1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược

46 482 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 17,74 MB

Nội dung

Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược

Trang 1

BO Y TE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯU THỊ NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC MÁU

TREN THUC NGHI UÙM CUA BA BAI THUOC

ĐÔNG DƯỢC

(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ KHÓA 2004-2009)

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của ThS Nguyễn Thuỳ Dương Tôi xin

được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc sự dạy dỗ và giúp đỡ của các thầy cô

trong 5 năm học đại học, để tôi có được những kiến thức như ngày hôm nay

và cụ thể là qua những kết quả Luận văn này đã phần nào thể hiện

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Ts Vũ Thị Trâm, các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên bộ môn Dược lý Trường đại học Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều

kiện cho tơi hồn thành luận văn này, bên cạnh đó là sự trợ giúp, động viên to

lớn về mặt vật chất cũng như tỉnh thần của gia đình, người thân và bạn bè

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2009 Sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC Trang BRAT VANE cscsesesscissvinsacossesvsseseesconcenarecnedosnenntvnsnnsnsnovcnnsnnsesnensavsvensesdivinie l BE NI LÔNG a ss ad gaaaadaiaaaiỷZŸy-ŸŸyeo 3 1.1LÄTLCƯƠONG VỀ BENH DU eiiiiiiỷeiiŸŸŸeceZ-seee 3 121,)x Ð;11: HÀ HN bacesstegii6iit90380040á68168080a-3061/83.0G08/n030iXGx46iiigdai 2 LÝ ế da giả bệnh BH cua canuaanahitiatiditssecclexggieogiNggayhdaget03sggiwgal 3 11⁄3 Châu: ĐH ẨN caaaaeentoatbigditiiittiirtoilsxaxvg18000800844803101005640v,2u008) 4 114 01 60 HS cceseeenieenecdeesSeebde Seesssiesdtglt6xip0i81083/đ08n05g308A0g0SC5 1.1.5 Thuốc điỀu tF] < c« o6 299v 889939 9 9989 65595897 7

1.2 BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU - 2-2 22 s2S+EEZ Ee£E+zEz z2 13

1.5.1, SỞ HT CƯ ago uá ga oitdnnbbiat0/40066063000896664600614410/030009/08 13

1 Z.3 Thông tín về bn bài thuốc nghiÊn 0ŨNc essaaeaaadiaaodinaasosie 14 PHAN I: NGUYEN VAT LIEU VA PHUONG PHAP THUC

1 -aẽ.—=ốaœs«ắä%ẶẶa{.@ es napa 16

21 NGUVEN VAT TIRG ssinciesiccrrnciommiinncemamnmmnnnnca 16

271 hon et i caccoonsnarmaricattenmren ioe nnmanns 16

S13 Thước ví hữu di THẾ cecbianoiiusodriindteoiksooktsblgtsiSEn l6

Deus Fe A Name 17

„an ÏƑỸ}Ƒ_ƒŸƑ_ 2 svc acs 17

%2 PHƯƠNG PHÁP.NGHIỆN CỨU Ÿsijiiiieciesiieee 17

2.2.1 Đánh giá tác dụng của ba bài thuốc đến nồng độ acid urie máu trên

chuột bình thường - - 5: - 5£ + £E SE +3EEEVEvEEEEErEErzErsrrrxrsrrsrrrvrd 17 2.2.2 Đánh giá tác dụng của thuốc trên mô hình gây tăng cấp acid uric thực

: ——- = .eensersEEeekeeetnnsseesEenniesdbsfEoỷ 19

2.2.3 Xác định độc tính cấp của ba bài thuốc - -< se s-« 2 Í PHAN III: KET QUA THUC NGHIEM VÀ BÀN LUẬN 23

Trang 4

3.1.1 Tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nồng độ acid uric máu trên Suối T10: Khi HH HH cà a see dine ita eee 23

3.1.2 Tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nông độ acid uric trên chuột nhắt gây tăng cấp acid uriC - <©s<csck+ss2s.etk2keressersrxerke 25 3.1.3 Độc tính cấp của ba bài thuốc . - 2 2 52 ©s©2v+x+zzerxrsrrreee 29

k7) 000 .,ÔỎ 30 3.2.1 Về tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nông độ acid uric máu

trên chuột nhắt bình thường . ¿ ¿+ s£*£+£S££1+k££E£Ex£3111571 127307 30

3.2.2 Về tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nồng độ acid uric mắu

trên mô hình gây tăng cấp acid uric thực nghiệm 5c +52 31

3.2.3 Về độc tính cấp của ba bài thu6c csessesssssssrsesssessresseseseeersssereesereeee 35 PHÀN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẮTT - 55552 36

41 KET LUAN woniaicnsincnccmnmnunmninnnncatimancmamenccnacn: 36

4.1.1 Tac dung cua ba bai thuốc đông dược đến nồng độ acid uric máu trên CN B11h THỜ HD vuáucdeiGddetái016206003640,4i6iG140810048838ngangggtgsetA0lsagssaa 36 4.1 2 Tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nông độ acid uric máu trên chuột gây tăng cấp acid uric máu băng kali oxonat - - 36

ä.] 3 Bóc th cầu Giìá bạ Bài THÔ sáccocoainGtdooddovanotdadilGuecsidibssea 36 An TH TL ciSiiiissssssenssikeeessske ÔLacuoelixssaesiasiitussosdds 37

Trang 6

DAT VAN DE

Gút là bệnh khớp do rối loạn chuyền hóa purin mà nguồn gốc từ việc tiêu hủy các acid nhân purin của tế bào hoặc giảm bài xuất acid uric trong nước tiêu dẫn đến tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu với nòng độ trên

7,0 mg/dl ( trén 416 pmol/l) [15],[23] Bệnh lý bệnh gút có liên quan chặt chẽ

đến chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt

Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh gút khoảng 0,3% dân số người lớn Việt

Nam Chất lượng cuộc sống tăng, tăng tiêu thụ bïa rượu, tăng sử dụng thức ăn giầu purin, protein [24], gia tăng các bệnh chuyên hóa (đái tháo đường, rồi

loạn lipid máu, tăng huyết áp ) và béo phì, kèm theo giảm các hoạt động thể

thao là nguyên nhân gia tăng tỉ lệ mắc bệnh

Hiện nay, thuốc điều trị bệnh gút có hai nhóm thuốc là y học hiện đại và y học cỗ truyền Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú và nền y học cô

truyền phát triển mạnh mẽ nên giá thành thuốc y học cô truyền thấp Mặt khác

tác dụng không mong muốn của thuốc đông dược ít, nếu có thì tác dụng yếu và ngày càng nhiều các nghiên cứu về tác dụng dược lý của vị thuôc được công bó nên thuốc đông dược rất được chú trọng

Trong điều trị bệnh gút, thuốc y học cô truyền được sử dụng rất nhiều Dược liệu hay sử đụng thường có tác dụng chống viêm giảm đau như: thương truật, hy thiêm, ngưu tất Hiện nay một số thuốc cô truyền đã được chứng minh là có tác dụng hạ acid uric máu đã và đang có ứng dụng phổ biến để điều bệnh gút như: Nguyễn Thị Hòa đã chứng minh về tác dụng hạ acid uric máu của bài thuốc đông được GTC [14] và bài thuốc “Nhị diệu hoàn” của các tác giả Trung Quốc [31]

Trang 7

“ Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm cúa ba bài thuốc đông dược.”

Với mục tiêu:

- Xác định được ảnh hưởng của ba bài thuốc đông dược đến nông độ

acid uric mau trên thực nghiệm

Trang 8

PHAN I

TONG QUAN 1 1 DAI CUONG VE BENH GUT

1.1.1 Dinh nghia

Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa (thường gặp ở nam giới, tuổi trung

niên) gồm một nhóm các rồi loạn xảy ra đơn độc hay kết hợp [24]:

(1): tang acid uric mau

(2): cơn viêm khớp, đơn khớp điền hình, cấp tính

(3): lắng đọng sạn của tinh thể urat trong ở trong và xung quanh các khớp (4): lăng đọng khoảng kẽ và các tinh thể urat ở nhu mô thận

(5): sỏi tiết niệu

1.1.2 Cơ chế bệnh sinh

Tăng acid uric máu kéo dài là cơ chế bệnh sinh chủ yếu gây gút Lượng

acid uric trong máu tăng cao trên 7 mg/dl hay tong lugng acid uric co thé

tăng Khi đó cơ thể có một loạt phản ứng thích nghỉ nhằm giảm acid uric máu

bằng cách tăng bài tiết qua thận, gây lắng đọng acid uric ở một số tổ chức, cơ quan (thận, sụn khớp, tim ) dưới dạng tính thể acid uric hay tinh thé urat

monosodic [8],[34] Su lang dong cac tinh thé nay tao thanh cdc u cuc (goi là

hạt tophi) kích thước to nhỏ khác nhau và theo thời gian sẽ dẫn đến sự biến đổi hình thái học các tỗổ chức này

Các tinh thể urat lắng đọng trong dịch khớp tạo thành các dị vật vi tinh thể nhỏ kích thích đại thực bào sẽ dẫn đến một loạt các phản ứng:

- Hoạt hóa yếu tô hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây

viêm kininogen và kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng

viêm ở màng hoạt địch |

Trang 9

viêm, thực bào các vi tinh thé urat rồi giải phóng các enzym tiêu thể của bạch

cầu (lysozim), các gốc tự do có nguồn gốc từ oxy, chuyển hóa leukotrien, prostaglandin, collagenase, protease Theo thời g1an, các tế bào đơn nhân thực bào thay thế cho bạch cầu đa nhân, chúng sẽ giải phóng ra prostaglandin E2, các enzyme từ lysosom, các yếu tố hoại tir a — interleukin IL-1, IL-6 Ching

đều là tác nhân gây viêm rất mạnh

Các phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyên hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ, làm giảm pH, tăng urat lắng đọng và phản ứng viêm ở đây sẽ trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài

Các yếu tố đó duy trì phản ứng viêm màng hoạt dịch và các thành phan của bao khớp, gây ra các biểu hiện lâm sàng của đợt viêm khớp cấp tính do gút [8]

1.1.3 Chan doan

Để chuẩn đoán bệnh chính xác các thầy thuốc cần dựa vào cơ địa, các u

cục quanh khớp và vành tai, chứng viêm đa khớp, nồng độ acid uric máu và tìm thấy tinh thé acid uric trong dịch khớp, dựa vào các hình ảnh khuyết

xương trên phim X quang [23| Trên thế giới, hiện nay có một số tiêu chuẩn đã và đang được vận dụng như: Rome 1963, New York 196ó (Việt Nam dựa vào tiêu chuẩn này để chuẩn đoán bệnh gút), Bennett va Wood 1968, Wallace-Robinson 1977 [1]

Tiến triển bệnh phụ thuộc nhiều vào chẩn đoán và điều trị Chân đoán

đúng, điều trị kịp thời sẽ giúp hầu hết các bệnh nhân gút duy trì bệnh lâu dài

với các triệu chứng nhẹ, không tiến triển đến giai đoạn mạn tính và tránh được các nguy cơ, biễn chứng bệnh gút mang lại [18]

Một số chân đoán trong cơn gút cấp va gut mạn tính Chắn đoán phân biệt

Trang 10

nhiễm khuẩn hóa, viêm tổ chức liên kết dưới da, thấp tim

Gút mạn dễ nhầm bệnh giả gút (viêm khớp do tỉnh thể canxi

pyrophosphate), tăng acid uric máu đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận), viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp

sưng đối xứng), bệnh phong thể củ cũng dễ nhằm hạt tophy [18],[34] Cận lam sang voi gut man [8]

- Xét nghiém:

+ Máu: tốc độ máu lắng tăng trong đợt tiến triển của bệnh; acid uric mau tang trén 7 mg™ (trén 416 pmol/l)

+ Niéu: acid uric niéu trong 24 gid tang nhiéu trong gut nguyén phat va

giảm rõ với gút thứ phát sau bệnh thận

+ Chọc dịch khớp: có biểu hiện viêm rõ rệt (lượng muxim giảm, bạch

cầu tăng nhiéu) va thay tinh thể urat monosodic nằm trong hoặc ngoài tế bào - X quang:

Dấu hiệu quan trọng nhất là khuyết xương ở các đầu xương như xương đốt ngón chân, tay; xương bàn tay, chân; đôi khi ở cỗ tay, chân, khuỷu và gối

+ Giai đoạn sớm: không có biến dạng

+ Giai đoạn muộn: có hiện tượng hủy khuyết các đầu xương tạo nên hình móc, hình bát sà mâu (do hiện tượng lắng đọng acid urie ở sụn khớp và phá hủy xương)

1.1.4 Điều trị

1.1.4.1 Mục tiêu điều trị

Mục tiêu điều trị gút bao gồm điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp và

điều trị cơ bản (giảm acid uric mau dé dy phòng tái phát con gut, phòng lắng

đọng urat trong các tô chức và phòng ngừa các biến chứng) [7] Cụ thé la:

- Giảm đau, giảm viêm để chấm dứt cơn gút cấp một cách nhanh

Trang 11

- Duy trì nồng độ acid uric máu ở mức bình thường để không tái phát viêm khớp

- Ngăn ngừa sự lắng dong tinh thé acid uric trong khớp

- Phòng ngừa các bệnh có nguy cơ gây bệnh gút như béo phì, tăng

triglycerid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường

- Bảo vệ thận khỏi sỏi thận và suy giảm chức năng thận

1.1.4.2 Nguyên tắc điều trị

Mỗi bệnh nhân có một phác đồ điều trị khác nhau nhưng đều tuân theo

nguyên tắc điều trị chung:

- Chống viêm khớp trong các cơn gút cấp (colchicin, các thuốc chống viêm không steroid, glucocorticoid) [9],[34]

- Dự phòng những cơn viêm khớp cấp tái phát (colchicin)

- Ha acid uric mau (diéu trị nguyên nhân bằng chế độ ăn, sử dụng thuốc

giảm tổng hợp hoặc tăng đào thải, tăng tiêu acid uric) Đồng thời điều trị các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn máu mỡ, béo phì

Không bao giờ bắt đâu điều trị đồng thời cả viêm khớp cấp và điều trị

tăng acid uric máu Cần tách biệt điều trị viêm khớp cấp trước, sau khi tình

trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc để điều trị

làm hạ acid uric máu đề tránh các cơn cấp do sự huy động các urat [7].[23] 1.1.4.3 Các phương pháp điều trị

Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp và phương

pháp dùng thuốc điều trị an toàn, hợp lý, có hiệu quả

e Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong ồn định nồng độ acid

Trang 12

thải acid uric qua đường niệu) Kiêng bia rượu và các chất kích thích như ớt, cà phê Uống nhiều nước (2 lít/ngày) nhất là nước khoáng có chứa nhiều bicarbonat, nếu không có thể uống dung dịch natri bicarbonat 3 % [8]

Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gút cũng cần một chế độ sinh hoạt

hợp lý tránh các nguy cơ có thê làm xuất hiện bệnh như làm việc quá sức, bị

nhiễm khuẩn cấp, hạn chế stress, đồng thời lưu ý khi sử dụng thuốc Khi khớp bớt viêm phải cử động khớp thường xuyên để tránh cứng khớp, cơ bắp và gân ở xung quanh

e Dùng thuốc

Thuốc điều trị nhằm ba mục đích: ức chế phản ứng viêm, giảm sản sinh

acid uric, tang thai acid uric

- Cơn gút cấp tính: sử dụng thuốc colchicin, các thuốc giảm đau chống viêm không sterotid, corticosteroid [23],[34]

- Gút mạn tính: dùng thuốc hạ acid uric máu để duy trì nồng do acid uric mau trong pham vi an toan

- Loại bỏ tophy: uống thuốc điều trị gút có thể giảm và ngăn ngừa các u cục Cần phẫu thuật loại bỏ khi u cục quá lớn ảnh hưởng tới chức năng hay

chèn ép gây biến chứng như: u cục gây đe dọa hoại tử da và vỡ u cục, biến

dang các khớp, chèn ép thần kinh, mạch máu, gân cơ

1.1.5 Thuốc điều trị

1.1.5.1 Thuốc điều trị theo y học hiện đại

e_ Thuốc chống viêm, giảm dau - Colchicin

Colchicin là thuốc phố biến nhất cho đến nay được dùng để điều trị

triệu chứng viêm khớp trong cơn gút cấp

+ Tác dụng và cơ chế tác d tụng

Trang 13

cấp

Cơ chê tác dụng của colchicin là làm giảm sự đi chuyền của bạch cầu,

giảm sự tập trung bạch cầu ở ỗ viêm, ức chế hiện tượng thực bào các tinh thé

urat, do đó kìm hãm sản xuất acid lactic, giữ t pH tại chỗ được bình thường (vì

pH là yếu tố tạo điều kiện cho tỉnh thể urat lắng đọng ở các khớp) Colchicin

không có tác dụng lên sự đào thai acid uric [4],[22] + Áp dụng điều trị |

Colchicin được chỉ định trong cơn gút cấp, dự phòng cơn gút cấp ở bệnh nhân gút mạn và được sử dụng như một test thăm dò trong chân đoán viêm khớp do gut [4],[22]

+ Tác dụng không mong muốn

Thường gặp là roi loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy Ngoài ra gây mé day, phat ban dang sởi, giảm bạch cầu, tiểu cầu, rối loạn thần kinh cơ Liều cao gây ức chế tủy xương, viêm dây thần kinh ngoại biên, độc với øan, thận, gây đông máu rải rác, rụng tóc, giảm tinh trùng [4].[6]

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) + Tac dung va co chế tác đụng [6]

Giảm đau: các thuốc đều có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa, vị trí tác

dụng là ở các receptor cảm giác ngoại vi Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là đau sau viêm Cơ chế giảm đau là giảm tổng hợp prostaglandin Fạ, làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thân kinh cảm giác với các chất gây đau của phan tmg viém nhu: bradykinin, serotonin

Chống viêm: NSAIDs ức chế COX, ngăn tổng hợp prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó làm giảm quá trình viêm Ngoài ra,

các thuốc còn đối kháng với hệ enzyme phân hủy protein, ngăn cản quá trình

biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng tác dụng của các

Trang 14

ứng động bạch cầu, ức chế sự di chuyền của bạch cầu tới ô viêm +: Ap dung diéu tri

Thuốc có tác dụng tốt trong điều trị cơn gút cấp Không nên dùng

NSAIDs khi có tổn thương thận (nguy cơ đái máu, tăng creatinin máu) Nếu

bắt buộc dùng phải đùng, cần phải theo dõi sát chức năng thận

Trong điều trị gút, NSAID hay được sử dụng là indomethacin Tránh uống aspirin vì có thể gây ra thay đổi nồng độ acid uric máu và làm bệnh nặng hơn Không dùng aspirin phối hợp với các thuốc điều trị gút vì làm giảm

tác dụng của các này khi dùng đồng thời [22].[34I]

+ Tác dụng không mong muốn

Loét da dày- tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa, ức chế nước và điện

giải, tăng K” máu, suy thận Tác đụng không mong muốn khác: kéo dài thời

gian chảy máu, hen phế quản, đau đâu, ù tai, gây quái thai, chậm chuyển da [4]

- Thuốc chồng viêm glucocorticoid + Tác dụng và cơ chế tác d ung

Glucocorticoid cé tac dung ngay ở giai đoạn đầu của quá trình viêm

Thuốc làm tăng lipocortin là chất ức chế enzyme phospholipase A;, làm giảm

tổng hợp prostaglandin gây viêm Ngoài ra, thuốc còn ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để khởi phát phản ứng viêm Vì vậy, thuốc có tác dụng chóng viêm do mọi nguyên nhân (cơ học, hóa học, miễn dịch và nhiễm khuẩn) [4].[5],[6]

ACTH (hormon adrenocorticotropic) va cortison làm tăng sự bài xuất acid urie ra nước tiểu [4]

+ Ap dung diéu tri

Glucocorticoid duge ding dé diéu tri git ở bệnh nhân không thê uống

Trang 15

+ Tác dụng không mong muốn

Glueoeorticoid gây suy thận cấp khi dùng liều cao kéo dài, gây xốp xương đặc biệt ở phụ nữ sau mạn kinh, gây nhiễm trùng (do tác dụng ức chế miễn dịch) Thuốc còn có thể gây loét dạ dày- tá tràng, chậm lớn ở trẻ em, hội chứng Cushing, tăng cân, tăng huyết áp, biến đổi tâm thần, bất thường về thê dịch và điện giải [4],[6] Thuốc giảm viêm nhanh nhưng hết thuốc thì khớp

viêm trở lại, mặt khác làm tăng nông độ acid uric máu Vì vậy nên hạn chế

dùng nhóm thuốc này, chỉ ding khi bệnh nhân không đáp ứng với colchicin, NSAIDs va dung ngắn ngày [7]

e Thuốc hụ acid uric máu

Nhóm thuốc hạ acid máu gồm:

- Thuốc làm tăng thải acid uric qua thận

- Thuốc làm giảm tổng hợp

- Thuốc làm tiêu acid uric trong máu

Trên thực tế, chủ yếu dùng các thuốc tăng đào thải acid uric

(probenecid, sunfinpyrazon), thuốc giảm tổng hợp acid uric máu (allopurinol) Thuốc được chỉ định sau khi cắt cơn gút cấp, dùng lâu dài có thể làm cho các

tophy nhỏ lại hoặc mất đi [8], các khớp đỡ cứng hoặc trở lại bình thường, hạn

chế được tiến triển xấu của suy thận, giảm các đợt viêm khớp Thuốc dùng lâu

dài, liên tục, không ngắt quãng để đảm bảo giảm mức acid uric mau tới mức bình thường trong thời gian đài và đảm bảo không có lắng đọng acid uric ở các cơ quan Cần theo dõi nồng độ acid uric máu, lượng acid uric niệu và điều chỉnh liều để duy trì, giữ nồng độ acid uric trong máu < 6,0 mg/dl [7]

- Thuốc làm giảm tong hop acid uric (allopurinol)

+ Tác dụng và cơ chế tác dụng

Allopurinol là một chất ức chế enzym xanthin oxidase, ngăn cản sự tổng hợp acid uric từ hypoxanthin và xanthin nhờ đó mà giảm nồng độ acid uric

Trang 16

máu Ngoài ra, thuốc làm tăng bài xuất các tiền chất của acid uric qua nước

tiểu, do vậy có tác dụng hạ thấp nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu

đồng thời ít gây cơn đau thận Allopurinol chuyển hóa tạo thành oxypurinol còn hoạt tính như allopurinol [6]

+ Ap dung diéu tri

Thuốc ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân gút mạn [6]

+ Tác dụng không mong muốn

Kích thích tiêu hóa, độc với gan, đị ứng da, mày đay, viêm kẽ thận, có thé gặp cơn gút cấp ở giai đoạn đầu điều trị Các tác dụng không mong muốn

này có thể khắc phục bằng cách dùng kết hợp với colchicin hoặc các thuốc chống viêm khác [6],[34]

-Thuốc tăng thải acid urie (probenecid sulfinpyrazon)

Dùng cho người đị ứng hoặc không dung nạp allopurinol [34] + Tác dụng và cơ chế tác dụng

Ở liều điều trị thuốc có tác dụng tăng thải trừ acid uric (ngược lại, liều thập làm giảm thải acid uric)

Cơ chế: thuốc ức chế cạnh tranh hệ vận chuyên anion gây ức chế tái

hap thu acid uric ở ống thận, làm tăng thải trừ acid urie qua nước tiểu Khi nông độ acid uric trong máu giảm, các tỉnh thể urat lắng đọng ở các khớp sẽ

tan ra và trở lại máu rồi thải trừ dần ra khỏi cơ thể [6]

+ Ap dung diéu tri

Điều trị bệnh gút mạn đã có tốn thương mô

Các thuốc này không có tác dụng giảm đau và chéng viêm nên thường được phối hợp với colchicin và các thuốc chống viêm khác [6],[34]

+ Tác dụng không mong muốn

Hiện tượng tăng nhạy cảm thuốc, biểu hiện bang sốt, phát ban và cố những tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa Hiếm gặp là sỏi thận

Trang 17

hoặc cơn đau quặn thận, dị ứng và buồn ngủ [6]

- Thuốc phân hủy acid uric máu (Uricozym) + Tác dụng và cơ chế tác dung

Thuốc làm giảm acid uric máu rất mạnh Day là một men urat oxydase được chiết xuất từ nắm aspegilus flavus có tác dụng làm thoái giáng acid uric

thành allantoin [7],[34] Allantoin có độ hòa tan gấp 10 lần so với acid uric va

dễ dàng được thận đào thải Uricozym làm giảm acid uric rất mạnh Dùng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1000 — 2000 đơn vị/ngày [71

Thuốc còn được ứng dụng để định lượng nồng d6 acid uric trong mau 1.1.5.2 Thuốc điều trị theo y học cố truyền

Trong y học cổ truyền, bệnh gut đã được biết đến với tên gọi bệnh “thống phong” thuộc phạm vi chứng tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị tắc nghẽn, đau nhức, vận động khó khăn) Nguyên nhân thống phong là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí

huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu

kinh lạc, bệnh lâu ngày tà khí xâm nhập vào sâu bên trong xương gây tồn thương tạng phủ, chức năng khí huyết tân dịch rỗi loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các cục đàm đọng lại quanh khớp, dưới da dạng những khối u gọi là thống phong thạch (đá thống phong) Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến

dạng các khớp và tái phát nhiều lần

Trang 18

- Khứ phong thấp, thanh nhiệt

- Khứ phong thấp tăng cường gân cốt Một số bài thuốc điều trị thông phong [2],[101

- Thống phong hoàn (bạch chỉ, đào nhân, hoảng bá, hồng hoa, xuyên

khung, khương hoạt, thần khúc, nam tỉnh, phòng kỷ, quế chỉ, thương truật, uy linh tiên): trị thơng phong hồn, toàn thân đau nhức

- Độc hoạt kí sinh thang (độc hoạt, tang kí sinh, đỗ trọng, phòng phong): trừ phong thấp, giảm đau, bổ khí huyết, bỗ can thận

- Quyên tý thang (khương hoạt, độc hoạt, quế tâm, tần giao, đương quy, xuyên khung, cam thảo, hải phong đẳng, tang chi, nhũ hương, mộc hương): trừ phong thấp, ích khí giảm đau, điều trị đau thần kinh ngoại biên, đau cơ vùng vai, lưng gáy, chân tay co rút do lạnh

- Tứ diệu tán (bạch giới tử, thương nhĩ, dương giác, uy linh tiên): thông

phong ở chân

- Đại định phong hoàn (bạch chỉ, hạnh nhân, thương truật, bán hạ, thảo ô, xuyên ô): trị chứng phong thấp đau nhức (thống phong) các xương khớp

- Phòng kỷ thang (phòng kỷ, bạch truật, sinh khương, bạch linh, cam

thảo, ô đâu, quế chỉ): trị viêm khớp sưng đau

- Thượng trung hạ thông dụng thống phong dương: trị thống phong, toàn thân đau nhức

- Các thang khác: thần ứng hoàn, cầu tích hoàn

1.2 BÀI THUÓC NGHIÊN CỨU

1.2.1 Cơ sở nghiên cứu

Cơ sở nghiên cứu tác dụng dược lý của các bài thuốc đông dược này dựa theo các thuốc y học cổ truyền với các phương thuốc cổ phương, cổ

phương gia giảm, thuốc gia truyền, tân phương và các kinh nghiệm của dân

gian trong điều trị bệnh lý thống phong Kết hợp với những tác dụng được lý

Trang 19

mới được nghiên cứu của bài thuốc và vị thuốc trong bài thuốc

Các bài thuốc này được nghiên cứu dựa trên tác dụng dược lý làm giảm

nông độ acid uric máu của bài thuốc “nhị diệu hoàn” trên thực nghiệm của

các tác giả Trung Quốc [31]

1.2.2 Thông tin về ba bài thuốc nghiên cứu

« Bài thuốc 1 (BTI)

- Thành phần [2],[1 1],[16],[19]

+ Hoàng bá (Cortex Phellodendri): vỏ thân, vỏ cành cạo sạch vỏ ngồi phơi hoặc sây khơ của cây Phellodendron amurense hoặc Phellodendron chinense, Ho Cam Rutaceae

+ Thương truat (Rhizoma Atractylodis): than ré phoi hay say khé của cây Atractylodes lancea hoac Atractylodes chinense Ho Ciuc Asteraceae

- Cong dung [2]

Thanh nhiệt, táo thấp Thấp nhiệt đi xuống gây ra một số chứng bệnh

như bệnh cước khí, đau buốt khớp thắt lưng, đầu gối, khí hư, đái buốt đục Bài thuốc dùng chữa chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu

Hoang ba vi dang tinh han, dua ta đi xuống vào kinh can thận, hạ tiêu

và thanh nhiệt giải độc ở hạ tiêu; thương truật vị cay đẳng ôn táo thấp có tác dụng đến tỳ vị, táo thấp kiện tỳ Hai vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt rất tối

- Cách dùng

Thuốc tán bột mịn trộn đều, ngày 2 lần, mỗi lần uống §-l2g với nước sôi để nguội hoặc rượu, nước gừng hoặc làm thuốc thang Tùy tình hình bệnh lý có gia giảm hoặc không có gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác [16] e Bài thuốc 2 (BT2)

- Thành phần [2],[1 1]

+ Hoang ba (Cortex Phellodendri) + Thương truat (Rhizoma Atractylodis)

Trang 20

+ Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis): than ré phoi hay say khô của

nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax glabra Ho Khuc khac

Smilaceae

- Công dụng

Khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt giải độc Hiện nay được nhân

dân ta dùng tây độc cơ thể, bỗ dạ dày, khỏe gân cốt, chữa đau khớp xương

Chữa chứng thấp gỗi căng chân, bàn chân sưng đau nóng đỏ và bệnh đái hạ

đo thấp nhiệt khí hư ra nhiều màu vàng đặc ngứa

e Bài thuốc ba (BT3) - Thành phân

+ Hoang ba (Cortex Phellodendri) + Thuong truat (Rhizoma Atractylodis)

+ Hy thiêm thảo (##erbz Siegesbeckiae): toàn bộ phần trên mặt đất say khô của cây Siegesbeeckia orientalis Họ Cúc Asteraceae [10].[đỗ tất lợi]

- Công dụng

Trừ phong tháp, lợi gân cốt, bình can tiêm dương, an thân, sát khuẩn, giải độc Dùng trong bệnh phong thấp, đau mỏi lưng gối khớp, chân tay tê dai, suy nhược, mat n gủ, sốt rét

Trang 21

PHAN II

NGUYEN VAT LIEU VA PHUONG PHAP THUC NGHIEM

2.1 NGUYEN VAT LIEU

2.1.1 Thuốc nghiên cứu

- Dược liệu hoàng ba (Cortex Phellodendri), thuong truat (Rhizoma Atraetylodis), thổ phục linh (Rhizoma Smilacis glabrae), hy thiém thảo

(Herba Siegesbeckiae) do Viện Y học cỗ truyền quân đội cung cấp

- Cao dược liệu: dược liệu được chiết với dung môi phù hợp, cô dịch

chiết đến tỉ lệ thích hợp để được cao lơng

+ Hồng bá, thương truật, hy thiêm: chiết bằng nước + Thổ phục linh: chiết bằng cồn 70”, bốc hơi hết dung môi

- Các bài thuốc ở đạng phối hợp cao lỏng Tỉ lệ phối hợp tính theo khối lượng dược liệu khô

+ Bài thuốc 1 (BTI): Phối hợp cao lỏng hoàng bá và cao lỏng thương

truat (1:1)

+ Bài thuốc 2 (BT2): phối hợp cao lỏng hoàng bá, cao lỏng thương truật và cao long thd phuc linh (1:1:1)

Trang 22

2.1.3 Động vật thí nghiệm

Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, trọng lượng từ 18 - 22g,

khỏe mạnh do Viện vệ sinh dịch tễ trung ương cung cấp 2.1.4 Thiết bị và dụng cụ

- May sinh héa TC 84 Plus do Teco Diagnostics cung cap

- Máy ly tâm cao tốc K centrifuge (Harmonic series)

- Các thiết bị và dụng cụ dùng trong lấy mẫu và xét nghiệm

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Đánh giá tác dụng của ba bài thuốc đến nông độ acid urie máu trên chuột bình thường

e Bồ trí thí nghiệtm

Chuột nhắt trắng được nuôi ổn định với điều kiện phòng thí nghiệm, được chia ngẫu nhiên thành các lô: - Lô chứng: dùng nước cất - Lô đôi chiếu: dùng allopurinol - Các lô thử: + Lô thử 1: dung BT1 + Lô thử 2: dùng BT2 + Lô thử 3: dùng BT3

Chuột được uống nước hoặc uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất

định trong vòng 5 ngày liên tục Trước khi dùng nước hoặc thuốc 1,5 giờ chuột không được cho ăn nhưng được cho uống nước bình thường

Ngày thứ năm, cho chuột uống thuốc hoặc nước lần cuối cùng, 2 giờ

sau tiến hành lẫy máu Để máu lắng tự nhiên ở nhiệt độ phòng 1 giờ trước khi đem ly tâm lấy huyết thanh Bảo quản huyết thanh ở nhiệt độ -20°C trước khi

xác định nông độ acid uric máu bằng phương pháp enzym

Trang 23

Phương trình phản ứng:

Uricase

Acid uric + Oz +2 HQ - + Allantoin + CO, + HO,

Peroxidase

2 H,O, + 4— Aminoantipyrin+ DHBS > Chromogen + 4 HạO Nguyên tắc định lượng acid uric bằng phương pháp enzym: Dưới tác dụng của enzym uricase, acid uric được phân hủy thành allantoin va hydrogen peroxid Hydrogen peroxid phản ứng với 4— amino — antipyrin va acid 3,5 — dicloro — 2 — hydroxybenzen sulfonic (DHBS) thành chromogen Chromogen hấp thụ ở bước sóng 520 nm UV — VIS Xác định nồng độ acid uric thông qua nông độ hydrogen peroxid

Quy trình tiến hành thí nghiệm được mô tả ở so’ dé 2.1

4 ngày ngày thứ năm

Nhị] ăn Uống thuốc Lay máu

Uống thuốc |

hàng ngày Ÿ 1,5 giờ | 2 giờ |

| |

Sơ đồ 2.1 Quy trình thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của thuốc đến nông độ acid uric máu trên chuột bình thường

e Chỉ tiêu theo dõi

- Nông độ acid uric máu chuột thực nghiệm

Trang 24

- Tỉ lệ giảm nồng độ acid uric máu của lô thử so với lô chứng

I(%)= FC x 10

Trong đó: Cc: nồng độ acid uric máu của lô chứng Ct: nồng độ acid uric máu của lô thử

I(%): tỉ lệ giảm nồng độ acid uric máu lô thử so với lô chứng

e Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả được biêu diễn dưới dạng M + SE (M: giá trị trung bình từng lô, SE: sai số chuẩn)

So sánh giá trị trung bình giữa các lô dùng thuốc với lô chứng bằng phương pháp TTEST

2.2.2 Đánh giá tác dụng của thuốc trên mô hình gây tăng cấp acid uric

thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu của ba bài thuốc dựa trên mô hình gây tăng cấp acid uric máu trên thực nghiệm của Hall và cộng sự

e« Bồ trí thí nghiệm

Chuột nhắt trắng được nuôi ôn định trong điều kiện phòng thí nghiệm, được chia ngẫu nhiên thành 5 lô: - Lô chứng: dùng nước cất - Lô đối chiều: dùng allopurinol - Các lô thử: + L6 thir 1: dung BT1 + Lô thử 2: dùng B12 + Lô thử 3: dùng BT3

Chuột được uống nước hoặc uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định, trong vòng 5 ngày liên tục Trước khi dùng nước hoặc thuốc 1,5 giờ

chuột không được ăn nhưng được cho uống nước bình thường

Trang 25

Ngày thứ năm, chuột ở các lô được tiêm màng bụng kali oxonat liều

250 mg/kg chuột 1 giờ trước khi uống thuốc lần cuối Hai giờ sau khi uống

thuốc tiến hành lấy máu Để máu lắng tự nhiên ở nhiệt độ phòng 1 giờ trước

khi đem ly tâm lấy huyết thanh Bảo quản huyết thanh ở nhiệt độ -20°C trước

khi xác định nồng độ acid uric máu bằng phương pháp enzym như muc 2.2.1

Quy trình thí nghiệm được mô tả ở sơ đô 2.2

4 ngày ngày thứ năm

Nhjnăn Tiêm kalioxonat Uống thuốc Lay máu Uống thuốc

hàngngày Ỷ 1,5 giờ | 1 giờ 2 giờ

| | |

Sơ đồ 2.2 Quy trình thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của thuốc đến nông độ acid uric máu trên chuột gây tăng cấp acid uric

e Chỉ tiêu theo dõi

- Nồng độ acid uric máu chuột thực nghiệm

- Tỉ lệ giảm nồng độ acid uric máu của lô thử so với lô chứng

1(%) = we x 100

Trong đó: Cc: nồng độ acid uric máu của lô chứng Ct: nén g do acid uric mau cua 16 thu

I(%): tỉ lệ giảm nồng d6 acid uric mau 16 ding thuốc so với lô chứng

Trang 26

e Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả được biểu diễn dưới dạng M + SE (M: giá trị trung bình từng lô, SE: sai số chuẩn)

So sánh giá trị trung bình giữa các lô thuốc và lô chứng bằng phương

pháp TTEST

So sánh giá trị trung bình giữa các lô đùng thuốc nghiên cứu với nhau bang phương pháp One way ANOVA

2.2.3 Xác định độc tính cấp của ba bài thuốc

© Muc tiéu

Thử độc tính cấp nhằm xác định: liều an toàn, liều dung nạp tối đa, liều

gay ra déc tính có thể quan sát được, liều thấp nhất có thể gây chết động vật thí nghiệm (nếu có), liều LD¿o, những triệu chứng ngộ độc điển hình có thê

quan sắt được trên động vật và khả năng phục hỏi (nếu có) © Bé trí thí nghiệm

Thử nghiệm độc tính cấp được tiễn hành trên chuột nhắt trắng

- Động vật thí nghiệm được nuôi ôn định với điều kiện phòng thí

nghiệm, sau đó được chia ngẫu nhiên thành các lô Trước khi làm thí nghiệm 14 — 16 giờ, chuột không được cho ăn nhưng được cho uống nước bình thường

- Theo dõi chuột liên tục trong vòng 4 — 6 giờ đầu, số chuột chết trong

vòng 72 giờ và tiếp tục theo dõi 7 ngày sau khi uống thuốc se Chỉ tiêu theo dõi

- Tình trạng chung của chuột: hoạt động tự nhiên, tư thể, màu sắc (mũi,

tai, đuôi), lông, phân, nước tiêu, hiện tượng tiêu chảy

- Tỉ lệ chuột chết ở các lô trong vòng 72 giờ và tiếp tục theo dõi tình

trạng chuột đến ngày thứ 7 sau khi uống thuốc

Trang 27

- Khi có chuột chết, mỗ để quan sát đại thể các cơ quan phủ tạng Nếu

cần, làm thêm vi thể để xác định nguyên nhân e Phương pháp xử lý số liệu

Xác định liều LDso (nếu có) theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon

Trang 28

PHAN III

KET QUA THUC NGHIEM VA BAN LUAN 3.1 KET QUA THUC NGHIEM

3.1.1 Tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nồng độ acid uric máu trên chuột nhắt bình thường

© Tiến hành thí nghiệm

Chuột nhắt trắng được nuôi ôn định trong điều kiện phòng thí nghiệm,

được chia ngẫu nhiên thành 4 lô:

- Lô chứng: dùng nước cất

- Các lô thử:

+ Lô thử 1: dùng BTI liều 10 g/kg chuột

+ Lô thử 2: dùng BT2 liều 15 g/kg chuột

+ Lô thử 3: dùng BT3 liều 15 g/kg chuột

Động vật thí nghiệm được cho dùng thuốc liên tục trong 5 ngày Thể tích thuốc mỗi lần cho chuột uống là 0,2 ml/10g chuột

Ngày thứ năm, cho chuột uống thuốc hoặc nước lần cuối cùng, 2 giờ sau tiễn hành lây máu Để máu lắng tự nhiên ở nhiệt độ phòng 1 giờ trước khi

đem ly tâm lấy huyết thanh Bảo quản huyết thanh ở nhiệt độ -20°C trước khi

xác định nồng độ acid uric máu bằng phương pháp enzym như mục 2.2.1

bằng máy sinh hóa TC 84 plus

Kết quả thí nghiệm thể hiện trên bảng 3.1 và hình 3 I

Trang 30

e /Nhận xéi

Kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy

So với lô chứng cả ba lô đều có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric

máu Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

3.1.2 Tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nồng độ acid uric trên chuột nhắt gây tăng cap acid uric

3.1.2.1 Kiêm định lại mô hình gây tăng cấp acid uric máu thực nghiệm

Đề xác định mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực nghiệm trong nước, chúng tôi đã tiễn hành kiểm định lại mô hình gây tăng cấp acid uric trên chuột nhắt trăng của Hall và cộng sự với mục đích xác định liều kali oxonat và thời điểm tăng acid uric máu rõ rệt nhất Qua nghiên cứu, chúng tôi

thay rang néu sử dụng kali oxonat liều 250 mg/kg chuột tiêm màng bụng trên

chuột nhất trăng thì thời điểm tăng acid uric rõ rệt nhất là 3 giờ sau khi tiêm

Kết quả thí nghiệm thể hiện trên bảng 3.2 và hình 3.2

Bang 3.2 So sánh nông độ acid urie (umol/l) giữa lô trắng và lô gây tăng cấp acid uric mdu bang kali oxonat tại thời điểm 3 giờ sau khi tiêm

Trang 31

nồng độ acid uric L⁄I ee 182.67* 200 ¬ 150 - 117.81 100 - 50 - 0 - chứng gây tăng cấp aciduric Lô (*: p < 0,05)

Hinh 3.2 Biéu dé biéu dién néng dé acid uric (umol/l) của lô trắng và lô gây

tang cap acid uric mau bang kali oxonat e Nhận xét

Kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy kali oxonat với liều 250mg/kg

tiêm màng bụng sau 3 giờ có khả năng gây tăng acid uric 14 50,05 % so véi

bình thường (p < 0,05) Chúng tôi quyết định sử dụng những thông số này

trong các nghiên cứu tiếp theo

3.1.2.2 Tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nồng độ acid urie trên

trên mô hình gây tăng cấp acid uric máu © Tiến hành thí nghiệm

Chuột nhắt trắng được nuôi ôn định trong điều kiện phòng thí nghiệm, được chia ngẫu nhiên thành 5 lô:

- Lô chứng: dùng nước cắt

- Lô đối chiếu: dùng allopurinol liều 10 mg/kg chuột - Các lô thử:

+ Lô thử 1: dùng BT1 liều 10 g/kg chuột + Lô thử 2: đùng BT2 liều 15 g/kg chuột

Trang 32

+ Lô thử 3: dùng BT2 liều 15 g/kg chuột

Thể tích thuốc mỗi lần cho chuột uống là 0,2 ml⁄/10g chuột Chuột được

gây tăng cấp acid uric máu bằng kali oxonat liều 250 mg/kg chuột 1 giờ trước

khi dùng thuốc Hai giờ sau khi dùng thuốc nghiên cứu, lấy máu chuột, định lượng nồng độ acid uric máu bằng máy hóa sinh TC 84 plus

Kết quả thể hiện trên bảng 3.3 và hình 3.3

Bảng 3.3 Ính hưởng của thuốc nghiên cứu đến nông độ aeid urie máu (umol/) trén chuét gay tang cap bang kali oxonat Tỷ lệ giảm acid

Nông độ acid uric Ỷ

STT Lô ( i) p so voi chimng | uric so voi ching no (%) Lô chứng I 220,75 + 21,55 (n= 10) Lô đối chiếu 2 &ứ= lõi 76,76 + 6,30 p < 0,05 65,23 nN — Lô thử BTI p<0,05 3 (n = 10) 127,334: 10,50 | ony P > 0,05 42,32 ng 147,56 + 20,95 3 + > PS 33,15 » (n=10) p2 00 Lô thử BT3 p<0,05

5 (n = 10) ISL FSH ISO | so, P > 0,05 31,27 PANOVA cac 16 thir

Trang 33

nông độ acid uric (u„mol/) 250 ¬ 220.75 200 - 147.56* L1." me 127.33 es THỦ - 76.76% lie 50 - 0 = chứng Allopurinol BTI BT2 BT3 Lô (*: p< 0,05) Hinh 3.3 Biéu dé biéu dién nong dé acid uric (umol/) cia 16 chứng và các lơ dùng thuốc © Nhận xét

Kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.3 cho thay BT1, BT2, BT3 va allopurinol

đều có tác dụng làm giảm nồng độ aeid urie máu

BTI với liều 10 g/kg chuột làm giảm nồng độ acid urie máu là 42,32 %

so với lô chứng bệnh lý (p < 0,05)

BT2 với liều 15 g/kg chuột làm giảm nồng độ acid uric máu là 33,15 %

sơ với lô chứng bệnh lý (p < 0,05)

BT3 với liều 15 g/kg chuột làm giảm nông độ acid uric máu là 31,27 %

so với lô chứng bệnh lý (p < 0,05)

Trang 34

Allopurinol với liều 10 mg/kg chuột làm giảm rõ rệt nồng độ acid tric máu là 65,23 % so véi 16 chứng bệnh lý (p < 0,05)

Khi so sánh nồng độ acid uric máu ở cả ba lô dùng thuốc nghiên cứu bằng phương pháp one way ANOVA, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt không

có ý nghĩa thong kê (p^*°Y^ > 0,05)

3.1.3 Độc tính cấp của ba bài thuốc

Đối với mỗi bài thuốc nghiên cứu, chuột nhắt trắng trọng lượng 18- 22g

được nuôi ỗn định ở điều kiện phòng thí nghiệm, được chia ngẫu nhiên làm 6

lô mỗi lô 10 con

Trước khi làm thí nghiệm 16 giờ, chuột không được cho ăn nhưng được

cho uống nước bình thường Thể tích thuốc mỗi lần cho chuột uống là 0,2ml/10g chuột ngày uống 2 lần, cách nhau 3 giờ Sau 2 giờ chuột được cho

ăn trở lại, uống nước bình thường

3.1.3.1 Độc tính cấp của BT1

- Cao lỏng BTI chưa thể hiện được độc tính cấp trên chuột nhắt trắng

khi dùng qua đường uống liều 233 g/kg chuột Đây là liều cao nhất có thể cho

chuột nhắt uống được Liều này gấp 23 lần liều thể hiện tác dụng dược lý

- Chưa xác định được LDao của thuốc

3.1.3.2 Độc tính cấp của BT2

- Cao lỏng BTI1 chưa thể hiện được độc tính cấp trên chuột nhắt trắng

khi dùng qua đường uống liều 165 g/kg chuột Đây là liều cao nhất có thể cho

chuột nhắt uống được Liều này gấp 11 lần liều thể hiện tác dụng dược lý - Chưa xác định được LDso của thuốc

3.1.3.3 Độc tính cấp của BT3

- Cao lỏng BTI chưa thể hiện được độc tính cấp trên chuột nhắt trắng

khi dùng qua đường uống liều 292 ø/kg chuột Đây là liều cao nhất có thể cho chuột nhắt uống được Liều này gấp 19 lần liều thé hiện tác dụng dược lý

Trang 35

- Chưa xác định được LDso của thuốc

3.2 BÀN LUẬN

3.2.1 Về tác dụng của ba bài thuốc đông được đến nồng độ acid urie máu

trên chuột nhắt bình thường

So sánh nông độ acid uric máu ở cả ba lô dùng thuốc nghiên cứu bằng phương pháp one way ANOVA, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt không có ý

ANOVA > 0,05) Chứng tỏ ba lô thuốc có tác dụng

nghĩa thông kê giữa các lô (p

tương đương nhau

So với lô chứng, cả ba lô đều có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric máu Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Cả ba bài

thuốc đều không có tác dụng làm giảm nông độ acid uric máu trên chuột bình

thường

Nhưng thực tế, y học cô truyền vẫn dùng rộng rãi các bài thuốc và các

vị thuốc trong bài để điều trị các triệu chứng của bệnh gút và các bệnh lý

khác Có nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của các vị thuốc đã

được công bố như:

Shu XS, Gao ZH, Yang XL (2006) cho thay dich chiét ethylacetat cia

chi Smilax Trung Quốc có tác dụng chống viêm trong các trường hợp viêm cấp và viêm mạn [39]

Theo tác giả Park EK, Rhee HI và cộng sự (2007) mẫu thử kết hợp

giữa hoàng bá và hoàng liên (2:1) liều 200 mg/kg có tác dụng chống viêm tương đương tác dụng chống viêm của celecoxib 100 mg/dl và dexamethason

Img/kg trên mô hình chuột gây viêm [36]

Han SB, Le CW, Yoon YD, Lee JH (2005): thương truật kết hợp với

ngưu tất có tác dụng chống viêm, được dùng điều trị các bệnh về khớp [28]

Theo nghiên cứu của Đoàn Thanh Hiền, Đỗ Trung Đàm (1996) thi tho phục linh có tác dụng chống viêm cấp, chống viêm mạn và được dùng khá

Trang 36

nhiều trong các bài thuốc chữa thấp khớp y học cỗ truyền Việt Nam [15]

3.2.2 Về tác dụng của ba bài thuốc đông dược đến nồng độ aeid urie máu

trên mô hình gây tăng cấp aeid urie thực nghiệm

e Lựa chọn mô hình gây tăng cấp acid uric mắu trên thực nghiệm

Tăng acid uric máu kéo dài là nguyên nhân trực tiếp của bệnh gút Mục

tiêu của điều trị gút là làm giảm nồng độ acid uric máu Vì vậy, để đánh giá

ảnh hưởng của thuốc điều trị gút đến nồng độ acid uric máu trên thực nghiệm

phải tiến hành dựa trên các mô hình gây tăng acid uric máu

Hiện nay, có hai mô hình gây tăng acid uric máu trên thực nghiệm là:

- Mô hình gây tăng cấp acid uric máu bằng kali oxonat [31], acid uric

[30], probenecid [38]

- Mô hình gây tăng mạn acid uric máu bằng acid oxonic [33], bột nhão

cao men [21], fructose [29]

Mô hình gây tăng cấp băng kali oxonat có nhiều ưu điểm dang được sử

dụng phố biến và có hiệu quả để gây tăng nông độ acid uric trên thực nghiệm

VÌ:

- Mô hình gay tang cap acid uric bằng kali oxonat đễ thực hiện, đơn

giản, thời gian nghiên cứu ngắn, làm tăng nhanh và 6n định nồng độ acid uric

máu do cơ chế ức chế enzym uricase ở gan Nồng độ acid uric trở lại bình

thường khi kali oxonat được thải trừ hết và không kèm theo rối loạn nào khác ngoài việc tăng acid uric Sau 3 giờ, kali oxonat phát huy tác dụng tốt nhất và duy trì ôn định nồng độ acid uric máu

- Mô hình gây tăng mạn acid uric tạo ra những điểm tương đồng với tình trạng tăng acid uric máu trên lâm sàng, acid uric tăng từ từ kéo theo một số rối loạn khác như tăng huyết áp, bệnh động mạch thận (những rối loạn

này sẽ tác động trở lại nông độ acid uric) Nhưng mô hình này, yêu cầu phải tiền hành trong một thời gian dài nên tốn kém vẻ chi phí và thời gian Thời

Trang 37

gian thực hiện nghiên cứu có hạn không đủ bố trí lặp lại thí nghiệm, khó tránh được các rủi ro trong quá trình thực hiện

- Mặt khác thuốc đông dược là những thuốc không có tác dụng nhanh mạnh, tác dụng thuốc xuất hiện chậm nhưng ỗn định và kéo đài nên phải sử

dụng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định thì thuốc mới phát huy được

tác dụng

Trên thực tế, có rất nhiều các báo cáo nghiên cứu khoa học dùng kali oxonat với mức liều 250 mg/kg l giờ trước khi uống thuốc thử để gây tăng cấp acid uric máu trên chuột cống hoặc chuột nhất Để mô hình này phù hợp

với điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành kiểm định lại mô

hình gây tăng cấp acid urie máu băng kali oxonat liều 250 mg/kg trên chuột

nhat trăng, 3 giờ sau tiến hành lấy máu Tỉ lệ tăng nồng độ acid uric máu của

lỗ gây tăng so với bình thường là 50,05 %

Như vậy, mô hình gây tăng cấp acid uric bằng kali oxonat với liều

250mg/kg, tiêm 1 giờ trước khi uống thuốc, 2 giờ sau lấy máu để xác định

nồng độ acid uric là phù hợp đánh giá tác dụng của thuốc đông dược Nên

chúng tôi quyết định sử dụng mô hình và các thông số của mô hình này cho nghiên cứu của mình

e Tác dụng hạ acid urie máu của ba bài thuốc đông được đến nông độ acid uric máu trên thực nghiệm

BTI với liều 10 g/kg, BT2 và BT3 với liều 15 g/kg đều làm giảm nồng độ acid uric máu trên chuột nhắt trắng được gây tăng cấp acid uric máu bằng kali oxonat

Nong độ acid uric máu ở các lô BTI1, BT2, BT3 khác nhau không có ý ANOVA > 0,05) Chứng tỏ rằng tác dụng hạ acid uric máu của

nghĩa thông kê (p

ba bài thuốc là tương đương nhau trên chuột được gây tăng cap acid uric Nguyên nhân nào dẫn đến các vị thuốc trong ba bài thuốc đông dược có

Trang 38

tác dụng dược lý này?

- _ Tác dụng ức chế xanthin oxidase (enzym tham gia quá trình chuyển

hóa base purin thành acid uric) của bài thuốc và vị thuốc [3]

Các nhà khoa học Trung Quốc là Ling Dong Kong, Chen Yang, Fei Ge, Hai Dong Wang va Yu Song Guo (2004) đã chứng minh tác dụng làm giảm nồng độ acid uric máu và ức chế enzym xanthin oxidase (XO) của BTI với

liều uống 840 mg/kg và hoàng bá với liều uống 480 mg/kg trong 7 ngày liên tục trên cả chuột bình thường và chuột gây tăng cấp acid uric máu [31]

Theo nghiên cứu của Yang C, Zhu LX, Way Y, WenYL, Kong LQ

(2005) cho thây hoàng bá chế muối không làm ảnh hưởng tới tác dụng ức chế hoat dong cua enzym xanthin oxidase, ha acid uric va tác dụng diéu tri gut cua vị thuốc [40]

Dựa trên 2 nghiên cứu trên, chúng tơi dự đốn rằng tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm của BT2 hay BT3 cũng dựa theo cơ chế ức chế hoạt động của enzym xanthin oxidase trên động vật thực nghiệm

- Vai trò thành phân hóa học trong vị thuốc đối với tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase

Theo các nghiên cứu thi thành phần hóa học có tác dụng dược lý của hy thiêm là flavonoid va thé phuc linh 14 saponin, flavonoid

Theo các tác giả Mo SF cùng cộng sự (2007) [35] va Manuchair Ebadi [32] da công bé mét sé flavonoid có tác dụng ức chế hoạt động của enzym

xanthin oxidase làm giảm nông độ acid uric máu nên được ứng dụng đề điều tri gut

Saponin toàn phần của loài Dioscorea trong nghiên cứu của các tác giả Chen GL, Wei W, Xu SY (2006) lam giảm đáng kể acid uric trong máu chuột

nhat bị gây tăng acid urie trên thực nghiệm bằng tiêm acid uric với liều 250

mg/kg hoặc kali oxonat với liều 300 mg/kg Giảm acid uric máu do tăng thải

Trang 39

trừ acid uric và ức chế hoạt động enzym xanthin oxidase ở gan, máu [26]

Vì vậy, chúng tôi cho rang flavonoid của hy thiém trong BT3 va saponin, flavonoid của thổ phục linh trong BT2 cũng có tác dụng ức chế hoạt

động của enzym xanthin oxydase làm giảm đáng kẻ nồng độ acid uric máu - Ảnh hưởng của thuốc đến các quá trình chuyên hóa trong cơ thẻ

Bệnh gút là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, vì vậy

những thay đổi bệnh chịu ảnh hưởng của nhóm các bệnh rồi loạn chuyển khác

như béo phì, tăng lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp

Theo như Đào Văn Phan, Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Duy Thuần (2004) Nguyễn Thị Chiên (2003) và Fukunaga (2007) thì dịch chiết thổ phục linh có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhặt bình thường và chuột nhặt gây đái tháo đường [12].[21].[25] Vì trong cơ thể glucose được thoái hóa thành acid uric thông qua con đường pentose phosphat nên giảm nồng độ ølucose trong cơ thể góp phân làm giảm nông độ acid uric máu

Đông y dùng hoàng bá, hy thiêm với tác dụng hạ huyết áp; thố phục

linh với tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp Nên các vị thuốc này có thể có tác

dụng thay đổi nồng độ acid urie máu [2] Tuy nhiên, chưa xác định rõ được quan hệ nhân —- quả giữa tăng huyết áp và chứng tăng acid uric Nhưng, nghiên cứu của Takada-T và cộng sự (1991) cho rằng tăng huyết áp nguyên phát có thể gây tổn thương thận dẫn đến giảm chức năng thận, từ đó làm giảm thai urat niéu gay tang acid uric mau [37]

Như vậy, chúng tôi dự đoán tác dụng hạ acid uric mau trén thực nghiệm của ba bài thuốc đông dược BT1 và BT1 khi thêm hy thiêm (BT2) hay thé phục linh (BT3) có thể do nhiều nguyên nhân đem lại Nhưng nguyên nhân chính là do ức chế hoạt động của xanthin oxydase, enzym chuyển hóa acid

uric trong cơ thê của các vị thuốc trong bài

Trang 40

3.2.3 Về độc tính cấp của ba bài thuốc

Thử độc tính cấp trên động vật thí nghiệm là việc làm bắt buộc đối với

các nghiên cứu thuốc mới Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác định độc tính cấp của ba bài thuốc trên chuột nhắt trắng với mức liều cao nhất có thể cho chuột

uống được:

- BT1 với liều 233 g/kg chuột gấp 23 lần liều thể hiện tác dụng dược lý - BT3 với liều 292 g/kg chuột gấp 19 lần liều thé hiện tác dụng dược lý - BT2 với liều 165 g/kg chuột gấp 11 lần liều thể hiện tác dụng dược lý

Tuy nhiên, các mức liều này không thể hiện được độc tính, chứng tỏ

liều thể hiện tác dụng dược lý của các bài thuốc không gây độc cho cơ thể Chưa xác định được LDsg của bài thuốc và để xác định được LD¿o chúng ta

cần xác định bằng phương pháp khác

Ngày đăng: 16/08/2015, 17:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w