu khí ở nước ngoài. Thứ hai, tìm hiểu quá trình hình thành, lĩnh vực hoạt động và vai trò vị trí của một số công ty dầu khí trong khu vực, cụ thể là Công ty NOEX của Nhật bản và Petronas của Malaysia. Thứ ba, phân tích, đánh giá mô hình quản lý kiến trúc các dự án dầu khí nước ngoài của Công ty NOEX của Nhật bản và Petronas của Malaysia, tìm hiểu ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của 2 mô hình này. Thứ tư, đánh giá ưu nhược điểm của mô hình quản lý kiến trúc các dự án dầu khí nước ngoài của Công ty NOEX của Nhật bản và Petronas của Malaysia, từ đó rút ra tính khác biệt, tính đặc thù, lợi thế và bất lợi thế của 2 công ty trên trong công tác quản lý các dự án dầu khí nước ngoài. Thứ năm, phân tích mô hình quản lý kiến trúc các dự án dầu khí nước ngoài của PVN (Việt Nam), những thành công, hạn chế, nguyên nhân của mô hình này. Thứ sáu, rút ra bài học kinh nghiệm từ mô hình quản lý kiến trúc các dự án dầu khí nước ngoài của Công ty NOEX của Nhật bản và Petronas của Malaysia, từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm hoàn thiện mô hình quản lý kiến trúc các dự án dầu khí nước ngoài của PVN (Việt Nam). iv) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: mô hình quản lý kiến trúc của Công ty NOEX của Nhật bản và Petronas của Malaysia trong việc quản lý các dự án Dầu khí nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào nghiên cứu hệ thống và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý của các công ty NOEX và Petronas từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt nam và có phân tích để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Tập đoàn từ mỗi công ty trong mô hình quản lý. Thời gian nghiên cứu: từ 2000 đến nay Không gian nghiên cứu: Các dự án dầu khí nước ngoài của công ty NOEX và Petronas. v) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống sâu các trường hợp của PVN và một số công ty dầu khí của nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích thống kê chi tiết về nguồn số liệu sơ cấp có được từ các công ty và tổ chức khảo sát. Nguồn số liệu: Nghiên cứu thu thập thông tin và số liệu từ hai nguồn chính. Nguồn đầu tiên và chiếm nhiều lượng thông tin nhất là số liệu sơ cấp từ phỏng vấn sâu các công ty dầu khí, kinh nghiệm thực tế học viên làm việc tại các công ty dầu khí trong nước và nước ngoài. Nguồn thứ hai là số liệu thứ cấp như sách, tạp chí, website của các công ty thuộc đối tượng điều tra hoặc báo cáo sẵn có của các công ty tư vấn dầu khí. Nguồn số liệu này được sử dụng bổ trợ cho phần giới thiệu về công ty và một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Phỏng vấn chuyên gia : Để đáp ứng được mục tiêu luận văn đề ra, học viên đã tổ chức một số cuộc khảo sát và trao đổi trực tiếp với các bộ phận, cấp quản lý của một số công ty để có thêm thông tin và số liệu cho nghiên cứu. vi) Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CÁC DỰ ÁN DẦU KHÍ NƯỚC NGOÀI Chương 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CÁC DỰ ÁN DẦU KHÍ NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY NOEX VÀ PETRONAS Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO MÔ HÌNH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CÁC DỰ ÁN DẦU KHÍ NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Doãn Thị Thu Hà (2002), Giáo trình Quản trị học, Nxb Tài Chính, Hà Nội. 2. Đại học Thương mại (2009), Bài giảng quản trị học, Bộ môn quản trị căn bản. 3. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Lê Tiến Hải (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho công tác đánh giá kinh tế các dự án đầu tư tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Viện Dầu Khí Việt Nam. 5. Nguyễn Thanh Hội (2007), Quản trị học, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 6. Phạm Thị Minh Châu (2006), Quản Trị Học, Nxb Phương Đông, Hà Nội. 7. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 8. Porter M.E (Nguyễn Phúc Hoàng dịch) (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP.HCM. Tiếng Anh 9. Bayulgen O. (2010), Foreign Investment and Political Regimes: The Oil Sector in Azerbaijan, Russia, and Norway, Cambridge University Press. 10. Cullen, J.B (2009), International Business:Strategy and the Multinational company, Routledge Taylor & Francis Group. 11. Considine and W.A.Kerr, J.I (2002), The Russian oil economy, Edward Elgar Publishing Limited. 12. Dorrenbacher, C. (2011), Politics and power in the multinational corporation: The role of institutions interests and identities, Cambridge. 13. Daniel Johnston (2003), International exploration economics risk and contract analysis, PennWell. 14. Durbin P. (2010), Taming Change With Portfolio Management, Greenleaf Book Group Press. 15. Fraser Institute (2011), Global Petroleum Survey. 16. Falola T. (2005), The Politics of the Global Oil Industry, Greenwood Publishing Group, Inc. 17. Galbraith, AA.R (2007), “Designing your organisation using the star model to solve 5 critical design challenges”, John Wiley&Sons, Inc. 18. IHRDC (2012), Estimating Capital and Operating Costs, Capex and Opex. 19. Information Handling Services (IHS), Petroleum Economics & Policy Solutions, PEPS. 20. Nurdin,G. (2008), International Business Control, Reporting and Corporate Governance: Global business best practice across cultures, countries and organisations, CIMA Publishing. 21. Peru Oil & Gas Sector Business & Investment Opportunities Yearbook (2009), Intl Business Pubns USA. 22. Robert T. Moran Ph.D., Philip R. Harris, Sarah V. Moran MA (2011), Managing Cultural Differences, Eighth Edition: Global Leadership Strategies for Cross-Cultural Business Success, Elsevier. 23. Robbins S.P. (2011), Fundamentals of Management. Prentice Hall New Jersey. 24. Tord, S. (2011), National Oil Companies and Value Creation, The World Bank. 25. Usa, Ibp. (2009), Russia Oil & Gas Sector Business & Investment Opportunities Yearbook, International Business Publicatio 26. Woods, M. (2008), International Risk Management: Systems, Internal Control and Corporate Governance, CIMA Publishing. Website: 27. http://pvn.vn 28. http://www.hd.jx-group.co.jp 29. http://www.petronas.com.my . Mô hình Quản lý kiến trúc tổ chức: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN Đỗ Hương Lan Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01. viên lựa chọn đề tài Mô hình quản lý kiến trúc tổ chức: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN nhằm mục đích giải quyết được một phần các vấn đề đặt ra cho công tác quản lý các dự án Dầu khí. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CÁC DỰ ÁN DẦU KHÍ NƯỚC NGOÀI Chương 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CÁC DỰ ÁN DẦU KHÍ NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY NOEX VÀ PETRONAS Chương

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan