1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

100 873 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Chương 1: Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm tới.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

- -CHUYÊN ÐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài:

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC

TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên: Đào Thị Ngát

Chuyên ngành: Thương mại quốc tế

Lớp: Thương mại quốc tế

Khóa: 47

Hệ: Chính quy

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Đặng Đình Đào

HÀ NỘI, NĂM 2009

Trang 2

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng

kể về sản xuất, tiêu dùng và đặc biệt là xuất khẩu nông sản nhiều mặt hàng nông sảnxuất khẩu của Việt Nam có khối lượng đứng tốp đầu thế giới như mặt hàng gạo, càphê, hạt điều … nhưng điều bất cập là kim ngạch xuất khẩu còn kém nhiều nướccùng xuất khẩu nông sản do hàng nông sản Việt Nam bị bất lợi về giá xuất khẩu Thịtrường xuất khẩu cũng được mở rộng khắp thế giới: châu Âu, châu Á, châu Phi, châu

Mỹ và cả châu Úc nhưng mức độ thâm nhập sâu vào thị trường còn hạn chế Tuynhiên, kết quả đó so với tiềm năng ngành nông nghiệp Việt Nam và nhu cầu tiêudùng của thế giới còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng Do đó cần phải khai thác và mởrộng hơn nữa thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản Việt Nam

Bài chuyên đề xin tập trung đánh giá, phân tích thực trạng thị trường xuất khẩunông sản Việt Nam thời gian qua, từ đó chỉ ra những xu hướng, hạn chế tồn tại cũngnhư triển vọng phát triển thị trường hàng nông sản Việt Nam thời gian tới

Ngoài phần mở đầu vào kết luận, bố cục bài chuyên đề chia làm ba phần chính,bao gồm:

Chương 1: Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm tới.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ của Trung tâm thông tin - ViệnChính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn thôn đã tận tình hướngdẫn và cung cấp cho em những tư liệu cần thiết trong quá trình làm đề tài Đặc biệt,

em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO đã tạo điều kiện, chỉdẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài đề tài này Tuy nhiên, do còn thiếu bề dày về kiếnthức và kĩ năng phân tích tổng hợp nên bài viết chắc chắn sẽ còn có những thiếu sót,

em rất mong nhận được những lời đóng góp, bổ sung góp ý để bài chuyên đề đượchoàn chỉnh hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG

NGHIỆP HÓA–HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM

1.1.CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ SỰ CẦNTHIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1.1.1 Công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt Nam.

1.1.1.1.Nội dung công nghiệp hóa và vai trò của công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội.

a.Nội dung công nghiệp hóa.

Có thể thấy công nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu để phát triển kinh tếcủa các nước, nhưng cần hiểu như thế nào về CNH Ngay từ năm 1963 Tổ chức pháttriển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra khái niệm qui ước về CNH:

“CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càngtăng của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với côngnghệ hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thayđổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo tốc độ tăngtrưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và sự tiến bộ về xã hội”

Từ khái niệm qui ước trên đây, có thể đưa ra khái niệm khái quát nhất về CNHnhư sau: “CNH là quá trình tác động của công nghiệp với công nghệ ngày càng hiệnđại vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi toàn bộ nền kinh tế, đưanền kimh tế từ nông nghiệp lạc hậu đến công nghiệp hiện đại”

Có thể xác định CNH bao hàm hai nội dung cơ bản:

Thứ nhất, CNH không chỉ là quá trình phát triển công nghiệp mà còn là quá

trình tác động của công nghiệp vào tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh

tế-xã hội của đất nước, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, nhằm chuyển một nền kinh

Trang 4

tế nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp hiện đại, như vậy có thể nói CNH là sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước

Thứ hai, CNH là quá trình ứng dụng công nghệ mới, ngày càng hiện đại hơn vào

hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nhằm cải biến phương tức lao động từ thủ cônglạc hậu tới tiên tiến hiện đại, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao Như vậy, cóthể nói CNH là sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong sản xuất

b.Vai trò của công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội.

 Công nghiệp hóa tạo điều kiện cho đô thị hóa

Thông qua việc qui hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp hóa thúcđẩy quá trình phân bố lại dân cư ở các vùng, tạo điều kiện đô thị hóa đất nước

Công nghiệp hóa với sự mở rộng sản xuất công nghiệp, theo đó là sự phát triển cácngành dịch vụ Sự phát triển của các ngành này đã thu hút một lượng lao động ở nôngthôn vào thành thị, dẫn đến yêu cầu phải mở rộng các khu vực thành thị vốn đã trởnên chật hẹp so với yêu cầu mới làm cho các vùng nông thôn ven các đô thị lớn trởthành các đô thị vệ tinh Sự mở rộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiệnbằng việc xây dựng các khu công nghiệp mới ngay tại các vùng nông thôn, miền núi.Điều này đã thu hút lực lượng lao động tại chỗ cho yêu cấu sản xuất công nghiệp vàmột bộ phận dân cư khác lại tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng những yêu cầumới của khu công nghiệp Dần dần quá trình đô thị hóa được diễn ra ngay tại cácvùng này

 Công nghiệp hóa thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế

Để thực hiện quá trình sản xuất, ngành này phải sử dụng sản phẩm của ngànhkhác và ngược lại Quá trình này tạo ra các liên kết xuôi, liên kết ngược giữa cácngành với nhau.Hoạt động sản xuất của công nghiệp chế biến yêu cầu đầu vào từ sảnphẩm của công nghiệp khai thác, của nông nghiệp và của chính bản thân các ngànhcông nghiệp chế biến với nhau Ngược lại hoạt động sản xuất nông nghiệplại yêu cầuphân bón hóa học, thuốc trừ sâu và các công cụ sản xuất từ công nghiệp Trong cácquá trình trên, để đưa sản phẩm từ nơi này đến nơi khác lại phải có các dịch vụ vậnchuyển, thương mại…công nghiệp hóa đã thúc đẩy các mối liên kết ngày càng phát

Trang 5

triển sâu rộng Đây chính là cơ sở tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng năng động cho đấtnước

 Công nghiệp hóa là con đường cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinhtế

Theo cách tiếp cận của “diễn đàn kinh tế thế giới” về đành giá khả năng cạnhtranh quốc gia thì khả năng cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh tổnghợp của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô: từ các chính sáchcủa chính phủ đến trình độ quản lý của doanh nghiệp, từ cơ sở hạ tầng của nền kinh

tế đến khả năng huy động các yếu tố nguồn lực Rõ ràng chỉ có công nghiệp hóa mới

có thể thúc đẩy sự phát triển tổng lực của nền kinh tế

Thông thường khả năng cạnh tranh được thể hiện rõ nhất ở yếu tố giá cả, nhưngngày nay điều đó chưa đủ Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tự động hóa vàcông nghệ mới đã làm tăng năng suất lao động và giảm các yếu tố chi phí trực tiếptrong giá trị sản xuất Những chỉ tiêu như chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm đãđược tạo ra nhờ yếu tố công nghệ Do đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào

sự đổi mới công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất

1.1.1.2.Công nghiệp hóa-hiện đaị hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 2001-2010

a.Mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đaị hóa nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu tổng quát của CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn là xây dựng mộtnền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chấtlượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệtiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Xây dựng nông thôn ngày cànggiàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuấtphù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng cao

CNH – HĐH nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường Thực hiện

cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệtrước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các

Trang 6

khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnhtranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

CNH – HĐH nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướngtăng nhanh giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần

tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức tái sản xuất

và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp

b.Phương hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

 Phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn

Phát triển các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với qui

mô hợp lý, tập chung nâng cao chất lượng hiệu quả, và khả năng cạnh tranh của cácsản phẩm này (như lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, cao su, rau quảnhiệt đới, thịt lợn…) trên thị trường trong nước và quốc tế

Nhà nước hỗ trợ phát triển mạnh mẽ các nghành công nghiệp ở nông thôn, nhất làcông nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ,cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai mỏ, dệt may, dagiày cơ khí lắp ráp, sửa chữa…để thu hút và thực hiện phân công lao động xã hộingay trên địa bàn

 Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp

Kinh tế nông dân tồn tại lâu dài trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nôngthôn Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ, kinh tếtrang trại phát triển sản xuất hàng hoá với qui mô ngày càng lớn

Kinh tế tư nhân là lực lượng có khả năng thu hút vốn và nhiều lao động để phát triểnsản xuất, kinh doanh ngành nghề đa dạng, tăng năng lực chế biến, tiêu thụ nông sản,làm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn Nhà nước có chính sáchkhuyến khích hỗ trợ, hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển

Khuyến khích hỗ trợ kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên cơ sở liên kết, hợp tác tựnguyện, bình đẳng, cùng có lợi giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, qui

mô, cấp độ để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế xã hội nông thôn

Trang 7

Doanh nghiệp nhà nước tập trung thực hiện những việc mà các thành phần kinh tếkhác chưa làm được, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

 Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn

Ưu tiên phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước

để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môitruờng, hạn chế, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng và quản lý công trìnhthuỷ lợi

Phát triển mạnh mẽ mạng lưới giao thông trong cả nước, nhà nước có chính sáchhỗ

trợ thỏa đáng, cùng với các địa phương và đóng góp của nhân dân để phát triển mạnhmạng lưới giao thông nông thôn

Phát triển hệ thống điện nhằm cung cấp có hiệu quả, chất lượng điện cao cho nhucầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn

 Phát triển các thị tứ, thị trấn trên địa bàn nông thôn để thực hiện chức năng trungtâm công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, văn hoá-xã hội, hỗ trợ quá trình CNH-HĐHnông thôn

Đầu tư thoả đáng cho vùng nghèo, nhất là miền núi, vùng đồng bằng dân tộc thiểu

số để đạt được mục tiêu công bằng xã hội

Xây dựng đời sống văn hóa – xã hội và phát triển nguồn nhân lực.Đẩy mạnhphong trào xây dựng làng, xã văn hoá, phục hồi và phát triển văn hoá truyền thống,duy trì tình làng, nghĩa xóm, sự giúp đỡ và hỗ trợ nhau phát triển trong cộng đồngdân cư nông thôn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hoá, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch

sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ và phát huy tiềmnăng sáng tạo của nhân dân

Phát triển công tác thông tin đại chúng và các hoạt động văn hoá, khuyến khíchđộng viên những nhân tố mới, kịp thời phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội,xây dựng lối sống lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục ở nông thôn

Trang 8

Đổi mới và nâng cao hệ thống giáo dục, y tế phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế

- xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn Tăng ngânsách cho giáo dục – đào tạo, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, tạo điều liện nguời nghèo ởnông thôn được học tập, phát triển trường nội trú cho con em dân tộc thiểu số cóchính sách tuyển chọn người giỏi để đào tạo cán bộ, công nhân phục vụ CNH – HĐHnông nghiệp nông thôn

1.1.1.3.Đánh giá quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt nam thời kỳ đổi mới.

Những kết quả và thành tựu đạt được trong quá trình CNH, HĐH đó là:

- CNH, HĐH trở thành sự nghiệp của quần chúng

- Từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực

- Đảm bảo sự tăng trưởng khá cao và bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tích cực

- Trong tổ chức thực hiện CNH, HĐH đã xác định đúng trọng tâm, áp dụng nhiềubiện pháp đồng bộ, phong phú để huy động mọi lực lượng tham gia

Tuy nhiên CNH, HĐH trong những năm đổi mới của nước ta còn một số tồn tại,khuyết điểm, yếu kém đó là:

- Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập vớithế giới mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa có chiến lược, chính sách cụ thểtrong việc xác định mục tiêu, nội dung, bước đi trong phát triển các ngành có ý nghĩaquyết định tới trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân như: cơ khí, điện tử, hoáchất, luyện kim

- Nền kinh tế vẫn ở tình trạng nhập siêu Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thểhiện đầy đủ mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và hội nhập kinh tế, mặt hàng xuấtkhẩu chủ yếu là một số nông sản, hàng gia công, hàng thủ công mỹ nghệ Mặt hàngnhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

- Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong những năm đổimới vừa qua, nhưng sự phát triển kinh tế không bền vững, hiệu quả chưa cao, chấtlượng phát triển thấp

Trang 9

- Về cơ cấu kinh tế, những ngành có sự tăng trưởng cao là những ngành có giá trị giatăng thấp, chi phí lao động lớn, chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, ví dụ giầy dép86% nguyên liệu nhập Công nghiệp chế biến phát triển còn ở trình độ thấp, côngnghệ lạc hậu, chậm đổi mới Với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thì chủ yếu

là chế biến thô, chưa chế biến sâu, nhiều nông sản tỷ lệ chế biến còn thấp như chè55%; rau quả: 5%; thịt: 1% Với các ngành chế biến khác thì cơ cấu mặt hàng chếbiến còn nghèo, trình độ và chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do Việt Nam sản xuất còn kém

- CNH, HĐH ở Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng tiến bộ, nhưng chậm và hiệu quả chưa cao, chưa thúc đẩy sự liên kếtkinh tế giữa trong nước với nước ngoài, giữa các ngành kinh tế, các địa phương, cácdoanh nghiệp

1.1.2 Sự cần thiết phát triển thị trường xuất khẩu nông sản việt Nam.

Để phát huy lợi thế tuyết đối và lợi thế so sánh của đất nước về sản xuất và xuất khẩu nông sản: Việt nam có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản Cụ

thể:

Về đất đai: Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (khoảng 10-12 triệu

ha), đất ở Việt Nam có tầng dầy, kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng cung cấp chocây trồng, nhất là phù xa Những điều kiện này kết hợp nguồn nhiệt đới ẩm dồi dào

sẽ là điều kiện tốt để phát triển các loại cây trồng, thâm canh tăng vụ nếu chúng tabiết biết khai thác một cách khoa học và hợp lý

Về khí hậu: Việt Nam có khí hậu gió mùa do ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ

gió mùa châu Á Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng, phân biệt rõ ràng từ bắc xuốngnam Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hóa các loại cây trồng nôngnghiệp

Cũng nhờ đặc trưng đất đai và khí hậu riêng biệt mà chỉ Việt Nam mới vậy đã tạocho các nông sản của Việt nam có các đặc trưng vượt trội về hương vị, chất lượng màcác loại nông sản này của quốc gia khác không thể có được

Trang 10

Về nhân lưc: Việt nam có cơ cấu dân số trẻ và chủ yếu sống bằng nghề nông

nghiệp Người dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, có khả năng lắm bắt khoa học côngnghệ nhanh chóng, lại có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Về địa kinh tế: Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi khi nằm trên các đường

hàng không, hàng hải quốc tế Đó là nguồn lực vô hình tạo điều kiện thuận lợi choxâm nhập, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng nông sản nóiriêng

Với những tiềm năng to lớn như vậy, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển sảnxuất và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản

Phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa: Thực tế cho thấy không một quốc

gia nào có thể tăng trưởng kinh tế cao và phát triển một cách cân đối khi đối nếu nhưthực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế Ngày nay rất nhiều nền kinh tế trên thếgiới đang mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới Quá trình đó diễn ra khắp mọinơi, tất cả các nền kinh tế trên thế giới đều gắn kết với nhau tạo thành một thị trườngrộng lớn thong nhất.Sự biến động này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các quốcgia tham gia, nếu quốc gia nào nhanh nhạy biết nắm bắt tốt cơ hội này thì sẽ thu đượcrất nhiều lợi ích, từ đó nhanh chóng đưa nền kinh tế phát triển lên một tầm cao mới.Chính điều đó đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa thị trường tạo điều kiện phát triểncho các doanh nghệp Như vậy để tồn tại vững chắc trong sân chơi hấp dẫn nhưngcũng đầy thử thách này thì mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu là một yêu cầutât yếu cho các quốc gia, các doanh nghiệp

Thu được lợi ích nhiều hơn do giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước

ngoài khác thị trường nội địa

Nông sản là mặt hàng mà việc sản xuất ra nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm vàchu kỳ thời tiết Mà ở các khu vực địa lý khác nhau cũng có điều kiện thời tiết khácnhau Dẫn đến trong cùng một thời gian nhưng ở các nơi khác nhau chỉ sản xuất đượcmột số loại nông sản nhất định; chu kỳ sản xuất cùng một nông sản của các quốc giakhác nhau không trùng khít nhau Điều đó có nghĩa là khi đến vụ thu hoạch sản lượngnông sản cung ứng trên thị trường nội địa rất lớn, tại thơì điểm đó nông sản tại thị

Trang 11

trưòng trong nước đang bước vào giai đoạn bão hoà và suy thoái, cầu nội địa về hàngnông sản đó giảm nhanh, kéo theo việc trượt giá nông sản Tuy nhiên có thể khi đótrên thị trường quốc tế mới chuẩn bị bước vàoviệc thu hoạch nông sản nhất định Khi

đó cung nông sản trên thị trường còn nhỏ bé so với cầu nên thường đẩy giá lên cao.Nếu chúng ta biết nắm bắt cơ hội này, cho xuất khẩu nông sản trong nước ra thịtrường quốc tế thì sẽ thu được nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, nhà kinh doanh hơnnhiều khi không xuất khẩu ra thị trường thế

giới

Thúc đẩy cạnh tranh: Khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường

quốc tế thì họ không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phảicạnh tranh với tất cả các đối thủ xuất khẩu nông sản trên toàn hế giới và các nhà sảnxuất nông sản tại thị trường nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam Để đứng vững trướccác đối thủ dày dặn kinh nghiệm thị trường và công nghệ sản xuất, quản lý tiên tiến

đó bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt nam, cũng như các nhà sảnxuất nông sản Việt Nam cũng phải thay đổi cung cách sản xuất kinh doanh để năngcao sức cạnh tranh cho nông sản của mình và uy tin, vị thế của chính doanh nghiệpmình

Sử dụng khả năng dư thừa

Do quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất kinh tế gắn liền với quátrình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ nhau,song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp.Mặt khác do sự biến động về thời tiết, khí hậu mỗi loại cây trồng lại có sự thích nghivới điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau Vì vậy, hàng nông sản mang tínhchất thời vụ cao

Thông thường khi đến vụ thu hoạch sản lượng nông sản tăng cục bộ, cung hàng nôngsản trông nước vượt xa cầu nội địa Tuy nhiên, hàng nông sản phần lớn là cơ thể sốngcây trồng và vật nuôi nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, với mọi sự thayđổi thời tiết Vì vậy việc bảo quản nông sản chờ tiêu thụ tại thị trường trong nước sẽlàm hao hụt lớn và giảm chất lượng nông sản Việc phát triển thị trường xuất khẩu

Trang 12

nông sản để tiêu thụ ngay lượng nông sản dư thừa không chỉ làm giảm hao hụt tựnhiên trong thời gian bảo quản, tránh giảm sút chất lượng nên không bị mất giá trênthị trường.

Phân tán rủi ro.

Bằng việc mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, các nhà kinh doanh có thểtối thiểu hóa các biến động về nhu cầu.Bởi vì khi mở rộng thị trường doanh nghiệp

có thêm nhiều khách hàng và do đó họ có thể giảm được nguy cơ mất bất kỳ mộtkhách hàng riêng rẽ nào hay một ít khách hàng Họ trở nên chủ động hơn và khôngcòn phụ thuộc nặng nề vào một khách hàng nào

1.2.VAI TRÒ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUNÔNG SẢN

1.2.1 Vai trò xuất khẩu nông sản với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

1.2.1.1 Góp phần tạo nguồn vốn nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước.

Công nghiệp hóa theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phụctình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta Để công nghiệp hóa nước ta trongmột thời gian ngắn, đòi hỏi phải có một số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, tiết bị, kỹthuật, công nghệ tiên tiến

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn như:

-Xuất khẩu hàng hóa, mà đặc biệt với nước ta là xuất khẩu nông, lâm, thủy sản mang

về lượng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn

-Đầu tư nước ngoài

-Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ

-Xuất khẩu sức lao động…

Các ngồn vốn từ đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ…tuy quan trọng nhưng rồicũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này Ngồn vốn quan trọng

Trang 13

nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu Xuất khẩu quyết định qui

mô và tốc độ nhập khẩu

Ở Việt Nam, thời kỳ 1986-1990 nguồn thu về xuất khẩu hàng hóa (một phầnkhông nhỏ là hàng nông sản) đảm bảo trên 70%nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu,tương tự thời kỳ 1991-1995 là 66%, và 1996-2000 là 50% Con số này tiếp tục tăngvào các năm sau đó

Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên Nhưng mọi cơ hội đầu tư vàvay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư vàngười cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn chủ yếu để trả nợ - trởthành hiện thực

1.2.1.2 Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Để đánh giá tăng trưởng kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, người ta có thể

sử dụng thước đo tăng trưởng kinh tế theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA)

Mà một trong số các chỉ tiêu quan trọng đó là chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)Theo cách tiếp cận từ chi tiêu, GNP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ giađình (C), chi tiêu của chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thươngmại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu (X-M)

GDP = C + G + I + (X – M)

Từ công thức trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu (X), trong đó có kim ngạch doxuất khẩu nông sản mang lại, là một bộ phận trong kết cấu thu nhập quốc nội, nó tỷ lệthuận với thu nhập quốc nội Có nghĩa là khi khi kim ngạch xuất khẩu nông sản càngtăng sẽ góp phần làm tăng cao GDP, thể hiện được năng lực cạnh tranh của đất nước

về xuất khẩu Như vậy kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao sẽ nâng cao tốc độtăng trưởng của nền kinh tế

Trang 14

Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (tỷ đồng)

năm Tổng số

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Nông nghiệp Tổng số

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2007, 2008

1.2.1.3 Đối với tăng trưởng nông nghiệp.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, vấn đề sản xuất và xuất khẩu hàng nông sảngiữ vị trí quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nối cung và tăng trưởng nông nghiệpnói riêng Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nông sản đối với tăng trưởngnông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của của nó Xuấtkhẩu nông sản tác động đến mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp Khi xuất khẩuhàng nông sản tăng, điều tất yếu dẫn đến cần một nguồn hàng nông sản ngày càngtăng Do dó người sản xuất phải mở rộng hoạt động sản xuất nông nghiệp để tănglượng hàng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường Vì khi xuất khẩu nông sản tăng sẽtạo nguồn thu lớn cho nhà sản xuất nên họ hoàn toàn có thể tăng vốn để tái sản xuất

mở rộng qui mô Mặt khác do có nguồn thu lớn nên nhà sản xuất có điều kiện trang bịcác thiết bị, các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất Chính điều đólàm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, tăng trưởng ngànhnông nghiệp

1.2.1.4 Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

Nông sản hiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Hàng năm kim ngạch

do xuất khẩu nông sản mạng lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu nông sản nói chung mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạchxuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trung bình trong giai đoạn 2001-2008 chiếmkhoảng 22,64% tổng kim ngạch xuất khẩu Riêng kim ngạch xuất khẩu nông sản

Trang 15

(không bao gồm lâm sản và thủy sản ) chiếm khoảng 9,17% tổng kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa cả nước Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản về giá trị tuyệt đốivẫn có xu hướng tiếp tục tăng những năm tới

Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam một số năm gần đây (triệu USD)

Trung bình 2001- 2008 Tổng KN XK

Nguồn: Trung tâm thông tin-Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT

1.2.1.5 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ

Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Sự dịch chuyển cơcấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng pháttriển của kinh

tế thế giới là tất yếu đối với nước ta

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nôngsản nói riêng đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một là, Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ các sản phẩm dư thừa do sản xuất vượt quá

nhu cầu nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển nhưnước ta sản xuất nông nghiệp về cơ bản còn phân tán, nhỏ lẻ nếu thụ đọng chờ ở sự

dư thừa của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp Sản xuất

và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp

Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ

chức sản xuất Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế

Trang 16

giới để tổ chức sản xuất Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Xuất khẩu nông sản tạo điều kiện phát triển một số ngành khác phát triển thuậnlợi Chẳng hạn khi phát triển nông nghiệp xuất khẩu sẽ tạo cơ hội phát triển ngànhsản xuất phân bón, thuốc trừ sâu; ngành công nghiệp chế biến; ngành vận tải, kéotheo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo ra thiết bị phục vụ sản xuất nôngnghiệp

1.2.1.6 Xuất khẩu nông sản tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất nông nghiệp trên qui mô lớn, ổn định.

Xuất khẩu tạo điều kiện mở khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất nôngnghiệp: nhập khẩu phân bón, giống cây trồng mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, nângcao năng lực sản xuất trong nước

Thông qua xuất khẩu, hàng nông sản của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnhtranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏichúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi đượcvới thị trường

Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện côngviệc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường

1.2.1.7 Tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Việt Nam và môt số nước đang phát triểnkhác là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh,từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng cầnquan tâm của nền kinh tế Tác động của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sảnnói riêng tới việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt Quan trọng hơn cả là việcxuất khẩu giải quyết đầu ra cho quá trình sản xuất Do đó người sản xuất có thể thuhồi được vốn để tiếp tục tái đầu tư và mở rộng qui mô kinh doanh Từ đó giải quyếtcông ăn việc làm cho thêm nhiều lao động

Trang 17

Mặt khác xuất khẩu nông sản kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chếbiến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp Đó chính là nơi thu hút hàng triệu lao động

và mang lại cho họ nguồn thu nhập ổn định, không nhỏ

Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phù hơn nhu cầu của nhân dân

1.2.1.8 Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam

Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quam hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ

thuộc lẫn nhau Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đốingoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn, xuấtkhẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các qun hệ tín dụng, đầu tư, mởrộng vận tải quốc tế…Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kểlại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu

1.2.1 Các yếu tố của thị trường xuất khẩu nông sản.

1.2.2.1 Cung xuất khẩu hàng nông sản.

a Cung xuất khẩu hàng nông sản thế giới.

Cung xuất khẩu hàng nông sản thế giới là lượng hàng hóa nông sản mà các doanhnghiệp xuất khẩu nông sản của các quốc gia sẵn sàng xuất khẩu ở các mức giá khácnhau trong một thời điểm nhất định

Nhìn chung cung hàng nông sản thế giới phụ thuộc trực tiếp vào lượng cung theomùa vụ của của các quốc gia và lượng dự trữ của các quốc gia Mặc dù lượng dự trữlương thực của các quốc gia biến động không nhiều nhưng sản lượng lương thực sảnxuất của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên cung xuất khẩu hàngnông sản thế giới hàng năm thường biến động Tùy thuộc vào mức độ thuận lợi haykhó khăn cuả thời tiết và diện tích gieo trồng nông nghiệp hàng năm mà biên độ daođộng cung xuất khẩu hàng nông sản thế giới qua các năm khác nhau

Trang 18

b Khả năng cung ứng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Cung hàng nông sản của Việt Nam là lượng hàng hóa nông sản mà các doanh

nghiệp và các hộ sản xuất có khả năng sản xuất và sẵn sàng bán ở các mức giá khácnhau trong mỗi thời điểm nhất định

Phần lớn cung hàng nông sản của nông dân là ở dạng tươi hoặc sơ chế, chưa thểxuất khẩu ngay được Khi xuất khẩu các lô hàng lớn thường nông dân không trực tiếpxuất khẩu ra nước ngoài mà thông qua các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sảnxuất khẩu hoặc các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản chế biến xuất khẩu, cácdoanh nghiệp này sẽ thu mua hàng của nông dân để chế biến hoặc xuất khẩu tươi.Cung hàng nông sản của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khảnăng

sản xuất hàng nông sản của nông dân, năng lực của từng doanh nghiệp kinh doanhhàng

nông sản xuất khẩu về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, tay nghề của laođộng Ngoài ra cung hàng nông sản còn phụ thuộc trực tiếp vào chính sách xuất khẩuhàng năm của chính phủ đối với từng mặt hàng nông sản xuất khẩu

Cung hàng nông sản càng lớn thì áp lực bảo vệ và phát triển thị trường xuất khẩunông sản càng lớn Các doanh nghiệp xuất khẩu và chính phủ càng cần tăng cườngxuất khẩu hơn Mặt khác khi cung hàng nông sản của Việt Nam lớn thì Việt Namcàng có nhiều cơ hội tác động đến giá cả thế giới hàng nông sản, khả năng cung lớn

và ổn định sẽ thu hút các khách hàng lớn nên việc mở rộng thị trường cũng thuận lợihơn

Trang 19

Bảng 1.3: Xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế

giới năm 2007(USD)

XK của Việt Nam Tổng NK của TG Tỷ trọng (%) Gạo 1001101017 6651179232 15,05

Nguồn: Trung tâm Thông tin-Viện Chnhs sách và Chiến lược Phát triển NNNT

Hiện nay, Việt Nam cũng đã xây dựng được một số ngành hàng nông sản xuấtkhẩu có kim ngạch lớn và bước đầu tạo được vị thế cho mình trên thị trường quốc tếnhưng lượng xuất khẩu của Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới còn quá nhỏ

bé Có thể thấy đó là tiểm năng thị trường rất lớn mà Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa

để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng và phát triển hơn nữa thị trường hiện có còn hạnchế của mình

1.2.2.2 Cầu hàng nông sản thế giới.

Cầu hàng nông sản là lượng nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵnsàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời điển nhất định

Bảng 1.4: Tổng nhập khẩu của thế giới một số mặt hàng (USD)

Trang 20

Cầu hàng nông sản phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau:

Thay đổi cơ cấu thương mại nông sản: Nhu cầu nhập khẩu nông sản thô gắn với sự

tăng lên về nhu cầu dinh dưỡng và tốc độ tăng dân số nhiều hơn so với các sản phẩmchế biến, Trong khi kim ngạch nhập khẩu nông sản thô ở các nước phát triển tăngkhông nhiều thì ở các nước đang phát triển tăng đáng kể Tỷ trọng nhập khẩu nôngsản thô của các nước đang phát triển trong thương mại nông sản thô toàn cầu từ 40%những năm 80 lên hơn 50% năm 1995 toàn thế giới Vấn đề chất lượng và an toànthực phẩm

Yêu cầu về chất lượng và nhận thức về vấn đề an toàn và sức khỏe tạo nên sự tiêu

dùng đáng kể trong tiêu dùng lương thực ở các nước có thu nhập cao Chẳng hạn, do

lo ngại về vấn đề sức khỏe và giá cả, thị phần thịt đỏ trong tổng số thịt tiêu dùnggiảm từ 79%/năm 1970 xuống còn 62% 30 năm sau đó Tương tự, tiêu thụ rau quảtính theo đầu người ở Mỹ giai đoạn 1997-1999 tăng 25%

1.2.2.3 Mức giá thế giới hàng nông sản.

Việt Nam là một nền kinh tế qui mô nhỏ nên có đặc điểm là phải chấp nhận mứcgiá thế giới khi xuất khẩu hang hoá ra thị trường thế giới Khi mức giá hàng nông sảnthế giới biến động, ngay lập tức nó tác động tới hoạt động xuất khẩu nông sản củaVIệt Nam Trao đổi với báo giới, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách

và Chiến lược, cho rằng, nhìn chung, giá nông sản rất nhạy cảm Khi cung thiếu thìgiá tăng vọt và cung thừa giá cũng giảm rất nhanh chứ không co giãn như những mặthàng khác Khi mức giá thế giới tăng cao thì nhu cầu tiêu dung một số mặt hàng nôngsản nhạy cảm với giá như: cà phê, chè, hạt tiêu… lượng tiêu thụ giảm theo sự tănggiá đó Ngay cả những mặt hàng ít nhạy cảm với giá như lương thực cũng giảm xút

do người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm hơn Sự sụt giảm cầu thị trường này có thể thấy

rõ ở các nước nhập khẩu nông sản mà dân cư có mức thu nhập thấp như các nướcchâu Phi, các nước Asean Ngược lại, khi mức giá hàng nông sản xuống thấp thì dùcầu có lớn thì thị trường xuất khẩu nông sản cũng khó có thể mở rộng vì mức giáxuất khẩu thấp làm giảm lợi ích của nhà sản xuất và nhà xuất khẩu nên không khuyến

Trang 21

khích họ sản xuất, xuất khẩu Do đó lượng cung hàng nông sản của Việt nam giảmgây ảnh hưởng đến việc duy trì, phát triển thị trường xuất khẩu.

Bảng 1.5: Giá của một số mặt hàng nông sản trên thế giới (USD/tấn)

Trung bình 01/02- 05/06

242.5 341.7

235.9 330.7

231.5 319.7

235.9 319.7

240.3 319.7

238.1 314.2

238.1 310.9

240.3 310.9

241.4 309.7

242.5 308.6

Nguồn: Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008

1.2.2.4 Yếu tố cạnh tranh trên thị trường nông sản

Mặc dù hiện nay Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu một số nông sản lớn trênthế giới nhưng khả năng cạnh tranh và khả năng tác động tới thị trường nông sản thếgiới còn nhỏ Việ duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam phụthuộc lớn vào sức cạnh tranh của các đối thủ Các đối thủ có thể gây ảnh hưởng ở đâygồm các nhóm:

Đối thủ tiền ẩm gia nhập ngành: Đó là các quốc gia hiện nay chưa xuất khẩu nông

sản nhưng họ có thể trở thành nước xuất khẩu những mặt hàng nông sản giống củaViệt Nam Với những đột phá liên tục trong khoa học công nghệ, đặc biệt trong côngnghệ sinh học thì việc đối thủ tiềm ẩn của Việt Nam gia nhập ngành hoàn toàn có thể

có sức cạnh tranh hơn các doanh nghiệp Việt Nam nên chúng ta luôn luôn chủ độngtăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản phẩm của mình

Khách hàng: Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì nhu cầu của người tiêu

dùng ngày càng phong phú, đa dạng hơn và trình độ tiêu dùng sản phẩm cũng caohơn Do đó họ yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm, các yêu cầu có thể về vệ sinh

an toàn thực phẩm, về qui cách đóng gói, nhãn mác hoặc yêu cầu về sản phẩm liên

Trang 22

quan tới các tiêu chuẩn và tác động tới môi trường Bất kỳ một doanh nghiệp nào màkhông đáp ứng đước yêu cầu của người tiêu dùng, của công chúng thì xâm nhập thịtrường đã khó, nhiều khi là không thể thì nói chi đến cơ hội mở rộng và phát triển thịtrường Đồng thời, nhu cầu của con người luôn biến đổi nên để muốn có được thịphần lớn trên thị trường thì việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu tương lai để chủ độngsản xuất và nhanh chóng tung ra thị trường sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới đó trướccác đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường.

Các quốc gia đang sản xuất và xuất khẩu nông sản: Mặc dù, hàng nông sản Việt

Nam bước đầu đã tạo được chố đứng trên thị trường thế giới nhưng vị trí đó luôn bịcác đối thủ đe dọa Nếu cạnh tranh về giá thì hàng nông sản Việt Nam luôn phải nép

vế trước đối thủ khổng lồ Trung Quốc (giá nông sản xuất khẩu của Trung Quốcthường thấp hơn 1/3 giá hàng nông sản Việt Nam) nên tại các thị trường doanhnghiệp Việt áp dụng chính sách giá thấp để giành thị phần thì ngay khi hàng củaTrung Quốc vào thị rường đó thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam sụt giảm rõrệt Hay Thái Lan và Việt Nam đều là nước xuất khẩu nông sản và là đối thủ cạnhtranh với nhau trong một số ngành hàng (gạo, cao su, rau quả…) Nhìn chung, hànghóa nông sản Thái Lan có sức cạnh tranh lớn hơn hàng hóa nông sane của Việt Nam.Chẳng hạn, tại thị trường Mỹ vốn chiếm tới 22% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu vàkhoảng trên 3% tổng giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì hàng hóa nông sảnThái Lan vẫn chiếm ưu thế: năm 2007, xuất khẩu nông sản của Thái Lan sang Hoa

Kỳ đạt giá trị trên 2,7 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ đạt khoảng trên 1,3 tỷ USD

Cạnh tranh của các sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế là sản phẩm khác loại có

khả năng thỏa mãn cùng một nhu cầu với sản phẩm bị thay thế Thông thường khi giásản phẩm tăng cao thi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang hàng thay thế có giá

rẻ hơn Chẳng hạn khi giá gạo tăng cao thì người ta cắt giảm tiêu dùng gạo màchuyển sang tiêu dùng bột mì đang có giá thấp hơn Hay việc trước bối cảnh giá gạo

và giá lúa mỳ thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây và vụ bội thu khoai tây ởBăngladesh, chính phủ nước này đang khuyến khích 140 triệu người nước này tiêudùng khoai tây như một nguông cung cấp chất bột chính thay thế gạo và bột mỳ trongthực đơn hàng ngày Ở Băngladesh, khoai tây có khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế

Trang 23

so với lúa mỳ trong trong việc sản xuất lớn với chi phí thấp Do đó sản phẩm thay thế

đe dọa tới thị trường ngành nông sản bị thay thế của tất cả các doanh nghiệp trongngành

1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤTKHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam

1.3.1.1 Yếu tố kinh tế

Thị trường tài chính thế giới.

Cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU,Trung Quốc, Nhật Bản chính là nguyên nhân khiến sức cầu sụt giảm mạnh Rắc rốicủa hệ thống ngân hàng tại những thị trường lớn làm hạn chế khả năng thanh khoảncủa các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu hàng từ Việt Nam Chính điều này làm thịtrường xuất khẩu nông sản Việt Nam tại nước khủng hoảng tài chính khó mà duy trìthậm trí còn có thể sụt giảm kim ngạch

Tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được tính bằng tiền

tệ của một quốc gia khác Do đó, thông qua việc phản ánh tương quan giá trị đồngtiền của các nước khác nhau mà tỷ giá hối đoái có được vai trò nhất định đối với quátrình trao đổi ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác, nó tác động tương quangiữa giá cả xuất khẩu với giá cả nhập khẩu tới khả năng cạnh tranh của các công ty.Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ có giá trịthấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố khác ảnh hưởng thì sẽtác động khuyến khích xuất khẩu vì các nhà xuất khẩu sẽ nhận được lãi do đổi ngoại

tệ lấy đồng bản tệ đã bị rẻ đi, đồng thời có khả năng bán hàng hóa theo giá thấp hơngiá thế giới, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của nhà xuất khẩu

Trang 24

trên thị trường thế giới Nhưng đồng thời, tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiều bất lợi choxuất khẩu, vì hàng xuất khẩu trỏ nên đắt khó bán ở thị trường nước ngoài.

Việc đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro cũng gây sức ép lên giá nông sảnthế giới Hiện nay so với tháng 5/2008, đồng USD lên giá đến 23% so với đồng Euro

Do Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn, và các nước xuất khẩu nông sản khácchủ yếu cũng sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế, và thị trường EU là mộtthị trường nông sản quan trọng do đó giá hàng nông sản khi vào EU trở nên đắt tươngđối, làm giảm cầu gây sức ép làm giảm giá nông sản

Thu nhập và tiêu dùng lương thực phẩm

Sự tăng lên về thu nhập và tiếp theo là những thay đổi trong tiêu dùng lương thực

là nhân tố chính dấn đến sự chuyển dịch cầu cũng như thương mại nông sản toàn cầu

Xu hướng tiêu dùng ở các nước khác nhau không giống nhau dựa trên tốc độ pháttriển kinh tế Tại các nước có thu nhập cao nhất, tiêu thụ ngũ cốc và các sản phẩm củ

rễ (biểu hiện bằng sự sẵn có) giữa hai năm 1961 và 1998 giảm mạnh trong khi tiêuthụ thịt và các sản phẩm khác lại tăng liên tục Ở những nước có thu nhập thấp nhất,nơi mà vấn đề an ninh lương thực vẫn là nhức nhối mặc dù đạt được vài bước tiếntrong thời gian qua, sự sụt giảm của các loại củ quả được bù đắp bằng các sản phẩmkhác

Sự khác biệt về sự sẵn có của lượng lương thực thực phẩm trên thị trường giàucác nước phát triển và đang phát triển cũng phản ánh trong thị phần chi tiêu cho thựcphẩm Ở các nước có mức thu nhập thấp, chi cho lương thực chiếm tỷ trọng lớn ,khoảng 47% trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng trong khi tại các nước giàu chỉtiêu này chỉ vào khoảng 13% Sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người ở cácnước đang phát triển trong thập kỷ tới sẽ dẫn tới sự tăng lên về cầu các sản phẩm chấtlượng cao còn cầu về các sản phảm thiết yếu sẽ giảm

Đô thị hóa và tiêu dùng thực phẩm: Ưu tiên cho lương thực thay đổi bởi tốc độ đô

thi hóa cao Do những khác biệt về lối sống, thời gian, sự sẵn có cuat lương thựcphẩm và thu nhập ở nông thôn, thành thị, chế độ ăn của người dân ở hai khu vực nàynhin chung không giống nhau Ví dụ, số liệu thống kê của FAO trong những năm 70

Trang 25

và 80 chỉ ra rằng có sự tăng lên đáng kể trong tiêu thụ lúa mỳ ở các khu vực thành thị

ở Trung Quốc và Ấn Độ trong khi tiêu dùng ngũ cốc thô và gạo giảm mạnh Bêncạnh đó tiêu thụ lúa mỳ ở khu vực nông thôn tăng và tiêu thụ gạo vẫn ổn định

1.3.1.2 Yếu tố văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, trình độ dân trí, thị hiếu , lốisống

ảnh hưởng nhiều đến hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanhnghiệp Bất kỳ -doanh nghiệp nào khi muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoàiđều phải nghiên cứu kĩ vấn đề này bởi chúng có tác động sâu sắc và rộng rãi nhất đếnnhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng

Nền văn hóa tạo nên cách sống của một cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêudùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thỏa mãn và cách thức thỏa mãn nhucầu của con người sống trong cộng đồng ấy Các quốc gia khác nhau sẽ có nền vănhóa khác nhau, do đó để thành công trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuấtkhẩu các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ văn hóa – xã hội của từng thị trường Qua

đó sẽ phân đoạn thị trường, chọn ra những đoạn thị trường phù hợp và đưa vào đó cơcấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý nhằm thu lợi nhuận cao nhất

1.3.1.3 Yếu tố chính trị, luật pháp

Tình hình chính trị và pháp luật của chính quốc gia xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớnđến hoạt động xuất khẩu Nó có thể tạo ra cơ hội kinh doanh, môi trường thuận lợicho các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, nhưng nó có thể tạo ra các trở ngại cho họ

Về vấn đề bảo hộ hàng nông sản của các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam: Cung với vấn đề tự do hóa kinh tế đã xuất hiện nhiều hình thức mới trong bảo

hộ mậu dịch tại các nước phát triển đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản - thườngđược coi là nhạy cảm đối với nền kinh tế Các nước thường sư dụng một số biệnpháp chủ yếu dưới đây để bảo hộ nông, lâm, thủy sản như: thuế quan, các hàng ràođịnh lượng, các biện pháp quản lý giá, các hàng rào ký thuật, hỗ trợ trong nước trongnông nghiệp và trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản xuất khẩu, các biện pháp phòng vệ

Trang 26

thương mại tạm thời Mức độ bảo hộ này của các thị trường nhập khẩu càng cao thìkhả năng thâm nhập và phát triển tại thị trường này cang khó khăn.

Về biện pháp quản lý hàng xuất khẩu: Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chiến

lược thúc đẩy xuất khẩu nên gần như tất cả các hàng nông sản được phép xuất khẩutrong khoảng cho phép của chính phủ đều không phải nộp thuế xuất khẩu Các thủtục hải quan đối với hàng xuất khẩu đã được đơn giản hóa và được tiến hành mộtcách nhanh chóng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Tuy nhiên, để đảm bảo

an ninh lương thực quốc gia Chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với một số mặthàng nông sản có liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia như mặt hànggạo Mặc dù biện pháp này là hoàn toàn cần thiết đối với nền kinh tế, nhưng nếu khâu

dự báo sản xuất và dự báo nhu cầu không tốt thì dễ dẫn đến xác định mức hạn ngạchkhông hợp lý gây thiệt hại kinh doanh, bỏ lỡ cơ hội mở rộng và phát triển thị trườngmột cách thuận lợi

1.3.1.4 Về Quan hệ chính trị ngoại giao

Quốc gia muốn phát triển thị trường hàng xuất khẩu thì trước hết cần có đườnglối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài, đaphương hóa và đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới để mởđường cho các quan hệ kinh tế thương mại phát triển

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của một số nước.

Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản không phải là vấn đề mới nhưng nókhông hề đơn giản Nó đang là vấn đề mà chính phủ Việt Nam và rất nhiều các nhàsản xuất nông sản, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản ViệtNam quan tâm Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm thâm nhập, phát triển và bảo vệthị trường xuất khẩu nông sản của các nước đã thành công là điều hết sức cần thiếtđối với các doanh nghiệp Việt Nam Kinh nghiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ thịtrường của các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn như: Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ,

Hà Lan chắc chắn sẽ mang lại những bài học quí báu cho các doanh nghiệp ViệtNam

Trang 27

1.3.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Con rồng Trung Quốc sau 3 thập kỷ mở cửa và cải cách, hiện nay đã là nển kinh

tế lớn thứ 6 trên thế giới và thương mại lớn thứ 3 trên thế giới, trở thành công xưởngcủa thế giới không chỉ các mặt hàng dân dụng giá rẻ mà đã tiến dần vào các sản phẩmcông nghệ cao.Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc bằng 3 lần tổng kimngạch xuất khẩu của thế giới năm 1990 Năm 2007, thay thế vị trí của Canada, TrungQuốc trở thành nước xuất khẩu hàng hoá lớn nhất vào thị trường Mỹ Trung Quốc đãvượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc về kim nghạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á.Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, năm 2004 vượt qua Nhật Bản,

2007 vượt qua Mỹ, năm 2008 Trung Quốc vượt qua Đức về xuất khẩu Theo số liệu

thống kê của imf.org năm 2008 Trung Quốc xuất khẩu ước đạt 1.358,07 tỷ USD, tăng

21,9%, tốc độ tăng giảm 11,5% so với năm 2007 Các yếu tố thúc đẩy thành công củaTrung Quốc trong xuất khẩu hàng hóa nói và xuất khẩu nông sản nói riêng

Xây dựng hệ thống pháp lý và chính sách rõ ràng, đầy đủ để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu: Chính phủ Việt Nam cần sớm định hình một hệ thống văn bản pháp

qui đầy đủ và chi tiết để tạo lập cơ sở hoạt động cho các doanh nghiệp, bap gồm:chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống pháp lý hỗ trợ (tín dụng xuấtkhẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ ngiên cứu…) Trung Quốc đã sớm xây dựng được

“chính sách châu Phi” nên tạo được cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển thị trườngxuất khẩu tại châu lục này

Thường xuyên tổ chức các chuyến thăm cao cấp và trao đổi giữa các đoàn ngoại giao kinh tế, thương, mại để thúc đẩy thương mại, mở rộng thị trường: Một trong các

biện pháp mà chính phủ Trung Quốc sử dụng tích cực để nhằm phát triển quan hệngoại giao kinh tế với châu Phi là tổ chức các đoàn lãnh đạo cao cấp nhằm tạo đà choquan hệ song phương Chính những chuyến thăm đó, hai bên đã đưa ra các sáng kiếnhợp tác mới, khai thông bế tắc trong phát triển quan hệ thương mại và là cơ hội đểcác doanh nghiệp thác tùng các đoàn cao cấp tìm kiếm cơ hội thị trường và đối táckinh doanh

Trang 28

Tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh và thương mại: Trung Quốc sử dụng các cuộc

họp thượng đỉnh và các cuộc gặp mặt chính thức để tiếp cận với các doanh nhân hàngđầu châu Phi Hội thảo kinh doanh Trung Quôc-châu Phi lần đầu tiên được tổ chứcvào 12/2003, có 250 nhà kinh doanh hàng đầu châu Phi và 150 doanh nhân TrungQuốc, đưa đến 20 dự án với tổng giá trị thương mại là 680 triệu USD

Tổ chức các cuộc hội trợ triển lãm, hợp tác quốc tế: Các cơ quan chức năng Trung

Quốc như Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, các hiệp hội và trung tâm xúc tiến thươngmại đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tại các thị trường xuất khẩuthường xuyên tổ chức các cuộc hội chợ triển nhằm giới thiệu thành tựu phát triểnkinh tế, giới thiệu và quảng bá sản phẩm thu hút sự tham gia của các doanh nghiệptoàn thế giới, tạo diễn đàn cho các doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ kinh doanh,thương mại và khai thông các bế tắc trong kinh doanh

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh: Muốn thâm nhập vào

bất kỳ thị trường nào, điều cốt lõi là phải tạo ra được các sản phẩm phù hợp, có sứccạnh tranh cao về chất lượng và giá thành Đây là bài học đặc biệt quan trọng từ cácdoanh nghiệp Trung Quốc Các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập đồng nghiệpTrung Quốc trong việc năng động, sáng tạo, nắm bắt được yếu tố tôn giáo, văn hóacủa thị trường mà mình hướng tới để tạo cho sản phẩm có độ hấp dẫn khác biệt sovới các sản phẩm cạnh tranh của các nước khác Bên cạnh đó, cạnh tranh về giá sảnphẩm đang là điểm yếu của các doanh nghiệp nước ta trước các đối thủ trong khu vực

là Trung Quốc, Ấn độ trên thị trường quốc tế

Liên kết các doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu nông sản và liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác: Các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm hình

thành và tạo lập được những liên kết với nhau trên cùng thị trường hoặc với các đốitác tại thị trường kinh doanh Có thể sử dụng kinh nghiệm của Hoa kiều để hìnhthành những liên kết theo nhiều hình thức để tăng cơ hội và hợp tác lẫn nhau giữa cácdoanh nghiệp Việt Nam

Coi trọng vấn đề chất lượng hàng xuất khẩu: năm 2007 là năm mà nhiều hàng

Trung Quốc bị kêu ca về chất lượng ở nhiều mức độ khác nhau trên thị trường ngoàinước Điều này làm ảnh hưởng đến vị thế là “công xưởng thế giới” của Trung Quốc

Trang 29

Để chấn an dư luận, chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc ở nước ngoài chorằng do lo sợ về sức ép về sự bành trướng cuả Trung Quốc, chủ nghĩa bảo hộ đãmượn danh an toàn sản phẩm để rùn beng lên, thổi phồng lên nhằm làm giảm sứccạnh tranh của hàng

hóa Trung Quốc

Trung Quốc trong một chừng mực nhất định đã có biện pháp trả đũa Mỹ về hànhđộng Mỹ cáo buộc đồ chơi Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ có dùng loại sơn có độchại đến sức khỏe người tiêu dùng mà thực chất lô hàng đó do phía đối tác Mỹ thiết kếcho Trung Quốc sản xuất Họ đã cáo buộc một số nhà xuất khẩu Mỹ đã bán choTrung Quốc đậu nành bị nhiễm độc qua phát hiện một số tạp chất có khả năng gâyhại cho người tiêu dùng

Mặt khác Trung Quốc mạnh tay xử lý các vụ vi phạm an toàn sản phẩm khi cóchứng cứ rõ ràng như việc tử hình nguyên Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm vàthuốc vì tội hối lộ và cấp giấy chứng nhận an toàn cho thuốc giả lưu hành trên thịtrường

Hiện nay Trung Quốc đề ra 8 nhiệm vụ và 20 mục tiêu cụ thể cho vấn đề này,nhiều biện pháp kiểm tra gắt gao cơ sở sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu, kể cả thắtchặt thủ tục cấp phép, toàn bộ hàng thực phẩm xuất khẩu đều phải có chứng nhậnkiểm dịch

1.3.2.2 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một trong những nước có hoạt động thương mại nông sản lớn nhất thếgiới Những kinh nghiệm sau đây của Hoa Kỳ trong phát triển nền nông nghiệp chắcchắn sẽ rất hứu ích cho Việt Nam

Mỹ mở rộng thị trường thông qua các hiệp định thương mại: Việc tiếp cận tốt

hơn các thị trường nước ngoài đòi hỏi một hiệp định thương mại tích cực đối với việcgiảm mức thuế và loại bỏ rào cản thương mại và trợ giá Đảm bảo sự tương thíchgiữa chính sách thương mại và chính sách khuyến khích nông nghiệp, các hỗ trợtrong nước và chính sách thương mại phải luôn được giữ vững và bổ sung củng cốcho nhau để tăng cường được tính cạnh tranh cho các nhà sản xuất của mình Mỹ đã

Trang 30

thực hiện rất tốt tất cả các việc này, chính sách đối nội và xuất khẩu phải hỗ trợ chotrách nhiệm quốc tế hiện có mà Mỹ đã cam kết và cùng lúc có thể giúp Mỹ có phạm

vi rộng rãi trong việc theo đuổi mục đích đề ra trong các đàm phán thương mại tươnglai

Mỹ xác định chính xác thị trường mục tiêu cho hàng nông sản xuất khẩu của mình:

Nhận ra rằng có tới 96% dân số thế giới đang sinh sống bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ,

do đó Mỹ Tập trung vào phát triển thị trường các nước có mức thu nhập trung bình.Nhu cầu tại Mỹ và các nước phát triển khác sẽ tăng chậm không thể tăng nhanh hơnđược mức tăng dân số Nhu vậy cần phát triển thị trường xuất khẩu nông sản vào cácnước đang phát triển cũng như các nước có mức thu nhập trung bình nơi mà nhu cầu

về lương thực đang tăng mạnh Với mức thu nhập đó người dân đã đạt tới mức tiêudùng đa dạng hóa nhu cầu lương thực thông qua các sản phẩm chế biến, thực phẩmgia súc Nếu không không quan tâm tói thị trường khách hàng có thu nhập trung bìnhthì sẽ kiềm chế việc mở rộng thị trường

Mỹ xác định rõ chiến lược xuất khẩu nông sản giá trị cao: hiện nay nhu cầu về

hàng giá trị cao đang tăng nhanh, tổng giá trị mặt hàng này chiếm tới 2/3 so với mức1/2 so với hồi đầu năm 1990 Sự phát triển của thị trường này đòi hỏi sự phối hợpgiữa các nhà sản xuất nông nghiệp, chế biến lương thực để có thể đưa ra sản phẩmchất lượng cao với giá cả cạnh tranh hơn so với các nước khác, đáp ứng nhu cầu thịtrường đang tăng Việc xuất khẩu thịt gia súc và gia cầm tăng mạnh đã tăng việc tiêuthụ ngũ cốc và đậu nành nuôi gia súc Như vậy Mỹ đã gián tiếp xuất khẩu được nhiềungô và đậu nành hơn, thông qua các sản phẩm thịt

1.3.2.3 Kinh nghiệm của Hà Lan

Biết phát huy lợi thế so sánh của đất nước: Hà Lan thông qua chính sách lớn: “nhập

lớn xuất lớn” để phát huy lợi thế so sánh, tăng cạnh tranh quốc tế Trên thị trường thếgiới, Hà Lan tập chung vào mặt hàng nông sản và thực phẩm có giá trị cao Ngoàimặt hàng hoa cắt tươi và củ quả nổi tiếng thế giới, còn xuất khẩu chồi giâm và hạthoa giống Xuất khẩu cà chua, pho mát, bia đứng hàng đầu thế giới

Trang 31

Nâng cao sức cạnh tranh quốc tế cho sản phẩm: Trên thị trường thế giới, các mặt

hàng nông sản của Hà Lan có sức cạnh tranh cao Đầu tư vốn và công nghệ cao đểtạo ra sản phẩm khác biệt đối thủ, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng Một ví dụ là vềkhoai tây, vốn là một loại “thực phẩm bình dân” của thế giới, giá cả bình thườngnhưng do Hà Lan tạo được khoai tây có kích thước đều đặn , vỏ nhẵm bóng được thếgiới ưa chuộng, từ đó thị trường xuất khẩu ổn định

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: động mạch lớn của nền kinh tế là mạng lưới giao

thông hiện đại được hoàn chỉnh Hiện Hà Lan có 2.800km đướng sắt, 110.000kmđường bộ, trong đó có 2.400km đường cao tốc Đường hàng không đứng thứ 9 thếgiới, với 80 hãng hàng không có hơn 230 tuyến bay khắp các nước, nhờ đó hoa HàLan nhanh chóng có mặt tại các chợ hoa khắp thế giới

1.3.2.4 Kinh nghiệm của Thái Lan.

Coi trọng trợ cấp theo qui định của URAA: Trong tiến trình thực hiện từng bước tự

do hoá thương mại nông sản, Thái Lan coi trọng trợ cấp trong nước, đặc biệt là trợcấp theo “hộp xanh lơ” theo qui định của URAA, mức trợ cấp này có xu hướng tănlên Đây là một biện pháp hiệu quả mà chính phủ Thái Lan áp dụng để tăng sức cạnhtranh hàng nông sản của mình trên thị trường quốc tế

Tích cực tham gia các vòng đàm phán quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp: Với vai trò

là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, Thái Lan rất tíc cực tha gia vào vòngđàm phán Urugoay về lĩnh vực nông nghiệp bởi Hiệp định nông nghiệp (URAA) cólợi với Thái Lan Ngay sau vòng đàn phán này, năm 1996 một nghien cứu của Việnnghiên cứu phát triển Thái Lan ước tính là Thái Lansex thu được một khoản lợi tứcròng khoảng 482 triệu USD do tăng được kim nghạch xuất khẩu Một nghiên cứukhác của Văn phòng kinh tế nông nghiệp Thái Lan thì cho rằng dù sản xuất và xuấtkhẩu gạo có giảm chút ít, nhưng một số loại nông sản khác như thịt gia cầm, rau quả,sữa của nước này chắc chắn sẽ tăng đáng kể

Hỗ trợ xuất khẩu mạnh: Chính phủ Thái Lan có chiến lược hỗ trợ xuất khẩu rất

mạnh, thể hiện qua hình thức hợp đồng “ Chính phủ với chính phủ” được ký kết giữaThái Lan và các nươc đối với hai mặt hàng lúa gạo và cao su Năm 1994 khi giá gạo

Trang 32

ở Thái Lan giảm, Chính phủ đã lập tức áp dụng các biện pháp hỗ trợ thị trường gạotrong nước, thiết lập lại chế độ trợ cấp xuất khẩu gạo đã tạm dừng vào tháng 1.1993đồng thời gia tăng đàm phán với Nga và Indônêxia để ký hợp đồng xuất khẩu gạo.Chính phủ còn xây dựng nhà máy xay sát gạo tại Brunei nhằm xuất khẩu gạo trựctiếp sang nước này Ngoài ra Chính phủ còn dành một khoản ngân sách để quảng básản phẩm ra nước ngoài, hỗ trợ công tác thông tin thị trường, tiếp thị, xây dựng chợnông sản tại các thị trường tiêu thụ lớn.

Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại: Suy nghĩ của người dân

Thái Lan đã thay đổi, giờ đây họ trồng lúa không chỉ để ăn mà để xuất khẩu Tại Hộichợ gạo 2007, Thủ tướng Thái Lan Sarayud Chulanont nhấn mạnh, “Thái Lan sẽ đẩymạnh công nghệ ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết kinhnghiệm truyền thống để ổn định sản lượng Có thể nói, chính việc đầu tư áp dụngcông nghệ mới đã quyết định tốc độ tăng trưởng nông nghiệp nói chung và xuấtkhẩu nông sản nói riêng của quốc gia gia này trong thời gian qua

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

2.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦAVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2008

2.1.1 Thị trường ngành hàng.

2.1.1.1 Lúa gạo.

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch

định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao Sự phát triển lúa gạo là mộttrong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế Từchỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên

là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩukhoảng từ 3,5 đến 4 triệu tấn/năm Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Namlại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả Gạo xuấtkhẩu Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ýsản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều

Về giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt nam thường thấp hơn giá gạo cùng loại củaThái lan từ 10 đến 20 USD/tấn

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 liên tục tăng

về tuyệt đối chủ yếu do khối lượng xuất khẩu tăng Nếu như năm 2001 mới xuất khẩu3.729 nghìn tấn gạo thì năm 2008 đã xuất khẩu 4.424 nghìn tấn, tăng 18,64% vềlượng nhưng tăng 341,5% về giá trị (từ 624,7 triệu USD năm 2001 lên 2758 triệuUSD năm 2008) Riêng năm 2007 và năm 2008 tăng chủ yếu do tác động của giá gạothế thế giới tăng cao Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm

có sự biến động tăng giảm theo ảnh hưởng giá thế giới: năm 2002: 22,32%; năm2003: 10,08%; năm 2004: 18,68%; năm 2005: 10,36%; năm 2006: 12,59%; năm2007: 34,07% Năm 2008 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 4.424 nghìn tấn về lượng và

Trang 34

2.758 triệu USD về lượng, tức là xuất khẩu giảm 2,4% về lượng và tăng tới 87,4% vềgiá trị Như vậy trung bình tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2001-2008 là27,93%/năm.

Trong thời gian này phạm vi thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam không cónhiều thay đổi năm 2004 Việt Nam xuất khẩu tới 43 thị trường khác nhau; năm 2005:

40 thị trường; năm 2006: 41 thị trường; năm 2007: 63 thị trường, riêng năm năm

2008thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng gấp đôi lên 128 quốc gia và vùnglãnh thổ khác nhau

Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so vớinăm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008) Trong số các thịtrường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tănghơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008)

Hình 2.1: Kim ngạch xuât khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục hải quan

Tính đến hết năm 2008 các thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là:Philippin (chiếm 39,4% về giá trị), Malaysia (chiếm 9,6% về giá trị), Nhật Bản,

Trang 35

Honduras, Nga, Xingapore và sang năm 2008 có thêm một số thị trường nhập khẩulớn mới như: Cu Ba (đạt 410,6 triệu USD, chiếm 15% về giá trị), Angola (đạt119,3triệu USD, 205 nghìn tấn,chiếm 4,3% và 4,6% về lượng), Selegal (đạt 90,5 triệuUSD, chiếm 3,3% về giá trị)

Hình 2.2: Thị trường chính nhập khẩu gạo Việt Nam ( USD)

Nguồn: AGROINFO, tổng hợp từ số liệu hải quan

Sự biến động mạnh về tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam tới một số thịtrường trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, và dẫn tới sự thay đổi nhẹ tỷtrọng giữa các thị trường này chủ yếu do tác động của giá lương thực trên thế giớităng cao và nhu cầu đột xuất từ các thị trường này (Philiipin và Indonexia) Xuấtkhẩu sang Philippin năm 2008 đạt 1.086 triệu USD và 1.475 nghìn tấn, tăng hơn 2 lần

về kim ngạch so với năm 2007 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của ViệtNam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia.Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trườngxuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008,nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạoxuất khẩu) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng

dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn

Trang 36

tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm

2007 và bị bật khỏi tốp 5 thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam

Thị trường gạo được coi là ổn định, ta đã xuất khẩu trên 10 năm nay, với giá cả

ổn định tuy không cao, thường bằng 70% giá gạo thế giới Riêng giá gạo xuất khẩutrên thế giới và của Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008, đạt đỉnh vào tháng

5 sau đó giảm dần So với năm 2007, giá nhiều loại gạo xuất khẩu của Việt Nam năm

2008 tăng gấp đôi Ví dụ như gạo 10% tấm xuất khẩu đã tăng từ 305,5 USD/tấn năm

2007 lên 590,7 USD/tấn năm 2008 (tương đương tăng 94%) Tuy nhiên, so với TháiLan-quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thì giá gạo xuất khẩu của Việt Namnhìn chung vẫn thấp hơn (giá gạo 10% tấm xuất khẩu của Thái Lan năm 2008 là637,9 USD/tấn, cao hơn giá gạo Việt Nam 8%)

Từ những năm 1990, 1991 sau khi sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông

Âu việc bán cà phê theo Nghị định Thư của nhà nước không còn nữa Cà phê Việt

Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991 ViệtNam bắt đầu ra nhập và là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê

Trang 37

(ICO) Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng Năm 2005Việt Nam xuất khẩu cà phê tới 53 thị trường khác nhau; năm 2006 là 52 thị trường;năm 2007 là 54 thị trường và tính đến hết tháng 12 năm 2008 cà phê Việt Nam đãxuất khẩu tới gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp các châu lục Chỉ sau 25 nămphát triển, sang đầu thế kỷ 21 Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về lượng

cà phê xuất khẩu, chỉ sau Brazil Trong 7 vụ cà phê gần đây từ 2001 đến 2008, thống

kê 10 nước hàng đầu mua cà phê Việt Nam (gồm: Đức, Mỹ, Tây Ba Nha, Ý, Bỉ, BaLan, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Nhật Bản) chiếm thị phần tới 73,33% Còn lại hơn 60 thịtrường khác chỉ chiếm thị phần chỉ có 26,67%

Bảng 2.1 Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của một số nước hàng đầu trong

và năm giá cao

Nếu xem xét thị trường cà phê theo từng châu lục thì có thể thấy thị trường lớnnhất là châu Âu với tỷ trọng 61,28%, thấp nhất là châu Phi chiếm 3,75%

Bảng 2.2: Thị trường cà phê Việt Nam bình quân của niên vụ từ 2000/01

đến 2007/08 (tấn)

Châu Á Châu Đại

Khối lượng bq vụ 518.107 147,006 148,575 31,677 845,365

Nguồn: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩ cà phê Việt Nam chưa thật ổn định về số hàng xuất

Trang 38

khẩu, về giá cả và bạn hàng, còn nhiều thị trường trung gian, chưa xuất khẩu đượcnhiều cà phê trực tiếp đến người tiêu dùng đích thực.

2.1.1.3 Ngành cao su

Xuất khẩu cao su (chỉ tính cao su tự nhiên) của Việt Nam trong giai đoạn

2001-2007 tăng trưởng trung bình 34,4%/năm Từ năm 2002 đến năm 2001-2007, sản lượng xuấtkhẩu cao su của Việt Nam tăng 173%, tương đương 700.000 tấn Năm 2008 xuấtkhẩu cao su Việt Nam đạt 544 nghìn tấn về lượng và 1675 triệu USD về giá trị, giảm19,6% về lượng và tăng 29,2% về giá trị so với năm 2007

Phạm vi thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam gần đây thay đổi theo hướng tíchcực: năm 2004 Việt Nam xuất khẩu cao su tới 60 thị trường khác nhau, năm 2005: 55thị trường; năm 2006: 62 thị trường; năm 2007: 63 thị trường, năm 2008: 107 thịtrường

Các thị trường chính nhập khẩu cao su Việt Nam trong năm 2008 là: Trung Quốc

là thị trường nhập khẩu lớn nhất (đạt 1.041,5 triệu USD, chiếm 62,2% kim ngạchxuất khẩu) Đứng thứ 2 là Hoa Kỳ chiếm 4,1% (đạt 68 triệu USD) Tiếp theo là NhậtBản (đạt 59,5 triệu USD, chiếm 3,6%); Đài Loan (đạt 54,3 triệu USD, chiếm 3,2%)

và Malaysia (đạt 49,5 triệu USD, chiếm 3%)

Trong 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ ViệtNam năm 2008, Đức và Ý có tốc độ tăng nhập khẩu từ Việt Nam lớn hơn so với nhập

từ các thị trường khác Năm 2007/2008 tăng trưởng nhập khẩu cao su thiên nhiên củaĐức là 7,65%, riêng nhập từ Việt Nam tăng 14,7% Thị trường Ý các con số trên lầnlượt là 13,49% và 38% Tuy nhiên, một số thị trường như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản,Thổ Nhĩ Kỳ lại giảm nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam, trong khitổng nhu cầu nhập khẩu của các nước đó năm 2008 tăng hơn so với năm 2007

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao su tại thị trường Mỹ đứng thứ haithế giới, phần trăm tăng trưởng đạt mức gần 37%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu cao

su thiên nhiên của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong năm 2008 chỉ đạt 30,5 triệuUSD, giảm gần 20% so với kim ngạch năm 2007 Số lượng nhập khẩu cao su của thịtrường Mỹ từ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng âm ngoài việc nhu cầu tiêu dùng của

Trang 39

ngành công nghiệp ô tô giảm mạnh, còn có thể do chất lượng hàng hoá và kênh phânphối của Việt Nam chưa thật sự được tốt và hiệu quả

Trang 40

Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ công thương. Đề án phát triển xuất khẩu 2006-2010 (2005) và Đề án đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2008-2010 (2008) Khác
2. Chu Khôi, Giám định chất lượng nông lâm thủy sản- nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 68 ngày 20/3/2009 Khác
3. Chu khôi, Xuất khẩu hạt tiêu vẫn tăng mạnh, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 103+104 năm 2009 Khác
4. Chung Nguyên, Thế mạnh nông nghiệp, báo Thế giới và Việt Nam, số 113 năm 2009 Khác
5. GS.TS Bùi Xuân Lưu và CN. Vũ Đức Cường. Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Thái Lan trong quá trình hội nhập. Tạp chí kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 3 năm 2003 Khác
6. GS.TS Nguyễn Văn Thường, Quan hệ thương mại Việt Nam-Châu Phi: thực trạng và giải pháp, (2007), NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác
9. Quang Diệu, Giữ đà xuất siêu nông sản sang Trung Quốc, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 90 ngày 15/4/2009 Khác
10. Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Số 6, 10/2/2004 11. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số 12, năm 2001 12. Tạp chí ngoại thương số 9, từ 21/3-31/3 năm 2009 Khác
13. Th.S Đoàn thị Mỹ Hạnh. Can thiệp của chính phủ vào thị trường nông sản Từ lý thuyết đến thực tiễn. Tạp chí phát triển kinh tế, 2003, số 158 Khác
14. TH.S Lê Tố Hoa, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông sản. Tạp chí kinh tế và phát triển, 2002, số64 Khác
15. Th.S Vũ Hoàng Chương. Những định hướng diều chỉnh trong chính sách nông nghiệp của Mỹ, , Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, 2003, số 1 Khác
16. Thanh Niêm. Cạnh tranh quốc tế: Đâu là lợi thế Việt Nam .www.Vinatech.org.vn. tin ngày 18/10/2006 Khác
17. Thời báo kinh tế Việt Nam. Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và thế giới, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nóng Khác
18. Thương mại Nông Lâm Thủy Sản Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2009 – Sẽ còn nhiều khó khăn, tin ngày 19/3/2009; www.agro.gov.vn Khác
19. Trang web của Trung tâm xúc tiến thương mại hải phòng (HPTRADE). Doanh nghiệp cần biết lựa chọn thị trường xuất khẩu vào EU Khác
20. Trung tâm thông tin-Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bản tin phục vụ lãnh đạo (2003) Khác
21. Trung tân thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn-Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT. Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008. Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2008 và triển vọng 2009 Khác
22. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Giáo trình Kinh tế phát triển (2006) 23. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Giáo trình Nguyên lý Kinh tế học vi mô(2006) Khác
24. Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Giáo trình Kinh tế ngoại thương, (2005) Khác
25. Vấn đề bảo hộ đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản ở thi trường Liên Minh Châu Âu, Đinh Công Tuấn, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, 2003-số 3 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (tỷ đồng) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 1.1 Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (tỷ đồng) (Trang 14)
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam một số năm gần đây (triệu USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam một số năm gần đây (triệu USD) (Trang 15)
Bảng 1.3: Xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới năm 2007(USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 1.3 Xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới năm 2007(USD) (Trang 19)
Bảng 1.5: Giá của một số mặt hàng nông sản trên thế giới (USD/tấn) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 1.5 Giá của một số mặt hàng nông sản trên thế giới (USD/tấn) (Trang 21)
Hình 2.1: Kim ngạch xuât khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Hình 2.1 Kim ngạch xuât khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%) (Trang 34)
Hình 2.2: Thị trường chính nhập khẩu gạo Việt Nam ( USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Hình 2.2 Thị trường chính nhập khẩu gạo Việt Nam ( USD) (Trang 35)
Hình 2.3:  Giá gạo 5% tấm 2001-2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Hình 2.3 Giá gạo 5% tấm 2001-2008 (Trang 36)
Bảng 2.1. Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của một số nước hàng đầu trong năm 2007- 2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.1. Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của một số nước hàng đầu trong năm 2007- 2008 (Trang 37)
Bảng 2.2: Thị trường cà phê Việt Nam bình quân của niên vụ từ 2000/01  đến 2007/08 (tấn) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.2 Thị trường cà phê Việt Nam bình quân của niên vụ từ 2000/01 đến 2007/08 (tấn) (Trang 37)
Hình 2.4: Thị trương nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Hình 2.4 Thị trương nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008 (Trang 41)
Hình 2.5: Kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001-2008 (USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Hình 2.5 Kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001-2008 (USD) (Trang 43)
Hình 2.7: Kim ngạch nhập khẩu Điều Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001- 2001-2008 (USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Hình 2.7 Kim ngạch nhập khẩu Điều Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001- 2001-2008 (USD) (Trang 45)
Bảng 2.4: 5 thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam năm 2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.4 5 thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam năm 2008 (Trang 46)
Bảng 2.6: 10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu nông-lâm-thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.6 10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu nông-lâm-thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 (Trang 48)
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào ASEAN giai đoạn 2007-2010 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 2.7 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào ASEAN giai đoạn 2007-2010 (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w