Hệ thống tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Nhật Bản - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh về xuất khẩu.pdf (Trang 34 - 35)

- Hàng hóa giá rẻ lên ngôi, hàng hi ệu gặp khó: Những mặt hàng xa xỉ từng được coi là tiêu thụ phổ biến khắp nước Nhật trong những năm trước đó Thế như ng m ọ

2.4Hệ thống tiêu chuẩn

2. Khó khăn và thách thức:

2.4Hệ thống tiêu chuẩn

Nhiều sản phẩm nội địa và các sản phẩm nhập khẩu vào Nhật đều phải qua khâu kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định. Kiến thức và sự tuân thủ các tiêu chuẩn này có thể là yếu tố quyết định tới sự thành bại của một hợp đồng bán hàng.

Tại Nhật Bản, hiện có hai xu hướng. Một là chủ trương hướng tới nới lỏng các tiêu chuẩn này; và xu hướng khác là điều chỉnh các tiêu chuẩn này sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Một đại lý hay một đối tác của Nhật Bản cần phải nhận thức đầy đủ về một loạt các văn bản pháp luật có thể tác động tới việc bán sản phẩm tại Nhật Bản bao gồm: Luật về quản lý vật liệu và thiết bịđiện, Luật về sự an toàn sản phẩm tiêu dùng, Luật đo lường, Luật về ngành cung cấp khí đốt, Luật về vệ sinh thực phẩm. Luật về sự đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giao dịch khí đốt, dầu mỏ hoá lỏng , luật về những vấn đề dược phẩm, luật về các phương tiện đường bộ .

Mã hiệu tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) “tự nguyện” do METI quản lý phải được áp dụng đối với trên 1.000 các sản phẩm công nghiệp khác nhau gồm trên 8.500 tiêu chuẩn. Sự tuân thủ JIS cũng là yếu tố quan trọng quyết định đối với các công ty trong việc cạnh tranh đấu thầu trong hợp đồng mua của Chính phủ Nhật. Các sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ được đối xửưu đãi theo Điều 26 của Luật Tiêu chuẩn hoá công nghiệp. JIS áp dụng đối với với tất cả các sản phẩm công nghiệp, trừ các sản phẩm chịu sự điều tiết của luật cụ thể của quốc gia hoặc chịu sự điều chỉnh của các hệ thống tiêu chuẩn khác như luật về các vấn đề dược phẩm và các tiêu chuẩn nông nghiệp của Nhật Bản.

Việc áp dụng mã hiệu JAS là tự nguyện, song dán nhãn về chất lượng sản phẩm được sử dụng rộng rãi. JAS được áp dụng cho các mặt hàng như đồ uống, thực phẩm

-35-

công nghiệp, nông - lâm hải sản, các sản phẩm gia cầm, dầu mỡ và các mặt hàng chế biến từ nguyên liệu thô của ngành Nông - lâm nghiệp và thủy sản.

Một phần của tài liệu Nhật Bản - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh về xuất khẩu.pdf (Trang 34 - 35)