1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

nghiên cứu SÂU RĂNG bú BÌNH

2 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 236,06 KB

Nội dung

Y H ỌC THỰC H ÀNH (874) - S Ố 6/2013 118 SÂU RĂNG BÚ BÌNH NGUYỄN THỊ VÂN ANH Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội TÓM TẮT Sâu răng bú bình là một dạng sâu răng đầu tiên ở trẻ nhỏ, bệnh xuất hiện rất sớm trước 20 tháng tuổi hoặc thậm chí khi răng vừa mới mọc. Là tình trạng sâu răng do nuôi dưỡng, do việc sử dụng bình sữa không đúng cách hoặc bú mẹ kéo dài kết hợp với tình trạng nhiễm Streptococcus mutant. [ 5] ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng bú bình là một thuật ngữ được dùng để nói về tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ, là bệnh sâu răng do cách nuôi dưỡng. Bệnh có nguy cơ trên những cháu ngậm núm vú thường xuyên, uống sữa trong khi ngủ hoặc uống sữa ban đêm. Các chất lỏng có đường như sữa, mật ong, nước hoa quả bám trên bề mặt răng của trẻ trong thời gian dài trên hai giờ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn tạo ra acid gây tổn thương mô cứng của răng. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ do các biến chứng như đau, nhiễm trùng, mất răng sữa sớm… ảnh hưởng đến ăn nhai của trẻ cũng như sự phát triển về thể chất, tâm lý, ngôn ngữ… Việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn do trẻ còn quá nhỏ, và tình trạng nặng nề của bệnh. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÂU RĂNG BÚ BÌNH Nguyên nhân: Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân này được chia làm hai nhóm: Nhóm chính và nhóm phụ. - Nhóm chính: Có ba yếu tố phải cùng đồng thời xảy ra. + Vi khuẩn thường xuyên có trong miệng, trong đó có Streptococcus mutans là thủ phạm chính. + Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men biến thành acid do tác động của vi khuẩn. + Răng có khả năng bị sâu nằm trong môi trường miệng. Ở đây người ta cũng thấy rằng cấu tạo men răng giữ một vai trò trọng yếu trong nguyên nhân sâu răng. Men răng mới mọc có thành phần apatite chứa nhiều carbonate, là dạng tinh thể dễ bị tác động của acid. Qua thời gian sau nhiều chu kỳ mất khoáng và tái khoáng, nhóm carbonate được thay thế bởi nhóm hydroxyl hoặc fluor và chúng đề kháng tốt hơn với acid. [6]. - Nhóm yếu tố phụ trợ có rất nhiều như: Vai trò của nước bọt, di truyền, đặc tính vi sinh hóa của răng… Nhóm này tác động làm tăng hay giảm sâu răng và gây ra các vị trí lỗ sâu khác nhau. Căn nguyên của sâu răng được giải thích qua sơ đồ sau: Răng: Tuổi, flouride, hình thái, các vi tố, độ Cacbonat v.v. Vi khuẩn: Streptococcus mutans Chất nền: - VSRM sử dụng fluor - pH vùng trao đổi quanh răng thấp 4, 5 - 5 sẽ gây thương tổn dưới bề mặt - Khả năng trung hoà(đệm) của nước bọt Vai trò nước bọt và pH của môi trường xung quanh răng có ý nghĩa quan trọng. Có thể tóm tắt bệnh sinh của sâu răng như sau: Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng Hay nói khác đi quá trình sâu răng bắt đầu từ khi các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn các yếu tố bảo vệ trong động học sinh lý bệnh sâu răng. Mất ổn định 2. Dịch tễ. - Mảng bám vi khuẩn - Chế độ ăn đường nhiều lần - Thiếu nước bọt hay nước bọt acid - Acid từ dịch dạ dày lên miệng - pH môi trường miệng <5 - N ướ c b ọ t - Khả năng kháng acid của men răng - Fluor có ở bề mặt men răng (do sử dụng Fluoride) - Trám, bít hố rãnh - Độ Ca ++ , NP04 quanh răng -pH >5,5 S ự b ả o v ệ Nước bọt Răng Vi khuẩn Chất nền Dòng Ch ả y pH Quanh răng Y H ỌC THỰC H ÀNH (874) - S Ố 6/2013 119 Có nhiều báo cáo có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh do tiêu chuẩn nghiên cứu khác nhau và do trẻ còn quá bé để có thể chọn mẫu nghiên cứu. M.O. Folayan nghiên cứu trên 205 trẻ đang dược điều trị về mối liên quan giữa sâu răng với tần suất sử dụng đường đã đưa ra kết luận: trẻ em có chế độ ăn uống thức ăn có đường trên 3 lần một ngày nên được quản lý như một bệnh nhân nguy cơ sâu răng cao. [ 3] G.P. Barnes(1992) nghiên cứu trên trẻ da trắng, da đen, trẻ nói tiếng Tây Ban Nha và trẻ da đỏ ở Mỹ cho thấy trẻ da đỏ có tỷ lệ cao nhất 35,8% so với trẻ nói tiếng Tây Ban Nha 23,8%, trẻ da trắng 22,2% và da đen 20,5%. Trẻ sống ở vùng nông thôn có tỷ lệ cao gấp hai lần so với trẻ thành thị và không có sự khác biệt ở nhóm trẻ sống trong vùng có và không có fluor hóa. [ 4] Brothwell (2002)báo cáo kết quả nghiên cứu trên trẻ ở lứa tuổi 2,9 ± 1,7 tại cộng đồng ở Manitoba có tỷ lệ sâu răng 53,7%. [ 2] Theo một nghiên cứu tại Kuwait (2010) tại một số vườn trẻ cho thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ 4 tuổi là 32%, và ở trẻ 5 tuổi là 24%. [ 1] 3. Đặc điểm lâm sàng. Bệnh bắt đầu từ rất sớm, có những trường hợp xuất hiện ngay sau mọc răng một thời gian ngắn. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở mặt ngoài răng cửa hàm trên, tổn thương nhanh chóng phát triển ở nhiều răng như răng nanh, răng hàm sữa. Tổn thương trên các mặt trơn láng của răng, là những mặt mà bình thường ít khi bị sâu. Biểu hiện đầu tiên là những vết màu trắng nhạt ở mặt ngoài gần sát đường viền lợi, dần dần chuyển sang màu trắng đục, nâu vàng… và nhanh chóng lan rộng. Nếu tình trạng này không được kiểm soát thị bệnh diễn biến ngày càng nặng nề dẫn đến tổn thương phá hủy tổ chức men ngà răng, viêm tủy, viêm cuống răng hoặc các biến chứng nhiễm trùng khác… Bệnh thường gặp ở những trẻ bú sữa ban đêm hoặc có tần suất sử dụng thức ăn có đường nhiều lần trong ngày. Phụ huynh của trẻ chưa hiểu biết hoặc có ý thức kém trong việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. 4. Các biện pháp phòng và điều trị: Phòng bệnh Là biện pháp quan trọng và hữu hiệu để ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng bú bình. Thành công của chương trình ngăn ngừa sâu răng bú bình đã được chứng minh bằng các đánh giá khách quan ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyến cáo làm thế nào để ngăn chặn vấn đề và giữ cho miệng con bạn khỏe mạnh: Không dùng chung đồ với các trẻ em khác hoặc ngậm núm vú giả trong miệng của bạn rồi cho con ngậm mà có thể làm lây nhiễm vi khuẩn gây sâu răng sang con bạn. Khi chưa mọc răng, cần lau rửa lợi của bé với khăn ấm. Khi mọc răng, đánh răng bằng bàn chải trẻ em và nước lọc. Không sử dụng kem đánh răng có fluor cho đến hai tuổi hoặc theo khuyến cáo của bác sỹ. Sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt đậu cho trẻ từ 2-6 tuổi. Giám sát việc đánh răng của trẻ cho đến 6-7 tuổi, hoặc cho đến khi bạn chắc chắn rằng đứa trẻ sẽ không nuốt kem đánh răng. Không bao giờ cho con đi ngủ với một bình sữa hoặc nước có đường. Đảm bảo núm vú của trẻ luôn sạch sẽ và không bao giờ nhúng nó vào nước có đường rồi cho trẻ ngậm. Tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và khuyến khích trẻ uống nước từ cốc khi trẻ được một tuổi. Điều trị: Ở giai đoạn đầu khi tổn thương chưa phá vỡ cấu trúc men và ngà có thể sử dụng liệu pháp fluor để điều trị. Fluor được sử dụng dưới dạng Varnish hoặc Gel bôi lên bề mặt răng. Khi đã tổn thương men và ngà răng cần phải phục hồi lại men ngà bởi các vật liệu hàn răng như GIC, Composite, Amalgam. Khi đã tổn thương nặng tới tủy răng cần phải điều trị các bệnh lý về tủy răng. Khi có các biến chứng nhiễm trùng tùy mức độ nặng nhẹ cần phải có hướng xử lý phù hợp. KẾT LUẬN Sâu răng bú bình là một tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ do bú bình hoặc bú mẹ kéo dài, hoặc có tần suất sử dụng thức ăn có đường nhiều lần trong ngày kết hợp với tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Bệnh gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý của trẻ. Việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn do trẻ còn quá bé, do đó việc đẩy mạnh công tác giáo dục phòng bệnh bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ là hết sức quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Al-Mutawa SA, Shyama M, Al Duwairi Y, Soparkar P, Dental Caries Experiene Of Kuwait Kindergarten Schoolchildren, Community Dent Health, 2010 Dec; 27(4): 123-7. 2. D.J. Brothwell, R.J. Schroth, P. moore. Prevalence Of Early Childhood Caries in 4 Manitoba Communities, J Can Dent Assoc 2005;71(8):576. 3. Folayan M.O., Sowole C.A, Kola-Jebutu A, Owotade FJ. Risk Factors For Rampant Caries in Children From Southwestern Nigeria, AFRJ Med Med Sei, 2012, Sep 41(3), 249-55. 4. G.P. Barnes, W.A. Parker, T.C. Lyon, Jr, M.A. Drum and G.C. Coleman, Ethnicity, Location, Age and Fluoridation Factors in Baby Bottle Tooth Decay And Caries Prevalence Of Head Star Children, 107(2), Mar- Apr !992. 5. Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phan ái Hùng, Đặng Thị Nhân Hòa, Nha khoa trẻ em, Tr 156-178. 6. Võ Thế Quang, Giáo dục nha khoa ở Việt Nam, Tổng quan chuyên khảo ngắn Y Dược, Số 18, 1985:19-35. . - S Ố 6/2013 118 SÂU RĂNG BÚ BÌNH NGUYỄN THỊ VÂN ANH Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội TÓM TẮT Sâu răng bú bình là một dạng sâu răng đầu tiên ở trẻ nhỏ, bệnh xuất. về tủy răng. Khi có các biến chứng nhiễm trùng tùy mức độ nặng nhẹ cần phải có hướng xử lý phù hợp. KẾT LUẬN Sâu răng bú bình là một tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ do bú bình hoặc bú mẹ kéo. môi trường xung quanh răng có ý nghĩa quan trọng. Có thể tóm tắt bệnh sinh của sâu răng như sau: Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng Hay nói khác đi quá trình sâu răng bắt đầu từ khi các

Ngày đăng: 20/08/2015, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN