Thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dà

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo phương tiện dạy học môn thiết kế áo dài hệ trung học chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II (Trang 36)

- Hướng dẫn và khuyến khích người học sử dụng các chiến lược nhận thức

2.2.4.Thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dà

12. Nội dung môn học: Bao gồm 3 chương và chia thành 6 bài Dưới đây là đề cương môn Thiết kế áo dài:

2.2.4.Thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dà

của máy tính cho môn Thiết kế áo dài

Soạn nội dung của phần mềm

Mục tiêu của môn học Thiết kế áo dài

Sau khi học xong môn học học sinh có thể:

 Hiểu và giải thích chính xác những đặc điểm kiểu mẫu, các số đo cần thiết cho việc thiết kế, các công thức và phương pháp thiết kế áo dài.  Thiết kế, dựng hình được các chi tiết trong một sản phẩm cụ thể (áo dài Việt Nam), trên cơ sở của hệ thống cỡ số, lượng cử động phù hợp với từng cơ thể người mặc.

 May hoàn chỉnh một bộ áo dài theo đúng quy trình may.

 Phân tích và lựa chọn phương pháp thiết kế mẫu mới hợp lý và hiện đại.

Cấu trúc môn học: Môn học chia làm 3 chương và 6 bài học.

Chương 1: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO DAØI Bài 1: PHƯƠNG PHÁP ĐO

1.1. Phương pháp đo: 1.2. Phương pháp tính vải:

Bài 2: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ QUẦN ỐNG XÉO

2.1. Hình vẽ mô tả mẫu (mẫu phác họa). 2.2. Phương pháp thiết kế.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO DAØI

Bài 3: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO DAØI TAY RAGLAN

3.1. Hình vẽ mô tả mẫu (mẫu phác họa) 3.2. Phương pháp thiết kế

Bài 4: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO DAØI TAY RÁP PHỒNG

4.1. Hình vẽ mô tả mẫu (mẫu phác họa) 4.2. Phương pháp thiết kế

Chương 3: QUY TRÌNH MAY ÁO DAØI Bài 5: QUY TRÌNH MAY QUẦN ỐNG XÉO

5.1. May chiết quần 5.2. Ráp sườn quần 5.3. May lai quần 5.4. Tra dây kéo 5.5. May lưng quần 5.6. Ráp đáy quần

5.7. Các công đoạn trang trí khác

Bài 6: QUY TRÌNH MAY ÁO DAØI TAY RAGLAN

6.1. May lai tay, ráp sườn tay 6.2. May chiết eo, chiết ngực 6.3. May hò áo

6.4. May tà áo 6.5. May vạt con

6.6. Ráp sườn áo, ráp vạt con 6.7. Tra tay áo

6.8. May bâu áo

6.9. Kiểm tra bâu áo khớp với cổ thân áo 6.10. Tra bâu áo vào thân áo

6.11. Lược bâu áo

6.12. May sườn thân trước tay phải 6.13. Lên lai áo

6.14. Các công đoạn trang trí khác

Đây là môn học chuyên ngành vừa bao hàm nội dung lý thuyết vừa nội dung thực hành. Mỗi bài sẽ rèn luyện cho học sinh từng kỹ năng riêng biệt để ứng dụng vào may trang phục theo đúng quy trình may, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật. Cụ thể là:

Bài 1: Phương pháp đo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau bài học này người học có khả năng:

 Xác định đúng vị trí cần đo và thực hành cách đo quần, áo dài trên cơ thể người một cách chính xác.

 Tính toán được vật liệu cần có để may một bộ áo dài.

 Trình bày được cách tính vải cho từng loại khổ vải khác nhau.  Vận dụng được cách đo và cách tính vải để thiết kế quần áo.

Bài 2: Phương pháp thiết kế quần ống xéo

Sau bài học này người học có khả năng:  Mô tả quy trình thiết kế quần ống xéo.

 Dựng hình, thiết kế được quần ống xéo lưng rời có chiết eo theo đúng thông số kích thước.

 Vận dụng phương pháp thiết kế để thiết kế mẫu mới hợp lý và khoa học.

Bài 3: Phương pháp thiết kế áo dài tay Raglan

Sau bài học này người học có khả năng:  Mô tả trình tự thiết kế áo dài tay Raglan.

 Dựng hình, thiết kế được áo dài tay raglan theo đúng thông số kích thước .  Vận dụng phương pháp thiết kế để thiết kế mẫu mới hợp lý và khoa học.

Bài 4: Phương pháp thiết kế áo dài tay ráp phồng

Sau bài học này người học có khả năng:

 Mô tả quy trình thiết kế áo dài tay ráp phồng.

 Dựng hình, thiết kế được áo dài tay ráp phồng theo đúng thông số kích thước.

 Phân biệt và so sánh được sự giống và khác nhau của áo dài tay raglan và áo dài tay ráp phồng.

Bài 5: Quy trình may quần ống xéo

Sau bài học này người học có khả năng:

 Tính toán chính xác vật liệu cần có để may một quần ống xéo.  May hoàn chỉnh một quần ống xéo theo đúng quy trình may.  Sản phẩm khi may xong phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật:

Dây kéo phải thẳng, êm không bị cong, nhăn. Lưng quần phải ôm sát vào eo.

Lai quần phải thẳng, không vặn, nhăn và vểnh. Các đường may, diễu phải thẳng, đều, không nối chỉ. Các đầu chỉ thừa được cắt sạch và sát.

 Thực hành tiết kiệm nguyên phụ liệu.

 Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và khoa học.

Bài 6: Quy trình may áo dài tay Raglan

Sau bài học này người học có khả năng:

 Tính toán được vật liệu cần có để may một áo dài tay raglan.  May hoàn chỉnh một áo dài tay raglan theo đúng quy trình may.  Sản phẩm khi may xong phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật:

Bâu áo phải đẹp, ôm tròn theo cổ, không bị gãy và vểnh. Tay áo không nhăn, không vặn.

Tà áo phải thẳng, ôm vào thân.

Các đường luôn phải thẳng, đều, không được thấy chỉ ra bề phải sản phẩm.

Các đường may, diễu phải thẳng, đều, không nối chỉ. Các đầu chỉ thừa được cắt sạch và sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thực hành tiết kiệm nguyên phụ liệu.

 Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và khoa học.

Cấu trúc của phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính dùng trong giảng dạy môn Thiết kế áo dài

Toàn bộ nội dung phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính dùng trong giảng dạy môn Thiết kế áo dài lưu trữ tại đĩa CD. Dưới đây là một đoạn minh hoa tiêu biểu.

Giao diện chính của phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dài rất đơn giản, cho phép người xem nhanh chóng kết nối đến các phần:

- Giới thiệu chung

- Các chương chính như: Phương pháp thiết kế quần, phương pháp thiết kế áo dài, quy trình may.

- Phần kiểm tra

Nội dung phần mềm giảng dạy môn Thiết kế áo dài được thể hiện qua các giao diện chính sau:

 Thiết kế giao diện chính của phần mềm. (Hình 2.1.)

Hình 2.1. Giao diện chính của phần mềm

 Thiết kế giao diện cho phần giới thiệu (Hình 2.2)

 Thiết kế giao diện chung cho các chương (Hình 2.3.)

Hình 2.3 . Giao diện chung của chương

Các chương được xếp hàng ngang và có thể kích hoạt độc lập, trong từng chương sẽ có từng phần nhỏ hơn nằm ngay phía dưới nó, giúp người xem biết chương này bao gồm mấy phần nhỏ và dễ dàng xem trực tiếp các phần nhỏ đó bằng cách click vào chính nó. Cách trình bày này giúp người học biết mình đang học phần nào của chương nào và những phần còn lại của chương là những phần nào. Đây chính là một cách để tra cứu nhanh đến phần muốn xem.

 Thiết kế giao diện các trang nội dung bài học (Hình 2.4; 2.5; 2.6; 2.7; 2.8.)

Mỗi bài có trang giao diện chung giới thiệu các bài học, để kết nối đến bài học có thể kích hoạt các tiêu đề của bài học hoặc các biểu tượng của bài học.

Hình 2.4. Giao diện chung các bài học

Mục tiêu mỗi bài học đếu được nêu rõ, điều này giúp người học xác định được cái đích cần hướng đến.

Các nội dung cơ bản của từng bài học được sắp xếp theo hàng dọc phía bên tay trái, khi bài học được kích hoạt. Các nội dung được nhanh chóng kết nối khi kích hoạt, tiêu đề sẽ đổi màu. Cách trình bày này giúp cho người học luôn biết rõ mình đang ở đâu? Nội dung mình đang nghiên cứu là gì và nó có mối liên hệ nào với các nội dung khác.

Hình 2.6. Giao diện trình bày nội dung bài 1 chương 3

Để giúp người học nâng cao khả năng tiếp nhận trong quá trình lĩnh hội tri thức, phần mềm đã được thiết kế một số đoạn mô phỏng quá trình thiết kế và may các chi tiết của sản phẩm. Từ đó, người học có thể chọn cho mình cách học riêng để đạt được mục tiêu của bài học đặt ra.

Mô phỏng minh họa cho thiết kế và quy trình may. Ở bên trái mỗi phần mô phỏng là phần thuyết minh từng bước hoạt động giúp người học định hướng quan sát. Các mô phỏng được chia theo từng bước công việc giúp người học có thể dễ dàng xem lại từng phần nhỏ, chính điều này làm người học không bị rối và có khả năng điều chỉnh tốc độ học phù hợp.

Hình 2.7. Giao diện phần mô phỏng

Ngoài ra còn có phần luyện tập để người học tự kiểm tra kết quả học tập của mình.

 Thiết kế phần trắc nghiệm (Hình 2.9.)

Phần trắc nghiệm được đề nghị giúp người học ôn tập và ứng dụng kiến thức. Bên dưới là các hướng dẫn người học thực hiện phần trắc nghiệm như: lựa chọn yêu cầu ban đầu, lựa chọn kết quả, kiểm tra kết quả.

Hình 2.9. Giao diện phần trắc nghiệm

Tuy nhiên không có một chương trình hay phần mềm nào có thể đóng vai trò thay thế của người thầy trên lớp được, mà phải do kinh nghiệm của thầy và tuỳ theo từng tình huống cụ thể trên lớp mà giáo viên dùng các phương pháp riêng để hướng dẫn học sinh tiếp thu các kiến thức còn thiếu một cách kịp thời giúp cho người học giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo phương tiện dạy học môn thiết kế áo dài hệ trung học chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II (Trang 36)