1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở việt nam

15 1,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 395,29 KB

Nội dung

Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam Trần Thị Luyến Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đăng Minh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Mô hình quản trị; Doanh nghiệp nhỏ. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trong những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội. Nước ta hiện có khoảng hơn 500.000 DN đang hoạt động trên cả nước, trong đó số lượng các DNNVV chiếm tới 98% (Theo số liệu thống kê năm 2011) 1 . Các doanh nghiệp (DN) này không những góp phần giải quyết việc làm mà còn tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế năng động hơn trong môi trường hội nhập cạnh tranh. Chính 1 http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Doanh-nghiep-nho-va-vua-buoc-tien-lon/20111/58354.vgp vì vậy, việc thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV là một chiến lược quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của một nước đang phát triển như nước ta.Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng hiện nay, không ít các DN đang gặp nhiều khó khăn và nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng phá sản của các DN như: do tình hình kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, lãi suất ngân hàng quá cao… Trong số các DN phá sản, theo kết quả điều tra khảo sát của tổng cục thống kê năm 2012: gần 70% số doanh nghiệp được hỏi đưa ra câu trả lời về nguyên nhân phá sản là do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, 30% số doanh nghiệp thiếu vốn cho sản xuất, và 15% không tiêu thụ được sản phẩm. Từ đó có thể thấy khó khăn chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang gặp phải chính là kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.Làm thế nào để nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đạt tối đa hiệu quả kinh doanh luôn là bài toán làm đau đầu nhà quản lý đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Do đó, việc tìm ra phương pháp quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn đang là câu hỏi cấp bách cho các nhà quản lý cũng như các nhà kinh tế học. Trên thế giới, đặc biệt tại Nhật Bản quản trị tinh gọn (Lean Management) chính là cách thức quản lý đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công và tạo ra sự khác biệt cho chính sản phẩm, dịch vụ nhằm hướng tới thỏa mãn khách hàng tối đa đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua cắt giảm lãng phí và tận dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp. Xuất phát từ công thức cơ bản về lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí (1) Trong đó, chi phí = chi phí thực + chi phí lãng phí (2) Từ hai công thức (1) và (2) có thể thấy cách thức hiệu quả giúp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp chính là cắt giảm chi phí hoặc tăng doanh thu. Chi phí ở đây được hiểu là chi phí bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh thực và chi phí lãng phí.Chi phí thực là chi phí cần thiết để duy trì sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng và dịch vụ, do đó không thể cắt bỏ, thứ cần thiết cắt bỏ ở đây là chi phí lãng phí.Chi phí lãng phí thường thấy như: nhân công thừa, NVL thừa, máy móc chờ đợi, hàng tồn kho, và các lãng phí trong tư duy và phương pháp làm việc. Quản trị tinh gọn là mô hình tập trung vào việc phát hiện nhận diện các lãng phí, từ đó có các phương pháp khoa học để loại bỏ các loại lãng phí này. Chính vì vậy, việc nâng cao lợi nhuận thông qua tăng doanh thu vẫn luôn là bài toán không dễ và càng khó giải hơn trong điều kiện kinh tế khó khăn, không ít doanh nghiệp đã tìm đến giải pháp cắt giảm lãng phí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực sẵn có, từ đó cắt giảm được chi phí sản xuất, kinh doanh.Xuất phát từ thực tế khách quan nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng mô hình QTTG áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình và mong muốn nghiên cứu sâu về lý thuyết quản trị tinh gọn, về tình hình cụ thể của các DNNVV Việt Nam khi áp dụng phương pháp quản trị tinh gọn, tìm ra những khó khăn và thuận lợi, từ đó xây dựng được mô hình quản trị tinh gọn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu thực chứng dựa trên các câu hỏi nghiên cứu như sau: Quản trị tinh gọn có lợi ích như thế nào đối với doanh nghiệp?,Các DNSXNVV Việt Nam áp dụng các công cụ của QTTG có hiệu quả như thế nào?,Tại sao các DNSXNVV Việt Nam chưa áp dụng các công cụ QTTG vào sản xuất?, từ đó đi phân tích nguyên nhân dựa vào câu hỏi trên để từ đó đưa ra các giải pháp bằng câu hỏi: Giải pháp gì cho các DNSXNVV ở Việt Nam để áp dụng QTTG vào sản xuất? Từ đó đưa ra mô hình và đề xuất các giải pháp cho phù hợp với đặc điểm của các DNSXNVV ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp phát triển, đóng góp chung vào xây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu về QTTG Khái niệm tinh gọn đã xuất hiện cách đây khoảng 100 năm, nhưng chỉ từ khi Toyota bắt đầu áp dụng và biến nó thành một công cụ thần kỳ đưa nhà sản xuất ô tô này lên vị trí hàng đầu thế giới và khẳng định phong cách riêng của mình bằng hệ thống sản xuất Toyota (TPS-Toyota Product System) (1960), phương pháp sản xuất này mới bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Đến năm 1990, thuật ngữ “lean manufacturing” (sản xuất tinh gọn) được đề xuất trong cuốn sách “The machine that changed the world” (cỗ máy làm thay đổi cả thế giới) của James Womack, Daniel Jones và Danile Roos.Theo nhóm tác giả trên, sản xuất tinh gọn là một hệ thống các phương pháp được áp dụng trong doanh nghiệp nhằm loại bỏ lãng phí và giảm thiểu thời gian sản xuất, nâng cao năng suất và lợi nhuận.Lợi ích của sản xuất tinh gọn được thực chứng trong cả nghiên cứu và thực tế doanh nghiệp, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tinh gọn cũng như các ứng dụng của nó vào DN. a. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới Từ những năm 1960, Toyota giới thiệu hệ thống sản xuất Toyota (TPS), tiền thân của hệ thống sản xuất tinh gọn.Đến năm 1990, thuật ngữ “lean manufacturing” (sản xuất tinh gọn) được đề xuất trong cuốn sách “The machine that changed the world” của James Womack, Daniel Jones và Danile Roos.Theo nhóm tác giả trên, sản xuất tinh gọn là một hệ thống các phương pháp được áp dụng trong doanh nghiệp nhằm loại bỏ lãng phí và giảm thiểu thời gian sản xuất, nâng cao năng suất và lợi nhuận.Lợi ích của sản xuất tinh gọn được thực chứng trong cả nghiên cứu và thực tế doanh nghiệp. 1. James Womack, Daniel Jones và Danile Roos, (1990), The machine that changed the world, Rawson Associates, New York. Là cuốn sách đầu tiên về quản trị tinh gọn trên thế giới, các tác giả đã cung cấp một khung lý thuyết về hệ thống sản xuất tinh gọn.Đồng thời, cuốn sách đưa ra các chỉ dẫn giúp nhà quản trị hiểu và áp dụng quản trị tinh gọn tại doanh nghiệp.Các tác giả khẳng định rằng hệ thống sản xuất tinh gọn sẽ phát triển không chỉ trong các doanh nghiệp sản xuất mà còn trong các doanh nghiệp dịch vụ từ dịch vụ y tế đến dịch vụ phân phối, bán lẻ. 2. R.C. Barker, (1994) "The Design of Lean Manufacturing Systems Using Time- based Analysis", International Journal of Operations & Production Management, Vol. 14 Iss: 11, pp.86 – 96. Tác giả đã cho thấy được sự cần thiết của khung phân tích và xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp trên thế giới. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng việc xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn nên phân tích sâu hơn là chung chung về chất lượng, lợi nhuận hay kết quả sản xuất kinh doanh trong các kỳ trước. Nếu như không có khuôn mức đo lường, các DN rất khó có thể mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng và chính DN mình. 3. Hiroshi Katayama, David Bennett, (1996) "Lean production in a changing competitive world: a Japanese perspective", International Journal of Operations & Production Management, Vol. 16 Iss: 2, pp.8 – 23. Nhóm tác giả đã phân tích các khái niệm cơ bản của sản xuất tinh gọn và xu hướng của Nhật Bản, giải thích được tại sao trong giai đoạn khủng hoảng, các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài lại ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của SXTG ở Nhật Bản. Nhóm tác giả cũng đi khảo sát 4 trường hợp cụ thể để tìm ra các vấn đề trong việc áp dụng SXTG ở Nhật và đưa ra một số khái niệm mới phù hợp với điều kiện môi trường. 4. Michael A. Lewis, (2000) "Lean production and sustainable competitive advantage", International Journal of Operations & Production Management, Vol. 20 Iss: 8, pp.959 – 978. Với nghiên cứu này, tác giả phân tích chi tiết SXTG, 6 sigma và TQM.Đồng thời đi sâu vào ba trường hợp cụ thể để kết luận rằng SXTG góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững của DN, và tác giả cũng đưa ra một số đề xuất cho các nghiên cứu sau này. 5. Angle Martínez, Sánchez and Manuela Pérez, (2001), “Lean indicators and manufacturing strategies”, International Journal of Operations and Production Management, Vol. 21, No. 11, pp. 1433 - 1451. Nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố trong sản xuất tinh gọn và mức độ tầm quan trọng của các yếu tố.Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là kiểm định mối liên hệ trong việc sử dụng các yếu tố được nêu ra trong phần tổng quan tài liệu. Mối liên hệ chặt chẽ được tìm thấy ở cặp yếu tố: hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp; tỉ lệ nhân viên làm việc nhóm và tỉ lệ công việc hoàn thành. Cuối cùng, nhóm tác giả phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng các yếu tố trong sản xuất tinh gọn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích sẽ tập trung vào 4 mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất: chất lượng sản phẩm, thời gian chờ, tính linh hoạt và chi phí. 6. Yang Pingyu, Yuyu, (2010), “The barriers to SMEs’ implementation of lean production and countermeasures- Based on SME in Wenzhou”, International Journal of Innovation, Management and Technology, Vol 1, No 2,6/2010, pp: 220-225.Bằng việc khảo sáttrongthành phố Wenzhou, nhóm tác giả phân tích những khó khăn mà DN gặp phải khi áp dụng SXTG, từ đó đưa ra một số giải pháp tập trung vào 4 điểm: sự quan tâm của ban lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, tổ chức đào tạo và xây dựng hệ thống đánh giá năng suất. 7. Phan Chi Anh, Yoshiki Matsui, (2010), Contribution of quality management and just-in-time production practices to manufacturing performance, International Journal of Productivity and Quality Management, Vol 6, No 1/2010. . Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã phân tích những đóng góp của quản lý chất lượng và sản xuất đúng lúc tới hiệu suất và tính linh hoạt của các xưởng sản xuất thông qua khảo sát 163 xưởng sản xuất tại 5 quốc gia. Dựa vào phân tích số liệu, nhóm nghiên cứu đã thấy rằng các xưởng có kết quả sản xuất cao đều là các xưởng tập trung sử dụng hai công cụ quản lí chất lượng (QM) và Just In Time (JIT).Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nêu bật được lợi ích khi vận dụng cả hai công cụ hơn là áp dụng một công cụ riêng lẻ.Từ đó, người viết cũng đưa ra đề xuất với các DN nên tìm ra mối liên kết và sức mạnh tổng hợp của việc áp dụng các công cụ trên nhằm đạt được vị thế cạnh tranh cao trên thị trường. 8. Nitin Upadhye, S. G. Deshmukh, Suresh Garg, (2010), “Lean manufacturing system for medium size manufacturing enterprises: an Indian case”, International Journal of Management Science and Engineering Management, Vol. 5, No. 5, pp. 362 - 375. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản xuất tinh gọn là một triết lý giúp các doanh nghiệp xác định các vấn đề trong doanh nghiệp. Đồng thời, việc lựa chọn công cụ phù hợp với doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng thành công sản xuất tinh gọn, cam kết của ban lãnh đạo và sự tham gia của toàn bộ nhân viên là nền tảng để doanh nghiệp áp dụng sản xuất tinh gọn. Nhóm tác giả cũng đưa ra nhận định rằng việc áp dụng các công cụ của sản xuất tinh gọn có tầm quan trọng trong tất cả các nhóm doanh nghiệp.Bằng việc nghiên cứu chuỗi giá trị hiện tại, xác định các loại lãng phí và áp dụng các công cụ thích hợp để cải tiến, doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình.Sau quá trình nghiên cứu một trường hợp tại Ấn Độ, nhóm tác giả đề xuất mô hình áp dụng sản xuất tinh gọn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu và áp dụng đúng đắn. 9. Anand Gurumurthy & Rambabu Kodali, (2011), “Design of lean manufacturing systems using value stream mapping with simulation. A case study”, Journal of Manufacturing Technology Management, Vol. 22 No. 4, pp. 444 - 473. Bằng phương pháp tổng quan tài liệu, nhóm tác giả đã thấy được phần lớn nghiên cứu tập trung phân tích các công cụ, phương pháp của sản xuất tinh gọn như kanban, so sánh hệ thống sản xuất kéo và đẩy (Pull và Push systems), Các phương pháp của sản xuất tinh gọn khác như giảm chu kỳ sản xuất, cải tiến quá trình, vẫn chưa được chú trọng. Do vậy, với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp mô phỏng để thể hiện chuỗi giá trị của một trường hợp nghiên cứu, từ đó nêu bật được lợi ích của việc áp dụng các công cụ, phương pháp của sản xuất tinh gọn. Nghiên cứu khẳng định rằng tại doanh nghiệp này, chỉ có một số công cụ phương pháp như cân bằng dòng sản phẩm, cải tiến quá trình, 5S, được áp dụng và các công cụ, phương pháp này có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể áp dụng các công cụ còn lại một cách phù hợp, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ hơn. 10. Nguyen Dang Minh, (2012), “Contribution of Total Productive Maintenance to the Environmental Conservation”, Journal of Information and Management, Vol. 33, No. 1, pp. 186-198. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng TPM (tạm dịch là Duy trì năng suất tổng thể) đã được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm nâng cao hiệu suất, khả năng sử dụng của các thiết bị, dụng cụ, từ đó giảm thiểu chi phí sản xuất và chi phí đầu tư thiết bị. Đồng thời, TPM góp phần bảo vệ môi trường thông qua việc giảm tiêu thụ năng lượng, nước và hạn chế khí thải. Đặc biệt, tác giả khẳng định rằng khi áp dụng kết hợp TPM với 5S, JIT, TQM không chỉ doanh nghiệp sản xuất mà các doanh nghiệp dịch vụ, bảo dưỡng, xây dựng, sẽ hoạt động hiệu quả hơn. 11. S. Vinodh, K.R. Shivraman and S. Viswesh, (2012), “AHP-based lean concept selection in a manufacturing organization”, Journal of Manufacturing Technology Management, Vol. 23 No. 1, pp. 124-136.Việc lựa chọn khái niệm thích hợp về sản xuất tinh gọn là việc quyết định dựa trên nhiều tiêu chí.Quá trình phân tích thứ bậc AHP được các tác giả sử dụng như một công cụ để giải quyết vấn đề trên.Dựa trên kết quả của quá trình phân tích AHP, nghiên cứu đã đưa ra khái niệm sản xuất tinh gọn phù hợp nhất cho các doanh nghiệp áp dụng.Khái niệm và mô hình áp dụng sản xuất tinh gọn trên được kiểm chứng trong một trường hợp doanh nghiệp sảm xuất. Tóm lại, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sản xuất tinh gọn, cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại một số đối tượng nghiên cứu.Trong đó, cuốn sách “The machine that changed the world” và một số bài báo khoa học đã đưa ra mô hình lý thuyết về sản xuất tinh gọn nhưng lại chưa nêu được những vấn đề thực tiễn trong các doanh nghiệp áp dụng quản trị tinh gọn. Các nghiên cứu trong những năm gần chủ yếu tập trung phân tích việc áp dụng sản xuất tinh gọn trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào trên thế giới về xây dựng mô hình áp dụng quản trị tinh gọn, đặc biệt là mô hình quản trị tinh gọn cho các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển tương tự điều kiện Việt Nam. Cùng với sự phát triển về nghiên cứu SXTG trên thế giới, ở nước ta, khá nhiều tác giả đã chú ý vào vấn đề áp dụng SXTG trong các ngành công nghiệp như may mặc, cơ khí, giày da Như vậy, việc xây dựng mô hình quản trị tinh gọn cho các doanh nghiệpViệt nam, đăc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức cần thiết. b. Một số công trình nghiên cứu về QTTG trong nước Tại Việt Nam trong những năm gần đây, lý thuyếtquản trị tinh gọn được một số doanh nghiệp áp dụng vào quá trình sản xuất và quản lý.Lợi ích mà quản trị tinh gọn mang lại cho doanh nghiệp đã được minh chứng bởi một số trường hợp thực tiễn.Nhận thức được lợi ích của quản trị tinh gọn, một số nghiên cứu tại Việt Nam đã lựa chọn quản trị tinh gọn làm chủ đề.Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về quản trị tinh gọn và mô hình phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng còn rất hạn chế. Một số đề tài liên quan đến hướng nghiên cứu bao gồm: 12. Nguyễn Thị Đức Nguyên, Bùi Nguyên Hùng (2010) “Áp dụng lean manufacturing tại Việt Nam thông qua một số tình huống”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 8, tr. 41- 48. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính mutiliple cases để nghiên cứu việc áp dụng sản xuất tinh gọn tại ba doanh nghiệp ở Việt Nam để tìm ra sự khác biệt của cơ sở lý thuyết với thực tiễn. Từ đó, nhóm tác giả cũng đưa ra mô hình áp dụng sản xuất tinh gọn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung áp dụng vào sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị hiện tại và tương lai cho bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, ba trường hợp nghiên cứu trong đề tài là các doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy mô hình đưa ra còn chưa phù hợp hoàn toàn với điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam. 13. Toon Van Dael, (2012), “Application of lean manufacturing in a new plant of Ariston Vietnam”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, tác giả đã hệ thống một số lý thuyết về quản trị tinh gọn.Đồng thời, dựa trên nhu cầu tại doanh nghiệp Ariston Việt Nam, tác giả đã thực hiện nghiên cứu và đề xuất kế hoạch áp dụng và triển khai sản xuất tinh gọn tại nhà máy. Do nghiên cứu sâu vào một trường hợp doanh nghiệp nên đề xuất của tác giả chưa thể ứng dụng tại các doanh nghiệp khác. 14. Đinh Trọng Thể, (2012), “Nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn tại Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung – Ninh Bình”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Bách khoa Hà Nội. Bắt đầu với tổng quan tài liệu, tác giả đã hệ thống được các nội dung chính trong sản xuất tinh gọn.Đồng thời, bằng cách nghiên cứu thực trạng của một doanh nghiệp, tác giả đã phân tích các loại lãng phí và đề xuất các công cụ phù hợp để cắt giảm các loại lãng phí.Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp áp dụng thành công sản xuất tinh gọn, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Đây cũng là trường hợp nghiên cứu 1 tình huống cụ thể của doanh nghiệp, chưa phải là nghiên cứu xây dựng mô hình. 15. Nguyễn Đăng Minh và nhóm tác giả, (2013), “Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 1 năm 2013, tr. 24-32. Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra thực trạng của việc áp dụng 5S, một công cụ trong quản trị tinh gọn, tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa Việt Nam thông qua việc thực hiện khảo sát 52 doanh nghiệp. Đồng thời, bằng cách phân tích số liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 5S có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua 4 thông số: chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, thời gian giao hàng và thị phần. Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp phân tích 5WHYS để tìm ra các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tồn tại trong hiện trạng áp dụng 5S tại 52 doanh nghiệp và đưa ra một số khuyến nghị.Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở khuyến nghị cho việc phát triển mô hình 5S tại Việt nam.Chưa phải là nghiên cứu điển hình về xây dựng mô hình quản trị tinh gọn. Nhìn chung, tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về quản trị tinh gọn còn rất hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu thường tập trung phân tích một công cụ trong quản trị tinh gọn hoặc xây dựng kế hoạch áp dụng cho một doanh nghiệp sản xuất.Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có tác giả nào nghiên cứu về xây dựng mô hình quản trị tinh gọn cho cả doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích củaluận văn là khảo sát, tìm hiểu tình hình tổ chức sản xuất, kinh doanh thực tế của một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam nhằm tìm ra các nguyên nhân gây lãng phí làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và việc áp dụng chưa hiệu quả các công cụ trong mô hình QTTG của một số doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng mô hình quản trị tinh gọn giúp doanh nghiệp triệt tiêu lãng phí một cách thấp nhất để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết về quản trị tinh gọn - Điều tra khảo sát hiện trạng áp dụng QTTG tại một số DNSXNVV ở Việt Nam - Phân tích dữ liệu đưa ra các vấn đề tồn tại của việt áp dụng QTTG tại một số DNSXNVV ở Việt Nam - Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG - Xây dựng mô hình và đề xuất giải pháp QTTG cho các DNSXNVV Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: “ Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam”. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: QTTG là một đề tài khá rộng nên tác giả đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng QTTG trong một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam, nhằm tìm ra thực trạng về tình hình áp dụng QTTG trong các DN nhỏ và vừa, từ đó phát hiện các vấn đề còn tồn tại, tìm kiếm nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho các vấn đề đó. + Thời gian: Tác giả luận văn sẽ thu thập những tài liệu có liên quan và các thông tin mới nhất mà các DN áp dụng và thực hiện trong vòng 5 năm trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng trong đó có: Phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp phỏng vấn chuyên gia với mục đích trả lời câu hỏi: “Tại sao các DNSXNVV ở Việt Nam chưa áp dụng QTTG vào sản xuất?”, được tiến hành theo 3 bước như sau: - Bước 1: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết (thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp) về quản trị tinh gọn, đồng thời nghiên cứu thực tiễn tại một số DNSXNVV kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc áp dụng quản trị tinh gọn. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua thực hiện điều tra khảo sát doanh nghiệp bằng bảng hỏi để thấy hiện trạng áp dụng quản trị tinh gọn tại các DNNVV ở Việt Nam. - Bước 2: Từ những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập ở bước 1, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích theo tư duy của khoa học giải quyết vấn đề để phân tích vấn đề tồn tại trong việc áp dụng quản trị tinh gọn tại các DNNVV ở Việt Nam. - Bước 3: Dựa vào phần phân tích ở bước 2, nghiên cứu đề xuất mô hình quản trị tinh gọn [...]... cho các DNSXNVV ở Việt Nam Tiếp đó, đề xuất mô hình tối ưu và các giải pháp cho các DNSXNVV ở VN để tiến hành triển khai Trình tự phương pháp nghiên cứu Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam Bước 1 Điều tra, khảo sát hiện trạng áp dụng QTTG tại một số DNSXNVV ở VN Nghiên cứu lý thuyết Phân tích dữ liệu đưa ra các vấn đề tồn tại Bước 2 Phân... 4chương: Chương 1: Cơ sở lý luận v quản trị tinh gọn Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng áp dụng QTTG tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam Chương 4: Phân tích nguyên nhân và đề xuất mô hình QTTG áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt 1 Jeffrey K.Liker (2006), Trường Khanh,... pháp phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam áp dụng hiệu quả hơn Điều đặc biệt của luận văn là đã xây dựng được mô hình quản trị tinh gọn áp dụng chung cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 4chương: Chương 1: Cơ sở lý luận v quản trị. .. ảnh hưởng đến việc áp dụng QTTG tại một số DNSXNVV Bước 3 Đề xuất mô hình áp dụng Đưa ra giải pháp Kết luận Hình 1: Sơ đồ trình tự phương pháp nghiên cứu 6 Những đóng góp của luận văn Luận văn đã tìm ra được các nguyên nhân chính của các doanh nghiệp sản xuất chưa áp dụng và áp dụng chưa hiệu quả các công cụ của quản trị tinh gọn trong hoạt động sản xuất của mình.Từ đó, luận văn đã chỉ ra và đề xuất. .. Toyota”, Nhà Xuất bản Lao động - Xã Hội 2 Đỗ Tiến Long, (2010), “Triết lý Kaizen và lãnh đạo doanh nghiệp (PDF), Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh số 26, tr 262-270 3 Mekong Capital (2004), “Giới thiệu về Lean manufacturing cho các doanh nghiệp Việt Nam , Tr 4- 5- 6- 7- 15- 18 4 Nguyễn Đăng Minh, (2013), Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến... Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 1 năm 2013, tr 24-32 5 Nguyễn Thị Đức Nguyên, Bùi Nguyên Hùng (2010) Áp dụng lean manufacturing tại Việt Nam thông qua một số tình huống”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 8, tr 41- 48 6 Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đăng Minh (2014), Quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc Gia Hà... trị tinh gọn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, ngày 23/4/2014 7 Đinh Trọng Thể, (2012), “Nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn tại Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung – Ninh Bình”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh 8 Phan Chi Anh, Yoshiki Matsui, (2010), “Contribution... Automobile Plant” Proceeding of the 2011 Northeast Asia Management and Economics Joint Conference (NAMEJC 2011) Chungnam University, Republic of Korea (Chungnam 2011, Oct) Tài liệu tham khảo online 14 http://www.businessballs.com/dtiresources/total_quality_management_TQM.pdf 15 http://baodientu.chinhphu.vn/Home /Doanh- nghiep-nho-va-vua-buoc-tienlon/20111/58354.vgp 16 http://pdf.wri.org/bell/case_1-56973-246-9_full_version_english.pdf,... application summaries/2003 boeing - lean manufacturing.pdf, “ Boeing-Mesa Lean Manufacturing Process and Tools” 19 http//www.sggp.org.vn/kinhte/2012/4/285015/Thúy Hải, “DNNVV Việt Nam -Những điều trăn trở Bài 1: lớn nhanh trong áp lực cạnh tranh”,02/04/20012 ... Management, Vol 6, No 1 9 James Womack, Daniel Jones và Danile Roos, (1990), The machine that changed the world, Rawson Associates, New York 10 Michael A Lewis, (2000) "Lean production and sustainable competitive advantage", International Journal of Operations & Production Management, Vol 20 Iss: 8, pp.959 – 978 11 Mark L Spearman, David L Woodruff, và Wallace J Hopp, (1990), “CONWIP: a pull alternative . tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam. doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam áp dụng hiệu quả hơn. Điều đặc biệt của luận văn là đã xây dựng được mô hình. Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam Trần Thị Luyến Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; . dụng sản xuất tinh gọn trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào trên thế giới về xây dựng mô hình áp dụng quản trị tinh gọn, đặc biệt là mô hình quản trị tinh

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w