Phương pháp tiến hành thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dà

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo phương tiện dạy học môn thiết kế áo dài hệ trung học chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II (Trang 33)

- Hướng dẫn và khuyến khích người học sử dụng các chiến lược nhận thức

12. Nội dung môn học: Bao gồm 3 chương và chia thành 6 bài Dưới đây là đề cương môn Thiết kế áo dài:

2.2.3. Phương pháp tiến hành thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dà

phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dài

Phương tiện dạy học đa phương tiện với ứng dụng của công nghệ thông tin là một sự ứng dụng rất hữu hiệu của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Nó vừa được sử dụng như một phương tiện để giảng dạy trên lớp vừa có thể là một tài liệu học tập trực quan, sinh động để sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Qua đó, sẽ tạo điều kiện cho học sinh đổi mới phương pháp học tập theo hướng tích cực hóa, đồng thời tạo ra các cơ hội cho người dạy đạt được chất lượng đào tạo cao nhất.

Tuy nhiên để có thể xây dựng một phần mềm giảng dạy (phương tiện dạy học đa phương tiện) hoàn chỉnh với một giao diện thân thiện, hợp lý: có thể lựa chọn được các chủ đề nội dung dễ dàng và thuận tiện, đảm bảo các tiêu chuẩn về tính sư phạm và có khả năng tương tác cao với người học là một vấn đề không đơn giản đối với người thiết kế xây dựng nó.

Để chế tạo được phương tiện dạy học đa phương tiện cho môn học Thiết kế áo dài người nghiên cứu đã đào sâu nghiên cứu các tài liệu chuyên môn lẫn các tài liệu kỹ thuật hỗ trợ quá trình thiết kế nhằm tạo được một sản phẩm mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.

Tiến trình chế tạo được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu

Tiến hành nghiên cứu đề cương chi tiết chương trình môn học Thiết kế áo dài, các tài liệu chuyên môn.

Bước 2: Phác thảo

Phát triển mục tiêu môn học thành các mục tiêu bài học [5, tr 71]

Chuyển các mục tiêu vào một kế hoạch cụ thể. Để làm điều này, phải chia các mục tiêu ở cấp độ cao thành các mục tiêu ở cấp độ thấp hơn, và phân chia các mục tiêu cấp thấp thành các mục tiêu thành phần.

 Một động từ mô tả cho một hành động có thể quan sát được.

 Một danh từ xác định sản phẩm của hoạt động có liên quan chặt chẽ với động từ trên.

 Mô tả về các điều kiện để thực hiện sản phẩm trên.

 Tiêu chí cần đạt được của hành động, mức độ thành công có thể chấp nhận được.

Xác định cấu trúc nội dung

Xác lập hệ thống dàn bài dựa trên hệ thống mục tiêu và đề cương môn học.

Phác thảo các các môdun cho các bài học.

Xây dựng các modun

Giới thiệu chủ đề bằng cách đưa mục tiêu rõ ràng.

Dựa trên mục tiêu và hệ thống dàn bài, lựa chọn các nội dung chính bao gồm: text, hình ảnh, mô phỏng, các đoạn băng….

Xây dựng các bài luyện tập, kiểm tra giúp người học ứng dụng kiến thức. Tuy nhiên đây không phải là khuôn mẫu cứng nhắc, tùy thuộc vào người học và mục tiêu có thể linh động trong từng mođun, nếu một phần khô ng cần thiết có thể bỏ đi. Kết nối và sắp xếp lại những phần được cho là tốt nhất đối với mục tiêu. Ví dụ: để học cách khám phá, hãy đưa phần thực hành (ứng dụng) trước khi đưa phần cung cấp nội dung vào và nối phần thực hành với bảng tóm tắt (thông tin được xử lý).

Bước 3: Nghiên cứu vềng dụng chương trình Macromedia Flash và Director MX

Sử dụng các kỹ thuật, công nghệ máy tính phù hợp để thiết kế chế tạo phương tiện dạy học đa phương tiện với sự hỗ trợ của máy tính cho môn Thiết kế áo dài.

Xác định cấu trúc phương tiện dạy học đa phương tiện

Đây là phần có ý nghĩa quyết định, nếu hoạch định không tốt thì ta có thể phải chỉnh sửa rất nhiều hoặc phải bắt tay thực hiện lại từ đầu.

Đưa cấu trúc của phương tiện dạy học đa phương tiện vào cấu trúc của nội dung tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề kỹ thuật sau:

 Thứ tự xuất hiện trước sau của các phần chính trong phần mềm.  Các đối tượng chính của phần mềm.

 Cách tạo liên kết giữa các đối tượng.

Xây dựng các giao diện (trang mẫu)

Để giảm bớt công sức và đảm bảo kiên định chất lượng cao, có thể bắt đầu phần thiết kế bằng cách tạo ra các trang mẫu và những phần có thể dùng lại được đối với mỗi trang.

Các trang mẫu là những trang thiết kế sẵn những phần chung, người làm có thể đưa nội dung vào vùng soạn thảo. Một trang mẫu có thể bao gồm biểu tượng của một lớp học, các nút tương tác, liên kết đã được đặt sẵn, chỉ cần thay thế những chỗ ở phần trang tiêu đề, nội dung văn bản, đồ họa hay video.

Các trang mẫu có thể là trang thường hoặc một trang tương tác:

Trang thường dùng cho những phần cung cấp thông tin thể hiện đoạn văn bản và đồ họa.

Trong trang tương tác ngoài phần soạn thảo để thể hiện đoạn văn bản và đồ họa, còn có những khoảng cần thiết để nhận lại các hồi âm của người học. Trang tương tác sử dụng cho phần thực hành, ứng dụng, kiểm tra đánh giá.

Khi xây dựng các giao diện cần lưu ý các điểm sau:

Chia trang thành: một phần nội dung chính ở chính giữa và một vài phần phụ xung quanh các viền, các nút tương tác, và nội dung thứ cấp. Các vùng này phân biệt bằng các màu nền và màu đường viền khác nhau, hay chỉ bằng cách sắp xếp các vật thể theo hàng trong các vùng này.

Tiêu đề nổi bật nhất là dòng tiêu đề chính, cùng với các tiêu đề nhỏ. Các tiêu đề khác ít nổi bật hơn. Sắp xếp màn hình làm cho các phần quan trọng dễ nhìn nhất. Các đề mục thứ cấp phải rõ ràng, tuy nhiên không để chúng bị che khuất sự chú ý của người đọc khi nhìn chúng lần đầu tiên.

Mỗi khi tạo ra các vùng, dùng chúng cố định. Tiêu chuẩn hóa vị trí các thanh, tiêu đề, định vị trí, các nút tương tác, và các đề mục khác chung cho nhiều trang.

Nhập văn bản, xử lý các hình ảnh, thiết kế các mô phỏng

Nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ như: Photoshop (xử lý hình ảnh), AI (vẽ), Corel Draw (vẽ), MS Word (nhập văn bản), Adobe Acrobat …. Và lựa chọn các phần mềm thích hợp cho từng công việc.

Bước 4: Ứng dụng chương trình Macromedia Flasch và Director MX

Ứng dụng chương trình Macromedia Flash và Director MX chuyển tải các nội dung được soạn thảo và xây dựng các phần mô phỏng theo đúng kế hoạch của kịch bản đã thiết kế. Sau đó xuất bản phần mềm đã thực hiện lên ổ cứng của máy tính.

Bước 5: Kiểm tra

Tiến hành kiểm tra lại toàn bộ nội dung giáo trình ở cả hai mặt chuyên môn và các yếu tố kỹ thuật được sử dụng để xây dựng phần mềm như: giữa các mục có sự liên kết dễ dàng không, các đoạn mô phỏng có chạy theo đúng mục tiêu đã thiết kế không, các hình ảnh xử lí có hoàn chỉnh chưa…

Bước 6: Hoàn tất

Chỉnh sửa hoàn thiện chương trình và thiết kế các file chạy (autorun) để có thể xuất bản phần mềm giảng dạy Thiết kế trang phục dưới dạng đĩa CD.

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo phương tiện dạy học môn thiết kế áo dài hệ trung học chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)