Hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản:

Một phần của tài liệu Nhật Bản - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh về xuất khẩu.pdf (Trang 31 - 33)

- Hàng hóa giá rẻ lên ngôi, hàng hi ệu gặp khó: Những mặt hàng xa xỉ từng được coi là tiêu thụ phổ biến khắp nước Nhật trong những năm trước đó Thế như ng m ọ

2.2Hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản:

2. Khó khăn và thách thức:

2.2Hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản:

- Nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ các ngành sản xuất và chế biến trong nước, Nhật Bản áp dụng Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối, Luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Nhật Bản những loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không gây hại cho sức khỏe của con người. Trong đó quy định rõ những loại thực phẩm không được phép nhập vào Nhật Bản bao gồm: (1) các loại thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có chứa các thành phần độc tố; (2) các loại thực phẩm bị thối rữa hoặc bị hỏng; (3) các loại thực phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế biến, công thức chế biến hoặc nguyên liệu chế biến; (4) các loại thực phẩm sử dụng chất phụ gia quá mức cho phép; (5) các loại thực phẩm không kèm theo các chứng từ chứng minh.

- Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra nghiêm ngặt khác mới được nhập khẩu vào Nhật Bản như: không chứa các côn trùng gây bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi, các sản phẩm thịt chế biến như hamberger, xúc xích... trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc. Nhà Xuất khẩu các sản phẩm này cũng phải chứng minh được rằng chúng không gây hại tới toàn bộ thực vật và động vật của Nhật Bản. Nhật Bản còn quy định giấy phép nhập khẩu đối với một số loài cá đánh bắt tại các vùng duyên hải và rong biến ăn được. Ngoài ra, còn có một số ít các mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu theo quy định cua Luật Ngoại thương và Ngoại hối yêu cầu quota nhập khẩu, phải được đồng ý trước cua Bộ trưởng phụ trách chuyên ngành.

-32-

+ Đối với mặt hàng tôm nhập khẩu vào Nhật bản: khi tôm đến cảng, cơ quan giám định sẽ lấy mẫu giám định, thường là một lượng nhỏ trong container. Khi giám định mẫu, cơ quan giám định sẽ xác định loài, phân tích chất phụ gia đã sử dụng, thức ăn nuôi tôm, quá trình nuôi và chế biến,...

Tuy nhiên, lượng mẫu giám định còn phụ thuộc vào lô tôm đó do đơn vị nào xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu đã bị lưu ý (tức đã vi phạm Luật vệ sinh thực phẩm trước đó) thì lượng tôm lấy mẫu giám định sẽ nhiều hơn bình thường. Nếu nhà xuất khẩu vẫn tiếp tục vi phạm thì bị xử phạt ở mức độ nặng hơn, như đình chỉ xuất khẩu trong một thời hạn nhất định (thường là một năm). Quốc gia nào có nhiều nhà xuất khẩu tôm vi phạm Luật vệ sinh thực phẩm thì quốc gia đó có thể bị cấm xuất khẩu tôm vào Nhật Bản.

+ VD điển hình về mặt hàng tôm và mực: Mặt hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ kiểm tra một phần đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% với toàn bộ lô hàng xuất vào Nhật Bản do có dư lượng chất cloramphenicol không được phép có trong thuỷ sản.

Do đó, đã tác động đến uy tín ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, làm tăng chi phí, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá. Bởi trong số 200 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã có 30 doanh nghiệp bị vi phạm quy định của Nhật.

+ Về tăng trưởng dệt may của VN vào thị trường Nhật trong những năm gần đây khá chậm. Hiện giá trị XK của hàng dệt may vào Nhật chỉ đạt khoảng 800 triệu USD, chỉ chiếm 9% thị phần XK của hàng dệt may VN. Để hưởng thuế suất 0%, hàng dệt may XK vào Nhật phải đáp ứng được tiêu chí: phải sử dụng nguyên phụ liệu, vải nhập khẩu từ Nhật Bản, của các nước ASEAN hoặc nguồn vải trong nước sản xuất.

- Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ dệt vải của VN còn yếu, nhiều dự án sản xuất vải chưa đi vào hoạt động. Tiêu chí đối với giày da cũng khá chặt, không được nhập khẩu các bộ phận sản xuất giày từ ngoài khối. Giày da được xem là mặt hàng chiến lược lâu dài của VN tại thị trường Nhật.

-33-

Một phần của tài liệu Nhật Bản - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh về xuất khẩu.pdf (Trang 31 - 33)