1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của NHÀ PHÂN PHỐI tới VINAMILK

19 2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

|Thực hiện - Nguyễn Sơn Hải - Bùi Việt Hà - Phạm Văn Hiển- Phạm Thị Hương Giang- Nguyễn Thị Thanh Hằng- Vũ Thu Hà BÀI TẬP: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ PHÂN PHỐI TỚI VINAMILK TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHQG HÀ NỘI NHÓM 3 – LỚP 2- QUẢN TRỊ KINH DOANH K20 HÀ NỘI, 2012 MỤC LỤC I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1. Khái niệm về kênh phân phối 3 1.2. Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối 3 1.3. Cấu trúc kênh phân phối 3 1.4. Tổ chức kênh phân phối 5 II. GIỚI THIỆU VỀ VINAMILK 8 1. Tổng quan quá trình hình thành và chuyển đổi 8 2. Tầm nhìn – sứ mệnh 8 3. Giá trị cốt lõi 9 4. Cơ cấu tổ chức 9 5. Lĩnh vực hoạt động 9 6. Các dòng sản phẩm nổi bật 10 7. Thành tích đạt được 10 III. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ PHÂN PHỐI TỚI VINAMILK 13 1. Mô hình tổ chức kênh phân phối của Vinamilk 13 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk 15 3. Đánh giá nhận xét 17 IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 18 1. Phát triển nhà phân phối 18 2. Duy trì quản lý nhà phân phối 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về kênh phân phối Theo Philip Kotler: “Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân hay công ty tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay một dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng” Nói một cách chi tiết hơn kênh phân phối kết hợp tất cả các thành viên tham gia vào tiến trình phân phối gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và người tiêu dùng. Trong đó các nhà bán buôn và nhà bán lẻ, đại lý đóng vai trò là các trung gian phân phối: - Nhà bán buôn: những trung gian bán sản phẩm/dịch vụ cho các trung gian khác - Nhà bán lẻ: những người trung gian bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng; - Đại lý và môi giới: những trung gian có quyền hợp pháp thay mặt doanh nghiệp trong giao dịch và tìm kiếm khách hàng; Các trung gian phân phối góp phần: - Giảm chi phí cho nhà sản xuất - Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng - Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất - Kết nối cung cầu - Tăng khả năng cạnh tranh cho nhà sản xuất 1.2. Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối 1.3. Cấu trúc kênh phân phối Cấu trúc kênh như một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phải được phân chia cho họ. Các cấu trúc kênh khác nhau có sự phân chia các công việc phân phối cho các thành viên khác nhau. Kênh phân phối có cấu trúc như mạng lưới do chúng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tạo ra kết quả là sản phẩm được người tiêu dùng mua và sử dụng. 3 yếu tố cơ bản phản ánh cấu trúc của một kênh phân phối: chiều dài, chiều rộng kênh và các loại trung gian trong kênh. - Chiều dài kênh: được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong kênh và số cấp độ trung gian tăng lên trong kênh là kênh phát triển về chiều dài. 3 - Chiều rộng kênh: Biểu hiện số lượng trung gian thương mại ở mỗi cấp độ kênh à quyết định phạm vi bao phủ thị trường của kênh. Có 3 phương thức phân phối chủ yếu: • Phân phối rộng rãi  Đặc điểm: Bán sản phẩm qua vô số các trung gian thương mại trên thị trường; sử dụng nhiều trung gian ở mỗi cấp độ kênh, đặc biệt là lực lượng bán lẻ;  Mục tiêu của doanh nghiệp: phạm vi bao phủ thị trường rộng;  Điều kiện áp dụng: được áp dụng phổ biến khi tiêu thụ sản phẩm thông dụng, có thị trường phân bổ rộng [kẹo, bánh, thuốc lá, dịch vụ khám chữa bệnh thông thường….]; • Phân phối độc quyền:  Ngược lại với phương thức phân phối rộng rãi: trên mỗi khu vực doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ qua 1 trung gian thương mại và trung gian thương mại được chọn phải thực hiện phương thức bán độc quyền;  Mục tiêu của doanh nghiệp: tăng khả năng giám sát và bảo vệ danh tiếng sản phẩm/thương hiệu, giá bán, hoạt động khuyến mãi và tăng mức độ quản lý trung gian;  Áp dụng khi: sản phẩm của doanh nghiệp có giá trị sản phẩm và danh tiếng thương hiệu cao: ô tô, biệt dược, thiết bị công nghệ… [iPhone chỉ cung cấp sản phẩm qua ishop và 2 nhà mạng lớn nhất Việt Nam: Vinaphone và Mobifone]; • Phân phối chọn lọc:  Nằm giữa hai phương thức trên, phương pháp này, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ qua 1 số TGTM đã được chọn lựa theo những tiêu chuẩn nhất định;  Được áp dụng phổ biến để tiêu thụ sản phẩm thuộc nhóm hàng sử dụng lâu bền, người mua có sự lựa chọn kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định; hoặc khi nhà sản xuất đang muốn thu hút một số trung gian cụ thể trong mỗi cấp độ kênh [hàng: nội thất, điện tử…]; Những người sản xuất luôn cố gắng chuyển từ phân phối độc quyền và chọn lọc ồ ạt nhằm tăng phạm vi bao quát và mức tiêu thụ. Tuy nhiên, mong muốn này về một khía cạnh nào đó chỉ có lợi trong một thời gian ngắn do về lâu dài nó sẽ làm mất đi một phần kiểm soát đối với thỏa thuận về trưng bày sản phẩm, mức dịch vụ đi kèm và việc định giá. - Kênh phân phối hàng tiêu dùng điển hình 4 • Kênh trực tiếp (A) không có trung gian hay còn gọi là kênh không cấp trong đó nhà sản xuất bán hàng thẳng cho người tiêu dùng. Có ba cách bán hàng trực tiếp: Bán đến từng nhà, bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán theo thư hoặc điện thoại đặt hang, bán qua mạng. • Kênh 1 cấp (B) chỉ có một trung gian bán hàng trong thị trường hàng tiêu dùng, đó là người bán lẻ. Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bán hàng. • Kênh 2 cấp (C) có 2 trung gian marketing. Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó thường là nhà bán buôn và bán lẻ. • Kênh 3 cấp (D) có 3 trung gian phân phối bao gồm các đại lý không có quyền sở hữu sản phẩm đóng vai trò phân phối hưởng hoa hồng và cung cấp sản phẩm tới các nhà bán buôn và từ nhà bán buôn sẽ cung cấp sản phẩm tới nhà bán lẻ để bán đến tay người tiêu dùng. Thí dụ: Trong ngành nước ngọt, rượu bia có thể có thêm tổng đại lý hay đại lý bán buôn-người bán sỉ và người bán lẻ. 1.4. Tổ chức kênh phân phối 2.2.1. Khái quát hoạt động của kênh: Các kênh phân phối hoạt động thông qua các dòng chảy của kênh: có 5 dòng chảy từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng: • Dòng chuyển quyền sở hữu: Mô tả sự chuyển đổi quyền sở hữu giữa các thành viên tham gia kênh sau mỗi lần giao dịch mua bán. 5 • Dòng thông tin: mô tả quá trình trao đổi thông tin giữa các thành viên trong kênh: thu thập thông tin từ thị trường, từ khách hàng; khách hàng thu thập thông tin được cung cấp bởi doanh nghiệp và các trung gian thương mại; • Dòng vận động vật chất: mô tả sự di chuyển hàng hóa trong không gian và thời gian; • Dòng thanh toán: mô tả sự vận động của hoạt động thanh toán giữa các thành viên trong kênh; • Dòng xúc tiến: mô tả sự phối hợp và trợ giúp hoạt động xúc tiến giữa các thành viên trong kênh; - Đặc điểm của dòng vận động trong kênh: • Nội dung của mỗi dòng chảy mô tả những công việc mà các thành viên trong kênh phải thực hiện trong quá trình phân phối hàng hóa; • Một hệ thống kênh hoạt động tốt khi tất cả các dòng chảy trong kênh vận động thông suốt; • Hoạt động của kênh đòi hỏi các dòng chảy của kênh phải được tổ chức và phân công một cách hợp lý để có thể khai thác được thế mạnh của mỗi thành viên kênh và tạo sự tương hỗ vì lợi ích chung của toàn kênh; 2.2.2. Các quan hệ và hành vi trong kênh: - Kênh phân phối là một tập hợp các thành viên vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau và phải thực hiện nhiều chức năng phân phối khác nhau và mỗi một thành viên của kênh giữ một vai trò, chuyển đảm đương một số chức năng cụ thể và theo đuổi những mục tiêu riêng. - Trong một kênh phân phối lý tưởng, sự thành công của từng thành viên tùy thuộc vào thành công của cả hệ thống kênh và các thành viên phải biết thực hiện chức năng và kết hợp mục tiêu của bản thân với chức năng, mục tiêu của các thành viên khác để hoàn thành được mục tiêu của toàn kênh. - Trên thực tế, các thành viên trong kênh đều quan tâm tới những lợi ích trước mắt và ảnh hưởng trực tiếp bản thân họ à gây ra xung đột trong kênh. • Xung đột ngang: xảy ra giữa các thành viên cùng cấp độ kênh • Xung đột dọc: xảy ra giữa các thành viên không trong cùng một cấp độ; - Xung đột trong kênh làm giảm hiệu quả của kênh và có thể phá vỡ kênh: định giá, không thống nhất trong việc thực hiện các chương trình xúc tiến, khuyến mại… 6 2.2.3. Các kiểu tổ chức kênh điển hình: a) Kênh truyền thống: - Được mô tả như một tập hợp ngẫu nhiên các DN và cá nhân độc lập: về chủ quyền và quản lý và mỗi thành viên kênh ít quan tâm tới hoạt động của cả hệ thống; - Quan hệ mua bán giữa các thành viên kênh được hình thành một cách ngẫu nhiên trên thị trường theo cơ chế thị trường tự do; quan hệ theo hình thức ngắn hạn, thường không ký hợp đồng dài hạn; - Các thành viên trong kênh hoạt động vì mục tiêu riêng của họ chứ không phải vì mục tiêu chung của cả kênh; liên kết giữa các thành viên trong kênh lỏng lẻo; - Những kênh truyền thống này thiếu sự lãnh đạo tập trung, quản lý khoa học và hoạt động kém hiệu quả, có nhiều xung đột tai hại, chi phí phân phối cao, nhiều rủi ro cho các thành viên kênh. b) Kênh marketing dọc: - Là kiểu kênh hoạt động có chương trình trọng tâm và tính chuyên nghiệp cao; - Sự liên kết các thành viên của kênh được tổ chức chặt chẽ, lâu dài, thống nhất về mục tiêu và kế hoạch hành động: vì mục tiêu: thỏa mãn nhu cầu thị trường của cả hệ thống kênh; Ưu điểm: • Khắc phục được nhược điểm của kênh truyền thống; • Khả năng phối hợp hành động và năng lực cạnh tranh và hiệu quả cao do: tận dụng được hiệu quả theo quy mô trong phân phối, xỏa bỏ các công việc trùng lặp và giảm thiểu các xung đột giữa các thành viên kênh, tiết kiệm chi phí; • Khả năng thu nhận thông tin phản hồi trược tiếp từ thị trường; - Các loại hệ thống kênh phân phối liên kết dọc: • VMS công ty:  Là sự kết hợp của nhiều thành viên từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn tiêu thụ;  Là loại kênh phân phối mà tất cả các thành viên trong kênh đều thuộc quyền sở hữu của một tổ chức (chủ sở hữu có thể là người sản xuất, cũng có thể là một trung gian thương mại);  Là kết quả về sự phát triển theo chiều dọc của chủ sở hữu (chủ sở hữu có thể là nhà sản xuất tự thiết lập hệ thống phân phối; hoặc nhà bán lẻ chi phối và thiết lập kênh phân phối ngược lên phía trên: nhà bán lẻ là nhà bán buôn là doanh nghiệp);  Cách thức quản lý theo cơ chế quản lý thông thường; quan hệ giữa các thành viên trong kênh là quan hệ nội bộ trong cùng 1 tổ chức; • VMS hợp đồng: 7  Là sự liên kết, phối hợp các thành viên hoàn toàn độc lập với nhau về quyền quản lý;  Là hệ thống kênh phân phối mà sự kiên kết giữa các thành viên trong kênh được thực hiện qua các hợp đồng ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa các thành viên kênh;  Đây là hình thức sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam;  Có 3 hình thức kênh hợp đồng phổ biến: chuỗi tình nguyện, độc quyền kinh tiêu và hợp tác xã (HTX bán lẻ); • VMS được quản lý:  VMS được quản lý đạt được sự phối hợp ở các giai đoạn kế tiếp trong sản xuất và phân phối không phải qua sự sở hữu chung hay hợp đồng ràng buộc mà bằng quy mô và ảnh hưởng của một thành viên kênh tới những người khác;  Các nhà bán lẻ nhỏ tự nguyện tham gia vào kênh phân phối của các nhà sản xuất lớn này vì họ thấy tham gia vào kênh phân phối đó sẽ đem lại lợi ích cho họ; c) Kênh marketing theo chiều ngang: Khi các doanh nghiệp khác nhau không đủ năng lực (vốn, quản lý, sản xuất…) để tự tổ chức các kênh phân phối theo chiều dọc thì họ có thể liên kết lại với nhau để tổ chức nên kênh phân phối. II. GIỚI THIỆU VỀ VINAMILK 1. Tổng quan quá trình hình thành và chuyển đổi Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976 tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công nghiệp thực phẩm. Trải qua nhiều thăng trầm biến động đến năm 2003 công ty chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức công ty cổ phần và dần khẳng định vị thế một trong những công ty trong nước thành công nhất tại thị trường Việt Nam. 2. Tầm nhìn – sứ mệnh - Tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ - Sứ mệnh 8 “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” 3. Giá trị cốt lõi Chính trực : Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch. Tôn trọng : Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng. Công bằng : Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Tuân thủ : Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty. Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức. 4. Cơ cấu tổ chức Tính tới thời điểm hiện tại Vinamilk có hơn 5000 nhân viên công tác tại 03 chi nhánh văn phòng bán hàng, 10 nhà máy đang hoạt động, 02 xí nghiệp kho vận, 10 phòng khám đa khoa và 06 công ty con liên kết. Các công ty con liên kết bao gồm: 5. Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Vinamilk bao gồm: - Chăn nuôi bò sữa. 9 - Chế biến sữa tươi nguyên liệu và các sản phẩm từ sữa. - Chế biến cafe. - Sản xuất nước trái cây. - Sản xuất nước đóng chai. 6. Các dòng sản phẩm nổi bật - Nhãn hiệu Vinamilk được sử dụng cho các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, sữa bột, kem, phô mai - Nhãn hiệu Dielac chuyên về sản phẩm sữa bột dành cho bà mẹ, trẻ em - Nhãn hiệu Ridielac chuyên dùng cho sản phẩm bột ăn dặm cho trẻ - Nhãn hiệu Vfresh dùng cho các sản phẩm sữa đậu nành, nước ép trái cây, trà - Nhãn hiệu Ông thọ, Ngôi sao Phương Nam dùng cho sản phẩm sữa đặc 7. Thành tích đạt được Thời gian Danh hiệu Cơ quan trao tặng 1985 Huân chương Lao động Hạng III Chủ tịch nước 1991 Huân chương Lao động Hạng II Chủ tịch nước 1996 Huân chương Lao động Hạng I Chủ tịch nước 2000 Anh Hùng Lao động Chủ tịch nước 2001 Huân chương Lao động Hạng III cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ Chủ tịch nước 2005 Huân chương Độc lập Hạng III cho Công ty Chủ tịch nước 2005 Huân chương Lao động Hạng III cho nhà máy Sữa Hà Nội Chủ tịch nước 2006 Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ Chủ tịch nước 2006 Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO WIPO 2006 “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín Hiệp hội sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 1991 - 2005 Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ngành Công Nghiệp VN" Chính Phủ 10 [...]... trong chi phí bán hàng của Vinamilk 3 Đánh giá nhận xét - Về kênh phân phối: • Có thể nhận thấy kết cấu mô hình phân phối của Vinamilk là sự kết hợp giữa mô hình phân phối 2 cấp tức là qua các nhà phân phối đến các điểm bán lẻ và kênh 1 cấp phân phối trực tiếp qua hệ thống siêu thị • Bên cạnh đó Vinamilk đã lựa chọn hình thức phân phối có chọn lọc với việc chỉ lựa chọn một số nhà phân phối đạt tiêu chuẩn... cáo đánh thu nhập doanh nghiệp lớn nhất VN năm giá Việt Nam 2011, Vinamilk đã tiếp tục đạt vị trí Top 5 12 III PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ PHÂN PHỐI TỚI VINAMILK 1 Mô hình tổ chức kênh phân phối của Vinamilk Vinamilk hiện kinh doanh chủ yếu tại thị trường Việt nam, nơi chiếm khoảng 80% doanh thu trong vòng 3 năm tài chính vừa qua Ngoài ra Vinamilk cũng xuất khẩu sản phẩm ra ngoài Việt Nam đến các nước... phép mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả hai tình huống online hoặc offline Kênh phân phối nước ngoài Thực hiện phân phối 05 nhà phân phối trong đó 02 tại Trung Đông, 01 tại Cambodia, 1 tại Philippines và 01 tại Maldives 2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk - Về Doanh thu: Theo báo cáo tài chính năm 2011 kết quả kinh doanh của Vinamilk. .. đó Vinamilk cũng tiến hành phân phối thông qua tất cả các hệ thống siêu thị trên toàn quốc 13 • Hiện đối với kênh phân phối truyền thống Vinamilk đang thực hiện chia các nhà phân phối ra làm 05 khu vực bao gồm khu vưc Hà Nội, khu vực Đà Nẵng, khu vực Đồng Nai, khu vực TP Hồ Chí Minh và khu vực Cần Thơ với số lượng nhà phân phối phân bố tại từng khu vực theo cơ cấu tỷ lệ dưới đây: • Bên cạnh đó Vinamilk. .. với các nhà phân phối để tạo lợi thế cạnh tranh: hoa hồng, thời gian thanh toán… - Áp dụng hệ thống quản lý hiện đại nhằm đảm bảo thông tin được truyền tải nhanh nhất giữa nhà phân phối và Vinamilk - Thiết lập hệ thống kho vận tại các khu vực trọng điểm nhằm đảm bảo thời gian cung cấp hàng hóa tới nhà phân phối là ngắn nhất - Cung cấp trang thiết bị vật tư để bảo quản sản phẩm cho nhà phân phối và... sát nhà phân phối nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ hệ thống phân phối nội địa - Về kết quả kinh doanh: • Kết quả kinh doanh của Vinamilk trong 05 năm vừa qua là rất tốt với các chỉ số tài chính đều tốt • Trong kết cấu chi phí của Vinamilk các khoản mục chi phí khuyến mãi, chi phí hỗ trợ và hoa hồng cho đại lý và chi phí quảng cáo là các khoản mục chính chiếm hơn 60% tổng chi phí của Vinamilk. .. UAE và Mỹ Phân loại các thị trường chủ yếu theo vùng như sau: Vùng ASEAN Trung Đông Còn lại Số lượng thị trường :2(Cambodia, Philippines) :3 (Iraq,Kuwait, UAE) :4 (Úc, Maldives, Suriname, Mỹ) Theo nguồn Báo cáo thường niên năm 2011 của Vinamilk thì một số số liệu thống kê chủ yếu của Vinamilk như sau: - Kênh phân phối nội địa: thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty với 232 nhà phân phối quản... nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm của Vinamilk Đội ngũ bán hàng còn kiêm nhiệm phục vụ và hỗ trợ các hoạt động phân phối đồng thời phát triển các quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới • Ngoài ra Vinamilk cũng là một trong số ít các công ty thực phẩm và thức uống... qua cũng đã chi mạnh cho công tác bán hàng Tuy nhiên, cách thức chi tiêu cho hoạt động này dường sư đang có sự thay đổi Chi phí bán và doanh thu của Vinamilk giai đoạn 2007-2011 • Trong năm 2011, chi phí quảng cáo của Vinamilk bất ngờ giảm xuống còn 400 tỷ đồng so với mức 485 tỷ đồng của năm trước đó Từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu thuần của Vinamilk vẫn có xu hướng giảm... GIẢI PHÁP 1 Phát triển nhà phân phối - Sử dụng tốt công cụ hoa hồng chiết khấu trong việc phát triển kênh phân phối theo chiến lược kinh doanh và tình hình thị trường tại từng thời điểm - Đối với từng ngành hàng chuyên biệt thì cần tìm kiếm và phát triển các đại lý có thế mạnh riêng về ngành hàng này - Cần có các tiêu chuẩn cụ thể và yêu cầu bắt buộc trong việc lựa chọn các nhà phân phối - Duy trì hình . hoạt động 9 6. Các dòng sản phẩm nổi bật 10 7. Thành tích đạt được 10 III. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ PHÂN PHỐI TỚI VINAMILK 13 1. Mô hình tổ chức kênh phân phối của Vinamilk 13 2. Kết quả hoạt động. 2011, Vinamilk đã tiếp tục đạt vị trí Top 5 Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam 12 III. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ PHÂN PHỐI TỚI VINAMILK 1. Mô hình tổ chức kênh phân phối của Vinamilk Vinamilk. hàng của Vinamilk 3. Đánh giá nhận xét - Về kênh phân phối: • Có thể nhận thấy kết cấu mô hình phân phối của Vinamilk là sự kết hợp giữa mô hình phân phối 2 cấp tức là qua các nhà phân phối

Ngày đăng: 21/08/2015, 06:07

Xem thêm: PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của NHÀ PHÂN PHỐI tới VINAMILK

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

    II. GIỚI THIỆU VỀ VINAMILK

    III. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ PHÂN PHỐI TỚI VINAMILK

    IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w