1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần vận tải hành khách số 14

26 1,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 194 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 2 I. Giới thiệu chung 2 1. Tên gọi 2 2. Trụ sở giao dịch 2 3. Hình thức pháp lý 2 4. Nghành nghề kinh doanh 2 4.1. Những ngành nghề có trong giấy phép kinh doanh 2 4.2. Những nghành nghề đang kinh doanh 3 II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 3 1. Giai đoạn 1(19661969) Tiền thân của công ty của công ty vận tải hành khách số 14 3 2. Giai đoạn 2 (19701985) Chuyển thành xí nghiệp vận tải hành khách số 14 4 3. Giai đoạn 3 (19861992) Từ cơ chế bao cấp chuyển sang tự chủ sản xuất kinh doanh 5 4. Giai đoạn 4 (199362006) Chuyển từ xí nghiệp vận tải hành khách số 14 sang công ty vận tải hành khách số 14 7 5. Giai đoạn 5 (72006nay) Công ty vận tải hành khách số 14 chuyển thành công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 8 PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 9 I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 9 1. Bộ máy quản trị 9 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, trung tâm 9 2.1. Trung tâm tổ chức quản lý và điều hành vận tải 9 2.2. Phòng tổ chức hành chính 11 2.3. Phòng tài chính kế toán 13 2.4. Phòng Kế hoạch kinh doanh và Kỹ thuật KCS 15 2.5. Trung tâm đào tạo nghề 17 3. Tình hình nhân sự 17 I. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây 18 1. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao: 18 1.1. Thuận lợi cơ bản 18 1.2. Khó khăn 18 2. Kết quả đạt được trong những năm gần đây 19 2.1. Về công tác tổ chức và sắp xếp lao động. 19 2.2. Về sản xuất: 20 2.2.1. Đối với vận tải: 20 2.2.2. Đối với sản xuất khác 20 2.3. Về công tác an toàn lao động – an toàn giao thông 21 3. Tồn tại 21 3.1. Về công tác tổ chức quản lý lao động 21 3.2. Công tác kế hoạch và quản lý điều hành vận tải 22 3.3. Công tác kỹ thuật 23 3.4. Công tác tài chính kế toán 23 3.5. Khối đội xe 23 3.6. Lĩnh vực sản xuất khác 23 4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT – XH trong những năm gần đây 24 5. Đánh giá nhận xét chung 25 PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 TRONG NHỮNG NĂM TỚI 26 I. Mục tiêu 26 II. Những giải pháp chủ yếu triển khai trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 26 KẾT LUẬN 29

LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế - một xu thế tất yếu của tất cả các nền kinh tế phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tháng 11/2006 vừa qua là một bước ngoặt quan trọng giúp nước ta hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, gia nhập WTO vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để đứng vững trước cơ chế thị trường đầy biến động đó thì trước tiên chúng ta phải phát huy tối đa nội lực của chính mình, khai thác hết lợi thế của doanh nghiệp và sẵn sàng đương đầu với thách thức. Thị trường vận tải hành khách và du lịch cũng không nằm ngoài xu thế đó. Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 có thể nói là Công ty có bề dày lịch sử nhất nghành vận tải hành khách nước ta. Công ty đã đổi mới liên tục để vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ phục vụ có hiệu quả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; tồn tại, đứng vững trong sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Để phù hợp xu thế thời đại và tăng khả năng cạnh tranh, tháng 7/2006 Công ty chính thức chuyển sang Công ty cổ phần, đánh dấu mốc son lịch sử mới trong quá trình phát triển của mình. Báo cáo thực tập tổn hợp này là những gì tổng quan nhất về Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14, báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 Phần III: Định hướng phát triển của Công ty cổ phần vận tải hành khách trong những năm tới Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ths. Nguyễn T. Hoài Dung và các phòng ban trong Công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo này. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 I. Giới thiệu chung 1. Tên gọi Tên tiếng việt: Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 Tên tiếng anh: Passenger transport joint stock company no 14 2. Trụ sở giao dịch -Trụ sở chính: 35b Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04.5580041 - Chi nhánh 1: 106 Thái Thịnh, Quận đống đa, Hà Nội. Điện thoại: - Chi nhánh 2: Hải Dương - Chi nhánh 3: Hồ Chí Minh 3. Hình thức pháp lý Công ty ra đời từ rất sớm và đã trải qua nhiều hình thức pháp lý khác nhau. Đầu tiên là xí nghiệp vận tải hành khách chuyển sang công ty vận tải hành khách thuộc nhà nước Từ tháng 7/2006 công ty chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với vốn điều lệ là 30 tỷ trong đó 86.79% là vốn nhà nước, 13,21% là của các cổ đông còn lại. 4. Nghành nghề kinh doanh 4.1. Những ngành nghề có trong giấy phép kinh doanh - Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định. - Kinh doanh vận tải bằng xe buýt. - Kinh doanh Vận tải khách bằng taxi. - Kinh doanh Vận tải khách theo hợp đồng. - Kinh doanh Vận tải khách du lịch. - Kinh doanh vận tải hàng. - Sửa chữa phương tiện đường bộ - Đào tạo nghề sửa chữa, nghiệp vụ, lái xe môtô, ôtô. - Kinh doanh xăng dầu. 4.2. Những nghành nghề đang kinh doanh - Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định với những tuyến chính: Lương Yên – Thái Nguyên, Lương Yên – Hải Phòng, Mỹ Đình – Bãi Cháy, Mỹ Đình – Tuyên Quang, Mỹ Đình – Cẩm Phả, Giáp Bát – Thanh Hóa, Giáp Bát – TP. Hồ Chí Minh, Hà Đông – Sơn La, Giáp bát – Điện Biên, Giáp Bát – Cẩm Phả, Hà Đông – Thái Nguyên, Hà Nội – Vientiane, Hà Nội – Savanakhet. - Sửa chữa phương tiện, hoán cải, cải tạo phương tiện. - Đào tạo dạy nghề kỹ thuật nghiệp vụ. - Đào tạo lái xe môtô hạng A1. - Kinh doanh xăng dầu. II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 1. Giai đoạn 1(1966-1969) Tiền thân của công ty của công ty vận tải hành khách số 14 Ngày 12-5-1966 có quyết định 104/Tc của bộ giao thông vận tải thành lập công ty 5 – công ty xe khách trung ương (Tiền thân của công ty vận tải hành khách số 14) nhằm phục vụ sự đi lại của cán bộ, bộ đội và nhân dân được thuận lợi trong hoàn cảnh chiến tranh. Sự ra đời của công ty 5 là bước trưởng thành của đội ngũ những người làm vận tải hành khách từ những năm chiến đấu gian khổ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 57 xe car chạy đường dài của các công ty vận tải trung ương đóng tại các địa phương được bàn giao cho công ty 5. Trong số xe này có nhiều xe không còn sử dụng được. Đến cuối năm 1966, công ty được nhận thêm 65 xe đưa tổng số xe đưa tổng số xe trên danh nghĩa lên tới hơn 100 xe, nhưng thực tế hoạt động chỉ có hơn 50 xe. Thuở ban đầu thành lập muôn vàn khó khăn, được lãnh đạo bộ Giao Thông Vận Tải, cục vận tải đường bộ và lãnh đạo các địa phương hết sức quan tâm, cán bộ công nhân viên công ty 5 đã vươn lên vừa xây dựng lực lượng vừa thực hiện thắng lợi mọi kế hoạch. Công ty đã thực hiện có hiệu quả việc đi lại của hành khách trên các tuyến đường dài liên tỉnh có nhiều trọng điểm đánh phá của địch, có nhiều dốc núi cao, đèo sâu. Từng chuyến, từng kế hoạch, từng chiến dịch vận chuyển phải qua các đường địch thường xuyên đánh phá, có những trọng điểm địch đánh ác liệt, liên tục ngày đêm… Những chiếc xe car của công ty vẫn lầm lũi, tranh thủ từng phút, từng chặng, vượt qua mọi nguy hiểm suốt thời gian đánh mỹ được an toàn. Một số đồng chí lái xe, phụ xe đã hy sinh, bị thương để đảm bảo cho những chuyến xe an toàn. Trong gần 4 năm hình thành công ty 5 (công ty xe khách trung ương) năm nào công ty cũng vượt mức kế hoạch nhà nước. Một tổ xe được chính phủ tặng huân chương lao động hạng 3; 5 tổ xe được công nhận là tổ lao động xã hội chủ nghĩa; 20 đồng chí được công nhận là chiến sỹ thi đua; 11 đồng chí là dũng sỹ diệt Mỹ; và qua từng năm hàng trăm lượt cán bộ công nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến. 2. Giai đoạn 2 (1970-1985) Chuyển thành xí nghiệp vận tải hành khách số 14 Nhằm tăng cường công tác quản lý kinh tế, phục vụ hành khách tốt hơn nữa, theo quyết định số 1241/QĐ-TC ngày 20/5/1969, công ty xe khách trung ương được đổi tên thành xí nghiệp vận tải hành khách số 14. Phát huy truyền thống sẵn có, xí nghiệp từng bước ổn định, phục vụ tốt hành khách trên các tuyến, phục vụ tốt các chiến dịch vận tải VT5, phục vụ với tinh thần trách nhiệm cao kế hoạch phục vụ hành khách các dịp tết nguyên đán và nhiều kế hoạch đột xuất lớn như điều 150 xe vận chuyển bộ đội vào chiến trường quý I/1972. Năm 1976 – năm xí nghiệp có những biến động lớn về tổ chức. Những cán bộ miền Nam tập kết đang công tác tại xí nghiệp được cấp trên điều động trở về Nam, một số xin chuyển vào vùng giải phóng… Vào thời điểm này, việc sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp lại nẩy sinh khó khăn mới. Các luồng tuyến vận tải không có đèo núi hiểm trở thuộc đồng bằng, trung du thuận lợi, có số hành khách đi lại nhiều, các sở, ty giao thông vận tải liên tiếp đòi giành lại. Xí nghiệp chỉ còn tập chung vận chuyển hành khách, bưu phẩm, bưu kiện các tuyến liên tỉnh đường dài từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi Tây Bắc – Việt Bắc, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang và các kế hoạch đột xuất sang các nước bạn Lào. Qua những năm chiến tranh, phải hoạt động thường xuyên trên những tuyến đường địch đánh phá và các tuyến đường miền núi nhiều đèo cao, vực sâu hiểm trở, hầu hết số phương tiện của xí nghiệp đều đến định ngạch và vượt định ngạch sửa chữa lớn. Một số xe đã đến thời kỳ “lão hóa”. Trước tình trạng đó, lãnh đạo mới của xí nghiệp đã năng động, kịp thời cũng cố lại khối công nghiệp – chủ yếu là xưởng 140 để bảo dưỡng, sửa chữa xe, sơn lại toàn bộ số xe hoạt động cho sạch đẹp, phù hợp với yêu cầu phục vụ trong tình hình mới. Xí nghiệp còn liên hệ với một số nhà máy đại tu ôtô đưa hàng loạt xe đến sửa chữa lớn… Nhờ vậy, xí nghiệp đã khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện, thực hiện vượt mức kế hoạch, cả chiến dịch phục vụ hành khách trong dịp tế nguyên đán. 3. Giai đoạn 3 (1986-1992) Từ cơ chế bao cấp chuyển sang tự chủ sản xuất kinh doanh Từ khi có nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, tình hình kinh tế, xã hội cả nước đã có những chuyển biến mạnh mẽ, biến đổi sâu sắc. Với chủ trương chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh Xã Hội Chủ Nghĩa, xóa bỏ bao cấp, xác lập nền kinh tế thị trường nhiều thành phần… xí nghiệp đã vấp phải không ít khó khăn. Những năm 1987-1988, nhà nước dần xóa bỏ bao cấp vật tư, nhiên liệu. Hầu hết phụ tùng, vật tư để sửa xe. Xí nghiệp phải mua ở thị trường tự do giá gấp 2-3 lần, có loại gấp 4-5 lần. Trong khi đó giá cước vận tải tuy được nhà nước điều chỉnh tăng lên nhiều đợt, nhưng không đáng kể, gây mất cân đối lớn – nhất là về tài chính của doanh nghiệp. Về vận tải hành khách, các thành phần kinh tế bung ra rất mạnh, thậm chí nhiều đơn vị kinh tế không có chức năng cũng đưa xe car chuyên dùng ra vận chuyển. Các sở, ty giao thông vận tải liên tiếp đòi lại hầu hết các tuyến đường xí nghiệp vẫn vận chuyển. Sự cạnh tranh, giành giật hành khách vẫn diễn ra rất gay găt. Nhiều tuyến đường, cả tuyến đường cao bằng đèo núi hiểm trở, trước đây chỉ có xí nghiệp 14 đảm nhận, nay có hàng chục tỉnh (cả tỉnh phía nam) có xe vận chuyển hành khách, nhất là từ ngày mở cửa khẩu. Riêng có tuyến đường 6 Hà Nội – Sơn La, vì khách ít lại lệch chiều, đường có nhiều núi cao, vực thẳm… nên chỉ có xe của xí nghiệp và địa phương hoạt động, song không phải không có cạnh tranh, nhưng lúc sập cầu, lở núi, mưa gió bão thì chỉ có giêng xe của xí nghiệp chạy mà thôi. Có nhiều tuyến, trước đây xí nghiệp luôn đạt tỉ lệ vận chuyển 100% nay chỉ còn đạt 30% - 50% Để tồn tại và khẳng định vai trò đơn vị vận tải trung ương, xí nghiệp đã chấp nhận cạnh tranh, vươn lên giành thắng lợi, quyết không chịu dừng và tụt lại. Xí nghiệp khẩn trương củng cố, xắp xếp lại tổ chức, hệ thống quản lý cho phù hợp với quyết định 176 của HĐBT rút từ 8 phòng ban xuống còn 5 phòng, giảm tỉ lệ lao động gián tiếp từ 24% xuống còn 10%. Xí nghiệp đã xuất hàng chục triệu đồng để giải quyết chế độ, thôi việc cho hàng trăm cán bộ công nhân viên. Cùng với việc từng bước đổi mới quản lý, các phương án khoán doanh thu trong sản xuất, kinh doanh được áp dụng từ những năm trước dần dần được hoàn chỉnh. Xí nghiệp thực hiện phương châm vừa khoán vừa quản, quản tới đâu khoán tới đó và từng thời gian có điều chỉnh mức khoán hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp còn đã chủ động ký kết hợp đồng trước hàng tháng với các cơ quan du lịch: Bãi Cháy (Quảng Ninh), Sầm Sơn(Thanh Hóa), Đồ Sơn(Hải Phòng)… nhằm tăng doanh thu, có lãi. Với những nỗ lực vượt bậc, xí nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đổi mới cơ chế quản lý, giữ vững được sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các khoản nộp: ngân sách, khấu hao cơ bản, thu quốc doanh, phí giao thông… 4. Giai đoạn 4 (1993-6/2006) Chuyển từ xí nghiệp vận tải hành khách số 14 sang công ty vận tải hành khách số 14 Qua từng năm, khó khăn dồn đến xí nghiệp ngày một nhiều. Cuộc cạnh tranh trong vận tải hành khách diễn ra hết sức căng thẳng. Lưu lượng hành khách có tăng nhưng không đáng kể, trong khi đó số lượng phương tiện vận tải hành khách của xã hội lại tăng lên rất nhiều. Đa số luồng tuyến truyền thống của xí nghiệp bị xâm chiếm. Số lượng xe xuất bến giảm 30% - 50%. Có năm, đã có hàng ngàn chuyến xe ra bến không có khách, lãng phí xăng dầu và tiền qua cầu… Giá cả vật tư, xăng dầu, phụ tùng, săm lốp, giá sửa chữa lớn…tăng gấp nhiều lần và nhanh. Giá cước vận tải không thể tăng theo mức độ chi phí, vì như vậy hành khách sẽ không chấp nhận. Do vậy cân đối tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của cán bộ công nhân viên bị ảnh hưởng. Số đông lái xe có vốn, có điều kiện làm ăn ngoài đã trả xe xin nghỉ; một số thấy không làm ăn được do ít khách, quản lý chặt chẽ cũng trả xe, ra ngoài lái thuê, chạy chợ… Lao động giảm, luồng tuyến vận tải hạn chế; một số xe hoạt động trên 10 năm – có để hoạt động tiếp cũng không hiệu quả, buộc công ty phải xin bộ, cục bán một số, nhượng bán lại cho cán bộ công nhân viên để huy động vốn của họ vào liên doanh, liên kết… Số đầu xe kế hoạch của công ty giảm còn 160 xe. Công ty còn cố gắng tìm kiếm công ăn việc làm, bằng cách mở rộng khâu dịch vụ vận tải ôtô ở một số khu vực, tăng doanh thu cho công ty. Một số lớn xe công ty đã tự tổ chức sửa chữa lớn, sửa chữa tân trang bệ…Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng dần qua từng tháng, từng năm – có phần khá hơn công ty vận tải khác. Công ty luôn mở rộng kinh doanh các nghành nghề khác nhau như đào tạo lái xe môtô hạng A1, kinh doanh xăng dầu, liên kết với các trường đại học, cao đẳng để đào tạo học nghề, học tại chức…Những lĩnh vực này càng ngày càng góp phần quan trọng trong doanh thu, lợi nhuận của công ty. 5. Giai đoạn 5 (7/2006-nay) Công ty vận tải hành khách số 14 chuyển thành công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 Ngày 29-3-2005 có quyết định 813 bộ giao thông vận tải về việc phê duyệt danh sách những doanh nghiệp nhà nước thuộc đường bộ Việt Nam thực hiện cổ phần hóa trong đó có công ty vận tải hành khách số 14. Và đến tháng 7/2006 công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp mới ban hành. Từ khi chuyển sang cổ phần công ty đã khẩn trương củng cố, sắp xếp lại tổ chức, lao động, hệ thống quản lý cho phù hợp với tình hình mới và luật doanh nghiệp. Rút xuống từ 5 phòng ban xuống còn 3 phòng ban, trước là 2 đội xe sau cổ phần hóa sát nhập thành trung tâm điều hành vận tải. Số lao động trước cổ phần hóa là 207 người sau khi cổ phần hóa rút xuống còn 161 người dôi dư 44 người trong đó 1 người nghỉ hưu, 1 người mất, giải quyết theo nghị định 41 là 24 người, theo luật lao động là 20 người. PHẦN II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 1. Bộ máy quản trị Đứng đầu là hội đồng quản trị sau hội đồng quản trị có ban kiểm soát rồi đến ban giám đốc (gồm Giám đốc và 2 phó giám đốc) dưới ban giám đốc có 3 phòng ban và 2 trung tâm (tương đương phòng). Có một xưởng bảo dưỡng sửa chữa thuộc trung tâm điều hành vận tải. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN TRỊ 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, trung tâm 2.1. Trung tâm tổ chức quản lý và điều hành vận tải * Chức năng Trung tâm điều hành vận tải là một đơn vị hoạt động vận tải có chức năng sau: - Tham mưu cho lãnh đạo công ty về lĩnh vực tổ chức, quản lý điều hành và mở rộng sản xuẩt kinh doanh vận tải. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Trung tâm điều hành vận tải Trung tâm đào tạo nghề - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tổ chức, quản lý, khai thác có hiệu quả các phương tiện vận tải. - Tổ chức quản lý và thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện vận tải được giao và các hợp đồng sửa chữa xe ngoài công ty. * Nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện công tác điều hành vận tải Tổ chức, quản lý phương tiện, lao động lái phụ xe tham gia hoạt động trên các luồng tuyến được giao hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng và triển khai kế hoạch tác nghiệp vận tải, điều động phương tiện hoạt động theo kế hoạch tác nghiệp, nắm vững đầu xe hoạt động ở các bến, trên các tuyến, có biện pháp điều chỉnh kế hoạch tác nghiệp cho phù hợp không để bỏ nốt, bỏ tuyến; tăng cường giáo dục đội ngũ lái phụ xe và kiểm tra quá trình hoạt động của xe trên đường. Quan hệ với các đầu bến, giải quyết kịp thời các vấn đề, sự cố phát sinh trên các tuyến liên quan đến lái phụ xe, phương tiện về an toàn giao thông, tai nạn kỹ thuật, các quy định vận tải… - Quản lý chất lượng phương tiện Kiểm tra an toàn, chất lượng phương tiện trước khi xe đi hoạt động và sau khi xe trở về; đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn lái phụ xe sử dụng, bảo quản tốt phương tiện trong quá trình vận chuyển; kiểm tra theo dõi, giúp đỡ lái phụ xe, thợ sửa chữa thực hiện tốt quy định quản lý của công ty và các chế độ chính sách của nhà nước. - Quản lý lao động Thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ với người lao động (chủ yếu đối với lái phụ xe). Bố trí, sắp xếp, điều động lao động để phục vụ tốt công tác vận tải, công tác điều hành thực hiện kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa. - Quản lý doanh thu Tổ chức thực hiện kế hoạch khoán doanh thu cho các đầu xe theo kế hoạch công ty giao. Tổ chức kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý doanh thu khoán; giải quyết công nợ. - Quản lý các mặt hoạt động khác của trung tâm Tổ chức mạng lưới marketing tìm kiếm, khai thác thêm tuyến vận tải mới; hợp đồng tham quan, nghỉ mát, du lịch và hợp đồng sửa chữa xe ngoài nhằm tận dụng tối đa ngày xe tốt và cơ sở vật chất mặt bằng, nhà xưởng được công ty giao. Lập báo cáo tình hình vận tải, kết quả thu nộp doanh thu và công tác bảo dưỡng sửa chữa xe 10 ngày, 20 ngày và tháng gửi lãnh đạo công ty và các phòng nghiệp vụ có liên quan. Tiến hành xử lý các vi phạm trong quá trình điều hành vận tải: về quản lý phương tiện, lao động, doanh thu, công nợ theo phân cấp. Công tác luân chuyển chứng từ, công tác hạch toán, thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu giao cho trung tâm điều hành. 2.2. Phòng tổ chức hành chính * Chức năng - Tham mưu cho đảng uỷ, giám đốc công ty trong việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý công ty, quản lý nhân sự, công tác đề bạt và thường trực hội đồng lương, hội đồng kỷ luật của công ty. - Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận. - Tổ chức lao động khoa học cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch sử dụng quỹ tiền lương hàng năm, làm thủ tục đóng, chi trả bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động theo đúng chính sách chế độ của nhà nước và quy định của công ty. - Giải quyết các nghiệp vụ về thanh tra, bảo vệ, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và công tác dân quân tự vệ. - Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý nhà cửa, đất đai, sức khỏe và các tài sản khác phục vụ sinh hoạt, đời sống công nhân viên chức. - Giải quyết các công tác nội chính của công ty. * Nhiệm vụ - Xây dựng phương án bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, công tác chuẩn bị bồi dưỡng cán bộ kế cận. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ, tham quan cho cán bộ công nhân viên. - Soạn thảo, điều chỉnh, bổ sung các quy định, quy chế trả lương, thưởng, phạt của công ty cho phù hợp với thực tế sản xuất của công ty và theo đúng các chế độ, chính sách nhà nước ban hành. - Kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy chế, quyết định, chỉ thị của công ty. - Chuẩn bị hồ sơ cho hội đồng kỷ luật công ty, để xử lý các trường hợp cán bộ công nhân viên vi phạm quy chế quản lý công ty, vi phạm nội quy lao động và các vi phạm khác. [...]... của công ty của công ty vận tải hành khách số 14 .3 2 Giai đoạn 2 (1970-1985) Chuyển thành xí nghiệp vận tải hành khách số 14 4 3 Giai đoạn 3 (1986-1992) Từ cơ chế bao cấp chuyển sang tự chủ sản xuất kinh doanh .4 4 Giai đoạn 4 (1993-6/2006) Chuyển từ xí nghiệp vận tải hành khách số 14 sang công ty vận tải hành khách số 14 .6 5 Giai đoạn 5 (7/2006-nay) Công ty vận. .. Công ty vận tải hành khách số 14 chuyển thành công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 .6 PHẦN II 8 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 8 CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 8 I Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty .8 1 Bộ máy quản trị 8 2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, trung tâm 8 2.1 Trung tâm tổ chức quản lý và điều hành vận tải 8 2.2... những thành tựu không nhỏ trong hơn 40 năm qua, Công ty đang tiếp tục đề ra những nhiệm vụ và phương hướng mới để củng cố vị trí của Công ty trên thị trường Công ty cũng đang mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa nghành nghề để phát huy hết tiềm lực mà Công ty cổ phần vận tải hành khách số1 4 đang có MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 HÀNH... khởi công tác và lao động, tin vào sự lãnh đạo của Đảng ủy và các biện pháp quản lý điều hành của Ban Giám đốc Bước vào thực hiện nhiệm vụ của năm tới, chắc chắn Công ty sẽ khắc phục những tồn tại đã nêu trên, tập trung sức lực và trí tuệ phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra PHẦN III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14. .. tuyến, Công ty đã tổ chức được nhiều tuyến vận tải chất lượng cao như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Điện Biên, Hà Nội – Sơn La,…củng cố lại tuyến vận tải quốc tế Hà Nội – Lào - Đẩy mạnh công tác khai thác hợp đồng vận tải cho các xe rảnh rỗi chờ nốt bổ sung vào doanh thu vận tải mỗi quý hơn 300 triệu đồng Duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên các tuyến vận tải chất lượng cao, vận tải quốc... PHẦN VẬN TẢI 1 HÀNH KHÁCH SỐ 14 1 I Giới thiệu chung .1 1 Tên gọi 1 2 Trụ sở giao dịch 2 3 Hình thức pháp lý 2 4 Nghành nghề kinh doanh .2 4.1 Những ngành nghề có trong giấy phép kinh doanh 2 4.2 Những nghành nghề đang kinh doanh 2 II Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 3 1 Giai... thống của Công ty - Đối với tuyến vận tải quốc tế quá cảnh sang Lào, Công ty là đơn vị mở tuyến và nhiều năm phải bù lỗ để duy trì tuyến, đến nay khách biết đến đi lại nhiều thì nhiều thành phần kinh tế và đơn vị vận tải khác nhảy vào tranh cướp khách, đặc biệt là lực lượng vận tải tư nhân là người Việt Nam thuê xe biển Lào, lợi dụng sự lơ lỏng kiểm tra kiểm soát của các cơ quan quản lý vận tải, cho... có liên quan đến công tác vận tải trên các tuyến quốc tế (Lào,…) kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch Công ty giao, các quy định quản lý vận tải, quản lý đầu xe hoạt động và kinh doanh khác; tìm các biện pháp và trực tiếp giải quyết các ách tắc trong sản xuất vận tải và kinh doanh khác - Phối hợp với trung tâm điều hành vận tải để tổ chức khai thác và ký hợp đồng vận chuyển hành khách, hợp đồng... vận tải ngày càng mang tính quyết liệt hơn Chi phí cho vận tải trên đường, duy trì luồng tuyến bến bãi ngày càng phát sinh, chi phí đầu tư phương tiện quá cao… trong khi đó giá cước vận tải hành khách không tăng, thậm chí còn giảm dưới mức qui định do cạnh tranh vận tải không lành mạnh - Mặc dù trong các năm gần đây Công ty đã triển khai thực hiện một số văn bản của Nhà nước liên quan đến quản lý vận. .. Đối với vận tải: - Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh trên các tuyến hiện có, đặc biệt là các tuyến vận tải chất lượng cao, tuyến vận tải quá cảnh sang Lào Thu hút các thành phần kinh tế tham gia liên kết kinh doanh vận tải theo hình thức góp vốn 100% bằng xe, đã tháo gỡ bớt những khó khăn về vận tải trong việc đổi mới phương tiện và bổ sung phương tiện giữ nốt một số tuyến vận tải Về . mình. Báo cáo thực tập tổn hợp này là những gì tổng quan nhất về Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14, báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 Phần. Công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo này. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 I. Giới thiệu chung 1. Tên gọi Tên tiếng việt: Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 Tên. trường vận tải hành khách và du lịch cũng không nằm ngoài xu thế đó. Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 có thể nói là Công ty có bề dày lịch sử nhất nghành vận tải hành khách nước ta. Công ty

Ngày đăng: 23/08/2015, 18:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w