1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng ý thức pháp luật của thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay

121 543 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1 MB

Nội dung

I HC QUC GIA H NI KHOA LUT TRN TH THANH BèNH XÂY DựNG ý THứC PHáP LUậT CủA THẩM PHáN TRONG BốI CảNH CảI CáCH TƯ PHáP ở NƯớC TA HIệN NAY Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s nh nc v phỏp lut Mó s: 60 38 01 LUN VN THC S LUT HC Cỏn b hng dn khoa hc: GS. TS. HONG TH KIM QU H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thị Thanh Bình MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN 9 1.1. Nhận thức cơ bản về Thẩm phán 9 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán 9 1.1.2. Đặc điểm của Thẩm phán 9 1.1.3. Vị trí, vai trò của Thẩm phán 12 1.1.4. Điều kiện, tiêu chuẩn của Thẩm phán 16 1.1.5. Phân loại Thẩm phán 26 1.2. Ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của Thẩm phán 28 1.2.1. Khái niệm cơ bản về ý thức pháp luật 28 1.2.2. Cơ cấu của ý thức pháp luật 32 1.2.3. Ý thức pháp luật của Thẩm phán 36 1.2.4. Các yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của Thẩm phán 39 Chương 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 48 2.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng của Thẩm phán và tình hình xét xử trong thời gian qua 48 2.2. Công tác quy hoạch, tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán 54 2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán 69 2.4. Cơ chế kiểm tra giám sát Thẩm phán 80 2.5. Chế độ chính sách đối với Thẩm phán hiện nay 83 2.6. Ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay 87 2.6.1. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay 87 2.6.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Toà án trong xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp 92 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 95 3.1. Quan điểm về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay 95 3.2. Một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay 99 3.2.1. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm Thẩm phán 100 3.2.2. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán 102 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 105 3.2.4. Quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các Thẩm phán làm việc 106 KẾT LUẬN 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam á CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa HĐND: Hội đồng nhân dân NQ-TW: Nghị quyết Trung ương PLTP&HTND: Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân TAND: Toà án nhân dân TANDTC: Toà án nhân dân tối cao TTLT-TANDTC-BQP- BNV-UBTWMTTQVN: Thông tư liên tịch – Tòa án nhân dân Tối cao – Bộ nội vụ - Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội WTO: Tổ chức thương mại quốc tế XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý, hình thành lối sống, làm việc theo pháp luật là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với mọi người dân nói chung và Thẩm phán nói riêng trong bối cảnh cải cách công tác tư pháp ở nước ta hiện nay. Ngoài các tiêu chí như hệ thống pháp luật phải đầy đủ, pháp luật phải nhân đạo, vì con người… thì yêu cầu xây dựng ý thức pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và Thẩm phán nói riêng là một nội dung quan trọng. Điều này không chỉ góp phần khắc phục những tiêu cực của xã hội do ý thức pháp luật kém gây ra, mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội trật tự, ổn định và phát triển. Đất nước ta đã trải nhiều thời kì bị xâm lược, từ ngàn năm Bắc thuộc tới các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong quá trình cai trị, các nước đã đưa pháp luật phản động vào nước ta nhằm phục vụ mục đích cai trị và nô dịch; do vậy, hình thành nên ý thức chống đối hoặc thờ ơ với pháp luật trong nhân dân nói chung và một số bộ phận làm công tác pháp luật nói riêng, ý thức hệ ấy còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ nhân dân hiện nay và là rào cản trong quá trình đưa các chủ trương, chính sách pháp luật vào cuộc sống. Hơn thế, trình độ dân trí nước ta còn thấp nên để hiểu pháp luật và thi hành pháp luật là những thách thức lớn. Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và phát triển; bộ máy nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước. Nhờ có sự đổi mới về kinh tế và 2 quyết tâm thực hiện công cuộc cải cách hành chính mà Việt Nam đang là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong khu vực và trên thế giới; cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế được mở rộng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị trường cùng với các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày càng có nhiều vụ việc phức tạp, các loại án hình sự ngày càng tinh vi, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày lớn, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, lao động ngày càng gia tăng về cả số lượng và sự phức tạp, đặc biệt khi nó xuất hiện yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, giá trị lợi ích vật chất trong các vụ án ngày càng lớn. Do đó, để đưa ra được phán quyết thấu tình đạt lý, phù hợp với thông lệ, tập quán pháp luật quốc tế đòi hỏi Thẩm phán phải tâm huyết với nghề, không ngừng học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ xét xử của mình. Nghề Thẩm phán là nghề xét xử, mục đích là đưa lại sự công bằng cho xã hội, đảm bảo sự ổn định, phát triển và mang ý nghĩa xã hội to lớn. Chính vì thế người Thẩm phán được Visanhsky, một trong những người xây dựng ngành Tư pháp Nga sau cách mạng tháng Mười khẳng định “Thẩm phán người thầy của cuộc sống”. Gần 100 năm nay, điều Ông nói vẫn đúng, lời nói đó vượt qua mọi ranh giới quốc gia và khoảng cách về thời gian. Thẩm phán với nghề nghiệp xét xử đã và đang thực sự là biểu tượng cho khát vọng của nhân loại về một sự công bằng cho đới sống xã hội. Vinh quang của nghề Thẩm phán trước hết phải nói đến là nghề nghiệp mang tính xã hội cao, bởi lẽ công việc của Thẩm phán luôn liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội. Nghề nghiệp xét xử của Thẩm phán liên quan đến số phận, danh dự, uy tín. tài sản, thậm chí nó quyết định cả tính mạng của con người. Toà án, cụ thể hơn là Thẩm phán là người đại diện cho quyền lực nhà 3 nước để đưa ra các phán quyết và khi các phán quyết đó có hiệu lực pháp luật thì tất cả mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân liên quan đều phải tuân thủ chấp hành. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo ngành Toà án, Thẩm phán nước ta không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, kết quả xét xử của họ đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, đặc biệt là đứng trước các yêu cầu, thách thức trong bối cảnh cải cách công tác tư pháp hiện nay thì Thẩm phán của chúng ta còn nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng “thiếu” về số lượng và “yếu” về chất lượng vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc. Một bộ phận không nhỏ Thẩm phán suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã làm sai lệch vụ án, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là rất quan trọng, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ngành Toà án phải tăng cường chỉ đạo và thực hiện quyết liệt hơn nữa nhiệm vụ quan trọng này để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay”, với mong muốn thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay để góp phần phát hiện những bất cập, hạn chế của công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta, tìm ra những nguyên nhân của sự 4 bất cập, hạn chế đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán phải biết tuân thủ pháp luật, có phẩm chất đạo đức và đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới là rất cần thiết. Đây là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu quan trọng liên quan đến lĩnh vực này như: Sổ tay Thẩm phán; Các phẩm chất cơ bản của Thẩm phán của tác giả Đặng Thị Thanh Nga (Tạp chí Luật học số 5/2002); Kỹ năng giao tiếp của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự; ThS. Bùi Thị Kim Chi (Tạp chí Luật học số 2/2005); Một số suy nghĩ về những việc Thẩm phán không được làm quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002, Nguyễn Thị Hồng Tươi (Tạp chí Toà án nhân dân số 1/2003); Một số vấn đề về mô hình nhân cách Thẩm phán, ThS, Bùi Thị Kim Chi (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3/2005); Những phẩm chất, nhân cách của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay, ThS. Đặng Thanh Nga (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003); Suy nghĩ về những điều Thẩm phán phải làm, Thẩm phán được làm, chính sách chế độ đối với Thẩm phán, Nguyễn Hồng Tươi (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5/2002). Nhìn chung, các bài viết trên của các tác giả được thể hiện ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng chủ yếu dưới dạng các bài nghiên cứu trên các tạp chí chưa có đề cập một cách có hệ thống về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, tìm ra những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về ý thức pháp luật Thẩm phán và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật của Thẩm phán và xây dựng ý thức pháp pháp luật của Thẩm phán đáp ứng yêu bối cảnh cải cách tư pháp. Đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm toà án nhân dân năm 2002 và các quy định của pháp luật thực định về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay để làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, những yêu cầu, đòi hỏi đối với Thẩm phán; chỉ ra được những bất cập, hạn chế của công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán; làm rõ hơn những yếu tố tích cực, tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng của Thẩm phán cũng như việc tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm Thẩm phán ở nước ta hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rất rộng, nội dung phong phú, đa dạng, phức tạp và tương đối “nhạy cảm”. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ luật học, dựa trên nền tảng các chức năng, nhiệm vụ của công tác xây dựng ý thức pháp luật cán bộ, công [...]... chủ nghĩa 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay Nội dung quan điểm chỉ đạo công cuộc cải cách tư pháp hiện nay và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, cán bộ tư pháp trong Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002,... ý thức pháp luật của Thẩm phán Chương 2: Thưc trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN 1.1 Nhận thức cơ bản về Thẩm phán 1.1.1 Khái niệm Thẩm phán Điều 1 PLTP&HTTAND năm 2002 quy định: Thẩm phán là người được... lượng của Thẩm phán cũng như những bất cập trong công tác tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán ở nước ta hiện nay; Những yêu cầu, đòi hỏi trong công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta Từ đó đề xuất được một số giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển Thẩm phán đáp ứng yêu cầu xây dựng một nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa 5 Cơ sở lý luận... được nghiên cứu ở bậc cao học có tính hệ thống, toàn diện về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay Đề tài có tính hệ thống hoá một cách toàn diện những quy định của pháp luật nước ta về thẩm phán từ năm 1945 đến nay Xác định được hiệu quả sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, qua đó chỉ... phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Các phương pháp cụ thể được sử dụng đó là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn 6 Ý nghĩa và những điểm mới của đề tài Đề tài Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay được nghiên... thế giới như Hàn Quốc, Pháp, Malaixia về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán cũng như kinh nghiệm xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, “nguồn” để tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán của họ Từ đó, luận văn đề xuất một số giải 7 pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay Đặc biệt là các quy... nghiên cứu và tiếp cận các nội dung xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán nói riêng Tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản, trọng tâm sau: Khái niệm, vị trí vai trò quan trọng của Thẩm phán ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; Phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay, qua đó chỉ ra những bất cập,... còn ý thức pháp luật là cái phản ảnh đời sống pháp luật đó ý thức pháp luật hiểu theo nghĩa hẹp, theo nghĩa thông thường là ý thức chấp hành những quy định pháp luật của con người Vì thế khi đánh giá ý thức pháp luật của một tập thể, cá nhân nào đó người ta thường so sánh giữa hành vi chấp hành của những đối tư ng đó với yêu cầu của những quy định trong văn bản pháp luật để đánh giá ý thức pháp luật. .. gốc trực tiếp của ý thức pháp luật là đời sống pháp luật, đồng thời cũng nêu lên tính chất, cơ cấu và nội dung của ý thức pháp luật, qua đó thấy được vai trò to lớn của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội, để có thái độ xử sự đúng đắn như nó đang tồn tại Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật tuân thủ quy luật chung của sự hình thành ý thức xã hội phản ánh đời sống pháp luật, mà trước... số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về Thẩm phán, điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán các văn bản chính sách của Nhà nước về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay 6 5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa . HIỆN NAY 95 3.1. Quan điểm về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay 95 3.2. Một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh. việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về ý thức pháp luật Thẩm phán và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. . trạng công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay để làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, những yêu

Ngày đăng: 21/08/2015, 12:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w