Nghiên cứu khả năng sinh thiết kim xuyên thành ngực trong chẩn đoán hạch trung thất dưới hướng dẫn CT Bùi Công Toàn, Nguyễn Khắc Kiểm Bệnh viện K Tóm tắt Nghiên cứu được tiến hành tạ
Trang 1Y học thực hành (813) - số 3/2012 107
kết luận
Nghiên cứu trên 65 BN mổ sỏi đường mật có áp
dụng kiểm tra sau mổ bằng chụp đường mật qua Kehr
và siêu âm từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2012, ở Bệnh
viện Đa khoa Khu Vực Mai Châu- Hoà Bình chúng tôi
có những kết luận sau:
Tổn thương phát hiện qua phim chụp đường mật
qua Kehr sau mổ: Giãn đường mật chiếm tỉ lệ 72,3%,
hẹp đường mật chiếm tỉ lệ 6,1%, áp xe gan đường mật
chiếm tỉ lệ 3,1%
Tổn thương phát hiện qua siêu âm sau mổ: Giãn
đường mật chiếm tỉ lệ 67,7%, siêu âm sau mổ không
phát hiện được trường hợp nào hẹp đường mật
Vị trí sỏi sót phát hiện qua phim chụp đường mật
qua Kehr sau mổ: Vị trí sỏi sót ở đường mật trong gan
chiếm tỉ lệ 100% Tỉ lệ sỏi sót phát hiện qua phim chụp
đường mật qua Kehr: 38,46%
Vị trí sỏi sót phát hiện qua siêu âm sau mổ:Vị trí, tỷ
lệ sỏi sót ở đường mật trong gan chiếm tỉ lệ 38,46%,
đường mật ngoài gan 3,08 %
Hy vọng sau nghiên cứu này, những bệnh viện
chưa có nội soi đường mật trong mổ, thì áp dụng
phương pháp kiểm tra bằng chụp đường mật qua Kehr
và siêu âm sau mổ để xác định sỏi sót và có những
phương án tối ưu giải quyết các trường hợp sót sỏi
đường mật sau mổ một cách hợp lý
Tài liệu tham khảo
1 Phạm Văn Đởm (2001), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật sỏi đường mật có siêu âm chẩn đoán và nội soi trong mổ tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang, Luận án Tiến
sĩ Y học, Hà Nội
2 Nguyễn Đình Hối (2000), “Bệnh sỏi mật ở Việt Nam những vấn đề đang đặt ra”, Ngoại khoa, tập 40, số 2, tr 14-17
3 Nguyễn Duy Huề (2005), “Chẩn đoán siêu âm sỏi
mật”, Phẫu thuật gan mật, NXB Y học, Hà Nội, tr 75- 86
4 Lê Tuấn Linh (2001), Nghiên cứu giá trị của siêu
âm trong chẩn đoán sỏi đường mật chính tại Bệnh viện Việt Đức từ 1998- 1999, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội
5 Trần Bảo Long (2003), Nghiên cứu đặc điểm bệnh
lý và đánh giá kết qủa phẫu thuật trong sỏi mật mổ lại, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội
6 Phạm Hữu Lư (2001), Nghiên cứu giá trị của chụp
đường mật qua Kehr sau mổ sỏi mật, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội
7 Nguyễn Tiến Quyết (2002), Nghiên cứu phương pháp mở nhu mô gan lấy sỏi, dẫn lưu đường mật trong gan
và nối mật- ruột kiểu Roux-en-Y tận- bên để điều trị sỏi trong gan, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện quân Y 103
8 Trần Đình Thơ (2006), Nghiên cứu ứng dụng siêu
âm kết hợp với nội soi đường mật trong mổ để điều trị sỏi trong gan, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội
9 Chen M F et al (1997), "Role of hepatic resection
in surgery for bilateral intrahepatic stones", British J Surg,
84, pp 1229-1232
Nghiên cứu khả năng sinh thiết kim xuyên thành ngực trong chẩn đoán hạch trung thất dưới hướng dẫn CT
Bùi Công Toàn, Nguyễn Khắc Kiểm
Bệnh viện K
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện K từ
tháng 2/2010 đến tháng 10/2011 nhằm đánh giá khả
năng sinh thiết các hạch bệnh tại trung thất Các khu
vực hạch trung thất mà kim sinh thiết có thể đạt tới,
không xuyên qua cơ quan trọng yếu đều có thể tiến
hành sinh thiết được Hiện nay, các hạch thuộc nhóm
từ 1 đến 9 bên phải, kích thước trên 1,5cm đều đã
được sinh thiết Nói chung, hạch nhóm 5 bên trái nếu
nằm ngoài cửa sổ chủ – phổi vẫn có thể sinh thiết
được Hạch nhóm 4, 6, 8, 9 trái không có khả năng
sinh thiết Riêng hạch nhóm 8, 9 có thể sinh thiết nếu
hạch đủ lớn Hiện tại các trường hợp đã sinh thiết đều
làm được tế bào học và mô bệnh học, chưa có trường
hợp nào xảy ra tai biến
Từ khóa: sinh thiết, hạch trung
Summary
The study was conducted at Hospital K from
2/2010 to March 10/2011 to assess the ability biopsy in
patients with mediastinal lymph nodes The regional
mediastinal lymph nodes that needle biopsy may be
reached, not through the vital organs can be biopsies
Currently, the cost of heading to the right from 1 to 9,
size 1.5 cm have been biopsied In general, lymph
nodes are the group 5 on the left if its located outside
of aortopulmonary window can be Accounting group 4,
6, 8, 9 left unable to biopsy Particularly groups 8, 9 biopsy if the dimention can be large enough Currently, all cases had a biopsy done cytology and tissue pathology, there is no case complications occur
Keywords: ability biopsy, mediastinal lymph nodes
Đặt vấn đề
1 Tình hình chung
Tại bệnh viện K chọc dò sinh thiết xuyên thành ngực được thực hiện từ những năm 1980 cho cả u phổi
và dịch màng phổi Nhưng chẩn đoán chỉ mới dừng ở mức tế bào học Sinh thiết được thực hiện từ những năm 90 bằng kim Silvermann Thủ thuật này còn nhiều hạn chế, nhiều tai biến, do khả năng sinh thiết của kim kém, kim to do đó chỉ thực hiện được ở những u to, nông Tiếp theo có nhiều cải tiến về kim nhưng cũng chỉ đạt được khoảng 5% sổ bệnh nhân trong tổn số khoảng 50% có mô bệnh học và chủ yếu là do sinh thiết nội soi
Từ 2008 tiến hành sinh thiết đột lỗ và đã có nghiên cứu tương đối đầy đủ về sinh thiết phổi Cho đến nay theo tổng kết 10 năm tại bệnh viện K tỷ lệ có chẩn
đoán mô bệnh học trong ung thư phổi lên tới 94% Số không được chẩn đoán là do hình ảnh u đã quá điển
Trang 2Y học thực hành (813) - số 3/2012 108
hình, có chẩn đoán tế bào học tại hạch, và bệnh nhân
ở giai đoạn muộn không còn chỉ định điều trị triệt căn
chỉ còn chỉ định điều trị triệu chứng
Trong bệnh lý của phổi, hạch bệnh lý trung thất rất
thường gặp Thông thường nhất là hạch di căn của ung
thư nhưng cũng có thể là bệnh của hạch (Lymphoma,
Hodgkin) hoặc các hạch viêm (Lao và các nhiễm trùng
khác) Để xác định các lại bệnh lý này, trước đây người
ta phải mở trung thất hặc nội soi trung thất để sinh thiết
hạch Thủ thuật này bao giờ cũng nặng, nhiều biến
chứng Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này với mục tiêu:
1 Nghiên cứu khả năng của sinh thiết kim xuyên
thành ngực trong chẩn đoán hạch trung thất dưới
hướng dẫn CT
2 Nghiên cứu chỉ định sinh thiết hạch tại các vùng
hạch khác nhau trong trung thất
2 Phân bố hạch trung thất
- Trung thất trên gồm 6 nhóm hạch
+ Nhóm 1: đỉnh trung thất
+ Nhóm 2: phần trên khí quản
+ Nhóm 3: sau khí quản
+ Nhóm 4: phần thấp khí quản (bao gồm quanh tĩnh
mạch đơn)
+ Nhóm 5: dưới quai động mạch chủ (cửa sổ động
mạch chủ – phổi)
+ Nhóm 6: cạnh động mạch chủ
- Trung thất dưới có 3 nhóm
+ Nhóm 7: dưới carina
+ Nhóm 8: cạnh thực quản
+ Nhóm 9: dây chằng phổi (như sơ đồ 1)
Sơ đồ 1 Phân vùng các nhóm hạch trung thất
Đối Tượng và phương pháp nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
Sau khi lựa chọn bệnh nhân theo các tiêu chuẩn
chỉ định và chống chỉ định, nghiên cứu trên phim CT về
vị trí, đường vào, bệnh nhân sẽ được tiến hành sinh
thiết kim xuyên thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt
lớp vi tính làm xét nghiệm mô bệnh học Nghiên cứu
hạch trên 3 khu vực chính của trung thất là trung thất
trên phải, trái và trung thất dưới
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được vào nội trú tại khoa phẫu thuật
lồng ngực bệnh viện K, có tổn thương hạch tại trung
thất, không có hình ảnh u phổi, chưa có kết quả mô
bệnh học trước đó, có đầy đủ hồ sơ bệnh án
Tiêu chuẩn loại trừ
- Rối loạn chức năng đông máu
- Suy tim, suy hô hấp nặng
- Có kén khí ở vùng định chọc qua
- Nghi tổn thương u mạch
- Bệnh nhân không hợp tác: Ho quá nhiều không cầm được, quá lo sợ
Phương pháp: nghiên cứu can thiệp
2 Phương tiện nghiên cứu
Máy CT Máy CT thông thường có thể thực hiện các
lớp cắt 2mm để đảm bảo lớp cắt đi chính giữa hạch
Kim sinh thiết: Kim sử dụng là loại tru cut cỡ 16
Tiến hành sinh thiết
Xác định vị trí chọc kim:
Dựa trên phim chụp CT ban đầu xác định vị trí tổn thương, kích thước, tính chất, qua đó xác định tư thế (nằm ngửa, xấp hoặc nghiêng tuỳ theo vị trí của tổn thương)
Chụp 1 phim Scout view qua lớp cắt đúng giữa hạch bệnh
Bật đèn lase hiển thị đường thẳng ngang đi qua vị trí tổn thương và dán lá kim trên ngực bệnh nhân theo
đường kẻ này Chụp 1 đến 3 lát cắt giới hạn trên và dưới vị trí dán lá kim
Chọn lớp cắt để sinh thiết (tránh xương và các mạch máu trong lồng ngực)
Đo khoảng cách từ da đến mép ngoài của tổn thương, xác định góc chọc và đường vào dự kiến, đánh dấu đường vào của kim ở trên da
Sinh thiết:
- Bệnh nhân giữ nguyên tư thế
- Sát trùng rộng vùng định chọc sinh thiết bằng Béthadine, trải toan vô khuẩn có lỗ trên vùng sinh thiết
- Đặt ốc định vị trên kim dẫn đường ở vị trí sao cho khoảng cách từ đầu kim đến ốc định vị bằng với khoảng cách đã tính trên máy cắt lớp
- Gây tê từ da đến lá thành màng phổi bằng lidocain
- Dùng lưỡi dao mổ nhọn chọc một vết nhỏ qua da
ở vị trí đã xác định
- Chọc kim dẫn đường qua vị trí rạch da theo hướng
đã được xác định trên CT, dặn bệnh nhân thở ra và nín thở lúc đó mới chọc kim qua lá tạng màng phổi vào vùng tổn thương, kim đi sâu tới ốc định vị ở mặt da
- Kiểm tra lại trên phim chụp xem đầu kim đã vào
đúng vị trí tổn thương chưa, nếu chưa thì chỉnh lại
- Nếu đầu kim đã vào đúng vị trí tổn thương thì rút nòng của kim dẫn đường ra đồng thời phải đưa ngay kim cắt đã chuẩn bị sẵn vào trong nòng của kim dẫn
đường và bấm để cắt lấy bệnh phẩm Sau khi rút kim cắt sinh thiết ra khỏi nòng của kim dẫn đường thì ngay lập tức đưa lại nòng của kim dẫn đường vào
- Dùng một đầu kim nhỏ để cạo mảnh bệnh phẩm
ra khỏi chỗ đựng bệnh phẩm ở đầu kim và cho vào lọ formon chuẩn bị sẵn
- Tiếp tục sinh thiết các mảnh bệnh phẩm khác theo trình tự như trên nhưng theo nhiều hướng khác nhau(khoảng 3- 4 mảnh sinh thiết)
- Lắp bơm tiêm 20ml vào đầu kim dẫn đường hút bệnh phẩm xét nghiệm tế bào, rút kim dẫn đường ra khỏi lồng ngực
Trang 3Y học thực hành (813) - số 3/2012 109
- Sát trùng rồi băng ép vị trí vừa chọc
- Bệnh phẩm hút dịch tế bào được phết lên 2 lam
kính để nét nghiệm tế bào học
Theo dõi sau thủ thuật:
- Sau thủ thuật, theo dõi toàn trạng mạch, huyết áp,
nhịp thở bệnh nhân có biểu hiện tràn khí màng phổi
nhiều hoặc tràn khí màng phổi có triệu chứng khó thở
thì tiến hành dẫn lưu khí khoang màng phổi cấp cứu
- Bệnh nhân có ho ra máu sẽ được xử lý tuỳ mức độ
Kết quả nghiên cứu
1 Đối với hạch nhóm 1, 2 có những đặc điểm
sau:
Hạch nằm sâu, thuộc tầng giữa trung thất
Đường vào khó khăn vì đi qua các mạch máu lớn
(tĩnh mạch chủ, các động mạch phổi…)
Kích thước hạch thường nhỏ (1-2cm) nên đầu kim
vừa chạm vào hạch là phải tiến hành sinh thiết ngay,
nếu đi quá sẽ chọc vào khí quản
Đi vào qua đường phổi trực diện, vuông góc với
hạch thì quá xa kim sinh thiết không đủ dài để đạt tới
hạch nên thường phải chọc chếch trước hoặc sau,
đường này lại thường tiếp giáp với các cơ quan trọng
yếu
Một ca cụ thể: bệnh nhân nam có hạch trung thất
đơn độc, hạch cạnh khí quản phải, CT phổi không phát
hiện u (Hình 1)
Hình 4 Hạch cạnh khí quản phải, đơn độc, không bắt thuốc cản
quang, phía trong dính với khí quản, phía trước giới hạn bởi tĩnh
mạch chủ trên, hạch chỉ có 0,3cm vượt ra ngoài tĩnh mạch chủ
Phổi không có u
Tiến hành sinh thiết kim dưới hướng dẫn của CT
Đường vào qua thành ngực trước, cạnh xương ức, phía
trong đi sát tĩnh mạch chủ, khi đầu kim vừa chạm hạch,
tiến hành sinh thiết (Hình 2)
Hình 5 Đường chọc hạch cạnh khí quản phải (chọc chếch)
Kết quả mô bệnh học là hạch carcinoid
2 Hạch trung thất trên bên trái có những đặc
điểm sau:
Hạch nằm sâu, thuộc tầng giữa trung thất
Đường vào cực kỳ khó khăn vì đi qua các mạch
máu lớn (động mạch chủ, các động mạch phổi…)
Hầu hết nhóm 2 bị cung động mạch chủ và động mạch phổi che kín
Chỉ có hạch thuộc nhóm 5 có kích thước lớn, nằm ngoài cung động mạch chủ mới có thể sinh thiết được
Đi vào qua đường phổi trực diện, vuông góc với hạch thì quá xa kim sinh thiết không đủ dài để đạt tới hạch nên thường phải chọc chếch trước hoặc sau, đường này lại thường tiếp giáp với các cơ quan trọng yếu
Vị trí này thường gặp u tuyến ức nhiều hơn Một ca cụ thể: bệnh nhân nam có u nhỏ thuỳ trên phổi phải, đường kính u dưới 1cm không sinh thiết
được, kèm theo có hạch trung thất trên phải đơn độc, hạch cạnh cung động mạch chủ, kích thước hạch 1,8cm
Sinh thiết đạt yêu cầu, kết quả mô bệnh học là di căn của adenocarcinama từ phổi tới
Hạch trung thất đơn độc không có u phổi, không hướng tới bệnh của phổi cần phải loại trừ
Hạch thường nằm tại nhóm 7, 8, 9 không hoặc ít liên quan đến dẫn lưu bạch huyết tại phổi nếu không
có u
Vùng này không liên quan đến khí quản nhưng liêu quan đến thực quản và động mạch chủ ngực ở bên trái Không thể đi vào bằng đường bên, bên trái do vướng hai cơ quan trên
Chỉ có thể đi vào từ bên phải Hạch phải nằm ở bên phải hoặc giữa cột sống hoặc hạch đủ lớn để kim sinh thiết có thể đạt tới từ đường vào bên phải, từ phía sau vào
Một ca cụ thể: bệnh nhân nam không có phổi trên
CT, có hạch trung thất đơn độc, nằm ngay dưới carina, kích thước hạch 1,5cm Các xét nghiệm về lao âm tính Xét nghiệm chỉ điểm khối u về Lymphoma âm tính Kết quả mô bệnh học là hạch lao Bệnh nhân không cần phải phẫu thuật chuyển điều trị nội khoa
BàN LUậN và kết luận
ST dưới hướng dẫn CT có thể thực hiện cho những tổn thương phổi kích thước 0,5 – 1,5cm Salaza và CS (1993) báo cáo độ chính xác khoảng 80 – 90% trong chẩn đoán những trường hợp ung thư phổi, cải thiện kết quả chẩn đoán cho các nhà giải phẫu bệnh tế bào [2] Nghiên cứu tại bệnh viện có độ nhậy là 94,7%, tỷ lệ
âm tính giả là 5,3%
Các biến chứng của ST kim xuyên thành ngực theo Manhire và CS (2003) cho thấy chảy máu thường tự cầm, sự chảy máu hầu như riêng biệt Ho ra máu thứ phát xuất hiện khoảng 5 – 10% các trường hợp, biến chứng chảy máu màng phổi phụ thuộc vào kiểu ST, độ sâu và kích thước khối u [1] Các báo cáo về sinh thiết hạch trung thất tại Việt Nam hầu như chưa có, với các hạch có kích thước nhỏ chưa thấy có tác giả nào báo cáo Trong nghiên cứu này của chúng tôi các hạch đều
có kích thước dưới 2cm Bằng các kết quả này đóng góp lớn cho chẩn đoán, đồng thời bệnh nhân có được chỉ định điều trị thích hợp
Qua đó chúng ta có thể rút ra kết luận:
1 Sinh thiết kim xuyên thành ngực trong chẩn đoán hạch trung thất dưới hướng dẫn CT hoàn toàn có thể
Trang 4Y học thực hành (813) - số 3/2012 110
thực hiện lấy bệnh phẩm làm mô bệnh học với những
hạch có kích thước khoảng 2cm trở lên
2 Chỉ định sinh thiết tuỳ theo vị trí hạch khác nhau
trong trung thất với điều kiện:
- Chỉ thực hiện cho bệnh nhân nội trú tại khoa có đủ
phương tiện cấp cứu
- Đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp
- Độ sâu của hạch không vượt quá chiều dài của
kim
- Kim sinh thiết không được đi qua các cơ quan trọng yếu có thể gây biến chứng nặng
Tài liệu tham khảo
1 Manhire A, Charig M, Clelland C, et al (2003)
“guidelines for radiolorycally guided lung biopsy” Thorax; 58: 920 – 936
2 Salazar AM, Westcott JL (1993) “The role of transthoracic needle biopsy for the diagnosis and stagning
of lung cancer”, Clin Chest Med 14 - 99
ĐáNH GIá NHậN THứC, THựC HàNH CủA NGƯờI DÂN
Về Xử Lý RáC, RƠM Rạ BằNG CHế PHẩM SINH HọC EMIC-YTB
Vũ PHONG TúC, ĐINH MINH SƠN - Trường Đại học Y Thái Bình
TóM TắT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ
tháng 12 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011 với cỡ mẫu
là 456 Mục tiêu nghiên cứu là: Xác định thực trạng
nguồn rác thải, rơm rạ; Đánh giá nhận thức, thực hành
của người dân về việc xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm
sinh học EMIC-YTB chúng tôi thu được kết quả sau:
phần lớn người dân biết tác hại của rác thải gây ô
nhiễm môi trường chiếm 93,2% và 56,4% biết rác thải
ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người
83,1% số hộ gia đình xử lý rác bằng hình thức đổ rác ra
vườn, 84,9% số hộ xử lý rác bằng hình thức đốt, 79,4%
đổ rác ra bãi tập kết chung của xã
Người dân nhận thức rằng xử lý rác, rơm rạ bằng
chế phẩm EMIC-YTB làm giảm mùi hôi thối trong rác,
giảm ruồi nhặng và chuột, giảm khói bụi do đốt rác,
rơm rạ, giảm thể tích rác thải, tăng độ phì của đất,
năng xuất cây trồng, giảm thể tích và khối lượng rơm
rạ, giảm cản trở giao thông, ách tắc dòng chảy thủy lợi
Hình thức tận dụng rác thải hữu cơ làm phân vi sinh
chiếm 34,4% và sử dụng rơm rạ làm phân bón vi sinh
chiếm tỷ lệ 41,2%
Từ khoá: Nhận thức, rơm rạ, rác, vi sinh vật hữu
hiệu
summary
The cross-sectional study was implemented from
December 2010 to June 2011 with sample size was
456 subjects Objectives were to identify the situation
of houshold organical garbage, rice straw and stubble,
to assess knowledge and practice of people in terms of
treatment of houshold organical garbage, rice straw
and stubble by biological products as effective
microorganisms (EMIC-YTB) Our results showed that:
Majority of people known the adverse effect of garbage
to the environment and human-being as 93.2% and
56.4%, respectively In which, the treatment of
households as throwing to garden, garbage burning or
garther to rubbish dump: 83.1%, 84.9% and 79.4%,
respectively
People known that treatment garbage, rice straw
and stubble by EMIC-YTB to reduce garbage smelling,
fly, rat, smoke and dust, volume and weight of
garbage, straw, traffic obstacle ; to increase the
agricultural land fertility and productivity Using of
organical garbage and rice straw and stubble to make
effective microorganisms fertilizer were 34.4% and
41.2%, respectively
Keywords: Knowledge, Straw, Garbage, Effective
microorganisms
ĐặT VấN Đề
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại khu vực nông nghiệp nông thôn các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc
bộ thì rác thải sinh hoạt trong các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và rơm rạ, phần loại bỏ của các loại cây trồng…hiện nay đang là một vấn đề nổi cộm, khó thực hiện trong quá trình thu gom, phân loại và xử lý [3] Nguồn rơm rạ gần đây thường bị đốt bỏ với số lượng lớn sau các vụ thu hoạch tại hầu hết các địa phương Mặt khác, hoạt động đốt bỏ rơm rạ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân như các bệnh đường hô hấp, các bệnh ngoài da và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường [1, 2, 4, 6] Hiện nay nhiều nghiên cứu về chế phẩm sinh học
có tác dụng phân hủy nhanh rác, rơm rạ, lá cây, dây dưa, bí, đậu, bèo… và phân gia súc, gia cầm thành nguồn phân bón vi sinh Bước đầu một số mô hình
được đánh giá là có hiệu quả cao với mô hình đơn giản, chi phí thấp, dễ thực hiện tại hộ gia đình nông dân tại một số xã thuộc các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ, Yên Bái, Huế…[5,6,7,8] Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với các mục tiêu: Xác định thực trạng nguồn rác thải, rơm rạ tại 3 xã nghiên cứu;
Đánh giá nhận thức, thái độ, thực hành của người dân
về việc xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm EMIC-YTB tại
3 xã của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình
ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
1 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
1.1 Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến
hành tại 3 xã: Vũ Lăng, Tây Ninh và Phương Công thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Chủ hộ, lao động nông nghiệp chính trong hộ gia
đình, người thu gom, vận chuyển rác, cán bộ chuyên trách vệ sinh môi trường
1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011
2 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt
ngang có phân tích