Thực trạng phát hành trái phiếu quốc tế ở việt nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài thảo luận THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PHÙNG VIỆT HÀ 1 MỤC LỤC Lời mở đầu………………………………………………………………4 I. LÝ THUYẾT……………………………………………………………4 1.1. Tổng quan về Tín dụng quốc tế……………………………………………… 4 1.2. Các hình thức Tín dụng quốc Tế……………………………………………….5 1.2.1. Nợ công và nợ nước ngoài…………………………………………………….5 1.2.2. Trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu quốc tế……………………………6 1.2.2.1. Trái phiếu quốc tế………………………………………………………… 6 1.2.2.2. Thị trường trái phiếu quốc tế……………………………………………….7 II. TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………………………………… 12 II.1. Tình hình phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam qua các giai đoạn…….12 II.1.1. Đợt phát hành đầu tiên năm 2005…………………………………………….13 II.1.2. Năm 2007…………………………………………………………………… 15 II.1.3. Năm 2009…………………………………………………………………… 17 II.1.4. Năm 2014…………………………………………………………………… 20 II.2. Trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp - Liên hệ thực tế CTCPXD Vinashin….22 II.2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp Vinashin…………………………………22 II.2.2. Quá trình phát hành trái phiếu quốc tế của CTCPXD Vinashin…………… 23 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG………………………………………………… 25 III.1. Những tác động tích cực khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế…… 25 III.2. Những thách thức đối với kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế……………………………………………………………………… 26 Kết luận……………………………………………………………………….27 Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 27 2 Lời mở đầu Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan đối với mọi quốc gia trên thế giới. Làn sóng toàn cầu hóa diễn ra rất khẩn trương và mạnh mẽ. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đánh dấu bước tiến rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,9% cao hơn 2013 (5,42%), đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 trong trên thế giới (sau Trung Quốc). Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, thì phải chuẩn bị nguồn lực thật tốt và một trong những nguồn lực không thể thiếu là vốn.Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhu cầu vốn tăng cao và tăng dần qua các năm. Việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước của Việt Nam đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong nước cũng chưa thật sự phát triển mạnh, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Do đó, để đẩy nhanh việc huy động nguồn huy động dài hạn thì việc phát triển thị trường vốn trong thời gian sắp tới là cần thiết. Đặc biệt là phát triển thị trường trái phiếu, đây là kênh dẫn vốn quan trọng để ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước. Với tính cấp thiết của việc phát hành trái phiếu, nhóm 8 chọn đề tài “Thực trạng phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam” nhằm đưa ra cái nhìn rõ hơn về thị trường này, từ đó có những giải pháp mang tính định hướng để việc phát triển trái phiếu quốc tế của Việt Nam hoạt động hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn trên thị trường vốn quốc tế. I. LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quát về Tín dụng quốc tế. Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hoá và là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển lên những giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra. Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận”. 3 Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau: - Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. - Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay). - Tóm lại, tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi. 1.2. Các hình thức Tín dụng quốc tế. 1.2.1. Nợ công và nợ nước ngoài. • Nợ công Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). • Nợ nước ngoài Nợ nước ngoài là một khái niệm cần làm rõ để quản lý một cách hiệu quả, với cách hiểu khác nhau sẽ cho số liệu khác nhau dẫn đến đánh giá và giải quyết vấn đề nợ khác nhau. Theo quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ) thì không gọi là nợ mà gọi là vay nước ngoài: “Vay nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn (có hoặc không có lãi) do Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của Chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (sau đây gọi là bên cho vay nước ngoài)”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). Theo 8 tổ chức quốc tế nghiên cứu thống kê nợ nước ngoài, gồm Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Ban Thư ký Khối 4 Thịnh Vượng chung, Tổ chức Thống Kê Châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Ban Thư ký Câu lạc bộ Paris, Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc, nợ nước ngoài được thống nhất định nghĩa: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào, là tổng dư nợ của các nghĩa vụ nợ tại thời điểm đó, không bao gồm các nghĩa vụ nợ dự phòng, đòi hỏi người đi vay phải thanh toán nợ gốc có hay không có lãi trong tương lai và khoản nợ này là nợ của người cư trú với người không cư trú trong quốc gia”. 1.2.2. Trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu quốc tế 1.2.2.1. Trái phiếu quốc tế • Khái niệm Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ do nhà phát hành bao gồm chính phủ, chính quyền địa phương các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổ chức tài chính quốc tế phát hành trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư trên thế giới. • Phân loại Phân loại theo nhà phát hành - Trái phiếu chính phủ - Trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng - Trái phiếu của các tổ chức quốc tế Phân loại theo thị trường phát hành - Trái phiếu nước ngoài - Trái phiếu châu Âu Phân loại theo lãi suất - Trái phiếu có lãi suất cố định - Trái phiếu có lãi suất biến đổi - Trái phiếu có lãi suất chiết khấu • Đặc điểm a. Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính + Mệnh giá. + Lãi suất định kỳ (coupon). 5 + Thời hạn. b. Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và người đầu tư. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành. c. Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố: + Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. + Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. + Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. 1.2.2.2. Thị trường trái phiếu quốc tế - khái niệm, phân loại và diễn biến • Khái niệm và phân loại Theo cách phân loại cơ bản thì thị trường trái phiếu quốc tế gồm có thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign bond market), thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobond Market). Nói đơn giản, thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ thể phát hành và chủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Khi một trái phiếu do người không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng bản tệ của quốc gia đó thì trái phiếu đó gọi là trái phiếu nước ngoài và tạo nên thị trường trái phiếu nước ngoài. Khi một trái phiếu được do người không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng đồng tiền không phải nội tệ quốc gia đó thì gọi là trái phiếu Châu Âu và tạo ra thị trường trái phiếu Châu Âu. Global bond là loại trái phiếu được phát hành đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau, được định giá bằng nhiều loại tiền tệ, là nội tệ của các quốc gia được phát hành. Do đó, có tài liệu phân loại Euro Bond là một phần của Global bond. 6 II. TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình phát triển trái phiếu quốc tế của Việt Nam qua các giai đoạn Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Vì vậy, Việt Nam đã mạnh dạn tham gia thị trường trái phiếu Quốc tế và đã thu được những tín hiệu đáng mừng song song với những lo ngại và thách thức! Cùng điểm lại các đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường thế giới, đặc biệt là lần phát hành đầu tiên vào năm 2005. 2.1.1. Đợt phát hành đầu tiên 2005 Đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã được Bộ Tài chính “thai nghén” từ cách đây hơn 10 năm. Năm 1994, ngay sau khi Trung Quốc phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra thị trường thế giới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính bắt tay vào nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng đề án này. Năm 2005, thời cơ đã đến khi các yếu tố “thiên-thời-địa- lợi” chín muồi: Kinh tế trong nước phát triển, nợ nước ngoài ở mức an toàn, thị trường tài chính thế giới ổn định cộng với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày một lớn. Việc Việt Nam lựa chọn thời điểm cuối tháng 10/2005 để phát hành trái phiếu là hết sức đúng đắn bởi trong khi vay thương mại từ các ngân hàng trong nước đang ở một mặt bằng lãi suất cao thì việc huy động nguồn ngoại tệ từ bên ngoài với lãi suất thấp hơn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đang ngày càng bị thu hẹp dần và dự kiến đến năm 2010 sẽ “biến mất” khỏi cơ cấu vốn vay, thì trái phiếu sẽ trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. "Hiếm thấy lần phát hành trái phiếu Chính phủ đầu tiên nào thu được thành công như của Việt Nam" là nhận định được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đưa ra. Bằng chứng là số lượng nhà đầu tư đặt mua trái phiếu lên tới trên 255 nhà đầu tư lớn (so với 150 nhà đầu tư mua trái phiếu của Chính phủ Indonesia đầu tháng 10/2005). Tính trung bình, mỗi nhà đầu tư chỉ mua được khoảng 20% lượng đặt mua, thậm chí có nhà đầu tư không mua được trái phiếu. Việc nhiều nhà đầu tư lớn tham gia mua trái phiếu Việt Nam sẽ là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo. 7 Ngay ngày đầu tiên tại Hồng Kông (19/10), số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã đạt khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chính phủ Việt Nam định phát hành. Đến ngày 26/10, sau khi Chính phủ quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã tăng lên tới hơn gấp 3 lần từ mức trên 1 tỷ USD lên khoảng 3 tỷ USD. Ngày định giá trái phiếu, 29/10, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã lên tới con số kỷ lục 4,5 tỷ USD, tức là gấp 6 lần mức Chính phủ Việt Nam phát hành trong đợt này. Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm tham gia đặt mua trái phiếu của Chính phủ VN với số lượng lớn. Đặc biệt lần này một số Ngân hàng trung ương và các tổ chức đầu tư của Chính phủ các nước trong khu vực Châu Á đặt mua tới 50 - 100 triệu USD. Trong đó có Ngân hàng dự trữ quốc gia Malaysia tính đến nay chưa từng mua trái phiếu Chính phủ của quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu của Chính phủ VN. Đặc biệt, còn dùng cả tiền dự trữ để tham gia mua 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ, sức hút mạnh mẽ của trái phiếu Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Kết quả, 750 triệu USD trái phiếu đã được bán hết với lãi suất danh nghĩa là 6,875%/năm; trong đó các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ là 30%. Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%). Lãi suất coupon là 6,875%, giá bán là 99,223 USD. Điều này có nghĩa là lãi suất thực mà Việt Nam phải trả cho trái phiếu này là 7,13%/năm. Mức lãi suất này được coi là thấp so với các nước có mức tín nhiệm tương đương với Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, lãi suất trái phiếu chính phủ của Indonesia là 7,717%/năm, Philippines là 8,59%. Hầu hết các nước Nam Mỹ như Brasil, Argentina, Colombia đều phải chịu mức lãi suất cao hơn 7,5%. So với một số nền kinh tế mạnh như Hàn Quốc, Úc, Nga thì mức lãi suất mà Việt Nam phải chịu chỉ cao hơn từ 1,32-1,65%. 30 giây sau khi được định giá phát hành ở thị trường sơ cấp, trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp và giá trái phiếu đã tăng khoảng 5 điểm, sau 15 phút tăng lên 10 điểm và đến ngày 1/11 vẫn giữ ở mức tăng 10 điểm so với lúc định giá phát hành Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam thành công là một tín hiệu tích cực. Điều này thể hiện mức tín nhiệm của Việt Nam đã gia tăng làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Có thể sau sự kiện này, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FPI) sẽ gia tăng, thúc đẩy hơn 8 nữa kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Việc trái phiếu bán chạy trên thị trường quốc tế cũng là điều kiện để Việt Nam có thể huy động thêm nguồn vốn, tăng cường đầu tư, thúc đẩy cỗ máy tăng trưởng, khi mà nguồn vốn trong nước đang đi dần đến điểm bão hòa, khó huy động hơn. Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam sẽ có những tác tích cực. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp hợp lý, những bất lợi sẽ nổi lên, đôi khi triệt tiêu hẳn những tác động tích cực, thậm chí còn làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn. Huy động trái phiếu có nghĩa là chính phủ đi vay ở nước ngoài. Đã đi vay thì phải trả mà còn phải trả với lãi suất cao. Một khoản đi vay chỉ có thể trả được khi suất sinh lợi mà nó làm ra tối thiểu phải bằng lãi suất đi vay. Con số cụ thể ở đây là 7,125%. Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với khoản vay này là phải sử dụng một cách hiệu quả. Có nghĩa là, việc sử dụng khoản vốn này không được rơi vào vết xe đổ của các khoản vốn vay ODA. Đây là đợt phát hành TPQTCP lần đầu tiên của VN ra thị trường vốn quốc tế và giao dịch này khẳng định cam kết của VN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới. Đây là bước đi "khai phá" đầy thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận vào thị trường vốn quốc tế. Tín hiệu vui là thị trường quốc tế đã đón nhận mạnh mẽ và hi vọng giao dịch lần này sẽ khuyến khích hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với VN. Đợt huy động vốn từ Quốc tế lần đầu tiên của Việt Nam đã mang lại những dấu hiệu tốt song bên cạnh đó cần phải xem xét để sử dụng nguồn vốn ấy thật hợp lí, để không trở nên lãng phí, thành gánh nặng cho thế hệ sau. 2.1.2. Năm 2007 Huy động vốn qua phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế đang được xem là xu hướng phát triển tất yếu của thị trường vốn Việt Nam. Năm 2005, lần đầu tiên Chính phủ VN phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế đã thành công rực rỡ. Sau đợt phát hành thành công này, việc tìm nguồn vốn trên thị trường quốc tế trở thành một kênh huy động đầy hứa hẹn với nhiều tổng công ty lớn và các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần có nguồn vốn đầu tư khoảng 140 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước là 91 tỷ USD – chiếm tỷ trọng 65%, phần còn lại khoảng 49 tỷ USD dự kiến huy động bổ sung từ các nguồn vốn bên ngoài như FDI – 13 tỷ USD, ODA – 11 tỷ USD và vay thương mại của Chính phủ, doanh nghiệp khoảng 25 tỷ USD. Bộ Tài chính đánh giá việc phát hành trái phiếu lần này sẽ tiếp tục khả quan do hệ số tín nhiệm của Việt Nam năm 2006 - 2007 đã được cải thiện. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Moody’s nâng đánh giá về triển vọng cho Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” là 9 tiền đề cho việc nâng hạng cho Việt Nam thời gian tới. Ngoài ra, OECD cũng đã nâng mức phân loại rủi ro cho Việt Nam từ bậc 5 lên bậc 4 giúp mức bảo hiểm tín dụng cho các khoản vay của Việt Nam giảm được khoảng 3%. Bên cạnh đó, tình hình giao dịch trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp sau đợt phát hành năm 2005 cũng khả quan. Trái phiếu Chính phủ sau khi phát hành tăng giá liên tục lên 104% (tương đương mức lãi suất 6,4-6,5%) trong suốt thời gian dài. Từ đầu năm đến nay, giá trái phiếu có xu hướng tăng ổn định, tại thời điểm ngày 24/4/2007, mức giá đã đạt tới 107,5% - tương đương lãi suất 5,766%. Căn cứ vào các biến động thị trường và lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, Bộ Tài chính nhận định rằng năm 2007 là thời điểm thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Ngày 5.6, Chính phủ đã thông qua đề án phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế năm 2007 với giá trị khoảng 1 tỉ USD có thời hạn 15 và 20 năm. Sau khi Văn phòng Chính phủ đã hoàn chỉnh các thủ tục để trình lên Thủ tướng, Thủ tướng ký ban hành nghị quyết về vấn đề này. Bộ Tài chính lựa chọn khoảng 3 ngân hàng đầu tư nước ngoài hàng đầu làm đồng bảo lãnh chính - đồng quản lý sổ đăng ký đầu tư theo hình thức chào thầu trực tiếp. Được biết, nguồn vốn 1 tỉ USD từ việc phát hành trái phiếu dự kiến được phân bổ cho dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 700 triệu USD (thời hạn vay 16 năm); cho dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 là 60 triệu USD (thời gian thu hồi vốn khoảng 10 năm) và cho dự án mua tàu vận tải của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) là 240 triệu USD. Có thể nói, năm 2007, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá khả quan, bất chấp thị trường tài chính Việt Nam biến động, với quy mô tăng từ 11% GDP năm 2006 lên 13% GDP cuối 2007. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể, khối này đã mua 50% khối lượng trái phiếu phát hành. Mặc dù tính thanh khoản của Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam vẫn bị hạn chế do tồn tại quá nhiều loại nhưng tới năm 2008, khả năng phát triển của thị trường này vẫn được đánh giá là khá lớn. Đây sẽ là động lực cơ bản cho sự thành công của các kế hoạch phát hành Trái phiếu Quốc tế. Mặc dù nhận thức rõ các lợi ích có thể đem lại từ phát hành trái phiếu quốc tế, song hiện nay, việc phát hành loại trái phiếu này đang gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt. Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại, và vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp tục thực hiện được hoạt động này. Bắt nguồn từ 10 [...]... 505/QĐ-BTC về việc phát hành trái phiếu đợt I năm 2009 Cụ thể, trái phiếu được phát hành, niêm yết, giao dịch và thanh toán bằng đồng USD Mệnh giá trái phiếu: 100 USD /trái phiếu hoặc bội số của 100 USD Trong đó, loại trái phiếu phát hành dưới hình thức ghi sổ, huy động 100 triệu USD kỳ hạn 1 năm; 100 triệu USD loại trái phiếu có kỳ hạn 2 năm và 100 triệu USD loại trái phiếu có kỳ hạn 3 năm 11 Trái phiếu có lãi... này diễn ra đồng thời với giao dịch hoán đổi hai trái phiếu Chính phủ đã phát hành ra thị trường vốn quốc tế trước đó với đến hạn thanh toán vào năm 2016 và 2020 Với điều kiện thị trường vốn quốc tế diễn biến thuận lợi và nhu cầu nắm giữ trái phiếu Chính phủ Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế đạt mức kỷ lục so với khối lượng phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ đạt mức lãi suất cố định 4,8%/năm,... phân phối trái phiếu Thành công của đợt phát hành trái phiếu 2014 được thể hiện ở một số mặt sau: Lãi suất phát hành thấp (4,8%/năm so với mức lãi suất dự kiến ban đầu khi chào bán là 5,125%/năm), tiết kiệm được khoảng 32,5 triệu USD tiền thanh toán lãi trái phiếu Chính phủ (trong 10 năm); Hoán đổi được 54,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2005 và 25,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2010 với... một lần vào ngày 15-1 và 15-7 hằng năm, phí phát hành trái phiếu quốc tế trả một lần 168 tỷ đồng Chiều 7/5/2007, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) công bố đã thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất từ trước tới nay với tổng số tiền lên đến 3.000 tỷ đồng cả trong nước và quốc tế Đây là trái phiếu loại 10 năm được phát hành bằng tiền đồng cho các nhà đầu tư trong... phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế - Cầu nối giữa thị trường vốn trong nước với thị trường tài chính quốc tế Việc phát hành trái phiếu quốc tế mở ra một kênh huy động vốn có khả năng đáp ứng các dự án có quy mô lớn, thời gian dài và nguồn lực hầu như không hạn chế Trong bối cảnh các nước đang phát triển có giới hạn về nguồn vốn tiết kiệm, thì nguồn vốn huy động từ hoạt động phát hành trái phiếu. .. phiếu ra thị trường tài chính quốc tế có một ý nghĩa to lớn - Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường vốn trong nước với thị trường vốn nước ngoài Khi phát hành trái phiếu, chủ thể phát hành trái phiếu chấp nhận điều kiện chung của thị trường tài chính quốc tế, chấp nhận sự cạnh tranh và các điều kiện ràng buộc tín dụng Không chỉ dừng lại ở thị trường vốn mà còn có cơ hội... sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia Thông qua việc phát hành mới trái phiếu ra thị trường quốc tế, chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ để thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ 3.2 Những thách thức đối với kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế - Chấp nhận lãi suất... suất thị trường: Lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế sẽ được quyết định theo thị trường quốc tế và sẽ phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác Với chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa quốc gia cần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới Lãi suất trái phiếu quốc tế sẽ phản ánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên thị trường và sẽ giúp cho chính phủ cũng... đăng ký hoán đổi lại trái phiếu đã phát hành được 15 chấp nhận mua lại là 726.626.000 Đô la Mỹ, trong đó mua lại 436.452.000 Đô la Mỹ trái phiếu phát hành năm 2005 và 290.174.000 Đô la Mỹ trái phiếu phát hành năm 2010 Các ngân hàng là Deutsche Bank, HSBC, và Standard Chartered Bank đóng vai trò là Tổ hợp quản lý cho đợt phát hành trái phiếu và giao dịch hoán đổi/mua lại các trái phiếu cũ HSBC là ngân... thường xuyên đối với cộng đồng đầu tư quốc tế Đồng thời cũng phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu, những yêu cầu về tính công khai và tuân thủ các luật quốc tế - Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ được thu về trong . không cư trú trong quốc gia”. 1.2.2. Trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu quốc tế 1.2.2.1. Trái phiếu quốc tế • Khái niệm Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ do nhà phát hành bao gồm chính. đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường thế giới, đặc biệt là lần phát hành đầu tiên vào năm 2005. 2.1.1. Đợt phát hành đầu tiên 2005 Đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã. MẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài thảo luận THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PHÙNG VIỆT HÀ 1 MỤC LỤC Lời mở đầu………………………………………………………………4 I.