Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 119 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
119
Dung lượng
7,48 MB
Nội dung
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 2 Kế hoạch can thiệp Giảm tỷ lệ HS tiểu học mắc cận thị tại trường tiểu học Bát Tràng từ 16% tháng 08/2012 xuống 15% vào tháng 09/2013 Hà Nội, 1/2012 Nguyễn Thu Huyền Nguyễn Thế Duy Nguyễn Anh Thơ Trần Hà Linh Phạm Hồng Tư Cao Ngọc Tân Đoàn Thị Nhung Báo cáo thực địa Nhóm 15 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.Thông tin chung về xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội 3 1.1.Thông tin chung 3 1.2.Thông tin y tế tại xã Bát Tràng 3 2.Phương pháp thu thập thông tin 4 II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 4 1.Các vấn đề sức khỏe tồn tại tại Bát Tràng 4 2.Sử dụng phương pháp Ranking, thu thập ý kiến cộng đồng: 5 3.Chấm điểm theo thang điểm cơ bản BPRS 6 III. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 6 1.Phương pháp thu thập thông tin 6 2.Mô hình khung xương cá 6 3.Phân tích nguyên nhân gốc rễ 8 IV. MỤC TIÊU CAN THIỆP 11 1.Mục tiêu chung 11 2.Mục tiêu cụ thể 11 V. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP 12 VI. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 15 1.KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THEO THỜI GIAN 16 VII. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT 19 1.Mục tiêu giám sát 19 2.Sơ đồ tổ chức giám sát và phối hợp cho chương trình can thiệp 19 3.Chức năng, nhiệm vụ chính của các cơ quan/thành viên trong quá trình giám sát. .20 VIII. KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ 21 1.Mục tiêu 21 2.Các chỉ số theo dõi và đánh giá 22 IX. KẾT LUẬN 30 1.Kết quả thu được về đợt thực địa 30 2.Bài học kinh nghiệm 30 3.Khuyến nghị của nhóm 30 X. PHỤ LỤC 32 PHỤ LỤC I: Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ TYT xã Bát Tràng 32 PHỤ LỤC 3: Bảng lý giải chấm điểm chọn vấn đề ưu tiên theo thang điểm BPRS 39 PHỤ LỤC 4: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu học sinh trường TH và THCS Bát Tràng về vấn đề cận thị 40 PHỤ LỤC 5: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu giáo viên trường TH và THCS Bát Tràng về vấn đề cận thị 42 PHỤ LỤC 6: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh về vấn đề cận thị 44 PHỤ LỤC 7: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu cán bộ y tế về vấn đề cận thị 46 PHỤ LỤC 8 Bảng kiểm trang thiết bị và kết cấu phòng học 47 PHỤ LỤC 9: Ma trận phân tích định tính 49 PHỤ LỤC 10: Bảng lý giải phương pháp tính điểm chọn giải pháp can thiệp 74 PHỤ LỤC 11: Bảng phân tích thuận lơi, khó khăn của các giải pháp được thực hiện 78 PHỤ LỤC 12: PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN 81 PHỤ LỤC 13: Kế hoạch hành động chi tiết 83 Báo cáo thực địa Nhóm 15 PHỤ LỤC 14: Dự trì kinh phí cho kế hoạch can thiệp 105 PHỤ LỤC 15: Bảng kế hoạch thu thập các chỉ số 110 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thông tin chung về xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội 1.1. Thông tin chung Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng nằm cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía đông với tổng diện tích tự nhiên là 164,2 ha được chia làm 2 thôn với 11 xóm. Đây là nơi sinh sống của 2093 hộ gia đình với 8136 nhân khẩu và là nơi cung cấp việc làm cho khoảng 3000-8000 lao động trong và ngoài khu vực, điều này tạo tiền đề thúc đẩy tình hình kinh tế xã hội xã nhưng cũng là một trong những vấn đề khó khăn cho công tác quản lý giám sát dịch bệnh. Về điều kiện kinh tế: Do có đặc thù về nghề làm gốm truyền thống nên xã Bát Tràng có hơn 1000 hộ làm nghề gốm và không có hộ nào tham gia sản xuất nông nghiệp. Kinh tế của các hộ gia đình tương đối đồng đều ở mức khá và chỉ có 0,7% hộ là ở mức nghèo. Hiện cơ cấu kinh tế của xã đang chuyển dịch theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ kết hợp với duy trì nghề truyền thống. Về điều kiện văn hóa, xã hội: Bát Tràng là địa điểm du lịch làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội, nơi có nhiều tuyến đường bộ, đường thủy đi qua như quốc lộ đê sông Hồng, đường 5. Bên cạnh đó, Bát Tràng có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống nhân dân như trạm y tế (TYT), 1 trường mẫu giáo, 1 trường TH, 1 trường THCS và 2 nhà văn hóa thôn. Nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc trong xã, xã đã hoàn thiện hệ thống loa phát thanh với 60 loa, phân bổ đồng đều cho các xóm. Tỷ lệ người dân tiếp cận với kênh thông tin này là 60ty% với các thông tin truyền thông đa dạng nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực y tế. Tuy nhiên do một số người dân thiếu ý thức, một số loa đã bị phá hỏng khiến cho sự truyền thông bị gián đoạn. Các tổ chức xã hội trong xã như Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, hoạt động ổn định trong các chương trình của xã tuy nhiên chưa thực sự tích cực trong các hoạt động nâng cao sức khỏe người dân. 1.2. Thông tin y tế tại xã Bát Tràng TYT Bát Tràng đạt chuẩn quốc gia vào năm 2006 với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trạm hiện có 6 biên chế gồm trạm trưởng là y sĩ đa khoa, 1 nữ hộ sinh, 2 điều dưỡng trung học, 1 dược sĩ trung học và 1 y sĩ y học cổ truyền !"!#$ !%&'( và không cán bộ nào sinh sống trên địa bàn xã. Ngoài ra, hệ thống y tế cơ sở còn có 3 cán bộ y tế thôn đội và 12 cộng tác viên y tế, tuy nhiên trên thực tế các cán bộ y tế thôn đội không tham gia vào các chương trình y tế tại xã và các cộng tác viên y tế chỉ tham gia hỗ trợ TYT trong các đợt khám chiến dịch lớn. Do vậy mà mối liên kết giữa TYT với cộng đồng không được bền chặt vì vậy mà công tác quản lý cơ cấu bệnh tật của TYT chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đặc thù của người dân Bát Tràng là thích khám bệnh ở các bệnh viện lớn, có chuyên khoa sâu nên mặc dù năm vừa qua, TYT có 1735 lượt khám nhưng hầu hết chỉ là bệnh thông thường. Theo “Báo cáo kết quả hoạt động công tác y tế năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012”của TYT xã, các chỉ tiêu của chương trình và mục tiêu y tế quốc gia đều được TYT hoàn thành tốt như chương trình TCMR (cho trẻ em dưới 1 tuổi, tiêm phòng uốn ván cho nữ từ 14-15 tuổi, ) đạt 100%, chương trình vệ sinh môi trường với 100% Báo cáo thực địa Nhóm 15 hộ dân sử dụng nước sạch, 97,5% hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nhóm sinh viên nhận thấy nhiều vấn đề sức khỏe đáng quan tâm chưa được hệ thống quản lý y tế cơ sở báo cáo triệt để như các bệnh không truyền nhiễm, ví dụ như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm làng nghề. Do đó để có thể biết được tình hình sức khỏe thực sự của người dân Bát Tràng, nhóm sinh viên đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin được trình bày dưới đây. 2. Phương pháp thu thập thông tin Quy trình thu thập thông tin của nhóm sinh viên được trình bày trong sơ đồ dưới đây: II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 1. Các vấn đề sức khỏe tồn tại tại Bát Tràng Vì công tác quản lý sức khỏe tại xã Bát Tràng của TYT gặp nhiều khó khăn như đã đề cập ở trên nên nhóm nhận thấy các số liệu thứ cấp thu nhận được là không đầy đủ và có độ tin cậy thấp. Do đó, để thực sự đánh giá được các vấn đề sức khỏe đáng quan tâm nhóm đã có những cuộc phỏng vấn đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và coi đây là căn cứ chính để xác định các vấn đề sức khỏe đang tồn tại ở Bát Tràng. Kết quả của quá trình thu thập thông tin này là các vấn đề sức khỏe như sau: 1. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trên 45 tuổi cao 2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục của phụ nữ từ 15-49 tuổi cao (khoảng 70%) 3. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi cao (87%) 4. Tỷ lệ mắc cận thị ở học sinh trường Tiểu học và THCS Bát Tràng cao và có xu hướng tăng. 1.1. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trên 45 tuổi cao Những thông tin cập nhật nhất về tình hình tăng huyết áp tại xã Bát Tràng được ghi nhận trong Báo cáo Hoạt động chương trình ATVSTP xã Bát Tràng năm 2010 và kết quả khám bệnh cho đối tượng chính sách (có công với cách mạng) vào ngày 16/07/2011 với số người mắc lần lượt là 14 và 17 (17/62 đối tượng khám chính sách). Theo đó, có thể nhận thấy số người mắc bệnh tăng huyết áp là không cao. Tuy nhiên kết quả phỏng vấn nhanh cộng đồng cho thấy tăng huyết áp ở những người từ 45 tuổi trở lên là phổ biến và đáng lo ngại: “bác thấy có khoảng 30% người trong hội bác (800 người) bị và ngay bác cũng đang bị cao huyết áp đây” (Hội trưởng Hội Người Cao tuổi). Vì vậy, tăng huyết áp ở người trên 45 tuổi được nhóm coi là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Kết quả thu thập thông tin Tình hình KT-VH-XH Thông tin về TYT và tình hình hoạt động Các VĐSK tồn tại tại xã VĐSK ưu tiên Nguồn và phương pháp thu thập thông tin Tổng hợp sổ sách, báo cáo từ TYT và các bên liên quan Phỏng vấn cán bộ TYT và các bên liên quan Phỏng vấn cộng đồng Báo cáo thực địa Nhóm 15 1.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục của phụ nữ từ 15 tới 49 tuổi cao (khoảng 70%) Theo Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình xã Bát Tràng năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 và nhận định của cán bộ phòng DS- KHHGĐ tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi từ 15 tới 49 tuổi bị nhiễm khuẩn đường sinh dục cao khoảng 70%. Mặc dù số liệu trên chỉ dựa vào kết quả khám chiến dịch phụ khoa được thực hiện tại xã vào năm 2011 và không đánh giá được tình hình thực tế tại xã nhưng vấn đề nhiễm khuẩn đường sinh dục của phụ nữ từ 15 tới 49 tuổi vẫn được chú ý do nhiều người dân cho rằng vấn đề này trên thực tế là khá nhiều do các nguyên nhân đến từ ô nhiễm làng nghề: “theo cô thấy khoảng 70-75% là bị mặc nhiễm khuẩn sinh sản do chủ quan từ trước, vệ sinh kém, chưa hiểu rõ vấn đề và nguồn nước bẩn không hợp vệ sinh”. 1.3. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi cao (87%) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo Báo cáo thống kê y tế xã phường 12 tháng năm 2011 cao đáng chú ý với khoảng 87% (532 trẻ mắc/ 601 trẻ dưới 5 tuổi). Hơn nữa, qua tất cả các cuộc phỏng vấn nhanh các ban ngành đoàn thể gồm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, Hội Phụ nữ, Hội Cực Chiến binh, cán bộ TYT và đặc biệt là người dân Bát Tràng, nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi đều được đề cập tới như một bệnh thường gặp tại xã: “chúng hay bị ho, sốt, viêm họng,hay phải đi khám”. Vì vậy, vấn đề sức khỏe này được nhóm coi là một trong những vấn đề sức khỏe đáng chú ý. 1.4. Tỷ lệ mắc cận thị học đường ở học sinh Trường Tiểu học và THCS Bát Tràng cao và có xu hướng tăng Theo số liệu của Phòng Y tế Công cộng, TTYT, số liệu và phỏng vấn nhanh các cán bộ TYT và Phòng Y tế tại trường TH và THCS Bát Tràng, xã Bát Tràng là một trong các xã có tỷ lệ cận thị học đường cao nhất huyện Gia Lâm (đứng thứ 2 sau Thị trấn Yên Viên), tỷ lệ cận thị ở cả hai trường trên địa bàn xã cao (khoảng 16% ở trường TH và 37% ở trường THCS) và đang có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là ở các em học sinh lứa tuổi tiểu học. Bên cạnh đó, cộng đồng rất quan tâm tới vấn đề này. Do đó, tật cận thị học đường ở các em học sinh trường tiểu học và THCS Bát Tràng thực sự là một vấn đề sức khỏe nổi cộm. 2. Sử dụng phương pháp Ranking, thu thập ý kiến cộng đồng: Từ 4 vấn đề sức khỏe đã nêu trên, nhóm sinh viên đã sử dụng phương pháp Ranking (xếp thứ tự ưu tiên) để thu thập thêm nhu cầu ưu tiên của cộng đồng. Kết quả phương pháp này cho thấy: 12/29 người chọn tật cận thị học đường là vấn đề ưu tiên số 1, tiếu sau đó là vấn đề hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi (11/29) và cuối cùng là bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi với 6/29 bình chọn. )*+, / *01**23( Từ kết quả này nhóm chấm điểm theo thang điểm cơ bản BPRS để lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên. Báo cáo thực địa Nhóm 15 3. Chấm điểm theo thang điểm cơ bản BPRS VĐSK Phạm vi (A) Trầm trọng (B) Hiệu quả (C) BPRS = (A+2B) x C Lựa chọn ưu tiên Tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh Trường Tiểu học và THCS Bát Tràng cao và có xu hướng tăng 2 4 5 50 1 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc viêm đường hô hấp cấp cao 3 4 2 22 2 Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi phổ biến 1 2 2 10 3 )*4Bảng lý giải chấm điểm BPRS) Như vậy, theo thang điểm cơ bản BPRS, nhóm chọn vấn đề: “Tỷ lệ mắc cận thị học đường ở học sinh trường TH và THCS Bát Tràng cao và có xu hướng tăng” là vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp tại Bát Tràng. III. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 1. Phương pháp thu thập thông tin Nhóm sinh viên đã tiến hành thu thập thêm thông tin định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu các ban ngành đoàn thể có liên quan, phụ huynh, học sinh kết hợp với sử dụng bảng kiểm nhằm xây dựng khung xương cá thực tế về cận thị học đường tại xã Bát Tràng dựa vào phương pháp nhưng – tại sao. ) - $ 5.6*6789%0:!;.8&!%.819<$ !%&*=( - $ 5.6*67>?@%0:!;.8&!%.819<$ !%&*( - $ 5.6*67.A89%0:!;.8&!%.81 9<$!%&*B( - $ 5.6*67$!"!*C( - $/3;*D( - E%F*5GHIG*J( 2. Mô hình khung xương cá Báo cáo thực địa Nhóm 15 7 KHUNG XƯƠNG CÁ Trẻ thiếu kiến thức Tư thế học và sinh hoạt không hợp lý Sử dụng vi tính, ti vi, đọc sách truyện, … nhiều và liên tục Yêu tố hành vi cá nhân Thực hành chăm sóc mắt không tốt Bắt chước bạn bè Thái độ của trẻ chưa đúng Yếu tố môi trường Khả năng tiếp cận dễ dàng với game, truyện,… Môi trường xã hội Nhà trường, giáo viên chưa quan tâm đúng mức Nhà trường Giáo viên thiếu kiến thức Gia đình không có thời gian quan tâm Gia đình Gia đình không quan tâm đúng mức tới trẻ Gia đình giáo dục con không đúng cách Cha mẹ thiếu kiến thức Di truyền Thiếu các chương trình can thiệp, hoặc không hiệu quả Yếu tố sinh học Tỷ lệ mắc cận thị học đường ở học sinh trường TH và THCS Bát Tràng cao và có xu hướng tăng Yếu tố dịch vụ y tế Thiết bị hỗ trợ học tập không đủ tiêu chuẩn Thiếu sân chơi Môi trường vật chất Môi trường học tập Thiết kế phòng học không đạt chuẩn Báo cáo thực địa Nhóm 15 3. Phân tích nguyên nhân gốc rễ 3.1. Thiếu các chương trình can thiệp hoặc can thiệp không hiệu quả Qua phỏng vấn CB TYT về các chương trình can thiệp liên quan YTHD thì cho biết, TYT có chương trình can thiệp được thực hiện mỗi tháng 1 chuyên đề nhưng chỉ dừng lại ở công tác truyền thông “Trạm y tế mình, chị X ý, thì chỉ chủ yếu làm công tác truyền thông cho bên trường học thôi, mỗi tháng 1 chuyên đề…” (CB TYT) riêng về các chương trình cận thị thì ít “những hoạt động về cận thị trường học thì ít lắm cháu ạ”. Kết quả phỏng vấn các em học sinh cho thấy, hoạt động truyền thông hàng tháng này chưa đạt kết quả mong đợi: “lúc chào cờ có nói, tuần trước có bác gì nói về ma túy nói cái gì em quên mất rồi ”(học sinh lớp 3). 3.2. Tư thế sinh hoạt không hợp lý Mặc dù tư thế học sinh được thầy cô giáo trong trường cũng như gia đình nhắc nhở uốn nắn tuy nhiên phần lớn các em học sinh khi về nhà lại thực hiện không đúng với tư thế sinh hoạt hằng ngày “Em hay để báo trên ghế rồi ngồi đọc luôn chứ không để lên bàn” (học sinh lớp 9); “…Cứ ngồi một lúc thì cháu lại cúi xuống, học bao giờ cháu mỏi thì cứ nằm xuống bàn ạ…”(học sinh lớp 4); và nhận xét của phụ huynh “ bọn nó toàn lấy ghế con ngồi sát vào màn hình tivi” (phụ huynh học sinh lớp 6). Khi phỏng vấn các em kết hợp yêu cầu thực hiện tư thế học cũng như sinh hoạt thì nhận thấy các em có những tư thế sinh hoạt không hợp lý như ngồi xem tivi với tư thế nằm, khoảng cách nhìn gần tu 1.5- 2m hay ngồi học thường cúi gục đầu xuống bàn đề viết. 3.3. Sử dụng vi tính, tivi nhiều, đọc sách truyện …nhiều và liên tục Đây là một trong những điểm đáng quan tâm là tại địa phương với số đông phỏng vấn sâu các em học sinh tiểu học cho rằng rất thích và giành thời gian nhiều cho xem tivi, sử dụng máy tính và đọc truyện: “ mỗi ngày em đều xem tivi, khoảng 6 tiếng, những ngày nghỉ là như thế”(học sinh lớp 3A) ; “em hay chơi máy tính với chị khoảng 1- 2h…”(em học sinh lớp 4b); “…hồi hè, em thích đọc truyện tranh buổi sáng vài quyển mới nghỉ…” 3.4. Thực hành chăm sóc mắt không tốt Tiến hành phỏng vấn 9 đối tượng là các em học sinh cho thấy thực hành về chăm sóc mắt của trẻ chưa tốt, mặc dù các em học sinh được hướng dẫn cách chăm sóc mắt bởi các thầy cô giáo ở lớp nhưng ngay chính các thầy cô giáo có những cách chăm sóc mắt trẻ chưa đúng hoặc còn thiếu như: hướng dẫn trẻ nhìn lên mặt trời vào buổi sáng, hướng dẫn trẻ nhìn vào một điểm để điều tiết mắt mà không rõ nhìn với khoảng cách như thế nào . Bên cạnh đó một số em không có thói quen thực hành chăm sóc mắt tốt“em bao giờ mỏi mắt thì nghỉ thôi…” không có bài tập để giảm tình trạng mỏi mắt này. 3.5. Học sinh thiếu kiến thức về phòng chống cận thị Qua phỏng vấn sâu các em học sinh cho thấy, kiến thức về cận thị của các em học sinh hầu như còn yếu, trước khi được khám và thông báo là mình bị cận, các em đều không biết mình bị mắc tật này “…em nhìn lên bảng giờ thấy mờ mờ, không rõ, chứ em không biết là mình bị cận gì…” hay: một học sinh được gọi khám lại cho biết “em có bị cận đâu, tại các cô cứ chỉ xuống cái chữ hàng thứ 4 thứ 5, bé tí ai mà nhìn được” …”, khi được hỏi tại sao em có mặt tại buổi khám lại mắt của công ty kính mắt Sài Gòn có em 8 Báo cáo thực địa Nhóm 15 còn cho rằng: “Em chẳng hiểu vì sao người ta gọi em đi khám, mắt em có 5/10 thì đeo kính làm gì” 9 Lớp 6A-THCS Bát Tràng của sổ bị chắn bởi tường, nhiều đèn hỏng Báo cáo thực địa Nhóm 15 3.6. Thiết bị hỗ trợ học tập không đủ tiêu chuẩn Một trong những vấn đề quan tâm nữa đó là trang thiết bị hỗ trợ cho học tập của các em học sinh không đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Qua các buổi phỏng vấn kết hợp quan sát phòng học tại gia đình nhận thấy một số trang thiết bị như: đèn không đạt tiêu chuẩn với cường độ ánh sáng chói cao“…đèn cháu học khi bật thì nó sáng trưng luôn…không có cái vặn tăng giảm gì đâu ạ” (học sinh lớp 4), qua quan sát bàn học tại gia đình nhận thấy bóng đèn thường sử dụng với hiệu suất từ 65-75W và một số bàn học có kích thước bàn không phù hợp, thấp so với kích thước của học sinh. 3.7. Thiết kế phòng học không đạt tiêu chuẩn Tiến hành kiểm tra các trang thiết bị phòng học tại trường tiểu học bằng bảng kiểm nhận thấy đa phần đều đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên còn một số điểm chưa đảm bảo tiêu chuẩn như: cửa sổ (phía không có hành lang) không có phòng học nào quay về hướng nam, bên cạnh đó cửa sổ lại không phải của kính hoặc cửa chớp mà chỉ là cửa gỗ, dẫn tới không đủ ánh sáng trong phòng học . Không những ở trường, tại phòng học của các em học sinh ở hộ gia đình qua quan sát nhận thấy, phòng có cửa sổ nhưng lại không để bàn học hướng về phía cửa sổ đó mà hầu hết đều hướng vào tường nhà. 3.8. Thiêu sân chơi Trên thực tế tại xã Bát Tràng rất ít khu vực sân chơi, một số sân chơi thì lại không đủ thu hút sự tham gia của trẻ tại khu dân cư, mà thay vào đó phần lớn các trẻ chỉ thích ở nhà để xem tivi hoặc máy tính, đọc truyện…hơn là hoạt động thể chất bên ngoài. 3.9. Gia đình không quan tâm tới sức khỏe trẻ Xã Bát Tràng là xã đang trong quá trình phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ với nghề đặc trưng của vùng là nghề gốm, trên thực tế cho thấy phần lớn các hộ gia đình dành thời gian cho công việc là chính, ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Vì vậy sự nắm bắt thông tin tình hình cận thị của con chưa tốt. “mẹ đi làm bận, bố thì lên trên Hà Nội, nó thì ở nhà xem tivi thả phanh…”(phụ huynh học sinh lớp 6A) hay “…ngày trước không kiểm soát được việc xem tivi của nó, bố mẹ bận đi làm từ sáng đến tối… công việc của bác bận làm nghề gốm, về nhà còn phải làm vườn, cứ chập choạng tối mới về”(phụ huynh học sinh lớp 6B) 3.10. Gia đình giáo dục con không đúng cách Vấn đề giáo dục tại gia đình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần trong việc chăm sóc nuổi dạy trẻ, ngoài việc tạo áp lực học tập cho các em “…bố mẹ hi vọng thi vào lớp chọn của trường điểm cao…”(em học sinh lớp 9) thì nhiều bậc cha mẹ yêu cầu con học nhiều như học thêm, hay muốn cho đọc truyện ở nhà không muốn cho đi ra ngoài… từ đó mà có những cách dạy con dẫn tới nhiều nguy cơ gây cận thị: “lúc chưa cận cháu rất hay đọc truyện, nhất là trong những thời gian hè và ngày nghỉ, mà cô cũng muốn cháu như vậy để nó đỡ ra ngoài nắng ”. 3.11. Cha mẹ thiếu kiến thức về phòng chống cận thị Qua các cuộc phỏng vấn đối tượng là cha mẹ các em học sinh cho thấy hầu hết các các phụ huynh không biết các bài tập về chăm sóc, bảo vệ mắt, bên cạch đó qua phỏng vấn 10 [...]... chống cận thị lên tới 90% vào tháng 09/2013 2 Tăng tỷ lệ HS trường tiểu học Bát Tràng, Hà Nội có thực hành đúng về phòng chống cận thị lên tới 65% vào tháng 09/2013 3 Tăng tỷ lệ PH HS trường tiểu học Bát Tràng, Hà Nội có kiến thức đúng về phòng chống cận thị lên tới 70% vào tháng 09/2013 4 Tăng tỷ lệ GV trường tiểu học Bát Tràng, Hà Nội có kiến thức đúng về phòng chống cận thị lên tới 95% vào tháng. .. 2012-1013 Tỷ lệ học sinh trường tiểu học BT có kiến thức đúng về cận thị Tỷ lệ học sinh trường tiểu học BT có thực hành đúng về cận thị Tỷ lệ giáo viên trường tiểu học BT có kiến thức đúng về cận thị Số học sinh có kiến thức đúng về cận thị trên tổng số học sinh trả lời phát vấn tại trường tiểu học BT Số học sinh có thực hành đúng về cận thị trên tổng số học sinh trả lời phát vấn tại trường tiểu học BT... nhận được sự ủng hộ từ các bên liên quan cũng như các phụ huynh học sinh Bản kế hoạch được xây dựng dưới đây dành cho giai đoạn thứ nhất với đối tượng can thiệp là học sinh trường tiểu học Bát Tràng 1 Mục tiêu chung Giảm tỷ lệ HS tiểu học mắc cận thị tại trường tiểu học Bát Tràng từ 16% tháng 08/2012 xuống 15% vào tháng 09/2013 2 Mục tiêu cụ thể 1 Tăng tỷ lệ HS trường tiểu học Bát Tràng, Hà Nội có kiến... chớp tại trường 86 Tỷ lệ phụ huynh học sinh trường tiểu học BT có kiến thức đúng về cận thị 87 Tỷ lệ học sinh trường tiểu học BT có kiến thức đúng về cận thị 88 Tỷ lệ học sinh trường tiểu học BT có thực hành đúng về phòng chống cận thị 89 Tỷ lệ giáo viên trường tiểu học BT có kiến thức đúng Chỉ số kết quả Số phụ huynh học sinh có kiến thức đúng về cận thị trên tổng số phụ huynh học sinh trường tiểu học. .. BT Số học sinh có kiến thức đúng về cận thị trên tổng số học sinh đang tham gia học tại trường tiểu học BT Số học sinh có thực hành đúng về cận thị trên tổng số học sinh đang tham gia học tại trường tiểu học BT Số giáo viên có thực hành đúng về cận thị trên tổng số học sinh đang tham giảng 28 Báo cáo thực địa về cận thị 90 Tỷ lệ HS TH mắc cận thị tại trường tiểu học BT Nhóm 15 dạy trường tiểu học BT... Tăng tỷ lệ GV trường tiểu học Bát Tràng, Hà Nội có kiến thức đúng về phòng chống cận thị lên tới 95% vào tháng 09/2013 Tăng Nhà trường, cường sự giáo viên quan tâm chưa quan của nhà tâm đúng mức trường và giáo viên Giáo viên kiến thức chưa đầy đủ về phòng chống cận thị Cung cấp bổ sung kiến thức cho giáo viên Mục tiêu chung Giảm tỷ lệ HS tiểu học mắc cận thị tại trường tiểu học Bát Tràng từ 16% tháng. .. đầu vào Số lượng phụ huynh trong danh sách quản lí hành chính và quản lí qua điện thoại của trường tiểu học năm học 2012-2013 Số lượng học sinh tại trường tiểu học BT Tổng số học sinh học tại trường tiểu học BT năm học 2012-2013 Số lượng giáo viên tại trường tiểu học BT Tổng số giáo viên giảng dạy tại trường tiểu học BT năm học 2012-2013 Số lượng lớp học Tổng số lớp học cảu trường tiểu học BT năm học. .. can thiệp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành phòng chống cận thị của không chỉ học sinh trường TH và THCS Bát Tràng mà còn của giáo viên và phụ huynh học sinh; kết hợp với khuyến nghị về cải thiện môi trường học tập và sinh hoạt cho học sinh ở Bát Tràng với mục đích lâu dài là ngăn chặn mức độ gia tăng tỷ lệ cận thị và làm giảm tỷ lệ cận thị tại IV MỤC TIÊU CAN THIỆP Qua quá trình tìm hiểu, nhóm sinh... tổng số học chống cận thị sinh Giải pháp 9: Tổ chức diễn kịch tại trường học kết hợp với trò chơi trí tuệ 61 Số học sinh biết tới chương trình vẽ tranh cổ động về phòng chống cận thị trên Tỷ lệ học sinh biết tới chương trình tổng số học sinh của trường tiểu học Tỷ lệ học sinh hứng thú với kịch hoặc các trò chơi liên 62 Số học sinh hứng thú với kịch hoặc các trò chơi phòng chống cận thị được diễn quan... lời phát vấn tại trường tiểu học BT Số giáo viên có kiến thức đúng về cận thị trên tổng số học sinh trả lời phát vấn tại trường tiểu học BT Tỷ lệ phụ huynh học sinh có kiến thức đúng về cận thị Số phụ huynh có kiến thức đùng về cận thị trên tổng số phụ huynh trả lời phát vấn 9 Số lượng chương trình can thiệp về cận thị tại trường tiểu học BT đã thực hiện hiệu quả 10 Số lượng đơn vị doanh nghiệp có thể . tiêu chung Giảm tỷ lệ HS tiểu học mắc cận thị tại trường tiểu học Bát Tràng từ 16% tháng 08/2012 xuống 15% vào tháng 09/2013. 2. Mục tiêu cụ thể 1. Tăng tỷ lệ HS trường tiểu học Bát Tràng, Hà. thông về phòng chống cận thị cho giáo viên 4 5 20 C Mục tiêu chung. Giảm tỷ lệ HS tiểu học mắc cận thị tại trường tiểu học Bát Tràng từ 16% tháng 08/2012 xuống 15% vào tháng 09/2013. Thiếu các. BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 2 Kế hoạch can thiệp Giảm tỷ lệ HS tiểu học mắc cận thị tại trường tiểu học Bát Tràng từ 16% tháng 08/2012 xuống 15% vào tháng 09/2013 Hà Nội, 1/2012 Nguyễn Thu