Thực trạng giảng dạy môn Thiết kế áo dài Giáo viên phụ trách môn học

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo phương tiện dạy học môn thiết kế áo dài hệ trung học chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II (Trang 30)

- Hướng dẫn và khuyến khích người học sử dụng các chiến lược nhận thức

12. Nội dung môn học: Bao gồm 3 chương và chia thành 6 bài Dưới đây là đề cương môn Thiết kế áo dài:

2.1.2. Thực trạng giảng dạy môn Thiết kế áo dài Giáo viên phụ trách môn học

Giáo viên phụ trách môn học

Hiện nay khoa Dệt May có 17 giáo viên, trong đó 10 giáo viên thuộc bộ môn Công nghệ may và 7 giáo viên còn lại thuộc bộ môn Dệt. 100% giáo viên của bộ môn Công nghệ may có trình độ từ Cao đẳng, trong đó 10% tốt nghiệp cao học chuyên ngành Giáo dục học, 80% tốt nghiệp đại học Sư phạm kỹ thuật và 10% tốt nghiệp cao đẳng, đúng chuyên ngành giảng dạy.

Trước năm 2003 do khoa Dệt May chưa được hình thành môn Thiết kế áo dài và chưa có giáo viên cơ hữu phụ trách môn học này.

Từ năm 2003 trong chương trình học đã có môn Thiết kế áo dài và có một giáo viên cơ hữu chuyên trách môn học này.

Chương trình môn học

Với sự phát triển của ngành Công nghệ may, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm may trong giai đoạn hiện nay, các phương pháp thiết kế sản phẩm may rất được quan tâm và phát triển. Trên thực tế chất lượng hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chưa đều, còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, sản phẩm may mặc khá đa dạng phong phú nhưng khả năng đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước còn hạn chế. Mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, chưa đẹp hoặc không phù hợp với sinh hoạt ngày thường nên chưa thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Vì lý do trên từ khoá 2002-2003 môn Thiết kế áo dài đã được đưa vào giảng dạy với chương trình môn học.

Cơ sở vật chất phục vụ môn học

Khoa có hai xưởng may gồm: 1 máy cắt vải (máy cắt vòng), 3 máy vắt sổ công nghiệp 5 chỉ, 1 máy đóng nút, 1 máy thùa khuy, 1 máy giác sơ đồ, hơn 60 máy may công nghiệp. Một phòng cắt, một phòng thiết kế. Các thiết bị hỗ trợ khác: bàn ủi, kéo, thước dây, thước cây, manơcanh, …

Cơ sở vật chất tuy có thể dùng thực tập và minh họa cho các tiết giảng lý thuyết nhưng lại thiếu các trang thiết bị hiện đại, hầu hết các thiết bị trong xưởng so với các thiết bị trên thực tế ở các xí nghiệp kém hơn về các tính năng sử dụng cũng lạc hậu về công nghệ kỹ thuật.

Mặc dù khoa đã được trang bị một máy đèn chiếu, một máy LCD Projector. Nhưng do các phòng học luôn thay đổi và tốn kém nhiều thời gian để lắp đặt những phương tiện kỹ thuật dạy học này nên việc sử dụng chúng hỗ trợ khi giảng dạy của giáo viên còn hạn chế (rất hiếm khi).

Ngành may là một ngành đặc thù và trước đây ở Việt Nam ngành may chỉ được đào tạo theo kiểu cha truyền con nối, các tài liệu chuyên ngành rất ít

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo phương tiện dạy học môn thiết kế áo dài hệ trung học chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)