Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác BHYT cho người nghèo tại thành phố Hà Nội. Phân tích thực trạng công tác BHYT cho người nghèo ở Hà Nội hiện nay, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác này, tìm ra nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn đến tình trạng đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển BHYT cho người nghèo tại Hà Nội trong thời gian tới được tốt hơn. Keywords: Bảo hiểm y tế; Người nghèo; Hà Nội Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khoẻ là vốn quý của con người, là điều kiện quan trọng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chăm sóc sức khoẻ con người theo định hướng công bằng, hiệu quả là một quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, trong đó tư tưởng xuyên suốt là xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam, nhất là từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng. Sự phát triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới đã cải thiện đáng kể về điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, do vậy sức khoẻ của người dân ngày càng được tăng cường. Chính sách Bảo hiểm Y tế (BHYT) ở nước ta được thực hiện từ năm 1992 theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nhưng trong giai đoạn này, người nghèo chưa được Nhà nước mua BHYT, do đó khi đi khám chữa bệnh (KCB) vẫn phải đóng viện phí, chỉ một số ít thuộc diện quá nghèo mới được miễn nộp viện phí, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong KCB.Tại đại hội VIII (1996), Đảng ta đưa ra quan điểm ''Tăng trưởng kinh kế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội", đồng thời nhấn mạnh: ''Trong xã hội ta, mọi người nghèo phải được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ chu đáo". Thực hiện chủ trương đó, ngay từ năm 1992, nước ta đã có chính sách BHYT. Từ đó đến nay, đã 18 năm trôi qua, số lượng người tham gia BHYT ngày càng tăng, từ 3,8 triệu người/năm 1993 (chiếm 5,4% dân số) đã tăng lên 23,7 triệu người/năm 2005 (chiếm 28% dân số), và 53 triệu người/tháng 5-2010 (chiếm 62% dân số). Vậy nhưng, phần lớn người nghèo, kể cả người chưa được cấp thẻ và người đã được cấp đều chưa được tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) từ hệ thống y tế. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất vẫn là do khả năng kinh tế của họ không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Mặt khác, do một số chính sách trợ giúp của Nhà nước về khám chữa bệnh miễn phí, BHYT cho họ vẫn chưa được thực thi đầy đủ và đồng bộ. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cho các nhà chức trách cũng như giới nghiên cứu là phải tìm được những giải pháp hữu hiệu để đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thật sự đi vào cuộc sống, nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người nghèo trong việc thụ hưởng các thành tựu trong lĩnh vực y tế , trước hết là trong chăm sóc sức khoẻ. Hà Nội là một địa phương có nhiều điều kiện hơn cả nước trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bởi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế… của cả nước. Trong gần hai chục năm qua, BHYT tại Hà Nội đã từng bước phát triển vững mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu KCB của mọi đối tượng dân cư, trong đó có người nghèo, một bộ phân không nhỏ trong cộng đồng cư dân Thành phố. Tuy vậy, dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng hiện vẫn còn nhiều người nghèo trên địa bàn chưa được phát thẻ BHYT, hoặc đã được phát thẻ nhưng không có điều kiện sử dụng nó, do nhiều vướng mắc cả về tài chính và thủ tục hành chính. Điều đó đang đặt ra yêu cầu cho các ngành, các cấp, trực tiếp là ngành Y tế , Lao động-Thương binh và Xã hội phải giải quyết kịp thời, nhằm bảo đảm công bằng xã hội cho người nghèo trong việc thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi chọn vấn đề “Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội” làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. BHYT là một vấn đề xã hội lớn, vì vậy đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong số các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận văn có thể chia thành hai nhóm: Nhóm các công trình nghiên cứu về BHYT nói chung và nhóm các công trình viết về BHYT tại các địa phương. Các bài viết thuộc nhóm thứ nhất có các công trình quan trọng sau: - “Kinh tế thị trường và yêu cầu hoàn thiện an sinh xã hội”, Tạp chí Luật học, số 4, năm 2006. Bài viết khẳng định BHYT là hết sức cần thiết đối với mọi người dân trên cơ sở phân tích những ưu điểm của BHYT. - “Những giải pháp thúc đẩy tiến trình BHYT toàn dân” của Đỗ Văn Sinh đăng trên Tạp chí Y học lâm sàng, số 11, năm 2007. Nội dung bài viết đưa ra những thuận lợi, khó khăn của BHYT toàn dân và đưa ra những giải pháp thúc đẩy tiến trình BHYT toàn dân. - “BHYT: Sự ra đời và đổi mới chính sách an sinh xã hội” của Trần Khắc Lộng, đăng trên tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 10, năm 2007. Nội dung bài viết khái quát tình hình thực hiện an sinh xã hội, trong đó có nêu lên thực trạng tình hình khám chữa bệnh cho người nghèo và đưa ra các giải pháp khám chữa bệnh cho người nghèo. -“Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo”, Báo cáo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu: Dương Huy Liệu; Nguyễn Hoàng Long; Phan Thanh Thuỷ; Đặng Bội Hương và cộng sự, năm 2005. Nội dung báo cáo đã đánh giá thực trạng nghèo đói và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người nghèo tại Việt Nam. Đánh giá các kết quả và hạn chế của các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo đã được thực hiện tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về cơ chế cung cấp tài chính chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo. - “Sự khác biệt về giới trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng của tác giả Nguyễn Thanh Hà, lưu tại Thư viện Quốc gia, năm 2005. Công trình này đã nghiên cứu so sánh giữa nam giới và nữ giới về trình độ học vấn, về số thành viên trong hộ gia đình có số thành viên là người già và đưa ra kết luận tỷ lệ nữ giới có bảo hiểm (bất kỳ loại nào) thấp hơn nam giới. Những đặc điểm này đã dẫn tới sự khác biệt trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng của nam và nữ. Ngoài ra còn có một số Luận văn thạc sỹ và khoá luận tốt nghiệp đại học cũng đã nghiên cứu vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Thuộc nhóm thứ hai có các công trình: - “Đánh giá thực trạng và hiệu quả áp dụng phương thức chi trả BHYT bắt buộc tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thanh Hoá”, luận án tiến sỹ y học của Trần Khắc Lộng , lưu tại Thư viện Quốc gia năm 2005. Nội dung tác phẩm đã đánh giá thực trạng thực hiện phương thức chi trả theo giá ngày giường và phí dịch vụ BHYT bắt buộc tại hai bệnh viện huyện Hoằng Hoá và thị xã Thanh Hoá năm 1993-1996. Đánh giá hiệu quả phương thức chi trả khoán quỹ định xuất theo thẻ BHYT bắt buộc tại hai bệnh viện trên trong hai năm1997-1998. - “Nghiên cứu thực trạng và góp phần hoàn thiện mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã Phù Linh và Đức Hoà huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội”, luận án tiến sỹ y học của Lương Ngọc Khuê, lưu tại Thư viện Quốc gia, năm 2005. Trong công trình này tác giả đã mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, các cấp chính quyền, đánh giá những kết quả, tồn tại, các yếu tố ảnh hưởng và những thách thức đối với các cơ sở y tế thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Đánh giá bước đầu hiệu quả của một số biện pháp can thiệp khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại hai xã Phù Linh và Đức Hoà huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Và còn nhiều nghiên cứu khác đề cập đến BHYT. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của BHYT. Đó là nguồn tài liệu quí giá để tôi kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên về khía cạnh BHYT cho người nghèo, đặc biệt trên địa bàn Hà Nội thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Vì vậy việc tìm hiểu vấn đề BHYT cho đối tượng người nghèo ở Hà Nội dưới giác độ nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ thực trạng và các nguyên nhân của những hạn chế trong công tác triển khai BHYT cho người nghèo ở Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong những năm tới. Để thực hiện mục đích đó luận văn có nhiệm vụ. - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác BHYT cho người nghèo tại thành phố Hà Nội - Phân tích thực trạng công tác BHYT cho người nghèo ở Hà Nội hiện nay đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác này, tìm ra nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn đến tình trạng đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển BHYT cho người nghèo tại Hà Nội trong thời gian tới được tốt hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài là BHYT cho người nghèo và chăm lo sức khỏe cho người nghèo thông qua các hoạt động lập quỹ BHYT, cấp phát thẻ, triển khai khám chữa bệnh cho người nghèo, kể cả nông dân, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên thuộc diện nghèo khó theo tiêu chuẩn của Nhà nước. *Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là BHYT cho đối tượng người nghèo trên địa bàn Hà Nội. - Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung: Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp của kinh tế chính trị. - Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp. Phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, lôgic – lịch sử và phương pháp phỏng vấn 6. Đóng góp mới của luận văn. - Phân tích, đánh giá thực trạng BHYT cho người nghèo ở Hà Nội, trên cơ sở đó rút ra hạn chế và nguyên nhân của nó - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chính sách BHYT cho người nghèo. - Làm tài liệu tuyên truyền vận động thực hiện chính sách BHYT cho người nghèo trong giai đoạn hiện nay. 7. Nội dung của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế cho người nghèo. Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội và một số vấn đề đặt ra. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội trong thời gian tới. References Tiếng Việt 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Chỉ thị 06/CTTW của Ban bí thư về củng cố y tế cơ sở. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 1993), Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VII về Những vấn đề cấp bách trong công tác y tế Hà Nội. 3. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2009), Chỉ thị số 38/TW ngày 7/9/2009 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”. 4. Bảo hiểm y tế Hà Nội (2000), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại Thành phố Hà Nội . 5. Bảo hiểm Xã Hội Hà Nội (2005,2008), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại Thành phố Hà Nội . 6. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại 10 tỉnh. 7. (Bảo hiểm Y tế Hà Nội (2005), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại Thành phố Hà Nội . 8. Bộ Y tế (2005), Báo cáo Nghiên cứu Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo, Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sứ khoẻ cho người nghèo ở Việt Nam. 10. Bộ Y tế (2002), Các số liệu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo và dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 11. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (1997), Công văn số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 về tiêu chuẩn đói nghèo. 12. UBND Tp. Hà Nội (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. UBND Tp. Hà Nội (2010), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội, tháng 4. 14. Chiến lược về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 15. Trần Thị Trung Chiến và cộng sự (2002), Xây dựng ngành y tế Việt Nam công bằng và phát triển. 16. Nguyễn Tuấn Hùng, BHYT cho người nghèo ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp. Luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế Chính trị Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005. 17. Nguyễn Thanh Hà (2005), Sự khác biệt về giới trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng. 18. Lương Ngọc Khuê (2005), Nghiên cứu thực trạng và góp phần hoàn thiện mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã Phù Linh và Đức Hoà huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Luận án tiến sỹ y học, lưu tại Thư viện Quốc gia. 19. Trần Khắc Lộng (2007), BHYT: Sự ra đời và đổi mới chính sách an sinh xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 10 năm 2007. 20. Trần Khắc Lộng (2005), Đánh giá thực trạng và hiệu quả áp dụng phương thức chi trả BHYT bắt buộc tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thanh Hoá. Luận án tiến sỹ y học, lưu tại Thư viện Quốc gia. 21. Dương Huy Liệu; Nguyễn Hoàng Long; Phan Thanh Thuỷ; Đặng Bội Hương và cộng sự (2005), Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo. Báo cáo nghiên cứu. 22. Luật Bảo hiểm y tế (2008) 23. Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 về ban hành điều lệ bảo hiểm y tế (2005). 24. Nghị quyết số 05/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao (2005). 25. Nghị quyết 46 - NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới (2005). 26. Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao (1999). 27. Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998 về ban hành điều lệ BHYT (1998). 28. Ngân hàng thế giới (2001), Khoẻ để phát triển bền vững 29. Nguyễn Khang (2003), Ước tính chi phí cần thiết cho bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010. 30. Nguyễn Đức Khoa, Đánh giá việc triển khai Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh của người nghèo tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Lưu tại thư viện trường Đại học Y tế Công Cộng. 31. Quyết định 139/2002/QĐTTg ngày 5/10/2002 về khám chữa bệnh cho người nghèo (2002). 32. Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 về phê duyệt chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010. 33. James C. Knowles và cộng sự (2005), Tài chính y tế ở Việt Nam: Tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế. 34. Đỗ Văn Sinh, Những giải pháp thúc đẩy tiến trình BHYT toàn dân. Tạp chí Y học lâm sàng số 11 năm 2007. 35. Kinh tế thị trường và yêu cầu hoàn thiện an sinh xã hội. Tạp chí luật học số 4 năm 2006. 36. Tạp chí Bảo hiểm xã hội điện tử (2009), số 6B/2009(132) 37. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006-2010. 38. Thủ tướng Chính phủ (2002), Công văn số 2685/VPCP-QHQT ngày 21/05/2002 phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. 39. Thông tư liên Bộ 05 LĐTBXH-BTC-BYT(1999), Thông tư liên Bộ 05 LĐTBXH-BTC- BYTngày 29/1/1999 của Bộ lao động thương binh xã hội-Bộ Y tế-Bộ Tài chính về thực hiện miễn giảm viện phí cho người nghèo. 40. Tổng cục thống kê. Điều tra mức sống dân cư 1998-2002. 41. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập I, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 42. Mai Thị Thanh Xuân (2010), 10 năm phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội (2000-2010: Thành tựu và một số vấn đề đặt ra cho công tác quản lý, Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, số 3 43. http://www.baohiemxhhn.com.vn; 44. http://vietbao.vn; 45. http://www.tin247.com; 46. http://wwikipedia.org.vn; 47. http://baodientuchinhphu.vn; 48. http://www.qdnd.vn; Tiếng Anh 49. Báo “ Vietnam’s health care system, A macroeconomic perspective” của Susan J. Adams, đại diện International Monetery Fund tại Hà Nội. 50. Wang H, et al. Community-based health insurance in poor rual China: the distribution of net benefits. Health Policy and Planning 2005. 51. World Bank, 2005. Schieber, George. Financing Health Systerms in the 21 st Century . về bảo hiểm y tế cho người nghèo. Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội và một số vấn đề đặt ra. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển bảo hiểm y tế cho. bệnh người nghèo tại Thành phố Hà Nội . 8. Bộ Y tế (2005), Báo cáo Nghiên cứu Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo, Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sứ khoẻ cho người nghèo ở Việt. ng y 7/9/2009 về “Đ y mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”. 4. Bảo hiểm y tế Hà Nội (2000), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại Thành phố Hà Nội . 5. Bảo hiểm Xã Hội Hà Nội