1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại việt – trung

19 270 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 526,56 KB

Nội dung

Đánh giá các tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế ” tới quan hệ thương mại Việt – Trung.. Để phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc,

Trang 1

Hợp tác "Hai hành lang, một vành đai kinh tế": Tác động đến quan hệ thương mại Việt –

Trung Trịnh Thị Tuyết Mai

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế

Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thái Quốc

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Phân tích cơ sở khoa học của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh

tế Việt -Trung” Làm rõ nội dung của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung” Đánh giá các tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh

tế ” tới quan hệ thương mại Việt – Trung Đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy thương mại Việt – Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai

kinh tế”

Keywords Quan hệ thương mại; Thương mại quốc tế; Vành đai kinh tế; Việt Nam;

Trung Quốc

Content

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc tế hiện nay, hợp tác kinh tế khu vực ngày càng được coi trọng Trong những cơ chế hợp tác khu vực, các liên kết tiểu vùng thường gắn với việc phát triển một khu vực gồm các địa phương gần nhau, có những điều kiện phát triển kinh

tế có thể bổ sung cho nhau nhằm tạo ra vùng tăng trưởng kinh tế cao Sự liên kết này tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý và kinh tế - xã hội của từng vùng, có thể tạo thành những hành lang, vành đai kinh tế làm nòng cốt để thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực

Việt Nam - Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền dài 1.643 km và cùng chung vịnh Bắc Bộ Hai nước đều có nguồn tài nguyên phong phú, có tiềm năng phát triển rất lớn Quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung trong những năm qua không ngừng phát triển, tuy nhiên vẫn còn cách xa so với tiềm năng kinh tế của mỗi nước Nhiều học giả của hai nước cho rằng: nguyên nhân chính là do hai bên chưa phát huy được hết thế mạnh và lợi thế so sánh trong hợp tác Để phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, sáng kiến xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” bước đầu được triển khai đã đưa đến những kết quả khả quan trong thúc đẩy giao thương biên giới Việt – Trung Tuy nhiên để hợp tác thực sự hoạt động

và phát huy hết giá trị của nó vẫn là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách

Trang 2

Việt Nam Do vậy, việc phân tích đầy đủ cơ sở hình thành, lộ trình thực hiện, tác động dự kiến, qua đó đánh giá tính ưu việt và bất cập, cơ hội cũng như thách thức trong việc ưu tiên phát triển mối liên kết kinh tế đặc biệt này ở nước ta là hết sức cần thiết, nhằm đưa ra quan điểm và định hướng đúng đắn trước tình hình mới

Đó là lý do tác giả chọn đề tài Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”: Tác

động đến quan hệ thương mại Việt -Trung cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay đã có một số công trình khoa học, sách, bài báo nghiên cứu về vấn

đề hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung” như:

1) Thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Sách) do Bộ Công thương biên soạn và

Nhà xuất bản Lao động phát hành quý IV năm 2008 Công trình này phân tích tổng quan về

thị trường Trung Quốc, nêu lên thực trạng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, đưa ra những điều cần biết khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhưng chưa đề cập sâu đến hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”

2) Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế (Sách) của tác giả PGS.TS

Nguyễn Văn Lịch do Nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 2005 Công trình này phân tích thực trạng phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn (2004-2005) sách mới tập trung làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây dựng hành lang kinh tế này chứ chưa phân tích sâu tác động của hành lang kinh tế này đối với quan hệ thương mại Việt Trung

3) Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Thương mại, trong đó đáng chú ý là:

- Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, Đề

tài cấp bộ năm 2004 do PGS.TS Nguyễn Văn Lịch chủ nhiệm

- Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình thu hoạch sớm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, Đề tài cấp Bộ năm 2005 do

ThS Trịnh Thị Thanh Thủy chủ nhiệm

- Định hướng chiến lược phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn tới 2015, Đề tài cấp bộ năm 2007 do PGS.TS Nguyễn Văn Lịch chủ nhiệm

4) Các báo cáo tiêu biểu trong Hội thảo Phát triển Hai hành lang, một vành đai kinh

tế Việt Nam – Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Trung Quốc (do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức tại Hải Phòng tháng 12 năm 2006) ; Hội thảo Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và vai trò của Lào Cai (do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức tại Lào Cai tháng 11 năm 2005), Hội thảo Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai (Hà Nội, 2005)

5) Một số bài nghiên cứu trên tạp chí

- Hai hành lang và một vành đai kinh tế - từ ý tưởng đến hiện thực của PGS.TS

Nguyễn Văn Lịch trên Tạp chí Cộng sản số 11 năm 2005

- Vai trò của hành lang kinh tế Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng của PGS.TS

Phạm Thái Quốc thuộc Viện Kinh tế và Chính trị thế giới trên tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 51 năm 2005

- Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc: một chặng đường nhìn lại của

ThS Doãn Bảo - Nguyễn Công Khánh đăng trên Tạp chí Cộng sản số 14 năm 2008

- Cán cân thương mại trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2006: Thực trạng và một số giải pháp điều chỉnh của Phạm Phúc Vĩnh trên Tạp chí Kinh tế

đối ngoại số 34 năm 2009

Trang 3

- Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) - Thực trạng và giải pháp của PGS.TS Nguyễn Văn Lịch trên Tạp chí Khoa học

Thương mại số 14 năm 2006

Nhìn chung, các công trình trên đây là những tư liệu tham khảo rất có giá trị song do được triển khai trong thời gian chưa dài so với thời điểm công bố hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung” (2004), nên các nghiên cứu trên mới tập trung vào lý giải

cơ sở hình thành cũng như mục tiêu hợp tác, chứ chưa chú trọng phân tích điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng lĩnh vực chính trong hợp tác để từ đó nhận ra thời cơ và thách thức đối với việc triển khai Hầu hết các nghiên cứu trên chưa đánh giá một cách có hệ thống tác động của hợp tác này đối với quan hệ thương mại Việt – Trung

Đề tài nghiên cứu này sẽ cố gắng tiếp thu các công trình nghiên cứu đã có và trên cơ

sở đó có những phát triển mới trong bối cảnh hiện tại

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu : Đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy thương

mại Việt – Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

- Nhiệm vụ nghiên cứu :

+ Phân tích cơ sở khoa học của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung”

+ Làm rõ nội dung của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung” + Đánh giá các tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế ” tới quan

hệ thương mại Việt – Trung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

tới quan hệ thương mại Việt – Trung

- Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: từ năm 2000 tới nay (chủ yếu là từ 2004 – thời điểm hình thành ý tưởng hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”)

Về không gian: luận văn tập trung vào các lĩnh vực hợp tác cơ bản giữa Việt Nam và miền Nam Trung Quốc : Xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương mại, du lịch và các địa phương chủ chốt trong hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung”: Tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội (Việt Nam)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:

- Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích: Thu thập các tài liệu tổng quan về lĩnh vực quan hệ thương mại Việt – Trung và hợp tác

“Hai hành lang, một vành đai kinh tế”; thu thập thông tin về một số hoạt động và dự án đang triển khai trong khuôn khổ hợp tác; thu thập tài liệu về đề xuất các giải pháp đối với việc thúc đẩy hợp tác này

- Phương pháp thống kê, so sánh: Từ thống kê số liệu, tác giả đưa ra sự so sánh tương quan hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc trong quan hệ thương mại, cũng như trong tiến độ triển khai hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp logic, lịch sử

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Đề tài tổng hợp tư liệu, phân tích rõ cơ sở khoa học của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc; qua đó góp phần làm rõ hơn sự cần thiết phải đẩy mạnh triển khai hợp tác này

Trang 4

- Khảo sát một cách có hệ thống những bài học kinh nghiệm về hình thức hợp tác tương tự

ở các quốc gia và khu vực trên thế giới (bao gồm cả những bài học thành công và chưa thành công) Qua đó rút ra một số bài học có giá trị cho việc phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”

- Phân tích có hệ thống nội dung, vai trò và thực trạng triển khai các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác; đưa ra đánh giá về những kết quả đã đạt được, các tác động dự kiến cũng như những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, đóng góp một cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng triển khai các mô hình liên kết kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế tại Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” thời gian tới

- Các vấn đề lý luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp các tư liệu của quá khứ kết hợp với khái quát hóa và bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương

Chương 1 Một số vấn đề chung về hình thức hợp tác Hành lang, vành đai kinh tế Chương 2 Thực trạng hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” Chương 3 Tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” tới quan hệ thương mại Việt – Trung

Chương 4 Một số gợi ý về giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP TÁC HÀNH LANG,

VÀNH ĐAI KINH TẾ

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm Hành lang kinh tế và Vành đai kinh tế

Hành lang kinh tế là một tuyến liên kết kinh tế dựa vào địa lý giữa các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia bởi các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng liên kết Hành lang kinh tế vốn xuất phát từ hành lang giao thông, lấy hạ tầng giao thông làm cơ sở, để kết nối các khu vực địa lý của một hay nhiều quốc gia với nhau nhằm phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải dọc theo trục giao thông nhất định

Vành đai kinh tế là liên kết kinh tế theo hình vòng cung hoặc vòng tròn bao quanh một khu vực, một vùng địa lý - lãnh thổ trên cơ sở nối liền các vùng lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia với mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh cúa các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong vành đai

1.1.2 Hành lang kinh tế, vành đai kinh tế và tác động lan tỏa tới phát triển kinh tế

Hành lang kinh tế và vành đai kinh tế là biện pháp hợp tác mới để thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế của các quốc gia và lãnh thổ Có thể hiểu rằng đó là cơ chế nhất thể hóa kinh tế khu vực nhỏ lấy giao thông làm trục chính Hành lang kinh tế thể hiện mối quan hệ tỉ

lệ thuận giữa phát triển hệ thống hạ tầng giao thông với tăng trưởng và phát triển kinh tế Hệ thống các tuyến đường giao thông là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế

xã hội ở các vùng miền liền kề của các trục tuyến giao thông đó

Xây dựng vành đai kinh tế không những phát triển được kinh tế của những vùng nằm trên vành đai mà còn góp phần phát triển cả những vùng xung quanh qua việc thúc đẩy lưu

Trang 5

thông hàng hóa và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Trên cơ sở ưu tiên phát triển hạ tầng

cơ sở như: giao thông, năng lượng, thông tin và du lịch, hành lang kinh tế và vành đai kinh tế góp phần hình thành một không gian địa lý mở để tối đa hóa các tác động đến phát triển kinh

tế - xã hội và theo đó là tối thiểu hóa về các phí tổn

Hành lang kinh tế và vành đai kinh tế tháo bỏ sự cách biệt về địa lý lãnh thổ, tạo dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo sự liên kết bền chặt giữa các đối tác thương mại, góp phần làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy và mở rộng thương mại giữa các nước trong khu vực và với các khu vực khác

1.2 Một số hành lang kinh tế, vành đai kinh tế của các quốc gia và khu vực trên thế giới

Hành lang phát triển Maputo (MDC):

Hành lang Maputo là một trong các sáng kiến phát triển ở Châu Phi và thế giới Cốt lõi của MDC là một loạt các dự án nhằm nâng cấp kết cấu hạ tầng của tuyến đường vận tải từ tỉnh Wibank của Nam Phi (kề sát Johanesburg) tới Maputo của Mozambich, bao gồm bốn thành phần chính: tuyến đường cao tốc, tuyến đường xe lửa, cảng biên giới giữa hai nước và cảng biển Maputo

Hành lang Tây Bắc Canađa:

Hành lang phát triển Tây Bắc Canađa là một trong những vùng kinh tế lớn nhất ở Canađa Trục cơ bản của hành lang này là tuyến đường cao tốc Yellowhead 16 Hành lang này cung cấp các tuyến đường sắt và đường cao tốc nối liền các cảng Prince Rupert, Stewart

và Kitima, Britist Columbia tới các đầu mối giao thông của Canađa tại Winnipeg, Manitoba Những liên kết đường sắt và đường bộ liên tỉnh đó thông qua các cảng biên giới với Mỹ cung cấp khả năng tiếp cận tới đầu mối giao thông của Mỹ tại Chicago

Hành lang Đông – Tây (EWEC):

Đây là một trong những nội dung của Chương trình hợp tác phát triển liên kết các vùng kém phát triển của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma và vùng Tây Nam Trung Quốc trong tiểu vùng Mê Kông

Tác động của các hành lang kinh tế kể trên:

Các hành lang kinh tế trên đã có những đóng góp quan trọng trong quy hoạch, kêu gọi đầu tư, tài trợ và thúc đẩy nhiều hoạt động có hiệu quả đối với các nước Các hành lang kinh tế này cũng góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại và du lịch, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị trường khu vực Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng, các hành lang kinh tế trên cũng đã bộc

lộ rất nhiều bất cập

Chương 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC “HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ VIỆT -

TRUNG”

2.1 Phạm vi địa lý của hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt-Trung

Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh: là tuyến liên kết kinh tế giữa các tỉnh của Trung Quốc và các tỉnh của Việt Nam nằm dọc theo các trục đường bộ chính, đường sắt Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh: là tuyến liên kết kinh tế giữa các tỉnh của Trung Quốc và các tỉnh của Việt Nam nằm dọc theo các trục đường bộ chính, đường sắt Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ: là tuyến liên kết kinh tế giữa các tỉnh của Trung Quốc

và các tỉnh của Việt Nam nằm xung quanh vịnh Bắc Bộ

Các địa phương được coi là nhân tố chủ chốt trong phát triển hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, là những tỉnh biên giới tiếp giáp trực tiếp và các tỉnh, thành phố có vị

Trang 6

trí, vai trò trọng yếu trên tuyến liên kết, cụ thể là 2 tỉnh Quảng Tây, Vân Nam phía Trung Quốc và 5 tỉnh thành phố: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh phía Việt Nam

Đặc điểm của các địa phương chủ chốt nằm trong tuyến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung

Điều kiện khí hậu giống nhau, thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới có tính biển Các công trình giao thông hàng hải ở vịnh Bắc Bộ tương đối tốt, việc xây dựng các bến tàu, hải cảng

có quy mô và cơ sở nhất định, thuận tiện cho việc vận chuyển một lượng lớn hàng hoá để xuất khẩu hoặc nhập khẩu, chuyển hàng ra các nước trên thế giới, là điều kiện để giao lưu, hợp tác trên các mặt Vịnh Bắc Bộ có tài nguyên biển phong phú, tiềm năng phát triển lớn Xét về vị trí địa

lý, các tuyến liên kết này có ưu điểm lớn nhờ nằm ở vùng giao giữa hai khu vực lớn là Trung Quốc và ASEAN, là cầu nối nối liền hai khu vực lớn này, có thể lợi dụng một cách nhanh chóng thị trường và nguồn nhân lực của hai khu vực này để sắp xếp hợp lý nguồn lực của mình, điều chỉnh và ưu hoá kết cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội

2.2 Những nhân tố thúc đẩy hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”

2.2.1 Nhân tố khách quan

2.2.1.1 Bối cảnh lịch sử giữa Việt Nam - Trung Quốc

Về địa lý và biên giới, lãnh thổ

Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia láng giềng với đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.400km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc Trên biên giới chung của hai nước có 15 cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu cấp tỉnh Đến ngày 31/12/2008 Hai bên đã phân giới xong toàn bộ tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400 km, cắm 1.991 cột mốc

Về lịch sử

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc gắn bó chặt chẽ với nhau trong gần 2200 năm tồn tại từ thế

kỷ 2 trước công nguyên đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản: thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ Đại Việt, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Việt Nam Dẫu thế cuộc có lúc đổi thay, hợp tác có lúc thăng trầm, nhưng quan hệ hữu nghị Việt -Trung đã có chiều sâu lịch sử, có nền tảng bền chắc, vượt qua được thử thách của thời gian

Về quan hệ kinh tế thương mại

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xuất hiện ngay từ những năm đầu thế

kỷ X Quan hệ kinh tế này có khi thăng, khi trầm, khi thịnh, khi suy còn tùy thuộc vào quan

hệ chính trị giữa hai quốc gia Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, quan hệ kinh tế thương mại song phương phát triển nhanh chóng và thể hiện rõ rệt nhất trong thương mại hàng hóa Cùng với kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng, tỉ trọng của thương mại Trung – Việt trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước cũng không ngừng tăng

2.2.1.2 Điều kiện tài nguyên – cơ sở phát triển hợp tác kinh tế của hai quốc gia

Tài nguyên năng lượng

Các địa phương trong hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” có những thế mạnh khác nhau về những nguồn năng lượng quan trọng Thủy năng, than đá và dầu mỏ chính là ba trụ cột chính trong hợp tác năng lượng thuộc hành lang kinh tế

Tài nguyên nguyên liệu

Cao su được coi là mặt hàng Việt Nam rất có lợi thế Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam

Tài nguyên khoáng sản

Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng khoáng sản với các mỏ phân bố đồng đều khắp cả nước Khoáng sản Việt Nam rất đa dạng, đã phát hiện được khoảng 5.000 điểm quặng, khảo sát thăm dò gần 60 loại khoáng sản

Trang 7

Tài nguyên du lịch

Khu vực “hai hành lang, một vành đai” có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có tính bổ sung cho nhau mạnh, có giá trị hợp tác khai thác phát triển rất lớn

2.2.1.3 Bối cảnh chung của quốc tế

Hiện nay, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế quốc tế là một xu hướng nổi trội Đặc trưng chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực là xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau trên phạm vi toàn cầu, việc xây dựng rộng rãi khu mậu dịch tự do hay các hợp tác kinh tế tiểu vùng là những mô hình tiêu biểu và chủ yếu

2.2.1.4 Các chương trình hợp tác đa phương hai nước cùng tham gia

Các chương trình hợp tác đa phương về thương mại đã có tác động mạnh đến quan hệ hai nước nói chung và tiến trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” nói riêng, đó là:

Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA)

và Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng Mối quan hệ này giúp hai nước có những khung hợp tác bình đẳng, cơ bản để từ đó tăng cường giao lưu thuận lợi, minh bạch, an toàn hơn

2.2.2 Nhân tố chủ quan

2.2.2.1 Quan điểm của Trung Quốc về hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”

Đối với Trung Quốc, việc phát triển kinh tế miền Tây Nam là một trong những chủ trương lớn của chính phủ Trung Quốc trong 3 thập kỷ gần đây Mục tiêu của chủ trương là rút ngắn khoảng cách phát triển của khu vực này với các khu vực khác trên cả nước; khai thông quan

hệ thương mại, đầu tư, du lịch của cả khu vực với Đông Nam Á và các khu vực khác Chiến lược hợp tác tiểu vùng trên biển Trung Quốc – ASEAN với mục đích phát triển kinh tế

“hướng ra biển” cũng là một phần trong chiến lược đại khai phát miền Tây của Trung Quốc, với mục tiêu đưa vùng Đại Tây Nam còn rất lạc hậu tiến ra biển qua con đường hợp tác kinh

tế vịnh Bắc bộ Quảng Tây Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt – Trung là phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và định hướng mở cửa kinh tế đối ngoại nói riêng của Trung Quốc với Đông Nam Á, làm lợi cho các tỉnh Trung Quốc vì vừa có thể tiếp cận tài nguyên, lại vừa có thể sử dụng được đường vận chuyển và hải cảng của Việt Nam để giao lưu kinh tế với khu vực Đông Nam Á Bên cạnh đó, hợp tác này được chính phủ Trung Quốc tích cực triển khai như là một phần quan trọng mang tính khởi đầu của ý tưởng

về mô hình chiến lược “một trục hai cánh” Thông qua trục chính Nam Ninh – Singapore, cánh trái xây dựng hợp tác kinh tế Bắc Bộ liên kết với các quốc gia ASEAN ở gần vùng vịnh Bắc Bộ, cánh phải liên kết các quốc gia của ASEAN trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông, Trung Quốc tích cực phát triển hợp tác kinh tế hai tiểu vùng Bắc Bộ và sông Mê Kông, thúc đẩy phát triển toàn diện, cân bằng, hài hòa giữa Trung Quốc và ASEAN

2.2.2.2 Quan điểm của Việt Nam về hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội các vùng núi phía Bắc là một trong những chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Việt Nam cho rằng, đây là một khu vực đầy tiềm năng, song chưa được khai thác hiệu quả, là một khu vực còn nghèo nàn và lạc hậu, cần được ưu tiên phát triển Đồng thời, vùng núi phía Bắc đóng vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc – một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng Đây cũng chính là cửa ngõ trên bộ thông thương với Trung Quốc Với chủ trương thúc đẩy hoạt động biên mậu phát triển, tăng cường giao lưu kinh tế thương mại qua các cửa khẩu trên đất liền, nâng cao đời sống của các dân tộc vùng núi phía Bắc, chính phủ Việt Nam sớm nhận thức được tầm quan trọng của chính sách mở cửa, dành ưu tiên đặc biệt cho vùng núi phía Bắc, một mặt nhằm rút ngắn mức chênh lệch về mức sống giữa các vùng núi phía Bắc với các vùng khác trong cả nước, mặt khác tận dụng tối đa các điều kiện về tự nhiên, vị thế địa lý mà miền Tây

Trang 8

Nam Trung Quốc không có để khai thác các nguồn lợi, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước

2.3 Nội dung của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”

2.3.1 Mục tiêu của hợp tác

Một là, tập trung xây dựng và phát triển hai hành lang và một vành đai trên trở thành

3 tuyến kinh tế mạnh, chủ lực trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Hai là, khai thác triệt để nguồn lực tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên hành lang và vành đai

Ba là, thông qua triển khai hợp tác khu vực, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị của khu vực biên giới hai nước và khu vực vịnh Bắc Bộ; đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này; làm cầu nối thúc đẩy hợp tác Trung Quốc và ASEAN

2.3.2 Các lĩnh vực hợp tác chủ chốt

2.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng

2.3.2.2 Công nghiệp

2.3.2.3 Thương mại

2.3.2.4 Du lịch

2.3.3 Lộ trình

Giai đoạn 1 (từ 2005 đến 2010): bắt đầu từ giao thông vận tải, chế biến, điện lực, tiện lợi hoá đầu tư thương mại nhằm hình thành một số lãnh thổ động lực; xây dựng một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng trong vành đai kinh tế; xúc tiến thu hút các dự án đầu tư trong

và ngoài nước vào các công trình trọng điểm, vùng động lực tạo điều kiện để phát triển nhanh trong giai đoạn sau

Giai đoạn 2 (từ 2010 đến 2020) triển khai toàn diện, tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ

và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong vành đai kinh tế; hoàn tất xây dựng những hạng mục quan trọng tại các khu kinh tế, khu công nghiệp; các khu du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí cao cấp và các công trình dịch vụ khác để phát triển tăng tốc trong giai đoạn sau năm 2020, thu hút sự tham gia của nhiều nước ASEAN, đẩy mạnh hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN

2.4 Các động thái chính thức

2.4.1 Các hoạt động, dự án đã triển khai

Về cơ chế phối hợp giữa hai bên:

Do đặc thù phát triển của mỗi nước về quản lý kinh tế, sự phối hợp của các Bộ ngành trung ương đóng một vai trò quan trọng Theo thỏa thuận bước đầu giữa hai bên, mỗi nước đã hình thành một “Nhóm công tác hai hành lang, một vành đai kinh tế”, bao gồm chuyên viên các Bộ ngành quan trọng đối với hợp tác này Phía Việt Nam lấy Bộ Kế hoạch và đầu tư làm nòng cốt, phía Trung Quốc lấy Bộ Thương mại làm nòng cốt Nhiệm vụ hiện nay của các nhóm công tác là chuẩn bị nội dung cho các cuộc gặp cấp Bộ trưởng hai nước Các tỉnh biên giới của Việt Nam đã thiết lập được cơ chế hợp tác với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây từ cấp tỉnh, đến các ngành chức năng, huyện, thành phố có chung biên giới

Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Phía Trung Quốc, về đường bộ, từ năm 2004 đã thực hiện tuyến đường cao tốc 4 làn

xe từ Côn Minh – Cô Đầu và tuyến đường 8 làn xe Côn Minh – Thạch Lâm – Mông Tự Tuyến Mông Tự - Hà Khẩu với 6 làn xe được khởi công từ tháng 8/2004 Hai tỉnh Vân Nam

và Quảng Tây đã hầu như hoàn thành hai tuyến đường cao tốc chính (Côn Minh – Hà Khẩu

và Nam Ninh – Bằng Tường) Đường cao tốc từ Bắc Hải đến Trạm Giang hoàn thành vào năm 2005 Đoạn đường từ Nam Ninh đến Đông Hưng dài 180 km trong đó có 150 km đường cao tốc Ngoài ra, phía Trung Quốc còn tích cực tham gia triển khai các dự án giao thông khác trong khuôn khổ hợp tác GMS (chương trình hớp tác tiểu vùng sông Mê Kông) và đã tạo đà thúc đẩy các tuyến hành lang khác phát triển nhanh hơn

Trang 9

Phía Việt Nam, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai khá chậm và chưa đem lại hiệu quả rõ nét Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong phạm vi “Hai hành lang một vành đai kinh tế” chủ yếu là nâng cấp đường bộ và đường sắt, nạo vét đường sông sông Hồng, xây dựng các cảng sông, xây dựng cụm cảng ven biển vịnh Bắc bộ, xây dựng cửa khẩu biên giới chưa đạt tiêu chuẩn của hạ tầng quốc tế

Nhìn chung, việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng trong hợp tác "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" đã có một số bước khởi đầu đáng ghi nhận Tuy nhiên những kết quả này vẫn còn

ở mức hạn chế, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, đặc biệt là tuyến giao thông đường bộ và đường sắt vẫn là một trong những trở lực đối với việc mở rộng thông thương giữa các tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Về đầu tƣ:

Các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế phía Việt Nam khá quan tâm và triển khai tốt việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 21 dự án FDI của Trung Quốc/30 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư cam kết đạt 408 triệu USD chiếm 83.77% tổng vốn đầu tư FDI trên toàn địa bàn tỉnh; thành phố Hà Nội có 166 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc với tổng vốn đăng ký đạt 105 triệu USD; Quảng Ninh có 54 dự án FDI của Trung Quốc/100 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 370/3.730 triệu USD; con số này ở thành phố Hải Phòng lần lượt

là 42/294 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 348/4.440 triệu USD, chiếm 14.3% tổng vốn FDI trên địa bàn thành phố

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (26 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (7 dự án), Lai Châu (2 dự án) Điều này phản ánh kết quả của việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là sự đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam của các tỉnh như Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây Tuy nhiên, sự thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh

tế, đầu tư hạ tầng kinh tế chưa có định hướng, qui hoạch nhằm khai thác và nắm bắt lợi thế do

cơ hội phát triển do hành lang kinh tế mang lại

2.4.2 Điều chỉnh chính sách

Hai chính phủ đã ra Tuyên bố thành lập tổ chuyên gia vào tháng 10/2004, dưới sự chỉ đạo của

Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại hai nước nhằm tích cực thảo luận về tính khả thi của việc xây dựng hợp tác xây dựng hành lang, vành đai kinh tế này Để tạo đà cho việc xây dựng hành lang, vành đai kinh tế, lãnh đạo các tỉnh có liên quan trong hợp tác đã ký kết các văn bản hợp tác, phát triển kinh tế, du lịch, xúc tiến thương mại và công nghệ thông tin Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất sửa đổi Hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước đã ký vào năm 1994 Gần đây, hai nước đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng 3 khu hợp tác kinh tế biên giới: khu vực hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Đồng Đăng – Bằng Tường, khu hợp tác xuyên quốc gia Hà Khẩu – Lào Cai; khu hợp tác xuyên quốc gia Đông Hưng – Móng Cái

Một số bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương của hai nước cũng đã ký nhiều văn bản hợp tác kinh tế mậu dịch song phương Chính sách quản lý và cơ chế điều hành hiện nay đã phân định rõ giữa xuất nhập khẩu chính ngạch và hoạt động buôn bán qua biên giới với các văn bản pháp quy Trong lĩnh vực ngân hàng, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tích cực xúc tiến và triển khai ký kết các Hiệp định hợp tác với các ngân hàng thương mại của Trung Quốc nhằm triển khai có hiệu quả các điều khoản của Hiệp định thanh toán và hợp tác đã được ký kết giữa Ngân hàng Trung ương hai nước, thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý thanh toán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng Về phía Trung Quốc, từ lâu, nước bạn đã thực thi chính sách biên mậu với nhiều ưu đãi quan trọng dành cho doanh nhân bản xứ với một cơ chế hết sức linh hoạt Chính sách biên mậu Trung Quốc khuyến khích và tài trợ mạnh mẽ cho các hoạt động xúc tiến

Trang 10

thương mại như tổ chức hội chợ, triển lãm và giao lưu giữa địa phương và các nước có đường biên

Tại các địa phương vùng biên của Việt Nam nằm trực tiếp trong quy hoạch “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, chính quyền các cấp cũng ban hành và thực hiện một số chính sách, giải pháp thương mại nhằm cụ thể hóa các quy định của Trung ương Tuy nhiên, chính sách

hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam còn nghèo nàn, chất lượng hạn chế

Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC “HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ” TỚI

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT –TRUNG

3.1 Tổng quan quan hệ thương mại Việt – Trung

Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ

2000-2010: Từ kim ngạch gần 3 tỷ USD vào năm 2000, hai nước đã đưa kim ngạch buôn

bán hai chiều lên tới 4,87 tỷ USD năm 2003 và 8,739 tỷ USD năm 2005 Năm 2006, 2007,

2008, 2009 các con số tương ứng là 10,421 tỷ; 15,8 tỷ; 20,5 tỷ; 21,9 tỷ USD Năm 2010, kim ngạch hai chiều hai nước đạt 27,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 25 tỷ USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác lập

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: Trong

những năm gần đây, nhìn chung cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã không ngừng được mở rộng, chia ra làm 4 nhóm hàng chính:

- Hàng nguyên nhiên liệu (cao su, than, quặng kim loại, dầu thô, )

- Hàng nông sản (lương thực, rau củ quả nhiệt đới, chè, hạt điều, hạt tiêu)

- Hàng thủy sản

- Hàng tiêu dùng (thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, )

Về cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc: Việt

Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 200 mặt hàng, gồm 5 nhóm mặt hàng chính:

- Thiết bị toàn bộ (dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng, dây chuyền sản xuất đường mía);

- Máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị y tế, thiết bị đo lường;

- Nguyên, nhiên, vật liệu: xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, kính xây dựng, vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may;

- Hàng nông sản: hạt giống, hoa quả ôn đới, dầu thực vật, bột mỳ, đường;

- Hàng tiêu dùng và dược phẩm: xe máy, phụ tùng xe máy, sản phẩm điện, điện tử, đồng hồ, quần áo, đồ chơi trẻ em, thuốc chữa bệnh và nguyên liệu dược phẩm

Về cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc: Bắt đầu từ 2000, nhịp độ

tăng nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc gia tăng khá nhanh Từ xuất phát điểm xuất siêu 110,8 triệu USD, bằng 7,79% kim ngạch nhập khẩu năm 2000, Việt Nam đã chuyển sang nhập siêu gần gấp đôi trong năm 2001 (211 triệu USD), bằng 14,8% kim ngạch xuất khẩu và đến nay vẫn hầu như liên tục tăng “phi mã” Lý do dẫn đến nhập siêu bất bình thường như vậy từ Trung Quốc đến từ cả xuất khẩu và nhập khẩu

Bên cạnh những con số thống kê được, một số đặc điểm chính trong quan hệ thương mại Việt - Trung giai đoạn này là :

- Khuôn khổ pháp lý cho trao đổi thương mại đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn một số vấn đề vướng mắc

- Kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước

- Việt Nam chưa khai thác tốt cơ hội thâm nhập thị trường Trung Quốc

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt – Trung, lịch sử - hiện trạng – triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buôn bán qua biên giới Việt – Trung, lịch sử - hiện trạng – triển vọng
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
2. Doãn Công Khánh (2008), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: thực tiễn và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số 4(83) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: thực tiễn và những vấn đề đặt ra”, "Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Doãn Công Khánh
Năm: 2008
3. Nguyễn Văn Lịch (2007), Định hướng chiến lược phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn tới 2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng chiến lược phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn tới 2015
Tác giả: Nguyễn Văn Lịch
Năm: 2007
4. Nguyễn Văn Lịch (2004), Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải phòng – Lào Cai – Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải phòng – Lào Cai – Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Văn Lịch
Năm: 2004
5. Nguyễn Văn Lịch (2005), Phát triển hành lang thương mại trên hành lang kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hành lang thương mại trên hành lang kinh tế
Tác giả: Nguyễn Văn Lịch
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2005
6. Phạm Thái Quốc (2005), “Vai trò của hành lang kinh tế Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, (51) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của hành lang kinh tế Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng”", Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Tác giả: Phạm Thái Quốc
Năm: 2005
7. Trịnh Thị Thanh Thủy (2005), Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình thu hoạch sớm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình thu hoạch sớm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Thủy
Năm: 2005
8. Cổ Tiểu Tùng (2005) “Ý tưởng về xây dựng hai hành lang một vành đai kinh tế”, Tạp chí Thương mại, (36) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý tưởng về xây dựng hai hành lang một vành đai kinh tế”", Tạp chí Thương mại
9. UNDP (2002), Thúc đẩy kế hoạch 5 năm hợp tác kinh tế sông Lan Thương - tiểu vùng sông Mekong, Báo cáo nghiên cứu dự án năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy kế hoạch 5 năm hợp tác kinh tế sông Lan Thương - tiểu vùng sông Mekong
Tác giả: UNDP
Năm: 2002
10. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo “Phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Trung Quốc”, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo “Phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Trung Quốc”
Tác giả: Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Năm: 2006
11. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Vai trò của tỉnh Lào Cai”, Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Vai trò của tỉnh Lào Cai”
Tác giả: Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Năm: 2005
12. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2000), Kỷ yếu Hội thảo quan hệ kinh tế - văn hóa Việt Nam – Trung Quốc, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo quan hệ kinh tế - văn hóa Việt Nam – Trung Quốc
Tác giả: Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Năm: 2000
13. He Jiang Chuan – Yang Fang (2008), Social Economic Value and countermeasure study on Resource Integration of National Sports Leisure Tourism between Guangxi and Vietnam within the frame of "Two Corridors one ring", Journal of Physical Education Institute of Shanxi Normal University, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Two Corridors one ring
Tác giả: He Jiang Chuan – Yang Fang
Năm: 2008
14. Liao Yang – Meng Li (2005), “On the construction of “Two corridors one ring” and its impact on the relationship between China and Vietnam, With Special Reference to Guangxi”, Philosophy and Social Sciences Edition, (05) Sách, tạp chí
Tiêu đề: On the construction of “Two corridors one ring” and its impact on the relationship between China and Vietnam, With Special Reference to Guangxi”, "Philosophy and Social Sciences Edition
Tác giả: Liao Yang – Meng Li
Năm: 2005
15. Liu Zhi (2006), “China-Vietnam “Two corridors one ring" Cooperation under Economic Globalization and Regional Integration”, Contemporary Asia – Pacific studies, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: China-Vietnam “Two corridors one ring" Cooperation under Economic Globalization and Regional Integration
Tác giả: Liu Zhi
Năm: 2006
16. Sun Jincheng (2007), On the Relationship between China-Vietnam's Two Corridors One ring and China-ASEAN's One Pole Two Wings, Around Southeast Asia. (02) Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: s, Around Southeast Asia
Tác giả: Sun Jincheng
Năm: 2007
17. Dương Quốc Anh (2008), “Vịnh Bắc Bộ: cửa khẩu nối tiếp mới của khu vực hợp tác kinh tế”, Ngân hàng dữ liệu Lạng Sơn – Quảng Tây www.langson.gov.vn/langsonqt/?q=node/41221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vịnh Bắc Bộ: cửa khẩu nối tiếp mới của khu vực hợp tác kinh tế”, Ngân hàng dữ liệu Lạng Sơn – Quảng Tây
Tác giả: Dương Quốc Anh
Năm: 2008
19. Dữ liệu về thị trường Tây Nam Trung Quốc (2011) “Chính sách kinh tế với khu vực biên mậu”, www.dltntq.laocai.gov.vn/content/1020003_001.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế với khu vực biên mậu”
20. Nguyễn Trọng Hùng (2012), “Thương mại Việt Nam – Trung Quốc Quí I/2012 tăng so với cùng kỳ”, www.thuongmai.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt Nam – Trung Quốc Quí I/2012 tăng so với cùng kỳ”
Tác giả: Nguyễn Trọng Hùng
Năm: 2012
18. Cổng thông tin điện tử của các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, www.langson.gov.vn, http://www.laocai.gov.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w