1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THUYẾT MINH đề tài xây DỰNG mô HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ kết hợp NUÔI gà H’MÔNG

33 3,1K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 560,5 KB

Nội dung

Bắt nguồn từ thực tiễn trên, thiết nghĩ cần có một giống gà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giá trị dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng nên gà H’Mông là sự lựa chọn hàng đầu của chúng tôi tron

Trang 1

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ KẾT HỢP NUÔI

GÀ H’MÔNG

Trang 2

I THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔ HÌNH

nuôi gà H’Mông tại xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

huyện Sơn Hòa

Trong đó:

- Từ Ngân sách sự nghiệp KHCN: 83.014.000 đồng

- Vốn tự có của dân tham gia nhân rộng mô hình:

53.901.000 đồng

Trang 3

5 Tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện mô hình:

Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Sơn Hòa.

Địa chỉ: 35 Nguyễn Thị Mịnh Khai, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Phú Yên

Điện thoại: 057.3640399

6 Cá nhân đăng ký chủ nhiệm mô hình:

Ông: Nguyễn Thanh Sơn

Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Sơn Hòa

Nghề nghiệp: Bác sỹ thú y

Địa chỉ: 35 Nguyễn Thị Mịnh Khai, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Phú Yên

Điện thoại: 0918155504

Trang 4

7 Cộng tác viên theo dõi mô hình:

Ông: Phạm Quý Minh

Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật trạm Thú y huyện Sơn Hòa

Nghề nghiệp: Kỹ sư chăn nuôi.

Địa chỉ: 26 Trần Hưng Đạo, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Phú Yên

Điện thoại: 0983644530

8 Cơ quan phối hợp thực hiện:

Hội nông dân xã Suối Bạc.

Địa chỉ: Thôn Tân Phú, xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa, Phú Yên

Trang 5

9 Danh sách cá nhân tham gia mô hình (họ, tên, nghề

nghiệp, địa chỉ của các cá nhân tham gia chính):

01 Biện Hoàng Anh Nông dân Tân Thành, Suối Bạc, Sơn Hòa, Phú Yên

02 Võ Hoàng Phương Nông dân Tân Thành, Suối Bạc, Sơn Hòa, Phú Yên

03 Nguyễn Xuân Quang Nông dân Tân Phú, Suối Bạc, Sơn Hòa, Phú Yên

Trang 6

II ĐẶT VẤN ĐỀ

Sơn Hòa là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Phú Yên

có diện tích tự nhiên 950,33 km 2 ; Sơn Hòa có 14 đơn vị hành chính gồm có 13 xã và 01 thị trấn, hiện nay toàn huyện có tổng đàn bò khoảng 22.866 con, đàn heo khoảng 8.653 con, đàn gà: 75209 con Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua có những bước tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế việc ứng dụng khoa học

- kỷ thuật vào sản xuất chăn nuôi vào trong đời sống còn chậm so với

xu thế phát triển hiện nay

Việc chăn nuôi theo qui mô tập trung và bán công nghiệp trên địa bàn huyện chưa nhiều, tập quán thả rông vẫn còn, chăn nuôi chủ yếu theo hướng tận dụng phụ phẩm thừa trong đời sống hàng ngày nên dịch bệnh tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát Đặc biệt là chăn nuôi gia cầm.

Trang 7

Hiện nay, chăn nuôi gà trong quy mô hộ gia đình trên địa bàn Huyện chỉ tập trung nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, nên số lượng gà kém phát triển, lượng thịt gà cung cấp cho thị trường phần lớn từ gà công nghiệp ở các địa phương khác đưa đến Nhưng nhìn chung người tiêu dùng không hài lòng cho mấy về chất lượng thịt và trứng của loại gà này

Bắt nguồn từ thực tiễn trên, thiết nghĩ cần có một giống gà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giá trị dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng nên gà H’Mông là

sự lựa chọn hàng đầu của chúng tôi trong các giống gà hiện tại vì có thể đáp ứng được các nhu cầu trên và đã được Viện chăn nuôi Quốc gia thuần hóa, cung cấp cho người chăn nuôi.

Để chăn nuôi gà H’Mông phát triển trong từng hộ gia đình trước tiên cần phải có một nguồn thức ăn dồi dào, đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo gà phát triển tốt và chất lượng thịt tăng cao Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy trùn quế là nguồn thức ăn cực kỳ bỗ dưỡng cho gà, gà ăn trùn quế sẽ lớn nhanh, nuôi trùn quế chi phí thấp nhưng lãi cao, chưa kể trùn quế còn làm nguồn thức ăn để nuôi nhiều loài khác nữa Nuôi trùn quế kết hợp với nuôi gà H’Mông sẽ là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho nhiều hộ gia đình có truyền thống chăn nuôi và an toàn môi trường.

Trang 8

Trùn quế (hay trùn đỏ) có tên khoa học là Perionyx

excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành

ruột khoan Ở các nước khác trùn quế được gọi là: Blue worm, Indian blue, Malaysian blue Đây là một trong những loại trùn được nuôi nhiều trên thế giới như ở: Châu Á, Ấn Độ, Úc, Philipin

Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng

10 –15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng

* Giới thiệu về trùn quế:

Trang 9

Sản phẩm Trùn quế

Cung cấp

nguồn dinh dưỡng

bổ sung quý giá

cho cácloại gia súc,

gia cầm, thủy sản …

Phân trùn làm chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp

Phương pháp Nuôi đơn giản, Chi phí thấp nhưng lãi cao

Trang 10

Gà H’Mông có nguồn gốc từ những người đồng bào dân tộc H’Mông ở vùng núi cao các tỉnh phía Bắc (như Lài Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) và được Viện Chăn nuôi Quốc gia thuần hóa, cung cấp cho người chăn nuôi

Gà H’Mông là loài động vật hoang dã, có sức đề kháng tốt trước các bệnh truyền nhiễm Đặc điểm nổi bật của giống gà này là chân đen, da đen, lông đen và xương đen Giống có ngoại hình cao to, mào cờ, nhiều lông; phổ biến nhất là lông màu hoa mơ, đen, trắng

Gà thích uống nước chảy nên thường tập trung khi bơm hoặc vẩy nước Thích phơi nắng lúc 7-9 giờ; thích bay chạy (1 ngày tuổi đã học bay, lúc đẻ gà thường bay đi tìm ổ); không sợ gió mưa hay sấm chớp, tiếng động nhưng sợ nhất bị đuổi bắt, bất ngờ mở cửa chuồng,

sự chuyển động nhanh bất thường của con người

* Giới thiệu về gà H’Mông:

Trang 11

nên ăn không ngán

Sử dụng làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, trị bệnh tim mạch Bệnh ho, run tay, run chân ở trẻ em …

Trang 12

- Tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi trùn quế kết hợp với chăn nuôi gia cầm để xây dựng mô hình trong quy mô hộ gia đình.

- Tìm một loại thức ăn mới trong chăn nuôi gia cầm bổ sung

hàm lượng dinh dưỡng cao dần thay thế một phần thức ăn công nghiệp, bán công nghiệp

- Đa dạng hóa đối tượng nuôi

- Tạo được nghề nuôi mới góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân, tạo nguồn thức ăn bổ sung trong chăn nuôi gà và vật nuôi khác ở địa phương

- Cải thiện môi trường trong chăn nuôi, về lâu dài tạo được

đà cho người dân chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, nuôi nhốt, kiểu bán công nghiệp, công nghiệp

III MỤC TIÊU, CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN VÀ

PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI :

1 Mục tiêu :

Trang 13

- Các hộ gia đình có nuôi bò 02 con trở lên hoặc nuôi heo 05 con trở lên; có nhu cầu nuôi trùn quế và nuôi gà

H’Mông.

- Hộ gia đình có diện tích đất vườn 500 m2 trở lên Tự đầu tư chuồng trại nuôi trùn có diện tích tối thiểu 40 m2 và diện tích chuồng nuôi gà 20 m2.

- Có vị trí xây dựng thoáng mát, không bị ngập úng; chủ động nguồn nước ngọt.

- Hộ gia đình phải đủ nhân, vật lực để đối ứng.

- Xây dựng mô hình nuôi trùn kết hợp nuôi gà H’Mông được thực hiện theo qui trình kỹ thuật của mô hình đưa ra

2 Các tiêu chí thực hiện :

2.1 Tiêu chí của hộ tham gia nuôi trùn và nuôi gà:

Trang 14

- Thực hiện đúng các yêu cầu kĩ thuật và qui trình công nghệ nuôi trùn, nuôi gà H’Mông.

2.3 Về chuồng trại nuôi:

Chuồng trại nuôi phải đặt nơi thoáng mát, không bị ngập úng

và không nên bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có nguồn nước tưới thường xuyên, trung tính và sạch; cần thoát nhiệt, thoát nước tốt Bảo đảm các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm Nên có biện pháp

ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái ) Ban đêm nên có đèn

sáng, nhất là vào lúc mưa gió để tránh trùn bò đi nơi khác

Trang 15

- Dùng phân bò tươi làm thức ăn cho trùn là chủ yếu, mỗi ngày trùn ăn chính bằng trọng lượng cơ thể chúng, do

đó dựa trên trọng lượng trùn tinh để dự tính lượng phân bò cần thiết.

- Hộ gia đình đều có nuôi bò và có chuồng trại kiên cố,

do vậy nguồn thức ăn cho trùn rất chủ động với qui mô lớn nên người nuôi đã đặt mua phân bò đối với các hộ nông dân xung quanh; chủ hộ nuôi cam kết đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho trùn.

- Đảm bảo nguồn thức ăn cho gà như: cám hỗn hợp cho

gà con, trùn, lúa, bắp …

2.4 Về thức ăn:

Trang 16

- Địa điểm tại Thôn Tân Thành , Tân Phú xã Suối Bạc, Huyện Sơn Hòa.

- Người thực hiện: Những hộ nông dân có đủ điều kiện đất, bò

và có nhu cầu nuôi trùn quế, nuôi gà H’Mông…

- Trực tiếp kiểm tra điều kiện của các hộ gia đình đã đăng ký;

hướng dẫn cụ thể kỹ thuật làm trại, (Kèm theo tài liệu hướng dẫn

cho từng hộ), đề nghị xây dựng trại đối với hộ đủ điều kiện.

- Kiểm tra việc xây dựng trại nuôi của các hộ

- Sau khi được Hội đồng KHCN huyện thông qua, sẽ triển khai cho 03 hộ tham gia mô hình có hộ khẩu thường trú tại xã Suối Bạc ký hợp đồng tham gia mô hình

3 Phương án triển khai:

3.1 Địa điểm thực hiện mô hình:

Trang 17

3.2 Quy mô:

- Số hộ tham gia mô hình: 03 hộ

- Tổng diện tích thực hiện mô hình 1.500 m2 ( trong đó: diện tích

trại nuôi trùn 150 m 2 , diện tích đất nuôi gà thả vườn 1000 m 2 )

3.3 Nuôi trùn quế:

- Nguồn giống: từ các cơ sở nuôi trùn quế đảm bảo chất lượng con giống trong tỉnh (Dự kiến nguồn giống từ DNTN Thiên Phát, tại xã Hòa An, Phú Hòa, Phú Yên)

- Chuồng trại: Được xây dựng mới trên diện tích : 150m2 / 03 hộ ( mỗi hộ 50 m2 ) Trong đó:

+ Diện tích nuôi trùn: 40m2, được xây thành 2 luống Luống nuôi được xây bằng gạch, đáy được trán xi măng với kích thước: chiều dài: 10m; rộng: 2m; cao: 0,4m Có diện tích: (10x2)x2 = 40m2

+ Diện tích lối đi giữa 2 luống: 1m x 10m = 10m2

- Thức ăn: sử dụng Phân bò tươi có sẵn từ chăn nuôi bò của hộ gia đình và thu mua từ phân bò từ các hộ xung quanh

Trang 18

3.4 Nuôi gà H’Mông an toàn dịch bệnh bổ sung thức ăn từ trùn quế:

- Nguồn giống: Từ các cơ sở chăn nuôi gà đảm bảo chất lượng con giống trong và ngoài tỉnh Phú Yên (Dự kiến lấy nguồn giống từ Viện chăn nuôi Quốc Gia)

- Chuồng nuôi gà: xây dựng chuồng trại theo phương thức nhốt thả; chuồng nhốt có diện tích 20m 2 (5x4 m); nền xi măng; mái lợp tôn; xung quanh chắn gió bằng tấm bạc.

- Phương thức nuôi: theo hình thức nhốt thả.

- Quy mô: 600 con giống 1-3 ngày tuổi.

- Số hộ tham gia: 03 hộ ( mỗi hộ 200 con)

- Thức ăn: cám hỗn hợp cho gà con, bổ sung nguồn đạm cao từ trùn quế vào hỗn hợp thức ăn bắp, lúa, nông sản phẩm phụ và thức ăn có sẵn như bột

cá, bột xương …

- Phòng các loại bệnh thông thường dành cho gà: Newcastle; Gumboro; Đậu gà; Tụ huyết trùng và phun thuốc sát trùng thường xuyên.

Trang 19

1 Xây dựng đề cương Được Hội đồng

KHCN thông qua Tháng 4/2011 Chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên

2 Thông báo chủ trương

thực hiện MH nuôi trùn

quế kết hợp nuôi gà

H’mông

Có danh sách đăng ký của xã Suối Bạc

Tháng 5/2011 UBND huyện

Trạm KN-KN

3 Kiểm tra điều kiện của hộ

đăng ký, hướng dẫn kỹ

thuật, giao tài liệu cho các

hộ đủ điều kiện nuôi

Đáp ứng điều kiện theo thông báo của UBND huyện

Tháng 5/2011 Chủ nhiệm đề tài

và cộng tác viên, Hội nông dân xã

4 Kiểm tra việc xây dựng

trại nuôi của các hộ Xây dựng trại nuôi đáp ứng yêu cầu

kỹ thuật

Từ 4/5/2011 đến 20/5/2011 Chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên,

Hội nông dân xã

5 Kiểm tra việc chuẩn bị

phân tại ô nuôi để nhận

trùn giống

Đạt yêu cầu theo

kỹ thuật (ô nuôi

có lớp phân bò dày 8-10 cm)

Từ 20/5/2011 đến 30/5/2011 Chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên

Trang 20

STT Các nội dung công việc

thực hiện chủ yếu

( các mốc đánh giá chủ yếu)

Sản phẩm phải

đạt Thời gian ( BĐ-KT) Người, cơ quan thực hiện

6 Liên hệ giống và giao giống

trùn và giống gà cho dân Thả sinh khối vào ô nuôi và giống gà Từ 1/6/2011 đến 10/6/2011 Chủ nhiệm đề tài, cộng tác viên, Hội

nông dân xã và hộ dân tham gia

7 Theo dõi định kỳ 10 ngày/ lần

đối với hộ nuôi Đảm bảo nuôi đúng theo yêu cầu kỹ

thuật (độ ẩm, thức ăn, sự phát triển của trùn, gà…)

Từ 10/6/2011 đến 30/11/2011 Chủ nhiệm đề tài, cộng tác viên, Hội

nông dân xã và hộ dân tham gia

8 Kiểm tra và nghiệm thu, hội

thảo mô hình Kết quả nuôi đáp ứng yêu cầu chung Từ 15/11/2011 đến 30/11/2011 Hội đồng KHCN, Trạm KN-KN,

Hội nông dân xã

9 Tổng kết mô hình Báo cáo Hội đồng

KH thông qua Tháng 12/2011

Trang 21

- Trùn thịt: Dùng làm thức ăn cho gà và tiêu thụ trên thị trường.

- Gà thịt: Tiêu thụ trên thị trường.

- Phân trùn: Dùng làm phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

- Hội nông dân của xã là cầu nối trong việc phối hợp với trạm Khuyến nông – Khuyến ngư liên kết với các địa phương

khác trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm từ trùn, gà ( các

cơ sở nuôi gà, vịt, heo, cá; các cơ sở sản xuất cây giống, ).

- Bán sinh khối trùn cho nông dân thông qua nhân rộng mô hình khi đã thành công.

3.6 Sản phẩm của mô hình:

Trang 22

Vận động nông dân đưa vào sản xuất rộng rãi, với mục tiêu chính dùng sản phẩm trùn phục vụ cho chăn nuôi gà và gia cầm khác ; cải thiện điều kiện môi trường trong chăn nuôi hiện nay.

Dự kiến sau khi mô hình thành công, các hộ thực hiện mô hình tiếp tục duy trì việc nuôi trùn và chăn nuôi gà H Mông; đồng thời vận động nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện

( mỗi xã từ 5 hộ), nguồn vốn chủ yếu vận động nông dân tự

đầu tư, nhà nước hỗ trợ về mặt kỹ thuật; nguồn thức ăn nuôi

trùn ( phân bò) chủ yếu được cung cấp tại chỗ ( từ chính hộ

gia đình- vì số lượng bò lớn).

3.7 Phương án phát triển sau khi kết thúc mô hình:

Trang 24

3.8.2 Dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ cho 1 hộ nuôi trùn và nuôi gà:

STT NỘI DUNG ĐVT lượng Số Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)

Kinh phí NSKH Vốn dân

Ghi chú: - Nuôi trùn quế: Đầu tư 1 lần cho 3 đợt khai thác trong 6 tháng.

- Nuôi gà: Đầu tư 1 lần cho 1 đợt khai thác trong 4 tháng

- Công chăm sóc nuôi dưỡng: 1 công chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng

Trang 25

* Trong đó: Chi phí cho 1 hộ nuôi trùn và nuôi gà là:

a Nuôi trùn cho 3 đợt thu hoạch (6 tháng):

- Giống trùn (sinh khối):

600 kg x 15.000 đ/kg = 9.000.000 đ

- Thức ăn: Theo ước lượng có 5-7% trùn tinh/sinh khối;

tính tối đa 7% thì lượng trùn tinh của 600 kg sinh khối là 42

kg (15 kg/m2); theo các khoa học ghi nhận mỗi ngày trùn ăn tương đương với trọng lượng cơ thể của mình; Vậy chi phí thức ăn cho 6 tháng:

42 kg phân x 700 đ/kg x 180 ngày = 5.292.000 đ

- Chi phí điện nước :

30 Kw/tháng x 1.250 đ/Kw x 6 tháng = 225.000 đ

Trang 26

b Nuôi gà cho 01 lứa 4 tháng:

- Phòng vaccin: 200 con x 7 liều/con x 220 đ/liều = 308.000 đ

- Thuốc sát trùng: 200 con x 0,5 lít/con x 2000 đ/lít = 200.000 đ

- Chi phí điện nước: 60 Kw/tháng x 1.250đ/Kw x 4 tháng = 300.000 đ

Trang 27

4 Hiệu quả kinh tế - xã hội:

4.1 Hiệu quả kinh tế:

4.1.1 Doanh thu cho 1 hộ nuôi trùn và nuôi gà là:

a Nuôi trùn quế trong 3 đợt/6 tháng:

+ Theo tính toán như trên lượng thức ăn của trùn sau 2 tháng:

42 kg x 60 ngày = 2.520 kg + Ước tính hệ số chuyển hóa của phân trùn là 0,7 thì lượng sinh khối sau 2 tháng nuôi là: 2.520 kg x 0,7 = 1.764 kg

+ Xác định tỷ lệ trùn tinh sau khi thu hoạch là: 5% thì lượng trùn tinh sau

2 tháng nuôi là: 1.764 kg x 5% = 88,2 kg

+ Lượng phân trùn sau khi thu hoạch trùn tinh:

1.764 kg – 88 kg = 1676 kg + Nếu tính sơ bộ: Thả 600 kg giống sinh khối trùn nuôi trên 40m2 Mỗi đợt 2 tháng thu được trung bình 88 kg trùn tinh (2,2 kg/m2) và 1676 kg phân trùn Trong 3 đợt (6 tháng) lượng trùn tinh sẽ là: 88 kg x 3 = 264 kg; trừ đi lượng trùn tinh để nuôi gà thì còn lại: 264 kg – 20 kg = 244 kg và thu hoạch lượng phân trùn là: 1.676 kg x 3 = 5.028 kg

Vậy tổng doanh thu nuôi trùn trong 6 tháng (tính theo giá ước thấp nhất của thị trường tại thời điểm thu hoạch):

- Trùn tinh: 244 kg x 50.000 đ/kg = 12.200.000 đ

- Phân trùn: 5.028 kg x 1.000 đ/kg = 5.028.000 đ

Tổng cộng: 17.228.000 đ

Ngày đăng: 23/08/2015, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w