•Mộng Bình Sơn là con thứ 13 của một gia đình chức sắc thời Bảo Đại, học đến trung học, nhưng thi tú tài Tây không đậu, ảnh hưởng nhiều nền Tây học, giao du và quan hệ với người Pháp nhi
Trang 2Thuyết Đường Diễn Nghĩa
Người dịch:
Mộng Bình Sơn
Trang 4TÁC GIẢ
TIỂU SỬ
Mộng Bình Sơn sinh năm 1923
Quê quán: Thôn Thọ Sơn, xã Nhơn Thọ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định Mất vào tháng 5 năm 2011, thọ 89 tuổi
Trang 5•Mộng Bình Sơn là con thứ 13 của một gia đình chức sắc thời Bảo Đại, học đến trung học, nhưng thi tú tài Tây không đậu, ảnh hưởng nhiều nền Tây học, giao
du và quan hệ với người Pháp nhiều nên ông rành tiếng Pháp hơn tiếng Hán
•Sinh thời lúc còn trẻ, Mộng Bình Sơn là một chàng trai tài hoa, rất phong lưu
và lãng mạn Người ta biết nhiều về ông với vai trò là một dịch giả
Trang 6Nhưng ít ai biết, trước khi viết văn, ông đã từng làm thơ Mặc dù không có tác phẩm thơ đăng, nhưng thông qua một số tác phẩm sưu khảo và biên soạn về văn học, nghệ thuật; đặc biệt là lĩnh vực thi ca đã cho thấy sự am tường và thẩm thấu của ông đối với thơ
Trang 7Điển hình như:
Khuynh Hướng Thi Ca Tiền Chiến
Thi Ca Bình Dân (Đồng tác giả: Nguyễn Tấn Long) Thi Nhân Việt Nam (Thế hệ 1953-1975)
Nghệ Thuật làm Thơ…
v…v…
Trang 8II SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông có nhiều bút danh: Mộng Bình Sơn, Phan Canh, Phan Cảnh Trung, Phan Hồng Trung, Hồng Trung, Hùng Phương, Nguyễn Quân, Phan Quân…
Trang 9
Hầu như ông đã tham gia hầu hết các lĩnh vực sáng tác, văn học nghệ thuật, phê bình, khảo cứu, biên soạn,sưu tầm, dịch thuật…Đặc biệt, có thể nói ông là một trong những người tiên phong khai sinh ra tiểu thuyết kiếm hiệp ở Việt Nam
Trang 10Thời trẻ, ông còn có tài sử dụng Violon, vẽ truyền thần, họa chân dung và…rất đào hoa với giới giai nhân, chính vì thế mà cuộc đời ông luôn lao đao và chôn chân vì những người phụ nữ
Trang 11Có thể nói rằng: Từ khi vướng vào mối duyên với “Nhị Kiều” năm 1967, cuộc đời ông chỉ có quanh quẩn trong nhà, sáng tác và sáng tác, mọi mối quan hệ bên ngoài hầu như ngưng trệ
Nhất là thời điểm sau năm 1975, đến nổi nhiều tác phẩm của ông bị đổi
tên, thay tác giả, xuất bản lậu; ông cũng không hề biết, thậm chí không cần
biết
Trang 12Năm 1946, ông được theo học lớp đào tạo Tư Pháp tại Bồng Sơn, rồi được
bổ vào làm thẩm phán tại Tòa án tỉnh Phú Yên
Trong một lần tham gia điều tra, xét xử một vụ án làm tiền giả Bị án
là một cô gái trẻ, đẹp, sau khi được tận mắt cô gái diễn lại các công
đoạn làm tiền giả rất tài tình và hấp dẫn Ông vô cùng thán phục Sau
đó, đã tìm mọi cách tháo gỡ, biện hộ cho cô gái được nhẹ tội và giảm
án
Trang 13Nhưng không bao lâu sau đó (năm 1955), ông bị tố giác về tội đồng lỏa và bao che, nghiêm trọng hơn, bị án làm tiền giả lúc ấy là một “Nữ Việt Minh”
Thế là ông bị tước bỏ chức vụ và bị bắt giam vào nhà lao Gia Định
Trang 14Trong thời gian này, Mộng Bình Sơn viết một số bài thơ về thế cuộc Đả phá chế
độ thân Mỹ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, cảnh xương rơi, thịt nát của đồng bào
cả nước, chia sẻ tình cảm và tinh thần bất khuất của những bạn tù…
Trang 15Sau khi được trả tự do (năm 1956), ông về lại Quy Nhơn với những
hy vọng sẽ tìm một công việc nào đó để gởi gắm cuộc đời; nhưng thời thế binh biến, loạn lạc Những người phản kháng, chống đối thời cuộc thì bị tù đày, chết chóc, những người a vua với chế độ thì quay lưng giết hại đồng bào
Trang 16Một phần lớn thanh niên, học sinh hoang mang, hụt hẩng không sự nghiệp, không
lý tưởng… đẩy cuộc đời vào ăn chơi, đua đòi trác táng
Trước một xã hội tối đen, mờ mịt với bao tâm trạng dày vò, bất ổn Không thể gì
khác hơn, Mộng Bình Sơn lại tiếp tục vùi đầu vào ngọn bút và biên soạn “ Tiểu thuyết
xã hội THÁC LOẠN” diễn tả tâm tình của tuổi học sinh ở Qui Nhơn vào thời
1939-1945
Trang 17Tiểu thuyết
xã hội
THÁC LOẠN
Trang 18Sau “Thác Loạn” là bộ tiểu thuyết dã sử
“Bóng hoa rừng” viết về cuộc đời và sự nghiệp
kháng Pháp của Mai Xuân Thưởng trong phong trào Cần Vương của Duy Tân
Trang 19Tiểu thuyết
dã sử
“Bóng hoa rừng”
Trang 20Nhưng hầu hết các tác phẩm Thơ cũng như văn của ông không thể hiện tính sắc bén, quyết liệt, “một mất một còn”…như những tác phẩm của các tác giả đứng trong hàng ngũ Cách mạng.
Cái nhìn của ông đối với giặc Pháp là khẳng định ý chí quật cường của con người Việt Nam, sự tươi đẹp, bình yên của đất nước Việt Nam đang bị Giặc Pháp chà đạp
Trang 21Nhưng với những người Lính Pháp đối với ông là một sự cảm thông, chia sẻ như những người bạn “Cùng khổ” cần phải bao dung độ lượng
Mặc dù Mộng Bình Sơn căm thù giặc Pháp, căm thù chế độ…Nhưng trong thơ ông chỉ kêu gọi lòng yêu nước, vùng dậy, đấu tranh của nhân dân với ý thức
Trang 22Không thể chịu áp bức, không thể làm nô lệ, không thể để mất nước…mà không hề đứng trong
một quan điểm, lập trường chính trị nào để kêu gọi đấu tranh vì lợi ích cho một tổ chức hay đảng phái
Trang 23Một số tác phẩm ông đã dịch
1 Hán Sở Tranh Hùng
Trang 242.Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Trang 253.Xuân Thu Chiến Quốc
Trang 264.Phong Thần Diễn Nghĩa
Trang 275.Diệp Gia Kiếm
Trang 286.Chung Vô Diệm
Trang 297.Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa
Trang 308.Phong Thần Diễn Nghĩa
Trang 31Nội Dung
Thuyết Đường Diễn Nghĩa là một tác phẩm khuyết danh ra đời ở Trung Quốc vào đời Thanh( thế kỷ 17-18) Bản dịch của dịch giả Mộng Bình Sơn
Tác phẩm đã phơi bày những cảnh loạn luân trong cung cấm, thói hoang dâm vô
độ cũng như những hành động tàn bạo của bọn vua quan phong kiến
Trang 32Sau đây là một đoạn clip phim ngắn
về thuyết đường diễn nghĩa
Trang 34Tác giả đã ca ngợi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, tiêu biểu nhất là trại Ngõa
Cương với đám anh hùng hào kiệt như Trình Giảo Kim, Tần Thúc Bảo, Đan Hùng Tín, La Thành, Bá Dương, Từ Mậu Công
Trang 35Thuyết Đường Diễn Nghĩa it nhiều có sắc thái sử thi dân gian phương Đông, sự kiện, hành động khá hấp dẫn:
.Những cảnh uống máu ăn thề của 39 anh hùng nghĩa sĩ ở Dạ Liễu Điếm (Tế Nam)
Cảnh Tần Thúc Bảo đả lôi đài ở Yên Sơn
Chuyện cướp ngục cứu Trình Giảo Kim ra khỏi nhà tù Sơn Đông
Chuyện Uất Trì Cung ra trận cố tình bắt sống hai nữ tướng là Hắc phu nhân và Bạch phu nhân về làm vợ v.v
Trang 36Bên cạnh có nhiều yếu tố huyền ảo, thần kỳ với sức tưởng tượng phong phú
và lãng mạn bay bổng kết hợp với một nghệ thuật phóng đại và lý tưởng hóa các nhân vật tướng lĩnh anh hùng thời ấy
Trang 37Lý Nguyên Bá (con Đường công Lý Uyên) 12 tuổi, đầu nhọn tai rụt, mặt
như ma đói, chân tay khô như củi, sức mạnh lay chuyển được cả một thành trì, hai tay có thể nhắc bổng hai con sư tử bằng đồng, mỗi con nặng 3000 cân, giơ lên hạ xuống 10 lần, sắc mặt không thay đổi Trong trận đánh các phản vương ở
Tự Lãng Sơn, Lý Nguyên Bá đập vỡ sọ 50 viên đại tướng, được xếp đệ nhất anh hùng thời ấy
Trang 38Bùi Nguyên Khánh là ngôi sao Tuân Thiên Thiên Bảo đầu
thai xuống trần làm anh hùng thứ ba thời ấy, "mặt nửa xanh nửa trắng", "mắt sáng như sao", mới 10 tuổi nhưng sức mạnh tựa thiên thần, mang một đôi trùy đồng nặng ngàn cân, sức địch muôn người
Trang 39Thuyết đường diễn nghĩa đã có những thành
công trong nghệ thuật khắc họa một số tính cách nhân vật, một cốt truyện khá hấp dẫn
Trang 40
1.Lê Nguyễn Phương 2.Huyền Thoại
3.Nguyễn Đoàn Hoài Thịnh
4.Ngô Thu Thảo
5.Trần Thị Thảo
6.Đỗ Phương Thảo
7.Nguyễn Thị Thơm
Danh sách nhóm
Trang 41Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe bài thuyết trình của
nhóm !
THE END