Đề 1. Phân tích tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 2 1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm 2 2. Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm 3 3. Nhận xét 6 KẾT LUẬN 7 PHỤ LỤC 8 MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các loại tội phạm cũng nguy hiểm và táo bạo hơn. Đấu tranh phòng chống tội phạm là 1 trách nhiệm của mỗi quốc gia nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và hướng đến xây dựng xã hội không có tội phạm. Mỗi quốc gia đều có những văn bản pháp luật riêng điều chỉnh các loại tội phạm. Mỗi quốc gia là một phần của cộng đồng quốc tế, do đó đấu tranh phòng chống tội phạm cũng là trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế. Trong hệ thống luật quốc tế, các điều ước quốc tế (ĐƯQT) điều chỉnh lĩnh vực tội phạm là nguồn quan trọng và tác động mạnh mẽ đến sự hoàn thiện các văn bản pháp luật của mỗi quốc gia. Bài tập này sẽ làm rõ vấn đề phân tích tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. NỘI DUNG 1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây hại, tội phạm được phân thành bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Phòng chống tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. 2. Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là nguyên tắc Pacta sunt servanda (nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế), theo đó mỗi 2 quốc gia khi kí kết các ĐƯQT trên cơ sở tự nguyện thì có nghĩa vụ cam kết thực hiện ĐƯQT đó một cách tận tâm nhằm tôn trọng sự thỏa thuận đã có giữa các quốc gia với nhau. Trên cơ sở đó, các quốc gia có nghĩa vụ xây dựng các nguyên tắc, quy phạm cũng như chế định hình sự, dân sự theo khuôn mẫu cụ thể và xác định của luật hình sự quốc tế. Xuất phát từ nguyên tắc này, pháp luật của mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ pháp luật quốc tế. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, Luật quốc tế tác động một phần không nhỏ đến các văn bản pháp luật của Việt Nam. Văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất Việt Nam là Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: 1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. 3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm. 4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. 5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật. 3 Điều 31, Chương hai về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chịu ảnh hưởng của những nguyên tắc chung của Luật hình sự quốc tế quy định tại Điều 11 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Điều 14 Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị. Cụ thể, khoản 1 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 quy định: Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ. Khoản 2 Điều 14 Công ước 1966: Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật, khoản 1 Điều 14 Công ước 1966: Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền , khoản 7 Điều 14 Công ước 1966: Không ai bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt lần thứ hai về cùng một tội phạm mà người đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên trắng án phù hợp với pháp luật và thủ tục tô tụng hình sự của mỗi nước (nguyên tắc non bis in idem), điểm d khoản 3 Điều 14 Công ước 1966: Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua trợ giúp pháp lý , khoản 6 Điều 14 Công ước 1966: Khi một người bị kết án về một tội hình sự bởi một quyết định chung thẩm và sau đó bản án bị hủy bỏ, hoặc người đó được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới cho thấy rõ ràng có sự xét xử oan, thì người đã phải chịu hình phạt theo bản án trên, theo luật, có quyền yêu cầu được bồi thường So sánh với Điều 72 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 chịu sự tác động của Công ước quốc tế năm 1966 nhiều hơn ở khoản 2 và khoản 3. Bộ luật Hình sự năm 2009 cũng chịu nhiều tác động từ các văn bản pháp luật quốc tế. Cụ thể, về mục đích hình phạt quy định tại Điều 27 BLHS: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” đã được quy định dựa trên tinh thần của khoản 3 Điều 10 Công ước 1966: “Việc đối xử với tù 4 nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội. Những phạm nhân vị thành niên phải được tách riêng khỏi người lớn và phải được đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của họ.”. Về các loại hình phạt, ở Việt Nam vẫn tồn tại mức án tử hình, tuy nhiên mức án này chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (là loại tội phạm nghiêm trọng và nguy hiểm nhất), không áp dụng án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không thi hành án đối với phụ nữ đang mang thai quy định cụ thể tại Điều 35 BLHS năm 2009 cũng đã từng được quy định tại Điều 6 Công ước 1966. Bên cạnh các nguyên tắc chung, các loại tội phạm cụ thể quy định theo pháp luật Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ luật quốc tế. Cộng đồng quốc tế đã ký các ĐƯQT liên quan tới các loại tội phạm như tội cướp biển, tội không tặc, tội buôn bán nô lệ, tội phạm tham nhũng, tội làm tiền giả, tội buôn bán ma túy, Ngoài các loại tội phạm trên, các loại tội phạm hình sự thông thường như giết người, cướp của, hiếp dâm cũng được Luật quốc tế tác động thông qua các ĐƯQT về tương trợ tư pháp mà các quốc gia thỏa thuận kí kết. Ngoài ra còn có ĐƯQT đa phương khu vực nư Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự của ASEAN năm 2004 cũng tác động một phần không nhỏ đến sự hoàn thiện các văn bản pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. Đối với tội phạm về ma túy, ba công ước của LHQ là Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (sửa đổi năm 1972), Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần năm 1988. Theo quy định của ba công ước này, hành vi bị coi là tội phạm ma túy gồm các hành vi sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, bán, trao đổi trồng cây thuốc phiện, côca, cần sa với mục đích sản xuất trái phép chất ma túy, tổ chức chỉ đạo hoặc tài trợ cho hành động về ma túy Những quy định của pháp luật Việt Nam về các tội phạm ma túy chịu ảnh hưởng từ ba công ước này, cụ thể theo quy định tại Chương XVIII BLHS năm 2009, các hành vi như trên được coi là tội phạm về ma túy như tội trồng cây thuốc phiện, tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tội chứa chấp 5 việc sử dụng trái phép chất ma túy, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (từ Điều 192 đến Điều 201 BLHS) và Luật phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2008). Tội buôn bán người được quy định tại Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã mô tả về tội buôn bán người là hành vi mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm đe dọa người khác, hoặc sử dụng vũ lực, bắt có, lừa gạt, đưa nhận tiền hoặc lợi nhuận Dựa trên Nghị định thư và tình hình thực tế ở Việt Nam, tội buôn bán người được quy định tại Điều 119 về tội mua bán phụ nữ, và Điều 120 về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em BLHS và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người, mua bán đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Nhóm tội phạm về tham nhũng được quy định trong Công ước quốc tế về phòng, chống tham những bao gồm các tội hối lộ, tội tham ô, tội lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi, tội lạm dụng chức năng, tội làm giàu bất hợp pháp, tội rửa tài sản do phạm tội mà có, tội che giấu tài sản được pháp luật Việt Nam quy định tại mục A - chương XXI – các tội phạm về chức vụ trên tinh thần tội phạm về tham nhũng của luật quốc tế, trong đó có các tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi Ngoài ra, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2006 cũng chịu sự tác động của Công ước này. BLHS năm 2009 cũng có các quy định về tội ác quốc tế tại chương XXIV về các tội phá hoại hòa bình gây chiến tranh xâm lược, tội chống loài người và tội phạm chiến tranh phù hợp với những quy định tại Điều 5 của Quy chế Rôma và một số ĐƯQT quan trọng như Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948; bốn công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, Quy chế của một số Tòa án (Tòa án Nurembéc, Tòa án Tôkyô, Tòa án Nam Tư (cũ), Tòa án Ruanđa) 6 3. Nhận xét Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Bản Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014 đã có nhiều thay đổi so với Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001. Đặc biệt là quyền con người được chuyển từ chương V sang chương II thể hiện sự đề cao nhân quyền trong ý chí của Nhà nước. Mặt khác, Hiến pháp năm 2013 cũng tiếp cận gần hơn với những chuẩn mực của luật quốc tế thể hiện ở Điều 31. Việc đưa các chuẩn mực quốc tế vào các văn bản pháp luật Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, vừa là một hình thức thực hiện nguyên tắc pacta sunt servanda – nguyên tắc cơ bản quan trọng khi tham gia kí kết ĐƯQT, vừa hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế đồng thời dễ dàng thực hiện hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bởi vì hầu hết các nước trên thế giới đều có một hệ thống pháp luật gần tương tự nhau theo chuẩn mực quốc tế mà cộng đồng quốc tế đã đề ra. Luật quốc tế thể hiện rất nhiều sự tiến bộ, thành tựu mới của khoa học pháp lý hiện đại. Đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia mà còn là mục đích hoạt động của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế. Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc quy định mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đấu tranh phòng chống tội phạm chính là biện pháp để thực hiện mục đích đó. Tuy nhiên luật quốc tế không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia, vì vậy để thực thi luật quốc tế trên một quốc gia cần trải qua giai đoạn chuyển hóa luật quốc tế vào các văn bản pháp luật của quốc gia. KẾT LUẬN Luật quốc tế đã tác động mạnh đến việc hoàn thiện các văn bản pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là Hiến pháp và Bộ luật Hình sự, ngoài ra còn một số văn bản khác. Chứng tỏ Việt Nam đã thực hiện tốt nguyên tắc pacta sunt servanda, thực hiện một cách tận tâm các ĐƯQT mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học pháp lý trong luật quốc tế vào hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng 7 chống tội phạm. Việc đưa các chuẩn mực quốc tế nội luật hóa vào luật Việt Nam một phần đưa Việt Nam hội nhập với thế giới, tiến xa hơn trong trường quốc tế. PHỤ LỤC Từ viết tắt ĐƯQT : Điều ước quốc tế BLHS : Bộ luật Hình sự Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. 2. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Giáo trình luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành luật và ngoại giao), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012. 3. Các văn bản công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2006. 4. Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. 5. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật Hình sự quốc tế, Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Lê Văn Cảm, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012. 8 . 1. Phân tích tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 2 1. Khái niệm tội phạm. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm 2 2. Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm 3 3. Nhận xét 6 KẾT. tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. 2. Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm Một trong