Trải qua hơn 20 năm hoạt động công ty Vĩnh Cửu đã cung cấp nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã nhưng ít gây ô nhiễm môi trường cho thị trường trang trí nội ngoại thất trong và ngoài nước. Tuy nhiên nền kinh tế hội nhập đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cùng ngành trên khắp cả nước. Để thu hút khách hàng các công ty luôn đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu sao cho đạt hiệu quả nhất. Sự cạnh tranh này đã tạo ra động lực thúc đẩy các công ty sản xuất VLXD và trang trí nội ngoại thất không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ để phục vụ nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn.Trong quá trình tìm hiểu, phân tích chiến lược CTCĐ của công ty Vĩnh Cửu tôi nhận thấy công ty đã rất nỗ lực thực hiện chiến lược CTCĐ (cho dù công ty chưa có phòng marketing tổng hợp) và đã kích thích thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực mà công ty đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định trong công tác CTCĐ. Để có thể tạo nên sức ép cho đối thủ cạnh tranh và để có thể đứng vững trên thị trường thì công ty Vĩnh Cửu cần xây dựng phòng marketing thống nhất nhằm hoàn thiện các biện pháp CTCĐ trong thời gian tới. Công ty không những đổi mới phương thức kinh doanh mà còn có những biện pháp CTCĐ nói riêng và marketing nói chung thật đúng đắn.
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHIÊU THỊ CỔ ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP TRANG TRÍ ĐÁ VĨNH CỬU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP Cổ phần CPCTCĐ Chi phí chiêu thị cổ động CTCĐ Chiêu thị cổ động DT Doanh thu DTBQ Doanh thu bình quân KDNĐ Kinh doanh nội địa KH Khách hàng LNR Lợi nhuận ròng PR Quan hệ công chúng PTTT Phương tiện truyền thông SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản v VCSH Vốn chủ sở hữu VLXD Vật liệu xây dựng WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Mục Tiêu Quảng Cáo 15 Bảng 3.2. Ưu – Nhược Điểm của các Phương Tiện Truyền Thông 17 Bảng 4.1. Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Vĩnh Cửu 28 Bảng 4.2. Chi Phí In Băng Rôn, Catalogue, Danh Thiếp 30 Bảng 4.3. Chi Phí Kệ Mẫu Trưng Bày 31 Bảng 4.4. Chi Phí Tham Gia các Hội Chợ 32 Bảng 4.5. Chi Phí Danh Mục Quảng Cáo 33 Bảng 4.6. Danh Sách các Trang Web Công Ty Đăng Ký 34 Bảng 4.7. Chính Sách Hỗ Trợ Vận Chuyển 36 Bảng 4.8. Chiết Khấu Đối Với Phòng Xuất Nhập Khẩu 37 Bảng 4.9. Thống Kê Khách Hàng Tham Dự Hội Nghị qua các Thị Trường 39 Bảng 4.10. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với việc Ra Đời các Sản Phẩm Mới 44 Bảng 4.11. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với Giá Bán Hiện nay của Công Ty so với Thị Trường 45 Bảng 4.12. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với Kênh Phân Phối của Công Ty 45 vi Bảng 4.13. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với Thời Gian từ lúc Đặt Hàng đến Thời Gian Giao Hàng 46 Bảng 4.14. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với Thời Hạn Thanh Toán và Chính Sách Công Nợ 46 Bảng 4.15. Thống Kê Mức Độ Hài Lòng về các Vật Phẩm Quảng Cáo 47 Bảng 4.16. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với Bao Bì Mẫu Mã của Sản Phẩm 47 Bảng 4.17. Thống Kê Khách Hàng Biết và Mua Sản Phẩm của Công Ty 48 Bảng 4.18. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với các Chương Trình Khuyến Mãi, Chiết Khấu 49 Bảng 4.19. Thống Kê Khách Hàng là các Đại Lý Quan Tâm đến Chương Trình Khuyến Mãi của Công Ty Vĩnh Cửu 49 Bảng 4.20. Thống Kê Khách Hàng Không Phải là Đại Lý Quan Tâm đến Chương Trình Khuyến Mãi 50 Bảng 4.21. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với Thái Độ Phục Vụ của các Nhân Viên.51 Bảng 4.22. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng đối với việc Công Ty Giải Quyết Kịp Thời các Yêu Cầu Đổi Hàng, Khiếu Nại 52 Bảng 4.23. Thống Kê Khách Hàng Quan Tâm đến Sản Phẩm của Công Ty 52 Bảng 4.24. Hiệu Quả Đẩy Mạnh Chiêu Thị Cổ Động của Công Ty Vĩnh Cửu 53 Bảng 4.25. Kết Quả Hoạt Động của Khu Vực Miền Tây 54 Bảng 4.26. Kết Quả Hoạt Động của Khu Vực TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ 55 Bảng 4.27. Kết Quả Hoạt Động Khu Vực Miền Trung 56 Bảng 4.28. Kết Quả Hoạt Động Khu Vực Miền Bắc 57 Bảng 4.29.Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch của Công Ty Vĩnh Cửu Năm 2007 63 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty 6 Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Nhà Máy 7 Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Marketing 8 Hình 3.1. Sơ Đồ Mục Tiêu của Chiêu Thị Cổ Động 12 Hình 3.2. Sơ Đồ Qúa Trình Chiêu Thị Cổ Động Tổng Quát 13 Hình 3.3. Sơ Đồ các Quyết Định Chính trong Quảng Cáo 14 Hình 4.1. Biểu Đồ Thị Phần của Công Ty Vĩnh Cửu trên Thị Trường 27 Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng về các Vật Phẩm Quảng Cáo 47 Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hài Lòng về Chương Trình Khuyến Mãi 49 Hình 4.4. Biểu Đồ các Đại Lý Quan Tâm đến Chương Trình Khuyến Mãi 50 Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hài Lòng Đối Với Nhân Viên Bán Hàng 51 Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện các Yếu Tố Khách Hàng Quan Tâm Khi Mua Sản Phẩm 52 Hình 4.7. Sơ Đồ Ma Trận BCG 61 viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một Số Hình Ảnh về Sản Phẩm của Vĩnh Cửu Phụ lục 2. Bảng Giá Một Số Sản Phẩm của Vĩnh Cửu Phụ lục 3. Các Hình Ảnh Quảng Cáo của Vĩnh Cửu Phụ lục 4. Các Công Trình Thiết Kế, Thi Công Tiêu Biểu Phụ lục 5. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Khách Hàng ix CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam được đánh giá là một trong những nước hàng đầu về mức độ tăng trưởng GDP hàng năm trong khu vực Châu Á, cộng với tình hình chính trị ổn định càng làm cho sự phát triển xã hội ngày một tăng cao. Đầu tư, liên kết của các nước ngoài, các nhà đầu tư tư nhân trong nước ngày một nhiều. Với mức độ phát triển của Kinh tế xã hội ngày một cao này, nó kéo theo nhu cầu về phát triển nhà ở (cao ốc, biệt thự…) và đối diện với nó là sự mệt mỏi trong một số tầng lớp xã hội suốt ngày chỉ biết đến công việc. Do đó họ muốn quay về với thiên nhiên nên đã và đang dẫn đến sự hình thành, phát triển của các khu giải trí (các công viên, các khu du lịch sinh thái…). Các lý do nêu trên cũng kéo theo sự phát triển rất mạnh của ngành Xây Dựng – Vật Liệu Xây Dựng nói chung và ngành trang trí nội – ngoại thất nói riêng. Với thời gian thành lập hơn 20 năm, cho đến nay Vĩnh Cửu là Công ty đứng đầu trong cả nước về lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) phục vụ cho trang trí mỹ thuật và thi công các công trình xây dựng cao cấp. Thị trường sản xuất VLXD phục vụ cho trang trí mỹ thuật và thi công các công trình xây dựng đang phát triển với tốc độ nhanh, các chủng loại mặt hàng rất phong phú, đa dạng với sự tham gia của rất nhiều công ty trong và ngoài nước. Do đó, năng lực cạnh tranh là một yếu tố quan trọng để làm nên sự thành công của một Công ty. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh chính là thị trường tiêu thụ rộng lớn, có khả năng phát triển mạnh và còn phải kể đến các thị trường tiềm năng, bản thân các yếu tố nội tại của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, trong bối cảnh đó, với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, việc giành thị phần trên thị trường VLXD đang là cuộc chạy đua về các chiến lược chiêu thị cổ động của các công ty sản xuất VLXD trong và ngoài nước, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Vì những lí do đó mà công ty cần phải sử dụng các hình thức chiêu thị cổ động để kích thích người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn, đồng thời khuyến khích người chưa mua dùng thử mặt hàng và thu hút khách hàng của Công ty khác chạy sang. Nhưng việc chiêu thị cổ động ấy cần phải có biện pháp để phát triển trong dài hạn thì mới có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty khác trên thị trường. Từ những nhận thức trên tôi quyết định chọn đề tài “ Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Chiêu Thị Cổ Động Tại Công Ty CP Trang Trí Đá Vĩnh Cửu”. Với mong muốn được sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế và đóng góp những ý kiến giúp cho công ty gia tăng doanh số, mở rộng thị trường, thành lập phòng marketing trong thời gian sắp tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu hoạt động chiêu thị cổ động của Công ty Vĩnh Cửu trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2007. - Xác định những hình thức chiêu thị cổ động truyền thống của Công ty Vĩnh Cửu hoạt động có hiệu quả để từ đó tiếp tục phát huy quảng bá những hình thức này. - Tìm ra những hình thức chiêu thị cổ động mới, khả thi cho việc quảng bá thương hiệu Vĩnh Cửu. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi thực hiện công tác chiêu thị cổ động. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động chiêu thị cổ động của Công ty CP Vĩnh Cửu qua các năm 2006 đến 2007 thông qua thông tin thu thập được tại các phòng ban của Công ty. Phạm vi thời gian: Từ ngày 17/03/2008 đến 05/06/2008. 2 1.4. Cấu trúc khóa luận Chương 1 nêu lên lý do chọn đề tài nghiên cứu, bên cạnh đó nói lên được mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận. Tiếp đến là phần chương 2 đề cập một cách tổng quan về Công ty Vĩnh Cửu như: lịch sử hình thành và phát triển cùng với các hoạt động Marketing của công ty. Một nội dung không thể thiếu đó là chương 3, chương 3 đề cập đến những khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến chiêu thị cổ động và đưa ra các phương pháp nghiên cứu, các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động chiêu thị cổ động của Công ty. Chương 4 được xem là quan trọng nhất của kháo luận, nó trình bày các hoạt động chiêu thị cổ động của Công ty, xem xét những thuận lợi, khó khăn và đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh chiêu thị cổ động cho Công ty trong thời gian sắp tới. Cuối cùng, chương 5 trình bày những kết quả đạt được, từ đó đưa ra những kiến nghị cho Công ty và cho Bộ Thương Mại. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về Công ty 2.1.1. Thông tin pháp lý a) Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG TRÍ ĐÁ VĨNH CỬU Tên tiếng Anh: EVERSTONE ORNAMENT CORPORATION Văn phòng: 319 Xa lộ Hà Nội, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM Website: www.vinhcuustone.com Vốn điều lệ: 40 tỉ đồng Khẩu hiệu của công ty: “LƯU DẤU THỜI GIAN…” Logo: Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng phục vụ cho trang trí nội - ngoại thất… Thi công trang trí các công trình nội thất, ngoại thất, sân vườn, công viên, khu du lịch, vui chơi… Mua bán các sản phẩm trang trí nội thất và ngoại thất. b) Tên Nhà Máy: NHÀ MÁY ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ VĨNH CỬU Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Dốc 47, Xã Tam Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. 2.1.2. Mục tiêu kinh tế xã hội, tầm nhìn và chiến lược của công ty Mục tiêu kinh tế xã hội: Công Ty CP Vĩnh Cửu đang có chiến lược trở thành công ty hàng đầu về cung ứng và sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất công trình với công nghệ cao, tính chuyên nghiệp, sáng tạo và hàm lượng nghệ thuật cao, trách nhiệm bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng cộng đồng xã hội. [...]... truyền và quan hệ công chúng Công ty cũng phải tuyển mộ, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng 3.1.3 Chiêu thị cổ động trong nền kinh tế thị trường a Khái niệm chiêu thị cổ động trong kinh doanh Giáo sư Tom Cannon (Mỹ) cho rằng: “CTCĐ là một quá trình thiết lập sự nhất trí đồng cảm có tính công chúng hoặc cá nhân về một tư duy giữa người gửi và người nhận” Nói một cách đơn giản thì: chiêu thị - cổ động ... Hình 4.1 Biểu Đồ Thị Phần của Công Ty Vĩnh Cửu trên Thị Trường Nguồn: Phòng KDNĐ Qua biểu đồ 4.1 chúng ta thấy Vĩnh Cửu đang chiếm một thị phần khá lớn trên thị trường (chiếm 20%) Tuy nhiên công ty có khá nhiều đối thủ rất mạnh cùng ngành như 27 Công ty Saigonstone (chiếm 25%), Công ty Quang Diệu (chiếm 15%) và rất nhiều các đối thủ khác Chính vì vậy mà trong thời gian tới công ty Vĩnh Cửu cần phải tiếp... chọn yếu tố phải thực chính xác 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ những kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó phân tích và đánh giá hiệu quả chiêu thị cổ động của Công ty Thu thập số liệu sơ cấp: Lập bảng câu hỏi để hỏi khách hàng, nhân viên tiếp thị, đại lý của Công ty 25 3.2.2 Phương pháp phân tích Qua số liệu sơ cấp và thứ cấp điều tra... lợi ích Nguồn: Nguyễn Thị Quỳnh, 2006 Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược CTCĐ tại công ty TNHH TM và dịch vụ vật tư nông nghiệp Thiên Minh VN Đề tài nghiên cứu Ngành Kinh Tế Nông Lâm, Trường ĐHNL TP HCM, 93 trang d Mô hình quá trình chiêu thị cổ động tổng quát Hình 3.2 Sơ Đồ Qúa Trình Chiêu Thị Cổ Động Tổng Quát Thông điệp Người gửi Mã hóa Kênh truyền thông Giải mã Người nhận Nhiễu... Đòi hỏi công ty phải xác định tình hình thị trường, xác định số lượng và bản chất các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng Đồng thời công ty phải biết chính sách CTCĐ của đối thủ cạnh tranh và đánh giá về các chiến lược đó để đưa ra các chiến lược có tính cạnh tranh cao hơn d) Nhu cầu thị trường Ở các thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhiều thì các công ty nên đầu tư vào thị trường đó mạnh hơn,... Đánh giá kết quả thực hiện quan hệ công chúng Nếu quan hệ công chúng được sử dụng trước những công cụ chiêu thị khác tác động thì có thể đánh giá như sau: Số lần tiếp xúc: Là số lần tiếp xúc các phương tiện truyền thông Sự thay đổi mức độ nhận biết – hiểu – thái độ Phần đóng góp vào doanh số và lợi nhuận Lợi điểm của PR là công ty không phải trả tiền mua không gian và thời gian (chỗ và bao lâu) trên... và thứ cấp điều tra thu thập được và các tài liệu liên quan từ thư viện và từ mạng internet Sử dụng phương pháp so sánh các chỉ số, phương pháp mô tả, phương pháp thay thế liên hoàn đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình thực hiện công tác CTCĐ của Công ty CP Vĩnh Cửu - Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định... pháp và các viên chức chính phủ để cổ động ủng hộ hay bác bỏ một đạo luật nào đó Tham mưu, cố vấn (counseling): Liên quan đến việc thông báo cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên hệ đến công chúng và về các vị trí cùng hình ảnh của công ty Một số quyết định chủ yếu trong quan hệ công chúng tạo ra sự nhận biết, tạo dựng niềm tin và kích thích lực lượng bán hàng và đại lý giảm bớt chi phí chiêu thị Đánh... trường khác nhau Công ty vừa phân phối sản phẩm cho các đại lý, các showroom, vừa bán sản phẩm cho khách hàng, các nhà thầu xây dựng tại văn phòng công ty hoặc tại các phòng trưng bày 4.3.4 Chiến lược chiêu thị cổ động a) Quảng cáo Quảng bá thương hiệu và tiếp thị góp phần rất lớn cho các chiến lược sản phẩm, doanh số, lợi nhuận và mục tiêu lâu dài của công ty Để khách hàng biết được sản phẩm và chấp nhận... chủ yếu trong marketing mix Đó là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả - Chiêu thị cổ động (Promotion): Bao gồm nhiều hoạt động để truyền tải và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu Công ty phải thiết lập những chương trình như quảng . vươn ra thị trường thế giới một cách dễ dàng và cũng là điều kiện để chúng ta có thể tiếp thu khoa học kỹ thuật, ứng dụng nguyên vật liệu mới vào sản xuất. Với nguyên nhân đó, để có thể đứng. 3.2. Sơ Đồ Qúa Trình Chiêu Thị Cổ Động Tổng Quát Nguồn: Trần Đình Lý, 2007. Marketing căn bản. Khoa Kinh Tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, 110 trang. Mô hình trên nhằm nhấn mạnh yếu tố chủ