- Hàng hóa giá rẻ lên ngôi, hàng hi ệu gặp khó: Những mặt hàng xa xỉ từng được coi là tiêu thụ phổ biến khắp nước Nhật trong những năm trước đó Thế như ng m ọ
5. Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại cách ội chợ triển lãm, qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác.
6.3 Mặt hàng thủy sản:
- Bộ Thương mại dự báo, năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật có thể đạt 750-800 triệu USD và nếu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vẫn duy trì ở mức như hiện nay, thì đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này sẽđạt 1 –1,2 tỷ USD.
- Tôm đông lạnh vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhất Bản, tiếp đến là mực và cá đông lạnh. Theo Bộ thuỷ sản, 9 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 2,3 tỷ USD, trong đó Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất, tiếp đến là Mỹ, Trung Quốc, EU và một số thị trường khác như Nga và các nước Đông Âu.
- Tuy nhiên trong những tháng cuối năm việc 2 doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, Nhật Bản đã ban hành lệnh kiểm tra 50%, tiếp đến là 100% đối với các lô hàng sản phẩm cá mực. Đặc biệt, ngày 25/10 vừa qua, cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản Nhật Bản đã yêu cầu kiểm tra 100% các lô tôm xuất xứ từ Việt Nam.
- Trong khi đó, cơ quan chức năng, bộ máy và kinh phí đều "mỏng", việc giải quyết "bị cấm" cần có giải pháp cứng rắn, quyết liệt hơn: Cần chia quá trình nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến, XK làm ba khâu, đó là: vùng nguyên liệu, chế biến XK và nhập khẩu nguyên liệu. Trong đó, khâu yếu nhất là muối ướp, vận chuyển (ở cả nhập khẩu nguyên liệu và nuôi trồng, đánh bắt) đến nhà máy. Vì vậy, chỉ một mình DN; thậm chí cả ngành thủy sản không thôi, thì không thể ngăn chặn được.
- Giải pháp tổng thể để kiểm soát hiện tương bơm chích tạp chất và dư lượng kháng sinh rất cần làm lúc này là mọi hoạt động ở các khâu trong chuỗi quá trình cần được quản lý, chế tài chặt chẽ, tuyên truyền giáo dục tốt hơn ở mọi ngành, mọi cấp. Bởi
-43-
lẽ, danh mục hóa chất cấm với thủy sản nhưng các ngành khác vẫn "vô tư" cho lưu hành, sử dụng ở những hoạt động khác của đời sống.
- Cần có thái độ dứt khoát đối với những kẻ xấu bơm chích tạp chất (agar), hoặc muối ướp nguyên liệu bằng bột đắng vì đó không còn là hành vi gian lận thương mại mà phải được coi là hành vi nguy hiểm, nghiêm trọng hơn - đó là tội phạm.
- Ngoài ra, Bộ Thủy sản đang tập trung triển khai thực hiện các giải pháp như nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu thủy sản cho một số sản phẩm chính như tôm, cá tra và basa, đồng thời, tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo, tham gia hội chợ quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu