1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thiết kế và chế tạo phương tiện dạy học môn thiết kế áo dài hệ trung học chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II

60 504 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.1. Khái niệm về phương tiện dạy học Cho đến nay, khái niệm về phương tiện dạy học vẫn chưa được sự thống nhất. Tùy theo mỗi tác giả mà được hiểu theo khía cạnh khác nhau. Theo nghóa rộng, phương tiện dạy học là tất cả những thứ mà người dạy và người học sử dụng trong quá trình dạy học kể cả kiến thức, kinh nghiệm của giáo viên và học sinh, bao gồm 5 nhóm [12, tr 29]: + Vật liệu dạy học + Công cụ, thiết bò dạy học + Phương tiện kỹ thuật dạy học + Hiện trường dạy học + Thiết bò chung. Theo nghóa hẹp, phương tiện dạy học là đồ dùng dạy học cụ thể như sách giáo khoa, tranh ảnh, phim trong… Như vậy, phương tiện dạy học có thể hiểu là một phương tiện truyền thông, làm môi trường trung gian để truyền thông tin từ đối tượng phát đến đối tượng thu là người học. Chứa đựng một thông tin dạy học nhằm tác động đến người học. Theo quan điểm của Giáo sư Ihbe [18, tr 13]: Phương tiện dạy học là tập hợp các dấu hiệu trình bày và lưu trữ đầy chủ đích từ một hay nhiều hệ thống dấu hiệu (chữ viết, âm thanh, ký hiệu, ảnh, đồ thò, …) để truyền đạt một nội dung từ người phát (người thầy) đến người nhận (học sinh) và nội dung kết dính ở dấu hiệu và tập hợp dấu hiệu làm cầu nối giữa người nhận với chủ đích suy nghó , với một mục đích theo đuổi, và với những phương pháp lựa chọn của người phát. Trong quá trình giáo dục, để đạt được mục đích giáo dục thì phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, giáo viên và học sinh phải có quan hệ chặt chẽ gắn bó lẫn nhau, phải phù hợp với nhau trong môi trường giáo dục. Với mục đích giáo dục cần đạt được, với phương pháp dạy học giáo viên sử dụng, với trình độ nhất đònh của học sinh, giáo viên cần phải chọn phương tiện dạy học thích ứng thì hiệu quả giáo dục mới cao. Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phải dựa trên cơ sở lý luận có khoa học, không thể tùy tiện. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, phương tiện dạy học được hiểu là những đồ dùng dạy học và những nguồn thông tin học tập khác nhau mà giáo Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 5 viên dùng để dạy và học sinh dùng để học, các phương tiện này có thể là lời nói của giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, thiết bò học tập, các đồ dạy trực quan, phim điện ảnh phục vụ học tập, máy thu thanh, máy ghi âm, vô tuyến truyền hình và những phương tiện kỹ thuật dạy học khác. 1.2. Vò trí của phương tiện dạy học trong hệ thống giáo dục Trong lòch sử tiến hóa của nhân loại, con người đã phải trải qua một quá trình lao động lâu dài với sự đóng góp hết sức quan trọng của công cụ lao động do chính họ làm ra. Chính nhờ có công cụ kết hợp với nhiều yếu tố khác con người mới có thể đạt được những điều mình mong muốn. Trong lónh vực giáo dục, quá trình giáo dục là một quá trình phức tạp, bao gồm một hệ thống những yếu tố liên hệ chặt chẽ với nhau: nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, thầy giáo và học sinh. Trong đó thầy giáo và học sinh là những nhân tố quyết đònh của hệ thống giáo dục và phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng dưới sự điều khiển và sử dụng của giáo viên. Để chế tạo và sử dụng phương tiện sao cho phù hợp với nội dung dạy học nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất, cần phải tìm hiểu mối quan hệ giữa phương tiện với nội dung và giữa phương tiện với phương pháp dạy học.  Quan hệ giữa phương tiện dạy học và nội dung dạy học Mỗi phương tiện chứa đựng một nội dung dạy học nhất đònh, nội dung ngày càng phong phú thì phương tiện dạy học cũng phải phù hợp với mức độ hiện đại của nội dung. Nội dung chứa trong mỗi phương tiện phải hướng tới những lý thuyết và sự kiện cơ bản, thực sự quan trọng đối với việc học tập và hoạt động tương lai của học sinh, giúp học sinh trong việc nắm vững các kiến thức khoa học hiện đại góp phần vận dụng tốt trong công tác nghiên cứu những hiện tượng thực tiễn. Các phương tiện này phải được chế tạo sao cho sự trình bày kiến thức sẽ hình thành cho học sinh những khái niệm, đònh luật khoa học theo phương pháp quy nạp (điển hình), đồng thời nó cũng góp phần rèn luyện phương pháp suy diễn, làm cho học sinh nắm vững và vận dụng tốt vào trong thực tiễn. Phương tiện cũng phải góp phần trang bò cho học sinh những kiến thức về kỹ thuật tổng hợp và phát triển hứng thú cho học sinh. Khi phương tiện dạy học được phát triển cao hơn (hiện đại, chính xác và đạt tiêu chuẩn sư phạm cao) thì cũng thúc đẩy sự phát triển nội dung, chương trình, sách giáo khoa, … Phương tiện cũng giúp rút ngắn thời gian dạy học, cho phép tăng khối lượng kiến thức và như vậy mục tiêu đào tạo sẽ được đáp ứng. Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 6  Quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học Trong hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh, phương tiện dạy học được sử dụng và tùy theo phương pháp dạy học. Dạy học bằng phương pháp nào thì phương tiện dạy học tương ứng với phương pháp đó. Phương pháp dạy học phát triển thì hiệu quả giáo dục càng cao, tất nhiên phương tiện dạy học cũng phát triển theo. Ngược lại, phương tiện dạy học cũng là yếu tố giáo viên dựa vào đó lựa chọn phương pháp giảng dạy, sự phát triển của phương tiện dạy học là điều kiện để phương pháp dạy học phát triển. Mặt khác, với phương tiện ngày càng phong phú, hiện đại, giáo viên có thể trong một thời gian ngắn sử dụng phối hợp được nhiều phương pháp với nhau và linh hoạt hơn trong giảng dạy. Tóm lại, phương tiện dạy học và phương pháp dạy học có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển trong quá trình dạy học. 1.3. Vai trò của phương tiện dạy học Phương tiện dạy học không chỉ là công cụ hỗ trợ hoạt động lao động sư phạm của giáo viên mà còn có vai trò thay thế cho các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong đời sống lao động mà giáo viên và học sinh không có khả năng tiếp cận trực tiếp. Các phương tiện dạy học tạo điều kiện để phát huy hết các chức năng tư duy của bộ não, các giác quan và hệ vận động của học sinh trong quá trình học tập. Phương tiện dạy học có vai trò chủ yếu như: - Là nguồn thông tin cung cấp kiến thức để người học hiểu một cách chắc chắn, rõ ràng, chính xác và sâu sắc. - Gây hứng thú, tạo sự chú ý cho người học trong quá trình học tập, không mất nhiều thời gian ghi chép những cái đã có trong sách giáo khoa hay tài liệu học tập. - Tiết kiệm được thời gian, sức lực giảng dạy do giảm bớt thời gian viết bảng, vẽ minh họa, … trên lớp của giáo viên. - Tăng tính trực quan làm cho quá trình nhận thức của người học được dễ dàng, hiệu quả hơn do tạo ra được các hình ảnh, biểu tượng trong quá trình nhận thức, tư duy. - Trong giờ học có thể tăng thêm lượng kiến thức, đưa thêm những vấn đề mới, những vấn đề mở rộng và đi sâu vào thảo luận những vấn đề cụ thể. - Các thiết bò dụng cụ thực hành tạo điều kiện cho học sinh luyện tập hình thành các kỹ năng, kỹ xảo. Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 7 Nếm Sờ Ngửi Nghe Nhìn - Phát huy tính tích cực hoạt động của người học. - Giáo viên đỡ vất vả trong giờ lên lớp, hạn chế được việc dùng phấn có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Qua nghiên cứu, người ta đã tổng kết được mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình truyền thông như sau [9, tr 21]: - Khi học sự tiếp thu tri thức đạt được qua: Nếm 1% Sờ 1,5% Ngửi 3,5% Nghe 11% Nhìn 83% Hình 2.1. Tỷ lệ kiến thức thu được qua các giác quan - Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học qua: Nghe 20% Nhìn 30% Nghe và nhìn 50% Nói 80% Nói và làm 90% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Nghe Nhìn Nghe và nhìn Nói Nói và làm Hình 2.2. Tỷ lệ kiến thức nhớ được qua các giác quan Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 8 Như vậy giáo viên khi dạy phải biết sử dụng linh hoạt những kênh thông tin kết hợp với nhau để đạt hiệu quả cao. Từ đó ta thấy rằng phương tiện dạy học có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu và trình diễn lại những vấn đề được học. Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố quan trọng quyết đònh đến chất lượng đào tạo thông qua vai trò của nó. 1.4. Khả năng của các phương tiện dạy học Phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, mức độ phát triển và giá trò của chúng ngày càng cao. Dưới đây sẽ làm sáng tỏ về những khả năng của phương tiện dạy học đối với việc lónh hội kiến thức, củng cố và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.  Khả năng của phương tiện dạy học đối với quá trình nhận thức Trong thực tế, học sinh không thể hiểu được khi sử dụng ngôn ngữ để mô tả một khái niệm, một hiện tượng nếu không có những biểu tượng ban đầu. Học sinh có những biểu tượng ban đầu không đồng bộ nhau, do đó khi muốn cho học sinh hiểu bài được chính xác và chắc chắn thì phải xây dựng các khái niệm từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên hoặc nhân tạo (phương tiện trực quan) để giảng dạy. Dựa vào các tài liệu trực quan học sinh có thể tự kiểm tra lại tính chính xác của các kiến thức thu nhận được so với thực tiễn. Ngoài ra các tài liệu trực quan tăng tổng hợp các hiện tượng để rút ra những kết luận đúng đắn. Trong quá trình nhận thức thế giới vó mô, vi mô hay siêu vi mô, phương tiện lại càng cần thiết. nghen đã nói: “công cụ làm dài thêm cơ quan cảm giác của con người, cho phép con người đi sâu vào trong thế giới vật chất nằm sau giới hạn tri giác của các giác quan thông thường”. Nói chung, trong quá trình nhận thức về hiện thực khách quan, phương tiện dạy học đưa con người đến tầm sâu, rộng và chính cường hứng thú học tập ở học sinh hơn, dễ dàng hơn trong quá trình phân tích, xác hơn về bản chất của thế giới.  Khả năng của phương tiện dạy học đối với việc rèn luyện kỹ năng thực hành Nhận thức được thế giới là điều cần thiết, nhưng như thế chưa đủ, mà con người cần phải cải tạo được thế giới. Trên quan điểm đó, nhà trường cần thiết đào tạo ra những con người có khả năng thực hành, cụ thể học sinh cần rèn luyện kỹ năng thực hành. Để học sinh thực hành phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Đặc biệt trong rèn luyện kỹ năng thực hành không thể thiếu phương tiện được vì không có nó việc học tập sẽ nghèo nàn, chỉ có thể nhận thức về mặt lý thuyết thôi nhưng cũng không đầy đủ. Các phương tiện sẽ giúp cho học sinh Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 9 có điều kiện kiểm tra lại và vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn một cách sinh động hơn, hứng thú hơn và đưa đến kết quả cao hơn. 1.5. Phân loại phương tiện dạy học Trong vấn đề phân loại phương tiện dạy học, nhiều nhà giáo dục phân chia theo nhiều cách khác nhau. Có thể phân loại dựa trên cơ sở nhận thức của quá trình học tập của học sinh. Quá trình học tập của học sinh đi từ:  Tác động thực tế tới các vật và hiện tượng hoặc từ sự quan sát chúng.  Từ tri giác những hình khối và mặt phẳng, những biểu hiện âm thanh của những sự vật và hiện tượng đó, thực hành với các vật và hiện tượng đó.  Từ tri giác những điều mô tả các vật và hiện tượng bằng những ký hiệu và những từ của ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật, quá trình thực hành với các vật và hiện tượng đó.  Đến sự hình thành những biểu tượng, đến sự diều chỉnh trong óc những nội dung các vật và hiện tượng đó bằng cách phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, so sánh, đối chiếu và hình thành khái niệm, đến chỗ ghi vào trí nhớ các vật và hiện tượng đó bằng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật, vận dụng để giải quyết những nhiệm vụ quan trọng và nhận thức cái mới. Trên cơ sở đó, theo X.G.Sapôvalencô, Viện thiết bò trường học và các phương tiện kỹ thuật dạy học, thuộc Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên xô, phương tiện dạy học có thể phân loại như sau: Nhóm 1: Những đối tượng tự nhiên (những mẫu thật) Các vật và hiện tượng của thế giới khách quan (các khoáng chất, các mẫu cây cỏ, động vật, …) để nghiên cứu trực tiếp. Các vật và những phương tiện để làm nhớ lại các hiện tượng bằng cách diễn thò và thực nghiệm để nghiên cứu về chất và lượng các hiện tượng đó. Nhóm 2: Những hình ảnh và các ảnh xạ của đối tượng (các mẫu vật thật) Những hình tự nhiên và những hình trưng bày để xem: hình khối (hình mẫu, khuôn, mô hình, quả đòa cầu, …), hình phẳng (tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bản vẽ, ) Những phương tiện nghe (đóa hát, băng ghi âm, …) Những phương tiện nghe nhìn (phim đèn chiếu, phim vòng có lồng tiếng, phim trích đoạn, …) Những hình ảnh và ảnh xạ tự nhiên, hình ảnh và ảnh xạ tổ hợp, những mô hình khối và mô hình phẳng. Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 10 Nhóm 3: Những bản mô tả các vật và hiện tượng Những tác phẩm khoa học, văn học và những sách tra cứu. Tuyển tập các bài tập và luyện tập, sách hướng dẫn luyện tập, thực hành… Nhóm 4: Những phương tiện kỹ thuật để hiển hiện và truyền đạt những thông tin Những phương tiện thông tin (máy chiếu, máy thu vô tuyến, máy quay đóa, máy ghi âm, …) Những phương tiện kiểm tra (tấm mẫu, bản đục lỗ, …) Các máy luyện tập. Những phương tiện tổng hợp (máy dạy học, …) Nhóm 5: Những phương tiện vật chất và kỹ thuật để thu thập và sản xuất ra những mẫu thật, những hình ảnh Vật liệu để sản xuất ra những mẫu vật, những hình ảnh, những bản mô tả (giấy bìa, thuốc màu, gỗ, kim loại, chất dẻo, …) Dụng cụ và những vật dụng (viết, bút vẽ, bảng vẽ, …) Thiết bò kỹ thuật (máy công cụ, phụ tùng kỹ thuật, …) Thiết bò tham quan. Những phương tiện kỹ thuật để điều khiển công tác giảng dạy và giáo dục (vô tuyến điện, điện thoại, …) 1.6. Phương tiện dạy học 1.6.1. Sự cần thiết phải sử dụng phương tiện dạy học  Do sự đòi hỏi của phương pháp dạy học Kiến thức của loài người về mọi lónh vực tích lũy ngày càng nhiều. Yêu cầu chính yếu đối với các trường là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới ngày càng toàn diện hơn. Đó chính là mâu thuẫn mà nhà trường phải giải quyết, trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn này, những phương pháp dạy học mới ra đời, kéo theo nhu cầu thiết yếu của phương tiện dạy học cũng phải đổi mới để theo kòp sự tiến bộ của phương pháp dạy học.  Do hoạt động nhận thức của học sinh Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập là một quá trình vận động không ngừng, từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ biết chưa đầy đủ, chưa đúng đắn đến chỗ biết đúng đắn hơn, đầy đủ hơn. Sự hoạt động đó phải trải qua nhiều con đường, trong đó con đường quan trọng đó là quan sát, thực hành, lao động sản xuất, … Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 11 Trải qua các con đường đó, hoạt động nhận thức của học sinh được thực hiện nhờ có sự tác động của vật chất (sự biến đổi trong thực hành, trong lao động sản xuất…), nhờ có sự tác động của tri giác (thụ cảm, biểu tượng, quan sát), nhờ có sự tác động của tư duy (phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dòch, so sánh, đối chiếu, chứng minh…), nhờ tác động của ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật (ký hiệu, công thức, phương trình…) Sự tác động trực tiếp của vật chất đến các cơ quan thụ cảm, đó là nguồn gốc, là điểm xuất phát của nhận thức. Lênin đã nói: “hình tượng tư duy được phát sinh không bằng con đường nào khác là cảm tính”. Nếu không có sự tồn tại của các biểu tượng về các hiện tượng và sự kiện cụ thể, nếu không có trực quan sinh động về các sự vật và các quá trình nghiên cứu thì học sinh không thể nắm vững kiến thức chính xác và hiểu được những quy luật của tự nhiên và xã hội. Các phương tiện dạy học được xem là đối tượng vật chất của nhận thức, chiếm vò trí trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, nhờ có các phương tiện dạy học mà các hoạt động nhận thức của học sinh được thúc đẩy và hướng tập trung vào những điểm cơ bản của nhận thức.  Do lợi ích khi sử dụng các phương tiện dạy học Sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy có những lợi ích sau:  Trong một thời gian ngắn truyền thụ cho học sinh một lượng thông tin chính xác và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu.  Học sinh tiếp thu những thông tin chính xác, đầy đủ hơn về các đối tượng, hiện tượng và quá trình nghiên cứu so với sự trình bày bằng lời.  Nâng cao tính trực quan của việc dạy học, giúp học sinh hiểu sâu về bản chất, nắm vững tài liệu học tập, …  Tạo tình huống có vấn đề trong giảng dạy, kích thích lôi cuốn, động viên học sinh tích cực tham gia vào quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.  Thỏa mãn những nhu cầu và hứng thú học tập của học sinh.  Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên.  Bằng các phương tiện dạy học, học sinh có thể biết nhiều sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới, giúp cho học sinh gần với thực tế hơn và quá trình học tập hứng thú hơn. 1.6.2. Phân tích đặc điểm, cách thức chế tạo và sử dụng phương tiện dạy học Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 12 Dưới đây là một số phương tiện thường dùng và hiện đại đang được thiết kế và chế tạo cũng như sử dụng trong day học hiện nay:  Tranh ảnh : Tranh ảnh là những tranh ảnh tạo hình, thuộc loại tài liệu ấn họa. Đây là tài liệu rất phong phú: các ảnh chụp, các tranh vẽ, tài liệu trong sách báo, tạp chí, … đều là những tài liệu tranh ảnh dùng để dạy học.  Đặc điểm: Tranh ảnh ghi lại những hình ảnh của sự vật, hiện tượng trên mặt phẳng tờ giấy, trong trạng thái tónh, với đặc điểm này đòi hỏi sự kích động sáng tạo, sự hướng dẫn quan sát “đọc” và học bằng tranh ảnh của giáo viên khi giảng dạy cho học sinh giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu tài liệu.  Chức năng: Tranh ảnh mang nguồn thông tin xác đònh thường dùng để trình bày những điểm nổi bật của sự vật. Trực quan hóa các sự vật và hiện tượng. Làm phong phú và sinh động các sự vật và hiện tượng trong thực tế, làm giàu biểu tượng cho học sinh. Tạo sự ngạc nhiên, sự kích thích giúp cho học sinh say mê và hứng thú học tập.  Sử dụng tranh ảnh trong giờ học: Chuẩn bò cho việc sử dụng tranh ảnh trong giờ học: Chọn tranh phù hợp với nội dung bài học, khi chọn tranh cần chú ý: có những bức tranh không phù hợp với trình độ cảm thụ của học sinh cấp dưới, phải là học sinh cấp cao hơn mới hiểu được ý nghóa, hiểu được cái đẹp trong đó. Nhưng như thế không có nghóa là với những bức tranh mà học sinh cấp dưới đã thích thì đến lứa tuổi cấp trên không cần xem lại nữa, mà vẫn cần cho xem lại để học sinh nhận ra những điểm trước kia chưa thấy. Tranh phải rõ, đẹp, khuôn khổ tranh nên chọn lớn, bố trí việc xem tranh trong giờ học vào giáo án cụ thể. Chuẩn bò nội dung của lời hướng dẫn khi xem tranh, chọn vò trí phù hợp để treo tranh. Chuẩn bò câu hỏi để kiểm tra học sinh về sự lónh hội tri thức. Trình bày tranh ảnh trong giờ học: Cho học sinh xem tranh ảnh đúng lúc, không nên treo sẵn trước khi giảng bài, làm phân tán sự theo dõi bài học của học sinh. Luận văn thạc só Võ Thò Quế Anh Trang 13 Hướng dẫn học sinh xem tranh đúng trọng tâm, bằng cách nêu lên những điểm chính hay câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh phải được treo ở nơi số đông học sinh quan sat rõ, nếu tranh ảnh không treo được giáo viên cần đưa cao trước học sinh. Với những hình ảnh khuôn khổ nhỏ, có thể cho từng nhóm học sinh xem hoặc cho học sinh chuyền nhau xem, nhưng như thế phải hướng dẫn kỹ những điểm chính cần xem cho ít tốn thời gian. Nếu ảnh nhỏ, chưa cần thiết phải đưa ra ngay trong giờ học, có thể cho học sinh xem sau bài giảng bằng cách gắn nhiều ảnh trong bảng trình bày (chú ý ghi lời thuyết minh kèm theo). Phải có đủ thời gian để nhiều học sinh được xem. Giáo viên cần có lời thuyết minh về tranh lúc học sinh đang xem. Có thể thảo luận ngay lúc xem tranh. Sau khi xem: Cất ngay những tranh đã trình bày để tránh sự mất trật tự và phân tán sự chú ý của học sinh trong phần kế tiếp.  Ưu và nhược điểm: - Ưu điểm:  Tài liệu dồi dào, phong phú.  Kích động được sự quan sát của học sinh.  Làm nổi bật được các điểm chính muốn trình bày (bằng cách dùng màu, xếp đặt vò trí trong hình, …). - Nhược điểm:  Khuôn tranh nhiều khi nhỏ, không cho phép số đông học sinh quan sát cùng lúc được.  Hạn chế tầm quan sát của học sinh.  Vật thật: Khi giáo viên muốn giới thiệu cho học sinh biết về các loại dụng cụ dùng để may, giáo viên mang các loại dụng cụ ấy ra cho học sinh xem. Khi giáo viên muốn giới thiệu cho học sinh biết nhận diện về các giống đậu, giáo viên đưa học sinh đến các vườn đậu để xem. Đó là hai thí dụ giảng dạy mà giáo viên đã dùng đến các phương tiện trực quan (các loại dụng cụ, các giống đậu) là những vật thật. Một cách khái quát có thể hiểu vật thật là tất cả những đồ vật, động vật, thực vật v.v… trực tiếp mang nội dung kiến thức giáo viên muốn giảng dạy. [...]... tiêu học tập và lớp học đối chứng Võ Thò Quế Anh Trang 26 Luận văn thạc só Chương 2 THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠ O PHƯƠNG TIỆN DẠ Y HỌC MÔN “THIẾT KẾ ÁO DÀ I “ 2.1 Phân tích cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học môn: Thiết kế áo dài “ hệ trung học chuyên nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II 2.1.1 Giới thiệu môn Thiết kế áo dài Tầm quan trọng: Môn Thiết kế áo dài là môn. .. Giáo dục học, 80% tốt nghiệp đại học Sư phạm kỹ thuật và 10% tốt nghiệp cao đẳng, đúng chuyên ngành giảng dạy Trước năm 2003 do khoa Dệt May chưa được hình thành môn Thiết kế áo dài và chưa có giáo viên cơ hữu phụ trách môn học này Từ năm 2003 trong chương trình học đã có môn Thiết kế áo dài và có một giáo viên cơ hữu chuyên trách môn học này Chương trình môn học Với sự phát triển của ngành Công nghệ... không chỉ ở Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nhiệp II mà còn trong cả nước Học sinh Học sinh trong khoa được chia làm 3 hệ: hệ Cao đẳng (3 năm, đầu vào tốt nghiệp PTTH), hệ Trung học chuyên nghiệp (2 năm, đầu vào tốt nghiệp PTTH ) và hệ Công nhân (18 tháng, đầu vào tốt nghiệp PTCS) Kết quả học tập môn học còn thấp Học sinh dễ dàng trong việc lặp lại các kiến thức cũ nhưng với các đòi hỏi cao hơn như... chọn và chế tạo phương tiện dạy học Có rất nhiều mô hình lựa chọn và chế tạo phương tiện dạy học của LEVIE, của GOODMAN, mô hình ASSURE Có thể đúc kết các mô hình lựa chọn và chế tạo phương tiện dạy học như sau: Phân tích: Phân tích thực trạng giảng dạy môn học Phân tích mục tiêu Người học Thiết kế: Từ kết quả phân tích đưa ra các lựa chọn phương tiện và cách đe å đạt được mục tiêu Triển khai: Lập kế. .. phương tiện dạy học như: chức năng của phương tiện dạy học, vai trò của phương tiện dạy học trong giáo dục, vai trò của các giác quan trong quá trình truyền thông dạy học, các tính chất của phương tiện dạy học, ba nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học và dựa vào: - Mục đích yêu cầu sư phạm, dựa vào các khâu của quá trình dạy học - Mục tiêu học tập: kiến thức, kỹ năng, tư tưởng thái độ - Đặc điểm môn. .. dung, tập trung vào hoạt động của người thầy Trong giờ học chủ yếu là người thầy làm việc, người học chủ yếu lắng nghe và trả lời các câu hỏi của thầy 2.2 Lựa chọn, thiết kế và chế tạo phương tiện dạy họ c môn Thiết Kế áo dài 2.2.1 Lựa chọn phương tiện dạy học Căn cứ vào:  Mục tiêu học tập môn học: như đã trình bày ở phần 3.1.1 trên  Đặc điểm môn học: Võ Thò Quế Anh Trang 34 Luận văn thạc só Môn học này... thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dài Phương tiện dạy học đa phương tiện với ứng dụng của công nghệ thông tin là một sự ứng dụng rất hữu hiệu của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học Nó vừa được sử dụng như một phương tiện để giảng dạy trên lớp vừa có thể là một tài liệu học tập trực quan, sinh động để sinh viên tự học, tự nghiên... Flash và Director MX Sử dụng các kỹ thuật, công nghệ máy tính phù hợp để thiết kế chế tạo phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dài Xác đònh cấu trúc phương tiện dạy học đa phương tiện Đây là phần có ý nghóa quyết đònh, nếu hoạch đònh không tốt thì ta có thể phải chỉnh sửa rất nhiều hoặc phải bắt tay thực hiện lại từ đầu Đưa cấu trúc của phương tiện dạy học. .. Lên lai áo 2.14 Các công đoạn trang trí khác A Đơm nút B Kết móc C Làm khuy D i hoàn tất sản phẩm 2.1.2 Thực trạng giảng dạy môn Thiết kế áo dài Giáo viên phụ trách môn học Hiện nay khoa Dệt May có 17 giáo viên, trong đó 10 giáo viên thuộc bộ môn Công nghệ may và 7 giáo viên còn lại thuộc bộ môn Dệt 100% giáo viên của bộ môn Công nghệ may có trình độ từ Cao đẳng, trong đó 10% tốt nghiệp cao họ c chuyên. .. có khả năng tương tác cao với người học là một vấn đề không đơn giản đối với người thiết kế xây dựng nó Để chế tạo được phương tiện dạy học đa phương tiện cho môn học Thiết kế áo dài người nghiên cứu đã đào sâu nghiên cứu các tài liệu chuyên môn lẫn các tài liệu kỹ thuật hỗ trợ quá trình thiết kế nhằm tạo được một sản phẩm mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy Tiến trình chế tạo được thực hiện qua . liệu dạy học + Công cụ, thiết bò dạy học + Phương tiện kỹ thuật dạy học + Hiện trường dạy học + Thiết bò chung. Theo nghóa hẹp, phương tiện dạy học là đồ dùng dạy học cụ thể như sách giáo. tiện dạy học và phương pháp dạy học Trong hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh, phương tiện dạy học được sử dụng và tùy theo phương pháp dạy học. Dạy học bằng phương pháp nào thì phương. quả giáo dục cao nhất, cần phải tìm hiểu mối quan hệ giữa phương tiện với nội dung và giữa phương tiện với phương pháp dạy học.  Quan hệ giữa phương tiện dạy học và nội dung dạy học Mỗi phương

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w