1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (TT)

27 607 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 172,06 KB

Nội dung

Tuy nhiên, việc thực hiệnvai trò kiểm soát của cơ quan thanh tra đối với các cơ quan nhà nước thuộcthẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp cólúc chưa kịp thời

Trang 1

NGUYỄN VĂN TUẤN

VAI TRò CủA CáC CƠ QUAN THANH TRA NHà NướC Trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp

Chuyờn ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và phỏp luật

Mó số : 62 38 01 01

TểM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: GS.TS Đinh Văn Mậu

Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những vấn đề lớn đang nhậnđược sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu pháp lý Mục đích củakiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo việc sử dụng quyền lực nhànước đúng mục đích, có hiệu quả, quyền lực nhà nước phục vụ lợi ích nhândân, đồng thời bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước vận hành nhịpnhàng, thông suốt, chống lộng quyền, lạm quyền Trong kiểm soát quyền lựcnhà nước thì kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là quan trọng nhất.Bởi vì, hành pháp nắm giữ, quản lý các nguồn lực của quốc gia, chịu tráchnhiệm tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống Hoạt động của

hệ thống hành pháp có ảnh hưởng lớn tới xã hội, tác động trực tiếp tới quyền

và nghĩa vụ của công dân Do vậy, kiểm soát việc thực hiện quyền hành phápcần phải được đặc biệt quan tâm, đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bịlạm dụng, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, cơ quan, tổ chức

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

đã được bổ sung, phát triển năm 2011 xác định: Nhà nước ta là Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp

và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằngpháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Báo cáo chính trịcủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI của Đảng khẳng định: tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểmtra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp

Cụ thể hóa quan điểm trên, tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 xác định:Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Nước Cộng hòa xã

Trang 4

hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà nước là thống nhất, có

sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Mặc dù các Văn kiện của Đảng và Hiến pháp đã xác định nguyên tắc

trong tổ chức quyền lực nhà nước - Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự

phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát giữa các cơ

quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cần tiếp tụcđược nghiên cứu làm rõ, nhất là kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp

Thanh tra nhà nước được ra đời từ năm 1945, các cơ quan thanh tra nhànước thể hiện vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, là công cụ sắc béngiúp thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát việc thực hiện quyềnhành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới Ra đời từ khi mớithành lập nước để đáp ứng yêu cầu chấn chỉnh công tác thực thi nhiệm vụ củacán bộ, công chức Các cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiếp nhận đơn thư,giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm của công chức trong bộ máy nhànước Từ đó, vai trò của của các cơ quan thanh tra trong bộ máy nhà nướcngày càng được khẳng định Sau khi đất nước được thống nhất, trải qua giaiđoạn nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp vai trò của các cơ quan thanh trarất được đề cao thể hiện ở việc thành lập các cơ quan thanh tra các cấp, cácngành nhằm kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước

Từ khi đất nước đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra nhiều thách thức cho công tácđiều hành, quản lý nền kinh tế Hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xẩy ra ởnhiều cấp, nhiều ngành và đã trở thành một trong những nguy cơ đe dọa sựtồn vong của chế độ Biểu hiện tập trung ở những lĩnh vực quản lý nguồntiền, tài sản lớn của nhà nước như đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng trong bối cảnh đó, hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước đã tiến hànhnhiều cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm hàng ngàn tỷ đồng, hàng ngànhécta đất Thu hồi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyềnthu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, kiến nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân,tập thể hữu quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân Qua công tác thanh tra, các cơ quan thanh tra cũng đã pháthiện ra nhiều sơ hở trong việc thực hiện các cơ chế quản lý, chính sách,pháp luật của nhà nước, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan

Trang 5

nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật góp phần nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực Tuy nhiên, việc thực hiệnvai trò kiểm soát của cơ quan thanh tra đối với các cơ quan nhà nước thuộcthẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp cólúc chưa kịp thời, thiếu tính dự báo; việc phát hiện, xử lý vi phạm, chấnchỉnh trật tự quản lý chưa cao; việc xử lý cán bộ vi phạm còn tồn tại nhữnghạn chế, bất cập, bên cạnh đó, một số cơ quan thanh tra cũng lại để xẩy rahiện tượng tiêu cực, tham nhũng.

Vì vậy, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ vaitrò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động kiểm soát quyền lựcnhà nước (việc thực hiện quyền hành pháp) mà cụ thể là kiểm soát việcthực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhànước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong các

cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo việc thực thi quyền lực hành phápmột cách đúng đắn, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân, hạn chế tình trạng tiêu cực, tham nhũng Tuynhiên, vấn đề này lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ởViệt Nam” Mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ luận giải được cơ sở khoahọc, cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc kiểm soát thực hiện quyền hànhpháp thông qua hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, từ đó đề xuấtcác giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, góp phầnxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân

2.2 Nhiệ m vụ nghiên cứ u

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài vềthanh tra Mô hình tổ chức, hoạt động một số cơ quan thanh tra trên thếgiới Từ đó, chỉ ra những những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về vai tròcủa các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyềnhành pháp ở Việt Nam

Trang 6

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn xác định vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp;nội dung vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiệnquyền hành pháp thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểmsoát việc thực hiện quyền hành pháp, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyênnhân của những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp

Đưa ra những quan điểm để phát huy vai trò của các cơ quan thanh tranhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong thời giantới, những giải pháp cụ thể phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra trongkiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động quản lý nhà nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đố i tư ợ ng nghiên cứ u

Đề tài nghiên cứu về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trongkiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp bao gồm các cơ quan thanh trađược tổ chức theo cấp hành chính là Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh,Thanh tra huyện; các cơ quan thanh tra được tổ chức theo ngành, lĩnh vực

là Thanh tra bộ, Thanh tra sở

3.2 Phạ m vi nghiên cứ u

Dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luận án tậptrung nghiên cứu về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểmsoát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua việc thực hiện chức năngthanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Trong

đó tập trung vào hoạt động kiểm soát của các cơ quan thanh tra đối với các

cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hànhchính nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụcông vụ Việc nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở các văn bản pháp luật

từ Hiến pháp đến Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư và các văn kiện củaĐảng đề cập đến vấn đề này Dữ liệu nghiên cứu cũng được sử dụng ở cáccông trình nghiên cứu khoa học gần đây như Luận án Tiến sĩ, Luận vănThạc sĩ, đề tài khoa học, sách tham khảo, bài nghiên cứu được đăng trêncác tạp chí khoa học Các số liệu báo cáo tổng kết hoạt động thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Chính phủ và các

cơ quan nhà nước khác từ 2006 đến nay

Trang 7

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhànước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam, chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật ViệtNam đến năm 2020; về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,chống tham nhũng Tiếp thu và kế thừa các kết quả khoa học của các côngtrình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung của Luận án

Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử và được kết hợp với các phương pháp hệ thống, phântích, tổng hợp, so sánh, thống kê, phỏng vấn chuyên gia, khảo sát thực tiễn

để kế thừa và chọn lọc những tri thức khoa học, những kinh nghiệm thực tiễntrong và ngoài nước… để làm rõ vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nướctrong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua việc thực hiện cácchức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống thamnhũng, tạo tiền đề đề xuất quan điểm, giải pháp phát huy vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước

Phương pháp tư duy biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử và phươngpháp nghiên cứu đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể được ápdụng nghiên cứu những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền hành pháp, vai tròcủa các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, quátrình hình thành và phát triển của các cơ quan thanh tra nhà nước

Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt khi nghiên cứu, đánhgiá về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thựchiện quyền hành pháp thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng từ việc phân tích cơ sở lý luận vai trò củacác cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hànhpháp, thực trạng thực hiện vai trò cho đến luận giải các giải pháp tăng cườngvai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiệnquyền hành pháp Phương pháp tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong việcnghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài, những vấn đề lýluận về vai trò của các cơ quan thanh tra, đánh giá thực trạng vai trò của các

cơ quan thanh tra để từ đó đưa ra các nhận định về những mặt tích cực, hạnchế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiệnvai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước

Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc nghiên cứu kinhnghiệm nước ngoài về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền

Trang 8

hạn của các cơ quan thanh tra trên thế giới; quá trình hình thành và pháttriển của các cơ quan thanh tra nhà nước từ năm 1945 đến nay Phươngpháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng trong việc phân tích, đánh giá

về thực trạng việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nướctrong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, quan điểm phát huy vaitrò của các cơ quan thanh tra nhà nước, để từ đó đưa các giải pháp pháthuy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước

5 Những đóng góp về khoa học của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên trình bày toàndiện, có hệ thống, có cơ sở khoa học, lý luận về vai trò của các cơ quanthanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, một

cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong hệ thống hành pháp Thể hiện ởnhững nội dung sau:

Xây dựng những khái niệm, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vai trò củacác cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hànhpháp; xác định rõ vị trí pháp lý của các cơ quan thanh tra trong bộ máy nhànước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước

Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò kiểm soát việc thựchiện quyền hành pháp của các cơ quan thanh tra nhà nước Làm rõ nhữngkết quả đạt được của các cơ quan thanh tra nhà nước trong thực hiện vai tròkiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua kết quả hoạt động trêncác lĩnh vực công tác của các cơ quan thanh tra nhà nước; chỉ ra những hạnchế, bất cập trong quá trình thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhànước Đồng thời, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ảnh hưởngđến việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước

Làm rõ yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn khách quan nhằm phát huy vai tròcủa các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyềnhành pháp trong giai đoạn hiện nay như yêu cầu xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu cải cách hành chính, yêu cầu khắc phụcnhững hạn chế, bất cập trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tranhà nước, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và tiến trình toàn cầu hoá

Đưa ra quan điểm khoa học để phát huy vai trò của các cơ quan thanhtra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là phát huy

Trang 9

vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiện quyền hànhpháp phải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; phải đặttrong tổng thể đổi mới bộ máy nhà nước và trong mối liên hệ với các cơ chếkiểm soát quyền hành pháp khác; phải quán triệt quan điểm của Đảng vềcông tác thanh tra; phải khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thựchiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước thời gian qua; đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Đề xuất các giải pháp khoa học phát huy vai trò của các cơ quan thanhtra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, góp phần nângcao hiệu quả quản lý nhà nước trong tình hình mới Cụ thể là: tăng cường vaitrò của các cơ quan thanh tra nhà nước theo cấp hành chính, tăng tính hệthống của các cơ quan thanh tra nhà nước; tiếp tục hoàn thiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra; đổi mới phương thức hoạtđộng của các cơ quan thanh tra nhà nước; tăng cường sự phối hợp trong hoạtđộng của các cơ quan thanh tra nhà nước với các cơ quan có chức năng kiểmsoát việc thực hiện quyền hành pháp khác; tăng cường trách nhiệm của thủtrưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra; đảm bảo cácđiều kiện hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước; nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước về công tác thanh tra

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án có ý nghĩa tham khảo về lý luận và thực tiễn cho quá trìnhhoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nướctrong giai đoạn hiện nay, cho việc nghiên cứu và xây dựng Chiến lược pháttriển ngành thanh tra trong thời gian tới Luận án cũng có thể làm tài liệutham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu pháp lý, sinh viên pháp lý khinghiên cứu về các cơ quan thanh tra nhà nước, về khiếu nại, tố cáo vàphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, làm tài liệu tham khảo cho nhữngngười hoạt động trong ngành thanh tra nghiên cứu, tham khảo, góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vàphòng, chống tham nhũng; cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận ánđược thiết kế gồm 4 chương, 13 tiết

Trang 10

đề, luận án tiến sỹ và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học.

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC NGOÀI

Luận án trình bày kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiêncứu về vai trò của cơ quan thanh tra trong bộ máy Nhà nước nói chung vàtrong việc đảm nền hành chính hoạt động có hiệu quả nói riêng; về vai tròcủa cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền công dân vàquyền con người; vai trò của các cơ quan thanh tra trong phòng, chốngtham nhũng; giám sát bộ máy hành chính; mô hình tổ chức các cơ quanthanh tra ở một số nước trên thế giới Một số bài nghiên cứu được sưu tầm

từ các báo cáo hàng năm của cơ quan thanh tra quốc hội Hồng Kông, ĐanMạch, Thụy điển; một số tham luận trong Hội nghị thanh tra châu Á, cácbài nghiên cứu về thanh tra của các giáo sư, nhà nghiên cứu, thanh tra viêncủa một số nước như Mỹ, Canada, New Zealand

1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu tại các công trình nghiêncứu như đã trình bày ở trên, chúng ta nhận thấy còn có những nội dung cầntiếp tục được nghiên cứu để làm rõ hơn một cách có hệ thống, sâu sắc vàtoàn diện về vai trò các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiệnquyền hành pháp ở Việt Nam Cụ thể là:

Về mặt lý luận

Cần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp

và vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiệnquyền hành pháp; vị trí pháp lý của các cơ quan thanh tra trong bộ máy Nhà

Trang 11

nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước vànội dung thể hiện vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thựchiện quyền hành pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của cơquan thanh tra trong việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp.

Về mặt thực tiễn

Đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng thực hiện vai trò kiểm soátviệc thực hiện quyền hành pháp của các cơ quan thanh tra nhà nước thôngqua những kết quả đạt được của các cơ quan thanh tra nhà nước trên cáclĩnh vực công tác Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cậptrong quá trình thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước Đồngthời, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việcthực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước

Về định hướng phát huy vai trò của của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp

Làm rõ bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu kháchquan của việc phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểmsoát việc thực hiện quyền hành pháp trong giai đoạn hiện nay Đưa ra quanđiểm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việcthực hiện quyền hành pháp Từ đó, đề xuất các giải pháp phát huy vai trò củacác cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hànhpháp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong tình hình mới

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA

NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN

cụ thể hóa các luật và áp dụng pháp luật trong thực tiễn cuộc sống

2.1.2 Kiểm soát quyền hành pháp: mục đích và nội dung

Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu, Luận án phân tích làm rõ kháiniệm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, theo đó thì:

Trang 12

Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là hoạt động kiểm tra, xem xét và xử lý của chủ thể có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng bị kiểm soát trong việc ban hành văn bản hướng dẫn luật và tổ chức thực hiện pháp luật, nhằm đảm bảo các chủ thể là đối tượng bị kiểm soát thực thi đúng pháp luật.

Mục đích của việc kiểm soát quyền hành pháp trước hết cũng giốngnhư mục đích của việc kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung là để tránhtình trạng quyền lực bị tha hóa, hạn chế sự độc đoán, chuyên quyền, lạm dụngquyền lực Và cái đích hướng tới là làm cho quyền lực nhà nước được sửdụng đúng mục đích, hiệu quả phục vụ lợi ích của người dân và của xã hội

Luận án đã chỉ ra các hình thức kiểm soát việc thực hiện quyền hànhpháp bao gồm: kiểm soát từ bên ngoài vào hệ thống hành pháp là kiểm soátcủa Đảng với hành pháp; của Quốc hội với hành pháp; của cơ quan tư phápvới hành pháp; của Kiểm toán với hành pháp; của công dân, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức xã hội với hành pháp Kiểm soán từ bên trong, nội bộcủa hệ thống hành pháp là của thủ trưởng cơ quan quản lý với cơ quan cấpdưới và của cơ quan thanh tra với các cơ quan quản lý nhà nước

2.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP

Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thựchiện quyền hành pháp là những tác động, ảnh hưởng và đóng góp của các

cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh,Thanh tra huyện, Thanh tra bộ, Thanh tra sở trong việc xem xét, đánh giá

và xử lý theo thẩm quyền đối với việc tổ chức thực hiện chính sách, phápluật, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyềntrong cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc thực hiện chức năngthanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Bên cạnh việc làm rõ khái niệm các cơ quan thanh tra nhà nước, vaitrò của các cơ quan thanh tra nhà nước, Luận án cũng làm rõ vị trí của các

cơ quan thanh tra nhà nước trong bộ máy Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước

2.3 NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP

2.3.1 Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua hoạt động thanh tra

- Các cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra giúp các cơ quan hành

chính nhà nước thực thi chính sách, pháp luật một cách thống nhất

Trang 13

- Các cơ quan thanh tra giúp đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách,pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật

và tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính

- Các cơ quan thanh tra phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật theothẩm quyền, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước

2.3.2 Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua việc thực hiện chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo

Với chức năng có từ ngày mới thành lập và kinh nghiệm hàng chụcnăm các cơ quan thanh tra tiến hành việc xác minh, kết luận những nộidung khiếu nại, tố cáo Những kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tralàm rõ đúng, sai, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan, đề xuất phương án xử lý đối với các khiếu nại, tố cáo Kết quả xácminh, kết luận của các cơ quan thanh tra sẽ giúp thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước cùng cấp nắm bắt được những việc thực hiện chức trách, nhiệm

vụ của cơ quan cấp dưới và người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhànước cấp dưới cũng như nắm được những thông tin, kiến nghị của ngườidân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và củađịa phương từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và chấn chỉnh hoạt độngquản lý nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới

3.3.3 Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng trong hệ thống các cơ quan hành pháp

Các cơ quan thanh tra nhà nước là một trong những cơ quan được giaochức năng phòng, chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước nói chung và

hệ thống hành pháp nói riêng Hoạt động của các cơ quan thanh tra nhànước trong phòng, chống tham nhũng là xây dựng và tổ chức thực hiện cácbiện pháp phòng, chống tham nhũng thể hiện qua việc xây dựng các vănbản trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tự mình ban hành theothẩm quyền các văn bản về phòng, chống tham nhũng; tổ chức thực hiệncác biện pháp phòng ngừa tham nhũng như kê khai tài sản, thu nhập; kiểmtra việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thanh tra, kiểm traviệc công khai, minh bạch tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước;tiếp nhận và giải quyết các tố cáo tham nhũng theo thẩm quyền; thanh tratrách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện các biệnpháp phòng, chống tham nhũng

Ngày đăng: 18/08/2015, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w