Phân tích và thiết kế biện pháp giảm giá thành sản phẩm đá dăm tại Công ty Cổ phần khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả
Trang 1Khoa kinh tÕ vµ qu¶n lý
====***====
§å ¸n tèt nghiÖp
Ngµnh qu¶n trÞ kinh doanh
Hä tªn sinh viªn: TrÇn ThÞ H¶o
Líp: QTDN - K 7 - CÈm Ph¶
Gi¸o viªn h−íng dÉn: Th.S NguyÔn TiÕn Dòng
Trang 2====***====
Tên đề tài: Phân tích và thiết kế biện pháp giảm giá thành sản phẩm đá dăm tại Công ty Cổ phần khai thác đá và sản xuất vật liệu
Trang 3Tr−êng §HBK Hµ néi Céng hoµ x¸ héi chñ nghÜa ViÖt nam
Khoa kinh tÕ vµ qu¶n lý§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
5 Ngµy giao nhiÖm vô thiÕt kÕ:
6 Ngµy hoµn thµnh nhiÖm vô: Hµ Néi, ngµy th¸ng n¨m 200
Trang 4Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
- Các số liệu, tài liệu thực tế:
- Phương pháp và mức độ giải quyết vấn đề:
Trang 5Họ và tên sinh viên: Lớp:
Tên đề tài:
Tính chất đề tài:
I Nội dung nhận xét đề tài: 1 Nội dung của đồ án:
Trang 7lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đang trên đà phát triển với tốc độ nhanh chóng trong sự vận động của nền kinh tế đa thành phần Để doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết tìm tòi, áp dụng, áp dụng những biẹn pháp hữu hiệu và cần thiết nhằm tận dụng được mọi khả năng tiềm tàng về nhân lực, tiền vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp, phát huy tính sáng tạo nhằm giảm bớt chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh là sự tổng hoà của nhiều yếu tố: con người, tiền vốn, vật tư, thiết bị, công nghệ thị trường Bởi vậy, mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên điều tra, tính toán cân nhắc, đánh giá khắc phục những mặt còn hạn chế Chính vì thế phân tích giá thành sản phẩm có một ý nghĩa lớn trong việc phát hiện ra những chi phí bất hợp lý trong sản xuất giúp cácnhà quản lý hiểu rõ hơn về cơ cấu giá thành, tỷ trọng các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Từ đó sẽ có những biện pháp tối ưu hơn, giảm bớt các chi phí tiêu cực của doanh nghiệp Do vậy việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu hàng đầu nhằm đem lại kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chỉ tiêu giá thành, đồng thời với mục đích tìm hiểu và củng cố cho bản thân những kiến thức đã học được trong nhà trường cũng như trong thực tế làm việc tại Công ty, tôi chọn đề tài "Phân tích và thiết kế biện pháp giảm giá thành sản phẩm đá dăm tại Công ty CP khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả" để làm đồ án tốt nghiệp
Nội dung đồ án gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý thuyết về chi phí và giá thành
Phần II: Phân tích giá thành đá dăm ở Công ty cổ phần khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm phả
Trang 8Phần III: Thiết kế biện pháp hạ giá thành đá dăm tại Công ty CP khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng, sự giúp đỡ của các đồng chí cán bộ, nhân viên Công ty CP khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả,cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, đến nay bản đồ án của tôi đã hoàn thành.Song chưa có kinh nghiệm, bản đồ án không tránh khỏi
Trang 9Phần I
Cơ sở lý thuyết về chi phí và giá thành
1- Chi phí sản xuất kinh doanh 1.1 Khái niệm và phân loại chi phí
1.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố
- Tư liệu lao động như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng - Đối tượng lao động như: Nguyên nhiên vật liệu - Sức lao động: lao động sống của con người
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình người lao động sử dụng các tư liệu lao động tác động làm biến đổi các đôi tượng lao động tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội
1.1.2 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại và có thể được chia ra nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho công tác quản lý điều tra tính hiệu quả sử dụng chi phí cho từng bộ phận sản xuất và cho toàn doang nghiệp Xuất phát từ việc xem xét chi phí ở từng góc độ khác nhau và mục đích, yêu cầu quản lý mà ta chọn dựa trên thức phân loại cho phù hợp với thực tế doanh nghiệp
1.1.2.1 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
Cách phân loại này dựa vào nội dung kinh tế ban đầu, không tính đến công dụng cụ thể của chi phí, địa điểm phát sinh của chi phí trong quá trình sản xuất Theo cách phân loại này chi phí được phân thành 5 yếu tố
Trang 10* Yếu tố chi phí nguyên, nhiên vật liệu:
Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ Sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ
( loại trừ giá trị vật liệu dùng không kết nhập lại kho và phế liệu thu hồi) Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp có thể tách yếu tố này thành 2 hoặc 3 yếu tố nhỏ cho phù hợp với yêu cầu quản lý ở doanh nghiệp
- Nguyên liệu, vật liệu - Nhiên liệu
- Động lực
* Yếu tố chi phí nhân công:
Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp mang tính chất lương và các khoản trích theo lương - theo quy đinh của toàn CNCĐ trong kỳ
* Yếu tố chi phí khấu hao CSCĐ:
- Là số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ tài sản cố định của doanh
nghiệp tham gia sản xuất
* Yếu tố chi phí dịch vụ thuê ngoài:
Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả cho dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ như: tiền điện, nước, điện thoại, thuê vận chuyển, thuê ngoài khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp
* Yếu tố chi phí khác bằng tiền:
Bao gồm các khoản chi phí bằng tiền ngoài các yếu tố trên mà doanh nghiệp chi ra phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh trong kỳ
Ưu điểm của việc tính giá thành theo yếu tố chi phí:
- Phân loại rõ ràng, đảm bảo tính thống nhất của doanh thu chi phí giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế, thuận lợi cho việc quản lý của nhà nước
- Thông qua các yếu tố có thể tách ra được bộ phận kết cấu về lao động sống và lao động quá khứ của sản phẩm Nó thẻ hiện trình độ thủ công hay cơ
Trang 11giới có tính thực tiễn cao Nó đòi hỏi phải tính giá thành cho từng mặt hàng sản phẩm
Nhược điểm:
Không cho biết mục đích công nghệ của các khoản chi, không phân biệt cụ thể công dụng, địa điểm phát sinh chi phí Không quy định chi phí sản xuất cho từng khu vực và không thấy rõ sự biến động đầu vào của vật tư, giá cả tăng bao nhiêu Không đủ thông tin để hạch toán giá thành cho từng sản phẩm
1.1.2.2 Phân loại chi phí theo công dụng, chức năng của chi phí:
Theo cách phân loại này những nguồn lực sử dụng vào cùng một mục đích thì được xếp cùng vào một loại goi là khoản mục chi phí, không kể hình thái banđầu của nguồn lực là gì Hiện nay nước ta quy định 5 khoản mục giá thành sản phẩm
+ Khoản mục 1: Chi phí nguyên vật trực tiếp
Là toàn bộ các chi phí về nguyên nhiên vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động nhỏ và nhiên liệu) được dùng trực tiếp cho quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ
+ Khoản mục 2: Chi phí nhân công trực tiếp
Là các khoản tiền lương và khoản trích theo lương trả cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm trong kỳ
+ Khoản mục 3: Chi phí sản xuất chung
Là những chi phí về tổ chức, quản lý và những chi phí chung khác phát sinh ở bộ phận sản xuất như phân xưởng, tổ sản xuất
Khoản mục này bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý
- Chi phí vật liệu, quản lý: giá trị vật liệu sử dụng ở bộ phận sản xuất không tham gia trực tiếp vào chế biến sản phẩm
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: giá trị dụngcụ, đồ dùng sử dụng cho sản xuất, quản lý ở bộ phận sản xuất
Trang 12- Chi phí khấu hao tài sản cố định: gía trị khâu hao toàn bộ tài sản cố định mà bộ phận sản xuất đó được quản lý và sử dụng trong kỳ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Giá trị dịch vụ mua ngoài được sử dụng trong bất kỳ ở bộ phận sản xuất
- Chi phí bằng tiền: các khoản chi phí hoạt động sản xuất ở bộ phận sản xuất trực tiếp dưới hình thức giá trị như tiếp khách, hội họp, văn phòng phẩm
+ Khoản mục 4: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Là những chi phí về tổ chức, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế và những chi phí khác trong phạm vi toàn doanh nghiệp Về nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí nhân viên quản lý là lương và các khoản tính theo lương của các nhân viên thuộc bộ máy quản lý doanh nghiệp
- Chi phí vật liệu quản lý: bao gồm chi phí về vật liệu sử dụng chung cho công việc quản lý của doanh nghiệp
- Chi phí về đồ dùng văn phòng
- Chi phí về khấu hao tài sản cố định: trong đó bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung như: văn phòng, kho tàng, các côngtrình kiến trúc
- Thuế, phí, lệ phí: theo quy định hiện nay, doanh nghiệp tính vào khoản mục này các loại thuế và phí sau: thuế môn bài, thuế tài nguyên,thuế nhà đất, lệ phí toà án, lệ phí tước bạ, phí cầu đường và quản lý phí phải nộp cấp trên (nếu có)
- Dự phòng phải thu kho đòi và dự phòng giảm giá tồn kho - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền cho công tác quản doanh nghiệp + Khoản mục 5: Chi phí bán hàng
Là toàn bộ các chi phí phát sinh trong khâu bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, về nộidung thì chi phí bán hàng có kết cấu tương tự như chi sản
Trang 13hoa hồng, lệ phí quảng cáo, chi phí phục vụ qua trình bán hàng, chi phí cho nhân viên bán hàng
Trong 5 khoản mục trên:
- Ba khoản mục đầu tiên là chi phí trực tiếp cho quá trình sản xuất và sẽ bù đắp lại khi sản phẩm dịch vụ hoàn thành đem bán dưới dạng giá vốn bán hàng
- Hai khoản mục sau liên quan đến quá trình quản lý và tiêu thụ sản phẩm Theo quy định hiện nay không phải phân bổ trực tiếp cho các loại sảnphẩm mà bù đắp bằng lợi nhuận gộp trong kỳ
* Ưu điểm của việc tính giá thành theo khoản mục chi phí :
- Cho biết mục đích của các khoản mục chi phí thể hiện rõ hơn công dụng và địa điểm bỏ ra chi phí sản xuất cho từng khu vực
- Kết hợp được các yếu tố chi phí công đoạn và yếu tố chi phí tổng hợp mới tạo nên khoản mục
Việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành các khoản mục cho phép phân tích đánh giá sử dụng nguồn lực ở các khâu khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh Nó cho phép tính được giá thành đơn vị sản phẩm, cho phép phân tích cơ cấu chi phí, cơ cấu giá thành để từ đó đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
* Nhược điểm: Đôi khi không rõ ràng, có thể có sự nhầm lẫn giữa các
khoản mục do phương pháp này tính toán phức tạp hơn Không có tính thống nhất giữa các danh mục Không thể hiện kết cấu giữa các yếu tố
1.1.2.3 Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào việc tham gia của chi phí vào hoạt động kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia làm 3 loại:
- Chi phí sản xuất kinh doanh: bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, quản lý doanh nghiệp
- Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động vay nợ, đầu tư tài chính, mua bán chứng khoán
Trang 14- Chi phí hoạt động khác: gồm các chi phí ngoài dự kiếnnhư chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chi phí về nộp phạt
1.1.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy mô hoạt động
Theo cáchphân loại này chi phí được chia thành định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp
- Định phí (chi phí cố định) : là các khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi hoặc là có sự thay đổi nhỏ không đáng kể Định phí bao gồm một số yếu tố như: chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong phân xưởng, lương nhân viên phân xưởng
- Biến phí (chi phí biến đổi): là các khoản chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp, nhưng chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại không thay đổi khi sản lượng thay đổi Biến phí thường gồm các khoảnchi phí như: chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí bao bì đóng gói
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yêu tố biến phí làm định
ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí Chi phí hỗn hợp bao gồm cả các chi phí sản xuất chung như: chi phí điện thoại, điện năng, nước, tiền thuê máy móc thiết bị, tiền lương giám sát, nhân viên
Việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí bất biến vàchi phí khả biến có tác dụng trong việc xây dựng chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp
Có ý nghĩa trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và đinh ra biện pháp thích hợp nhằm hạ thấp chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm
Tóm lại: Mỗi cách phân loại chi phí đều có ý nghĩa tác dụng riêng nhưng
lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ xung cho nhaunhằm mục đính chung là quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Việc phân loại chi phí sản
Trang 15xuất giúp ta hiểu biết cặn kẽ nội dung, tính chất và vị trí của mỗi loại chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Chi phí phản ánh mặt hao phí + Giá thành phản ánh mặt kết quả
2 Giá thành sản phẩm
2.1 Khái niệm về giá thành
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật chất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh và đo lường kết quả sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà các doanh nghiệp đã thực hiện
Đồng thời gía thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp chop người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định đúng đắn kịp thời
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu câừu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau
2.2.1 Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành
Nếu căn cứ vào nguồn số liệu và thời điểm tính giá thành thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: Giá thành kế hoạch, giá thành thực tế
* Giá thành kế hoạch
Là những chi phí mà doanh nghiệp dự kiến chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ nhất định trước thời điểm sản xuất kinh doanh Giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở công nghệ sản xuất của doanh nghiệp cũng như các định mức kinh tế kỹ thuật và sản lượng dự kiến của doanh nghiệp
Giá thành kế hoạch được vạch ra cho cả kỳ kế hoạch và chỉ tiêu này không đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch Việc xây dựng giá thành kế hoạch có vai trò rất
Trang 16to lớn Đây là cái gốc để doanh nghiệp so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện và các nguyên nhân tác động tới việc hoàn thành kế hoạch
* Giá thành thực tế
Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định Giá thành thực tế là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.2 Theo phạm vi phát sinh chi phí
Giá thành được phân thành 2 loại:
* Giá thành sản xuất
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng hoá và mức lãi gộp lại trong kỳ
* Giá thành toàn bộ:
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng)
Giá thành toàn bộ là cơ sở để tính toán lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng loại mặt hàng, từng loại sản phẩm
2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Chúng đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh Về thực chất chi phí và giá
Trang 17thành là 2 mặt của quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả sản xuất
Chúng giống nhau về chất và khác nhau về lượng Nghĩa là không phải toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ đều được tính vào sản phẩm trong kỳ Có những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng được tính vào giá thành của kỳ sau, ngược lại có những chi phí chưa phát sinh nhưng lại được tính vào giá thành của kỳ này Tính vào giá thành sản phẩm chỉ là những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành mà không chi phí ở kỳ nào Do có sự khác nhau giữa sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ nên gây ra chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang cuối
Như vậy chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm Nếu tiết kiệm chi phí sản xuất thì sẽ hạ giá thành sản phẩm
2.4 Các phương pháp tính giá thành
2.4.1 Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
* Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp theo nó Thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí để cung cấo số liệu tính giá thành và phục vụ cho công tác quản lý
+ Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận chức năng
Trang 18+ Nơi đánh giá chịu chi phí: sản phẩm, công việc, lao vụ, công trình, hạng mục công trình, đặt hàng
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Doanh nghiệp để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất dựa trên những căn cứ:
+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của Doanh nghiệp: Có phân xưởng, không có phân xưởng
+ Căn cứ vào đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản đơn, sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục
* Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Tuỳ theo đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là:
+ Từng công việc, đơn đặt hàng, sản phẩm đã hoàn thành + Từng loại thành phẩm, bộ phận chi tiết sản phẩm + Từng công trình, hạng mục công trình
Như vậy: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyển sản xuất, tuỳ theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà Doanh nghiệp áp dụng
2.4.2 Các phương pháp tính giá thành:
2.4.2.1 Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn):
Phương pháp này được áp dụng trong các Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước cácc doanh nghiệp khai thác
Trang 19- Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang thì không phải tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và khi đó:
Tổng giá thành sản xuất thực tế Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành =
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
- Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định thì kế toán phải tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và khi đó:
Phương pháp này áp dụng trong những Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng của bước sau và đến bước cuối cùng mới tạo ra được thành phẩm Để tính được giá thành của thành phẩm, bước trước tuần tự theo các bước kế tiếp sau và cuối cùng mới tính được giá thành của thành phẩm
Đối tượng hạch toán chi phí là từng bước chế biến của quy trình công
Trang 20Trong đó:
Ccb1 Ccbn : Là chi phí chi phí chế biến từ bước 1 đến bước 2 CqlDN : Là chi phí quản lý Doanh nghiệp
2.5 Các phương pháp dùng để tính:
2.5.1 Phương pháp chi tiết:
Mọi kết quả kinh tế đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng dẫn khác nhau Thông thường trong khâu phân tích, các phương pháp được thực hiện theo những hướng sau:
* Chi tiết theo những bộ phận cấu thành chỉ tiêu:
Mọi kết quả kinh doanh đều biểu hiện trên các chỉ tiêu đến bao gồm nhiều bộ phận Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh
Cụ thể trong phân tích giá thành, chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm hoặc mức giá thành thường được chi tiết theo các khoản mục giá thành
* Chi tiết theo thời gian:
Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh
* Chi tiết theo địa điểm:
Phân xưởng, tổ, đội thực hiện kết quả kinh doanh được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ Trong trường hợp này, tuỳ chỉ tiêu khoán khác nhau có thể chi kết mức thực hiện khoán ở các đơn vị có cùng nhiệm vụ như nhau, chẳng hạn như khoán chi phí thì chỉ tiêu cần
Trang 21chi tiết là mức hao phí các yếu tố nguyên vật liệu, nhân công trên một đơn vị sản phẩm
- Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh Tuỳ mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chi tiết phù hợp về các mặt: Năng suất, chất lượng, giá thành
- Khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, đất đai trong kinh doanh
2.5.2 Phương pháp so sánh:
So sánh là một phương pháo được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất trong phân tích So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau, nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tíc
Để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh
Ưu điểm của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp quản lý hợp lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể Khi so sánh cần chú ý các điều kiện sau:
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu - Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
- Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng, thời
Trang 22Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích
Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉi tiêu giữa 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc hay đúng hơn - so sánh giữa số phân tích và số gốc
Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh giữa thực tế và số gốcđã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích
2.5.3 Phương pháp thay thế liên hoàn:
Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng lôgíc quan hệ giữa các nhân tố
Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và các nhân tố các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên Lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế
Điều kiện ứng dụng của phương pháp này là:
Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số hoặc thương số
Nhân tố số lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau Nhân tố số ban đầu thế trước, nhân tố thế phát thay thế sau
2.6 Các phương pháp hạ giá thành sản phẩm:
2.6.1 ý nghĩa kinh tế của việc hạ giá thành sản phẩm :
Trang 23Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để Doanh nghiệp có thể cạnh tranh, đứng vững trên thị trường ý nghĩa quan trọng của việc hạ thấp giá thành được biểu hiện ở các mặt sau đây:
- Hạ thấp giá thành trong phạm vi từng Doanh nghiệp làm cho lợi nhuận của Doanh nghiệp tăng lên, các quỹ Xí nghiệp ngày càng được mở rộng, đời sống tinh thần và vật chất của công nhân lao động ngày càng được nâng cao, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện
- Hạ thấp giá thành trong phạm vi cả nước là một nguồn vốn quan trọng để mở rộng tái sản xuất xã hội Trong điều kiện giá cả được ổn định, giá thành sản phẩm càng hạ thì tích luỹ tiền tệ càng tăng và dẫn đến nguồn vốn để mở rộng tái sản xuất ngày càng nhiều
- Hạ thấp giá thành còn có thể giảm bớt được lượng vốn lưu động chiếm dụng và tiết kiệm vốn cố định Vốn lưu động chiếm nhiều hay ít phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau đây:
+ Quy mô sản xuất của Doanh nghiệp lớn hay nhỏ; quá trình cung cấp sản xuất, tiêu thụ dài hay ngắn, giá thành sản phẩm cao hay thấp Vì vậy các nhân tố trên không thay đổi thì giá thành càng hạ, vốn lưu động chiếm dụng càng ít
Mặt khác hạ thấp giá thành cũng có nghĩa là Doanh nghiệp tận dụng được công suất của máy móc thiết bị, năng lực của tài sản cố định, tiết kiệm được chi phí khấu hao trên mỗi đơn vị sản phẩm Do đó, có thể nói hạ thấp giá thành còn tạo điều kiện cho Doanh nghiệp tiết kiệm vốn cố định, khiến cho Doanh nghiệp có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hơn mà không cần phải tăng thêm vốn đầu tư cho xâu dựng cơ bản
Hạ thấp giá thành còn tạo điều kiện quan trọng cho việc hạ thấp giá bán sản phẩm, tạo ra lợi thế cho Doanh nghiệp trong cạnh tranh
2.6.2 Các biện pháp hạ giá thành:
Trong thực tế có nhiều biện pháp hạ giá thành sản phẩm khác nhau được áp dụng trong các Doanh nghiệp khác nhau
Trang 24Tuỳ tình hình cụ thể ở mỗi Doanh nghiệp mà áp dụng các giải pháp cho phù hợp có thể như Doanh nghiệp mới đạt được kết qủa tốt trong việc áp dụng các giải pháp
Sau đây là một số biện pháp mang tính chất tổng quát mang tính chất nhằm hạ giá thành:
* Biện pháp tăng sản lượng:
Mục tiêu của biện pháp này là tăng sản lượng sản xuất trong kỳ nhằm giảm chi phí cố định bình quâncho một đơn vị sản phẩm Hướng niện pháp này căn cứ trên cơ sở giá thành được xây dựng theo công thức sau: vậy giá thành đơn vị của sản phẩm sẽ giảm Đối với những Doanh nghiệp mà năng lực sản xuất còn dôi dư thì đây là một biện pháp tích cực Tuy nhiên đối với các Doanh nghiệp việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn thì Doanh nghiệp cần phải cân nhắc để xác định số luượng sản xuất tăng thêm để có thể hạ giá thành mà không ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu khác
* Biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (có những Doanh nghiệp chi phí này chiếm từ 60 ữ 70%) Bởi vậy phấn đấu tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp gía thành
Muốn tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, Doanh nghiệp phải xây dựng mức tiêu hao tiên tiến và thực hiện để khống chế số lượng tiêu hao, cải tiến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm , cải tiến công tác mua, bảo quản để vừa giảm hư hỏng, kém phẩm chất, vừa gảim được chi phí thu mua
Trang 25Nâng cao năng suất lao động làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm Kết quả của việc nâng cao năng suất lao động làm cho chi phí về tiền lương của công nhân sản xuất và moọt số khoản chi phí cố định khác trong giá thành sản phẩm được hạ thấp Nhưng sau khi năng suất lao động được tăng lên, chi phí tiền lương trong mỗi đơn vị sản phẩm hạ thấp nhiều hay ít còn phụ thuộc chênh lệch giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân Bởi vì việc tăng năng suất lao động một phần để tăng thêm tiền lương thu nhập cho người lao động và một phần để tăng thêm lợi nhuận cho Doanh nghiệp
Muốn không ngừng nâng cao năng suất lao động, Doanh nghiệp phải nhanh chóng đón nhận tiến bộ khoa học kỹ thật và công nghệ , áp dụng chúng vào sản xuất Tổ chức lao động khoa học để tránh lãng phí sức lao động và máy móc thiết bị, động viên sức sáng tạo của con người ngày càng cống hiến trí tuệ cho sự giàu có của Doanh nghiệp Tổ chức quản lý lao động tốt như: chăm lo cải thiện điều kiện lao động, trang thiết bị bảo hộ, nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề chuyên môn, thực hiện chế độ lương, thưởng hợp lý Tạo điều kiện cho lao động phát huy sáng kiến, cống hiến sức lực và tài năng của mình để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
* Biện pháp tiết kiệm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm:
Chi phí cố định bao gồm nhiều khoản chi phí như chi phí về sử dụng máy móc thiết bị, chi phí hành chính, chi phí chung phân xưởng, chi phí quản lý Doanh nghiệp
Muốn tiết kiệm chi phí cố định có thể áp dụng các biện pháp như:
- Tận dụng công suất của máy móc thiết bị: Làm cho máy móc thiết bị phát huy hết công suất Muốn vậy, phải lập và chấp hành đúng đắn định mức sử dụng thiết bị, chấp hành các chế độ bảo quản, kiểm tra sửa chữa thường xuyên
Trang 26- Chấp hành nghiêm chỉnh các dự toán về chi phí quản lý, cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu suất công tác quản lý, giảm bớt số lượng nhân viên quản lý
- Ngoài ra còn cần giảm bớt các tổn thất trong sản xuất như giảm bớt sản phẩm hỏng, sản phẩm kém chất lượng, giảm bớt thời gian ngừng sản xuất Muốn vậy cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất, kiểm tra, giám sát, thực hiện chế độ bồi hoàn vật chất khi xảy ra hỏng
Trang 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp:
Công ty cổ phần khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả thuộc UBND Tỉnh Quảng Ninh có trụ sở văn phòng 1008 - Đường Trần Phú - Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh
Số điện thoại: 033 862 070 ; Fax: 033 862 070
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2203.00.0012 do sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 12/6/2001
Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
Trang 28Công ty Cổ phần khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả là Doanh nghiệp trực thuộc UBND Tỉnh Quảng Ninh với doang số lao động bình quân các năm gần đây như sau:
2.1.2 Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu hiện nay:
Công ty Cổ phần khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả với chức năng chính là sản xuất, chế biến và kinh doanh nên mặt hàng chính của Công ty là đá các loại
- Đá hộc 20 x 40cm - Đá dăm các loại
Sản lượng đá đá các loại của Công ty tăng dần theo các năm và doanh thu sản xuất đá thường chiếm 96% trong tổng doanh thu
2.1.3 Công nghệ sản xuất đá:
Trang 29Hình 2.1 Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến đá:
Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ:
- Khoan nổ mìn: Khoan bằng máy khoan EMK có đường kính lỗ khoan 110mm, nạp mìn cho nổ để phá đá
- Bốc xúc, vận chuyển: Đối với đá tảng hỗn hợp sau khi nổ mìn dùng máy xúc KOMASU xúc, vận chuyển đổ vào máy nghiền để chế biến thành đá dăm