1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

40 447 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 229,5 KB

Nội dung

Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng. Nó bao gồm tất cả các ngành như: khai thác và chế biến các tài nguyên thiên nhiên, các loại sản phẩm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp... thành các loại sản phẩm công nghiệp khác nhau. Sản phẩm của công nghiệp là loại toàn bộ công cụ lao động, vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã hội. “Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập. Đó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội”. Trong nền kinh tế hàng hoá nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế cùng nhau tham gia hoạt động đan xen nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta là một tất yếu khách quan của lịch sử nước nhà. Quá trình này diễn ra trong điều kiện nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, tụt hậu khá xa so với các nước phát triển, thua kém nhiều đối với các nước trong khu vực về trình độ, khó khăn về vấn đề vốn, thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm vận hành theo nền kinh tế thị trường và quản lý sản xuất kinh doanh theo cơ chế mới. Trong điều kiện như vậy việc nghiên cứu “phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa” là rất cần thiết. Liệu Việt Nam có thể đi lên thành một nước tiên tiến phát triển nhờ con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa dựa trên cơ sở công nghiệp được hay không đó là vấn đề cần nghiên cứu. Thực tế đã chứng minh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền sản xuất là điều kiện tiên quyết đối với hầu hết các nước muốn vươn lên hàng các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao. Tuy nhiên đây không phải là một quá trình đơn giản, nó không đơn thuần là sự chuyển tiếp kinh tế, cơ cấu ngành sản xuất theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp trên nông nghiệp trong phạm vi toàn quốc, mà là một quá trình phức tạp, lâu dài. Đây là một quá trình chuyển đổi tổng thể, bao quát nhiều vấn đề quan trọng của nền kinh tế vĩ mô mà sự thành công hay không của quá trình này có tính quyết định đến mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta, từ Đại hội Đảng (năm 1960) đã đề ra chủ trương công nghiệp hóa để tiến lên chủ nghĩa xã hội và qua một thời gian dài trên ba mươi năm qua thì chủ trương đó của Đảng vẫn được quán triệt và thực hiện triệt để. Vậy chúng ta phải công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo hướng nào đây trong khi Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn như vậy? Hướng chủ yếu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam là phát triển công nghiệp - là ngành có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và nó cũng có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Không thể nào công nghiệp hoá, hiện đại hóa nếu không có sự phát triển công nghiệp vì công nghiệp hoá, hiện đại hóa không thể được thực hiện khi mà nền kinh tế lạc hậu kém phát triển. Đồng thời quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa lại tạo điều kiện cho công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa là rất quan trọng và cần thiết. Sau khi nghiên cứu môn học, em nhận thấy đề tài “Công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH” là một đề tài rất lý thú. Nó đề cập tới một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải được quan tâm, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng(4). Nguyện vọng chân thành và tha thiết của em khi làm tiểu luận cũng giống như bao người làm sách đó là mong muốn có được những cuốn sách hay góp phần vào sự trao đổi kiến thức cùng thế hệ trẻ - những người chủ của đất nước bước sang thế kỷ 21.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I/ Vai trò của công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa 4

2 Vai trò của công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

1 Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam 20

2 Thực trang công nghiệp Việt Nam trong những năm qua 25

3 Nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn chế về phát triển công nghiệp Việt

Nam

29

III/ Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò công nghiệp Việt Nam

trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

31

1 Phương hướng phát huy vai trò công nghiệp trong thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

31

2 Các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp trong thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

43

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng Nó bao gồm tất cả các ngành như: khai thác và chế biến các tài nguyên thiên nhiên, các loại sản phẩm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp thành các loại sản phẩm công nghiệp khác nhau Sản phẩm của công nghiệp là loại toàn bộ công cụ lao động, vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã hội

“Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập Đó là kết quả của

sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội”.

Trong nền kinh tế hàng hoá nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế cùng nhau tham gia hoạt động đan xen nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì vấn

đề công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta là một tất yếu khách quan của lịch sử nước nhà Quá trình này diễn ra trong điều kiện nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, tụt hậu khá xa so với các nước phát triển, thua kém nhiều đối với các nước trong khu vực về trình độ, khó khăn về vấn đề vốn, thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm vận hành theo nền kinh tế thị trường và quản lý sản xuất kinh doanh theo cơ chế mới Trong điều kiện như vậy việc nghiên cứu “phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa” là rất cần thiết Liệu Việt Nam có thể đi lên thành một nước tiên tiến phát triển nhờ con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa dựa trên cơ sở công nghiệp được hay không đó là vấn đề cần nghiên cứu.

Thực tế đã chứng minh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền sản xuất là điều kiện tiên quyết đối với hầu hết các nước muốn vươn lên hàng các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao Tuy nhiên đây không phải là một quá trình đơn giản, nó không đơn thuần là sự chuyển tiếp kinh tế, cơ cấu ngành sản xuất theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp trên nông nghiệp trong phạm vi toàn quốc, mà là một quá trình phức tạp, lâu dài Đây là một quá trình chuyển đổi tổng thể, bao quát nhiều vấn đề quan trọng của nền kinh tế vĩ mô mà sự thành công hay không của quá trình này có tính quyết định đến mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.

Ở nước ta, từ Đại hội Đảng (năm 1960) đã đề ra chủ trương công nghiệp hóa để tiến lên chủ nghĩa xã hội và qua một thời gian dài trên ba mươi năm qua thì chủ trương đó của Đảng vẫn được quán triệt và thực hiện triệt để Vậy chúng ta phải công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo hướng nào đây trong khi Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn như vậy?

Hướng chủ yếu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam là phát triển công nghiệp - là ngành có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và nó cũng có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Không thể nào công nghiệp hoá, hiện đại hóa nếu không có sự phát triển công nghiệp vì công nghiệp hoá, hiện đại hóa không thể được thực hiện khi mà nền kinh tế lạc hậu kém phát triển Đồng thời quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa lại tạo điều kiện cho công nghiệp ngày càng phát triển mạnh

mẽ Vì vậy việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa là rất quan trọng và cần thiết Sau khi nghiên cứu môn học, em nhận thấy đề tài

“Công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH” là một đề tài rất lý thú Nó đề cập

tới một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải được quan tâm, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng (4) Nguyện vọng chân thành và tha thiết của em khi làm tiểu luận cũng giống như bao người làm sách đó là mong muốn có được những cuốn sách hay góp phần vào sự trao đổi kiến thức cùng thế hệ trẻ - những người chủ của đất nước bước sang thế kỷ 21.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị nội dung cũng như trong việc trình bày, tiểu luận vẫn không tránh khỏi còn mắc phải các thiếu sót về nội dung cũng như hình thức.

Em chân thành mong nhận được các góp ý phê bình của tất cả các thầy cô giáo và các bạn.

Trang 3

Một lần nữa, em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này.

PHẦN II: NỘI DUNG

I/ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA.

1 Ví trí và vai trò của công nghiệp:

Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân bao gồm tất

cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp công nghiệp thực hiện chức năng khai thác, chế biến, sửa chữa Sản phẩm của công nghiệp là toàn bộ công cụ lao động phần lớn đối tượng lao động và vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội

Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập Đó chính là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển, sản xuất công nghiệp hoạt động theo nhu cầu của các quan hệ sản xuất hàng hóa như quy luật giá trị ,quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, Công nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vât chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, trình độ phát triển của công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đanh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.

Trong những năm qua, công nghiệp nước ta đã trải qua một quá trình lịch sử đầy thử thách gay go, ác liệt để tồn tại và phát triển Công nghiệp nước ta đã bước đầu xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế Sản xuất công nghiệp với tư cách là ngành sản xuất vật chất độc lập được xuất hiện trong lịch sử chỉ từ khi có sự phân công lao động xã hội lần thứ hai tách thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp Trong quá trình phát triển, công nghiệp được vận động theo một trình tự nhất định như sau:

Công nghiệp với tư cách là một loại lao động sản xuất nằm trong nông nghiệp do người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp có tính chất

tự cấp tự túc phụ thuộc nền kinh tế nông nghiêp Như C Mác đã chỉ ra đó là sự phụ thuộc có tính chất nguyên thủy của công nghiệp đối với nông nghiệp

Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp dưới hình thức nghề thủ công độc lập Nền sản xuất

đó là nền sản xuất hàng hóa nhỏ Quá trình phát triển công nghiệp từ nền sản xuất hàng hóa nhỏ lên nền đại công nghiệp cơ khí qua 3 giai đoạn đó là: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí Quá trình phát triển của công nghiệp vừa thể hiện sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội vừa thể hiện trình độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong sản xuất công nghiệp cũng như ảnh hưởng của sự phát triển sản xuất công nghiệp đến trình độ phát triển sản xuất hàng hóa nói chung của nền kinh tế quốc dân

Nghiên cứu lịch sử phát triển công nghiệp cho thấy: “Công nghiệp không chỉ tái sản xuất cơ sở vật chất cho xã hội mà còn tái sản xuất ra các quan hệ sản xuất khác nhau trên bước đường phát triển của mình Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, công nghiệp là một phạm trù kinh tế với nhiều hình thức phát triển ở mức độ khác nhau như: công nghiệp gia đình, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, công nghiệp hiện đại, công nghiệp tư bản chủ nghĩa, công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Nhưng đặc điểm chủ yếu của công nghiệp được biểu hiện trong việc áp dụng rộng rãi các hình thức phân công có tính chất kỹ thuật, trong sản xuất, sản phẩm có sự tồn tại của hệ thống máy móc, tính liên tục của quá trình sản xuất Quá trình sản xuất sản phẩm luôn luôn gắn với máy móc Và từ khi đưa chi phí đầu vào đến khi ra sản phẩm là một quá trình liên tục Sản xuất công nghiệp có tính chuyên môn hóa nơi làm việc cũng như tính đa dạng, nhiều

vẻ của nghề nghiệp và chuyên môn hóa của công nhân

Trang 4

Quá trình phát triển sản xuất công nghiệp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như kinh tế

xã hội đã khẳng định vai trò chủ đạo và từng bước phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Thực chất vai trò chủ đạo của công nghiệp là sự ảnh hưởng quyết định của công nghiệp đến việc phát triển lực lượng sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân đồng thời công nghiệp

có khả năng tạo ra những hình mẫu để các ngành kinh tế khác phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa Công nghiệp là một hình mẫu chỉ ra con đường cho các ngành khác phát triển theo vì công nghiệp có lực lượng sản xuất tiên tiến và quan hệ sản xuất tiên tiến hơn các ngành kinh tế quốc dân khác Trong sản xuất công nghiệp con người sử dụng các công cụ lao động chủ yếu là máy móc thiết bị còn như nông nghiệp chỉ sử dụng công cụ lao động thô sơ Vai trò chủ đạo của công nghiệp được bắt nguồn từ chỗ nó tập hợp và không ngừng phát triển giai cấp công nhân đội quân tiên phong trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới xã hội Do đó mà công nghiệp có quan hệ sản xuất luôn được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Công nghiệp thường xuyên tác động vào quá trình phát triển của các ngành với tư cách là hình mẫu về sử dụng tư liệu sản xuất tiên tiến, hiện đại về phương pháp quản lý mới, về ý thức tổ chức lao động, Công nhân trong ngành công nghiệp có trình độ cao hơn, trình độ văn hóa, tay nghề cao hơn trong sản xuất nông nghiệp Đối tượng lao động của công nghiệp rất phong phú và đa dạng (cả tự nhiên và nhân tạo ).

Mặt khác, sản xuất công nghiệp là sản xuất chuyên môn hóa phân công lao động và hiệp tác lao động chặt chẽ Hình thức sở hữu là hình thức toàn dân còn phân phối theo hình thức tiền lương: đây là hình thức phân phối tối ưu nhất và hình thức tổ chức quản lý ở trình độ cao nên hình thành các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp Còn so với nông nghiệp, hình thức

sở hữu là hình thức tập thể hoặc sở hữu cá nhân, phân phối dưới hình thức hiện vật và hình thức tổ chức quản lý ở trình độ thấp nên chỉ hình thành các hợp tác xã.

Trong cách mạng quan hệ sản xuất: công nghiệp quyết định sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân chủ yếu lên sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa Công nghiệp là ngành duy nhất trang bị công cụ lao động cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân.Vì vậy, tốc độ và sự phát triển của công nghiệp quyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất Đồng thời quá trình đó cũng tác động tới quá trình phân công lao động Trong lĩnh vực cách mạng quan hệ sản xuất, công nghiệp có vai trò to lớn trong củng

cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Công nghiệp có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiên tiến nhất so với ngành kinh tế quốc dân khác về tất cả mọi mặt Do đó là mẫu mực để các ngành kinh tế quốc dân khác noi theo trong quá trình phát triển của mình Công nghiệp thông qua việc trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế (nhất là nông nghiệp) làm cho ngành kinh tế quốc dân phát triển mạnh mẽ Như vậy, sức mạnh của công nghiêp không chỉ

có tác dụng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong bản thân công nghiệp mà còn có tác dụng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trong cách mạng khoa học kỹ thuật: "Công nghiệp giữ vai trò vô cùng to lớn Vai trò đó thể hiện chủ yếu ở việc đem các thanh quả của công nghệ áp dụng vào các ngành kinh tế quốc dân bằng cách trang bị kỹ thuật cho nó làm cho các ngành đó có những bước tiến mới

về cơ sở vật chất kỹ thuật đẩy mạnh quá trình cách mạng khoa học kỹ thuật của mình

Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Công nghiệp là tiền đề vật chất để thay đổi tận gốc các

tư tưởng và văn hóa cũ, xây dựng tư tưởng và văn hoá mới, nânbg cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân góp phần bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đồng đều giữa các vùng: vùng miền núi - đồng bằng, thành thị - nông thôn, lao động trí óc - lao động chân tay, tạo

sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân

Ngoài ra trong các lĩnh vực khác: công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của lĩnh vực đó Trong quá trình chuyển hóa nền kinh tế từ cơ chế tập trung

Trang 5

quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì vai trò chủ đạo của công nghiệp thể hiện ở các mặt sau:

Công nghiệp là cơ sở tái sản xuất mở rộng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua việc công nghiệp tạo ra và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành

Công nghiệp tạo điều kiện không ngừng cho việc đổi mới các phương tiện vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân góp phần vào việc CNH-HĐH đất nước

Sự phát triển công nghiệp tạo điều kiện phân bổ hợp lý hơn lực lượng sản xuất, phát triển các vùng kinh tế của đất nước, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, lao động và truyền thống nghề nghiệp của địa phương, vùng lãnh thổ

Công nghiệp là cơ sở củng cố quốc phòng của đất nước, sản xuất ra các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại

Công nghiệp là cơ sở quyết định cho việc sản xuất tư liệu sản xuất trước hết

là công cụ lao động để trang bị kỹ thuật mới cho tất cả các ngành của nền kinh tế.

Công nghiệp sản xuất ra một bộ phận cơ bản của tổng sản phẩm quốc dân và một phần lớn quỹ tích lũy.

Liên hệ vai trò chủ đạo của công nghiệp ở Việt nam

Ở nước ta trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị tường, nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu do đó vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với nông nghiệp càng có ý nghĩa to lớn biểu hiện:

Trang bị cơ cở vật chất kỹ thuật, công cụ sản xuất ,máy móc hiện đại, đáp ứng kịp thời và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa

Thu hút lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp bằng cách đưa công nghiệp vào nông nghiệp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn để tổ chức chế biến sản xuất tư liệu tiêu dùng.

Thu mua và chế biến kịp thời nông sản hàng hóa để khuyến khích nông nghiệp phát triển

Tạo ra thị trường tiêu thụ nông phẩm hàng hóa của nông nghiệp và trao đổi hàng công nghiệp tiêu dùng cho nhân dân

Nhìn chung, công nghiệp Việt Nam chưa giữ được vai trò chủ đạo vì công cụ lao động

mà ngành công nghiệp trang bị và cung cấp cho các ngành khác còn bị hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài, lao động còn là thủ công Năng suất , trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ phân công lao động xã hội và hợp tác hóa đều thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới “Công nghiệp nước ta còn nhỏ yếu, số lượng cơ sở vật chất kỹ thuật đã được xây dựng là đáng kể song quá thấp so với nhu cầu Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế , đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp diễn ra còn chậm Tuy nhà nước có chủ trương về chuyển dịch cơ cấu và l số định hướng nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch đó; Nhưng nhìn chung, quá trình này còn mang nặng tính tự phát , cơ cấu mới của ngành công nghiệp chưa được ổn định thực sự Kết cấu hạ tầng nước ta còn kém phát triển nền công nghiệp chưa thể phát huy hết khả năng vốn có của mình Trong những năm gần đây cơ sở vật chất của hệ thống thông tin liên lạc đã được cải thiện đáng kể nhưng hệ thống thông tin liên lác chưa được cải thiện một cách thích hợp, mạng lưới giao thông còn khó khăn, đường xá, kho tàng bến bãi chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu

Tuy nhiên công nghiệp Việt nam đã có một thời kỳ phát triển khá dài Trong quá trình

đó công nghiệp đã phát huy được vai trò của mình là tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất đáng

kể bao gồm nhiều ngành tạo được một hệ thống nối nhiều doanh nghiệp có sự kết hợp giúp

đỡ lẫn nhau Cơ cấu công nghiệp dần dần được hình thành và cải biến cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Trong cơ cấu đã dần dần hình thành một số ngành trọng điểm mũi nhọn

có vai trò chi phối sự phát triển của công nghiệp và của nền kinh tế Đó là ngành công nghiệp

Trang 6

nhiên liệu l6,4% giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm l995 so với l6,2% giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm l989.

Cơ cấu ngành công nghiệp :

Xuất phát từ vai trò chủ đạo của công nghiệp ta xem xét đến cơ cấu kinh tế của công nghiệp Cơ cấu ngành công nghiệp là số lượng ngành công nghiẹp chuyên môn hóa và mối liên hệ kinh tế sản xuất giữa các ngành đó biểu hiện quan hệ tỷ lệ về mặt lượng trong lĩnh vực sản xuất giữa các nganh đó với nhau Cơ cấu ngành công nghiệp biểu hiện trình độ phát triển công nghiệp của đất nước, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tự chủ của nến kinh tế cũng như trình độ tăng năng suất lao động xã hội và mức độ hiệu quả của sản xuất Điều này thể hiện ở tỷ trọng của các ngành sản xuất tư liệu sản xuất như: ngành chế tạo máy, ngành năng lượng, ngành hóa chất, ngành luyện kim,

Cơ cấu ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát huy vị trí chr đạo của công nghiệp Do đó, kế họach cơ cấu ngành công nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong kế hoạch hóa công nghiệp Vì vậy để kế hoạch hóa kinh tế ngành công nghiệp cần phải có sự nhận thức đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp

Nhân tố ảnh hưởng quyết định là tiến bộ KHKT Nhân tố này làm xuất hiện các ngành sản xuất công cụ lao động mới, làm xuất hiện nhiều ngành hiện đại như: chế tạo công cụ, sản xuất phương tiện tự động hóa , sản xuất máy vô tuyến, sản xuất vật liệu cao cấp.

Trình độ và tính chất phát triển của công nghiệp thể hiên ở mối quan hệ gắn

bó lâu đời giữa hai ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động, nguyên liệu cho công nghiệp và là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp

Cơ cấu ngành công nghiệp phụ thuộc vào tình hình tài nguyên thiên nhiên của đất nước Nhân tố này tạo điều kiện tiên quyết hay hạn chế việc hình thành các ngành công nghiệp - Trên cơ sở đó xây dựng một cơ cấu công nghiệp phong phú và cũng thể hiện được tính riêng biệt, tính mũi nhọn của công nghiệp một nước.

Điều kiện lịch sử kinh tế xã hội sẽ để lại những đặc điểm riêng về cơ cấu công nghiệp mỗi nước, đồng thời cũng tạo ra những thay đổi cơ cấu công nghiệp trong thời kỳ Phong tục, tập quán, truyền thống sản xuất công nghiệp ở mỗi nước cũng được thể hiên rõ nét trong cơ cấu Nhân tố này tác động gián tiếp qua nhu cầu

và là nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư

Trình độ phân công lao động quốc tế , tính đa dạng của nhu cầu, sự khác nhau

về diều kiện thuận lợi trong sản xuất ở các nước đòi hỏi bất kể nền kinh tế nào cũng cần có sự trao đổi kết quả hoạt động lao động, Chính vì vậy cần phải mở rộng mối liên hệ kinh tế giữa các nước, mở rộng thị trường thế giới

Các nhân tố trên tạo thành một hệ thống phức tạp có quan hệ mật thiết với nhau và đồng thời phát huy tác dụng ảnh hưởng đối với cơ cấu ngành công nghiệp Quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp nước ta cũng là quá trình cải tiến cơ cấu công nghiệp nói chung và cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng

2 Vai trò của công nghiệp trong sự nghiệp CNH-HĐH

+ Thực chất của CNH-HĐH:

Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ rằng để thủ tiêu tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, khai thác tối

ưu các nguồn lực và các lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định, giải quyết

cơ bản các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, Con đường để đạt được nhanh nhất là công nghiệp hóa (CNH) Sự nghiệp CNH ở nước ta được bắt đầu từ năm l960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/l960) của Đảng lao động Việt Nam đã quyết định: “ Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở Miền Bắc nước ta là CNH xã hội chủ nghĩa , mà mấu chốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng" Trải qua quá trình lịch sử lâu dài thì quan điểm đó của Đảng vẫn tiếp tục được thực hiện.

Trang 7

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã coi “Công nghiệp hóa không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng nhanh hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân" (KTQD) và cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã quán triệt tư tưởng CNH: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa với nhịp độ tăng trưởng cao, bền vững và có hiệu quả" (1)

và đại hội Đảng VIII đã quyết định : "Tiếp tục nắm vững hai chiến lược: xây dựng chủ nghĩa

xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa".

Vậy CNH là gì ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tham khảo thêm một số câu trả lời

đã có:

Theo một tác giả, B.Mazlish (13) thì công nghiệp hóa đã có được “hình thù” của nó ở nước Anh vào đầu thế kỷ XIX (giai đoạn thứ nhất của lịch sử công nghiệp hóa thế giới), cái hình thù đó nói một cách vắn tát là một quá trình: "được đánh dấu bằng một sự chuyển động

từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế được gọi là công nghiệp" Một tác giả khác, J.Ladiere (14) cũng đã có một định nghĩa tương tự : “Công nghiệp hóa là một quá trình mà các xã hội ngày nay chuyển từ một kiểu kinh tế về chủ yếu dựa trên nông nghiệp với các đặc điểm năng suất thấp và tăng trưởng cực kỳ thấp hay bằng không sang một kiểu kinh tế về cơ bản dựa trên công nghiệp với các đặc điểm năng suất cao và tăng trưởng tương đối cao”.

“Encyclopedic Francie” (15) có định nghĩa vắn tắt sau: “Công nghiệp hóa, Hoạt động mở rộng tiến bộ kỹ thuật với sự lùi dần của tính chất thủ công trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ"

Định nghĩa của UNIDO đi sâu hơn vào khái niệm “công nghiệp hóa": "công nghiệp hóa

là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với

kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi

để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội" (dẫn theo Nguyễn Kế Tuấn l6) Định nghĩa này đặt công nghiệp hóa trong bối cảnh chung của phát triển kinh tế với nội dung cơ bản là phát triển cơ cấu kinh tế trên cơ sở công nghệ hiện đại nhằm đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế đồng thời hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Kết luận : Có thể hiểu “Công nghiệp hóa" là một quá trình mà các xã hội chuyển từ một kiểu kinh tế về chủ yếu dựa trên nông nghiệp với đặc điểm năng suất thấp và tăng trưởng cực thấp hay không tăng trưởng sang một kiểu kinh tế về cơ bản dựa trên công nghiệp với đặc điểm năng suất cao và tăng trưởng tương đối cao, sự chuyển đó cũng là sự biến đổi hay chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân từ khu vực nông nghiệp là chủ yếu sang khu vực công nghiệp là chủ yếu và sự biến đổi trong khu vực công nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế tạo, sự chuyển đã diễn ra nhờ sự xuất hiện ngày càng nhiều những công nghệ mới

và việc áp dụng ngày càng rộng rãi hơn những công nghệ đó; toàn bộ quá trình được đặt trong bối cảnh chung của phát triển kinh tế và phát triển nói chung

Như vậy, công nghiệp hoá là cả một giai đoạn biến đổi xã hội dựa trên cơ sở dthay thế lao động thủ công bằng máy móc nhằm mục đích nâng cao hiệu suất lao động của toàn xã hội Đó là một giai đoạn phát triển mà mọi quốc gia đều phải trải qua đặc biệt đối với các nước đang phát triển như nước ta: Muốn từ một nền nông nghiệp lạc hậu tiến lên trở thành một nước công nghiệp tiên tiến

Vấn đề đặt ra là phải tìm cách như thế nào cho phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh mọi mặt của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, vốn lưu

Trang 8

động và tài chính, quan hệ quốc tế và hoàn cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt là các nước lân cận với nước ta sẽ có tác động trực tiếp đến quá trình này Đồng thời nước ta đang trong đà phát triển của khoa học và công nghệ như vũ bão Từ đó phải đặt vấn đề CNH gắn với hiên đại hóa, tận dụng mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật sẵn có để đẩy nhanh tốc độ CNH khác với những nước đi trước.

CNH có nhiều con đường, có những con đường của các nước tư bản phát triển như Pháp đã trải qua từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Thường đó là những nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến đương thời do đó những bước tiến của CNH thường kéo dài hàng trăm năm theo đà tiến triển của khoa học kỹ thuật ở thời kỳ còn phôi thai chưa thành một cuộc cách mạng vũ bão như ngày nay.

Anh-Ngày nay đối với các nước đi sau tình hình đã đổi khác, để giải quyết một vấn đề trong công nghiệp hóa có rất nhiều giải pháp hay công nghệ để sẵn sàng đem ra sử dụng; vấn đề ở đây là phải nắm bắt kịp thời những công nghệ hiện đại nhất phù hợp với hoàn cảnh của đất nước Do đó CNH gắn với HĐH là một khả năng, nhu cầu mới của các nưóc đi sau như nước

ta và nếu kết hợp tốt thì sẽ rút ngắn được rất nhiều quá trình CNH

Vậy HĐH là gì? hiện đại hóa (HĐH) là khắc phục sự lạc hậu một hiện tượng mang tính

hệ thống sự phát triển cũng là quá trình tổng hợp về các phương diện kinh tế, văn hóa xã hội

và chính trị.

Hiện đại hóa kinh tế được quyết định bởi mức sống cao hơn do công nghiệp công nghệ, trình độ chuyên môn cao trong sản xuất và năng suất lao động cao Hiện đại hoá kinh tế còn được biểu hiện ở sự gia tăng của vốn với quy mô tích lũy và đầu tư hiện đại, sự tham gia rộng rãi vào thị trường trên cơ sở môut kết cấu hạ tầng hiện đại về giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Hiện đại hóa kinh tế cũng không tách rời một bộ phận hành chính quản lý hữu hiệu, một trình độ học vấn ngày càng nâng cao của người lao động, một sự phổ cập rộng rãi các tri thức khoa học và đổi mới công nghệ

Hiện đại hóa xã hội và chính trị là hoàn thiện cơ cấu xã hội, CNH các chức năng của cả

cơ chế xã hội, làm chuyển biến lối ứng sử của con người, thực hiện cuộc cách mạng tri thức thông qua việc phát triển các phương tiện thông tin, tăng chi phí giáo dục Đảm bảo sự ổn định chính trị, tập trung quyền lực thực hiện vào nông nghiệp để tiến hành cải cách và đổi mới một cách triệt để

Công nghiệp hóa là một chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội của đất nước Không thể CNH với kỹ thuật cổ điển và cơ chế quản lý cũ Ở thời điểm hiện nay, CNH nhất thiết phải gắn liền HĐH “Công nghiệp hóa” không chỉ là sự tăng thêm một cách đơn giản tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền KTQD mà là cả một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công nghệ tạo nền tảng cho sự phát triển sản xuất bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền KTQD, CNH phải biết đi đôi với HĐH kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghiệp vận dụng phát triển chiều rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho đội ngũ lao động hiện nay với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu phát triển chiều sâu tạo nên những mũi nhọn theo trình độ tiến triển của khoa học công nghiệp thế giới.

Nói đến HĐH là nói đến một quá trình lâu dài đầy gian khổ của việc cải biến một xã hội

cổ truyền thành xã hội hiện đại có trình độ văn minh cao hơn thể hiện đầy đủ hơn những giá trị chung mà nhân loại vươn tới Các nước khác thì có thể tiến hành CNH theo hình thức khác nhau bằng con đường không hoàn toàn giống nhau

Trong quá trình CNH gắn với HĐH ở nước ta hiện nay một vấn đề cần phải được nhận thức một cách đúng đắn là vừa phải đi vào công nghiệ hiện đại Phải coi trọng cả khu vực công nghệ truyền thống và cơ khí thông thường lẫn khu vực công nghệ Đối với khu vực công nghệ truyền thống và cơ khí thì khuyến khích chủ yếu bằng chính sách kinh tế, chính sách công nghệ, bằng các hoạt động thông tin phổ biến, khoa học và công nghệ, bằng chính sách khuyến khích việc thâm nhập của công nghệ truyền thống Còn về mặt đầu tư của nhà

Trang 9

nước để phát triển tiềm lực khoa học và định hướng cho các hoạt động nghiên cứu triển khai chủ yếu là phải tập trung vào công nghệ cao như: điện tử, tin học, công nghệ tin học, vật liệu mới, cơ khí chính xác và tự động hóa, để tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc đi nhanh, đi thẳng vào các ngành công nghệ cao không tự hạn chế trong phạm vi các điệu kiện, tiền đề hiện có

Để tìm hiểu sâu hơn về CNH ta tìm hiểu bản chất của CNH :

Công nghiệp hóa là một quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân Trước hết, là những ngành chiếm vị trí trọng yếu, do vậy phải gắn liền quá trình CNH với HĐH cả phần cứng và phần mềm của công nghệ là quá trình xác định xã hội văn minh công nghiệp và cải tiến các ngành kinh tế hoạt động theo phong cách của nền công nghiệp lớn hiện đại

HĐH là cái đích vươn tới trong quá trình CNH - sự vươn lên về trình độ công nghệ lại

bị ràng buộc bởi yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội; HĐH chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu của quá trình CNH

Quá trình CNH không chỉ liên quan đến phát triển công nghiệp mà là quá trình bao trùm tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động của một nước Công nghiệp luôn là ngành quan trọng như giai đoạn đầu các nước đang phát triển chỉ có lực lượng công nghiệp nhỏ bé, sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản và khai thác sản phẩm của tài nguyên thiên nhiên Công nghiệp luôn luôn giành được sự ưu tiên phát triển.Tuy công nghiệp không đồng nhất với CNH nhưng không thể CNH nếu không phát triển công nghiệp Bởi vậy công nghiệp dấn dần chiếm vị trí hàng đầu, trong cơ cấu KTQD.

Quá trình CNH trong bất cứ giai đoạn nào đều “vừa là quá trình kinh tế kỹ thuật vừa là quá trình kinh tế xã hội" Thực hiện CNH sẽ thủ tiêu tình trạng lạc hậu kinh tế thấp kém về kinh tế Đồng thời gắn với thủ tiêu tình trạng lạc hậu về xã hội, nâng cao dân trí, mức sống của nhân dân đưa xã hội đến văn minh công nghiệp Hai quá trình này ràng buộc lẫn nhau, quá trình kinh tế kỹ thuật tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện các nội dung của quá trình kinh tế xã hội Ngược lại quá trình kinh tế xã hội góp phần tạo nên động lực cho quá trình kinh tế kỹ thuật.

Quá trình công nghiệp hóa cũng đồng thời là quá trình mở rộng quan hệ kinh

tế quốc tế Trong điều kiện ngày nay mở rộng phân công lao động quốc tế và quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành một xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ Mỗi nước

là một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới ở tác động hỗ trợ ở mức độ khác nhau của các nước khác và chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế xã hội chung của thế giới Cần phải đạt được phát triển của kinh tế đất nước trong xây dựng hệ thống kinh

tế mở, tăng cường quan hệ thương mại quốc tế tham gia tích cực vào quá trình cạnh tranh và liên kết KTQD Về nguyên tắc việc thực hiện CNH phải dựa vào nguồn lực trong nước trong nước là chủ yếu, phát huy lợi thế so sánh trong nước để tham gia vào quá trình kinh tế quốc tế.

CNH không phải là mục đích tự thân mà là phương thức có tính chất phổ biến

để thực hiện mục tiêu của mỗi nước Đó là xây dựng cơ sở vât chất kỹ thuật ngày càng hiện đại, khai thác có hiệu quả nguồn lực của đất nước, bảo đảm nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và ổn định cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Mục tiêu cụ thể của mỗi nước phụ thuộc quan điểm của hệ thống chính trị lãnh đạo, quy mô phương hướng, nhịp độ CNH phụ thuộc vào quan điểm chính trị xã hội của đất nước.

Từ những hiểu biết về CNH ta thấy được tính tất yếu phải CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn với các nước xung quanh, thoát khỏi cảnh một nước kém phát triển nghèo đói, giữ được ổn định chính trị xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa; CNH là một quá trình tất yếu của lịch sử nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở

Trang 10

khai thác các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế, nhiều ngành với nhiều trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại.

Bước vào những năm 60 thì các nước công nghiệp mới, châu Á mới chỉ là nước kém phát triển điển hình là thu nhập quốc dân thấp (Nam Triều Tiên năm 1961 đạt 87USD thua xa Việt Nam) Thế nhưng tới năm 1988 các nước này đã trở thành các nước phát triển cùng

Nhật và châu Á Giá trị tổng sản phẩm chung các ngành công nghiệp mới châu á năm 1988

là 396 tỷ USD và dự tính tới năm 2000 là 1039 tỷ USD lớn hơn giá trị sản phẩm của phần châu á còn lại Tốc độ phát triển công nghiệp của các nước ngày càng cao: Singapore: 12,2% từ năm 1965-1980 và hơn 6% từ năm 1980-1987; Nam Triều Tiên: 16.6% từ năm 1965-1980 và hơn 10% từ năm 1980 -1985 Sự phát triển kinh tế của các nước này là do đã nhanh chóng CNH đất nước.

Do vậy, tất yếu phải CNH-HĐH để đưa đất nước đi lên thoát khỏi tình trạng yếu kém về

kỹ thuật, lạc hậu về mọi mặt nhất là đối với những nước kém phát triển như nước ta.

Trong quá trình CNH-HĐH đất nước không thế thiếu được ngành sản xuất công nghiệp Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn trong nền KTQD, là ngành cung cấp công cụ lao động cho tất cả các ngành khác nên các ngành khác không thể phát triển nếu thiếu ngành công nghiệp Chính vì lẽ này, trong quá trình CNH-HĐH đất nước, phát triển công nghiệp luôn chiếm vị trí hàng đầu, luôn được ưu tiên phát triển Không thể CNH-HĐH đất nước nếu không phát triển ngành công nghiệp vì không thể CNH-HĐH trên cơ sở nền kinh tế kém phát triển Hai quá trình luôn đi liền nhau và bổ trợ cho nhau.3 Kinh nghiệm CNH-HĐH của thế giới:

Lịch sử CNH được bắt đầu từ nước Anh có chiều dài 200 năm Giờ đây các nước CNH mới NICS ở châu Á đã thực hiện thành công quá trình CNH đất nước trong thời gian ngắn Nước Anh cần 120 năm, các nước Tây Âu khác và Mỹ cần trên dưới 80 năm, Nhật cần hơn

60 năm còn những con rồng châu Á chỉ cần 20 năm.

Ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng CNH đang là điều cấp bách sống còn Từ một nước vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người vào loại thấp nhất thế giới (220USD tính đến tháng 9/1993) chỉ bằng 1/9 Thái Lan, 1/14 Malaysia, 1/45 Đài Loan thấp hơn Lào và Bănglađet Tốc độ tăng trưởng bình quân của nước ta không còn cách nào đi lên thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh ngoài con đuờng CNH-HĐH Nước ta là nước thực hiện CNH-HĐH sau các nước Châu Âu và các nước công nghiệp mới châu Á do vậy ta học được nhiều kinh nghiệm của các nước đã trải qua và thành công trong quá trình CNH-HĐH Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một số kinh nghiệm về CNH-HĐH.

Kinh nghiệm quan trọng của quá trình CNH ở các nước ASEAN là rất linh hoạt trong việc chuyển hướng CNH thay thế nhập khẩu sang CNH hướng về xuất khẩu Hầu hết các nước ASEAN sau khi giành được độc lập đều áp dụng mô hình hướng nội Để thực hiện chiến lược hàng xuất khẩu các nước đều tập trung phát triển công nghiệp dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nguyên liệu hoặc lắp ráp các hàng tiêu dùng đơn giản Hàng công nghiệp chế tạo dùng cho xuất khẩu nhìn chung là không đáng kể Mặc dù có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế song chiến lược phát triển kinh tế hướng nội của các nước ASEAN không có hiệu quả Hàng công nghiệp sản xuất không thể xuất khẩu ra nước ngoài, không cạnh tranh được thị trường thế giới Trong khi đó các nước NICS ở đó và Bắc Á nhờ chiến lwợc phát triển hướng ngoại đã đưa nền kinh tế ở đây phát triển nhanh chóng Điều này tác động đến chiến lược phát triển của các nước ASEAN.

Vào thập kỷ 60 các nước ASEAN áp dụng chiến lược phát triển CNH hướng về xuất khẩu và được đẩy mạnh thực hiện vào thập kỷ 80 Điểm nổi bật là kết hợp sản phẩm nông nghiệp truyền thống, sản phẩm sử dụng nhiều lao động với sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao Đạt được kết quả này là nhờ hai phương pháp chủ yếu:

Trang 11

Bảo hộ hầu hết các nước ASEAN (trừ nước Singapo) đều áp dụng biện pháp bảo hộ cả thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu.

Chính sách tích cực thâm nhập thị trường nước ngoài.

Có chính sách thu hút vốn đầu tư: Lý luận CNH chỉ ra là sự thành bại của quá trình CNH là ở vấn đề vốn đầu tư và con người Trong bối cảnh những năm 50 đến cuối thập kỷ 90 xu hướng vận động của vốn đầu tư có sự thay đổi Do nhiều lý do khác nhau mà vốn đầu tư chuyển sang các nước công nghiệp phát triển Song ở hoàn cảnh đó các nước ASEAN đã thực hiện chính sách khuyến khích cho đầu tư chảy vào nước mình:

Mở cửa không hạn chế đầu tư nước ngoài

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi

Khuyến khích vật chất để thu hút vốn đầu tư

Đặc biệt phát triển các khu chế xuất để phát triển ngoại tệ thu hút vốn, giải quyết công ăn việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu và khuyến khích khu vực kinh tế dân tộc.

Chú trọng giáo dục văn hóa truyền thống và giáo dục hướng nghiệp cho người lao động Trước hết chính phủ chú trọng giáo dục luật pháp và truyền thống dân tộc Đặc biệt quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp từ phổ thông đến đại học, thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ cho người lao động Cho phép phát triển rộng rãi mạng lưới giáo dục đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Chú trọng công nghiệp hướng về xuất khẩu đồng thời quan tâm đến phát triển công nghiệp vừa và nhỏ Quá trình này đòi hỏi phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp có kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng lớn Các ngành công nghiệp nhỏ chiếm tỷ trọng nhỏ bé tuy vậy thị trường phát triển lại đòi hỏi quan tâm đến doanh nghiệp nhỏ vì nhiều lý do và để khuyến khích phát triển công nghiệp nhỏ các nước đã:

Từng bước xóa bỏ quan niệm chưa đúng về vai trò của công nghiệp nhỏ.

Tăng cường vai trò của chính phủ để hỗ trợ việc cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp nhỏ.

Hỗ trợ đào tạo cho công nghiệp nhỏ

Tổ chức Marketing quốc tế

- Áp dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ

Tăng cường sự điều tiết của Nhà nước vào CNH Sự can thiệp của Nhà nước vào CNH ở ASEAN là vừa phải theo chuẩn mực quốc tế Mục tiêu của các nước này là:

Điều tiết công nghiệp nhằm tăng tỷ lệ công nghiệp trong GDP, thay đổi cơ cấu kinh tế và có lợi cho công nghiệp.

Phát triển công nghiệp cân đối nhằm xây dựng cơ cấu thị trường có sự cạnh tranh, cân đối giữa các địa phương.

Giải quyết cơ bản về xã hội, cải tiến cuộc sống của người nghèo.

Giải quyết cân bằng dân tộc

Gia tăng thu nhập ngoại hối

Để thực hiện các nước này đã sử dụng biện pháp: Về tổ chức, thành lập ban đầu từ BOI kết hợp quản lý kinh tế Về chính sách kinh tế: có định hướng chiến lược cho phát triển công nghiệp, can thiệp vào ngoại thương, bảo hộ kinh tế và can thiệp vào thị trường lao động thông qua định mức lương tối thiểu, can thiệp vào thị trường vốn thông qua ngân hàng Nhà nước quy định giá cả, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trang 12

II/ CÔNG NGHIỆP VÀ QUÁ TRÌNH CNH-HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA:

1 Thực trạng quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam:

Căn cứ vào sự đổi mới thực sự, toàn diện về lý luận và thực tiễn của quátrình CNH ở nước ta thời gian qua có thể chia làm hai giai đoạn cơ bản: từnăm 1960-1986 và từ 1986 đến nay

Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là thực hiện một chiến lược nhất quánđược xác định từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) Đảng đã khẳngđịnh “nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta là CNHXHCN mà mấu chốt là phát triển nền công nghiệp nặng”1 và chủ trương CNH

là “Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệpvới nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệpnặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển công nghiệp và công nghiệpnhẹ”2 Chiến lược này được củng cố và bổ sung qua các thời kỳ đại hội IV(12/1976) V(1981) và các hội nghị trung ương, đại hội Đảng

Để thực hiện chiến lược này, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực trongnước và nước ngoài, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực trong nước và nướcngoài, tranh thủ sự viện trợ và giúp đỡ của các nước bạn XHCN chú trọngmột khoảng thời gian chúng ta đã hình thành được một nền kinh tế đa ngành,

có các ngành quan trọng như cơ khí, luyện kim, điện năng, khai thác than Trong thời kỳ 1961-1965 tốc độ tăng bình quân giá trị tổng sản lượngcông nghiệp là 13,4%, của nông nghiệp là 4,1% Do vậy, tỷ trọng của côngnghiệp trong TNQD tăng 16% Năm 1957 lên 18,2%, năm 1960 và 22,2% năm

1965 Còn tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 44,3% năm 1957 xuống 42,3%(1960) và 41,7% (1965) Đến năm 1964 miền Bắc nước ta đã căn bản giảiquyết được vấn đề lương thực và đáp ứng được 90% nhu cầu hàng tiêu dùng

và đồng thời bắt đầu tạo nguồn tích lũy trong nước Trong những năm có

Trang 13

chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ với chi phí phát triển kinh tế vẫn tănglên 5,7 lần so với năm 1955-1057, gấp 2,4 lần so với 1960 và 1,8 lần so với

1964 Nhà nước đã giành đến 80% tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp nặngtrong năm 1960-1965 Vốn đầu tư cho công nghiệp nhóm A tăng 11,2 lần,nhóm B: 6,9 lần trong thời kỳ 1960-1965 Giá trị xuất khẩu thấp nền kinh tếluôn ở tình trạng nhập siêu

Những cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng đã đượcxây dựng và phát triển như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xâydựng Tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp thuộc nhóm A nhanh hơntốc độ phát triển chung của toàn ngành công nghiệp Năm 1975 so với 1955giá trị sản lượng ngành điện lực gấp 22,3 lần, của ngành cơ khí gấp 59,8 lần vàngành hóa chất gấp 79,1 lần, trong lúc toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 16,2lần Một số vùng lãnh thổ đã hình thành trung tâm công nghiệp như Hà Nội,Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Việt Trì, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vinh Dần dần hình thành nên những vùng công nghiệp chuyên môn hóa, nhờ chủtrương kết hợp phát triển công nghiệp trung ương với công nghiệp địaphương, nên hầu hết các tỉnh, thành phố, thị trấn đều phát triển công nghiệpđịa phương Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật tăng khánhanh, là vốn quý quan trọng cho quá trình CNH ở thời kỳ này và thời kỳ sau.Năm 1975 so với năm 1955 số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăngnhanh hơn 129 lần, cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp tăng gấp hơn

84 lần, công nhân kỹ thuật năm 1975 tăng gấp 6 lần năm 1960

Chúng ta đã cố gắng lớn trong việc tăng cường trang bị kỹ thuật và ứngdụng khoa học trong các ngành kinh tế, hầu hết đều được trang bị máy mócthiết bị của nước ngoài Đi liền quá trình phát triển công nghiệp hàng loạtthành phố thị trấn đã xuất hiện quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh Thời gianinày Đảng có chủ trương ưu tiên phát triển hệ thống y tế, văn hóa, giáo dục.Sau năm 1975 thống nhất đất nước do vậy đòi hỏi phải có chiến lược CNHthích hợp hơn Nhưng thực tế, đường lối CNH do Đảng đề ra vẫn giữ nguyên

Do chủ trương nôn nóng chủ quan duy ý chí và với sai lầm trong công tácchỉ đạo, trong cơ chế và chính sách nền thời kỳ đầu 1974-1980 nền kinh tế lâmvào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, cơ cấu kinh tế ngày càng trở nên bấthợp lý và mất cân đối nghiêm trọng Nông nghiệp kém phát triển không đáp

Trang 14

ứng được nhu cầu trong nước, công nghiệp nặng không phát huy được tácdụng Thời kỳ 1976-1980 tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%; thu nhập quốcdân chỉ tăng 0,6% Trong khi đó dân số tăng 2,24%/năm, sản xuất công nghiệpbình quân chỉ tăng 0,6%, trong đó công nghiệp quốc doanh giảm 2,6%; sảnxuất nông nghiệp tăng bình quân 1,9% Quá trình CNH diễn ra có nhiều khókhăn và chậm chạp vì thiếu những tiền đề kinh tế cơ bản Hiệu quả kinh tế rấtthấp so với nguồn vốn và công sức bỏ ra Nguồn lực bị lãng phí nhiều, cơ cấukinh tế mất cân đối chưa có tích lũy nội bộ.

 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng CNH ở giai đoạn này là:

 Nhận thức về CNh còn đơn giản, phiến diện và đồng nhất cách đivới thực chất của CNH, coi phát triển công nghiệp nặng chính làCNH, dập khuôn máy móc lý luận và mô hình CNH ở Liên Xô

 Chiến tranh kéo dài, không có điều kiện tập trung trí lực đầu tưcho nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực hiện chiến lược CNH

 Chưa xác định đúng vị trí, vai trò của công nghiệp trong suốt mộtthời gian dài, do đó chưa tạo được những tiền đề cơ bản cho CNH

- Nóng vội trong cải tạo XHCN, hạn chế sự phát triển của các thành phầnkinh tế tư nhân và cá thể vì vậy không huy động được các nguồn lực trongnước tham gia vào CNH đất nước Trước tình hình đó Đại hội Đảng V (1981)

đã xác định: “Nội dung chính của CNH XHCN trong những năm 1981-1985

và những năm 80 là tập trung sự phát triển mạnh nông nghiệp, coi nôngnghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN, ra sứcđẩy mạnh hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặngquan trọng”1 Sự thay đổi đó bước đầu đã có tác dụng đến phát triển kinh tế -

xã hội và CNH Bình quân hàng năm sản xuất công nghiệp tăng 0,5%; TNQDtăng từ 20,5% năm 1980 lên 30% năm 1985

 Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:

Đây là thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ cả về nhận thức quan điểm và

tổ chức chỉ đạo thực hiện Đại hội lần thứ VI đã xác định rõ quan điểm và chủtrương, phương hướng đổimới kinh tế - xã hội ở nước ta trong chặng đườngđầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, Đại hội khẳng định: “Tiếp tục xây

Trang 15

dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN trongchặng đường tiếp theo”2 và “Trước mắt là kế hoạch 5 năm 1986-1990, phảithật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chươngtrình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”3.

Từ quan điểm và chủ trương mới trên Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hóabằng cơ chế và bằng các chính sách biện pháp thực hiện cụ thể là: chính sáchkinh tế nhiều thành phần, chính sách kinh tế đối ngoại và thu hút vốn đầu tưnước ngoài, chính sách tài chính tiền tệ kiềm chế lạm phát, chuyển cơ chế kếhoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước

Nhờ vậy nền kinh tế đã vượt qua trạng thái suy giảm lạm phát đáng kể,điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tiếp tục công nghiệp hóa Lạm phát từmức 3 con số năm 1986: 5887,2%; năm 1987:417,6% ; năm 1988: 410,9%;giảm xuống còn hai con số năm 1989: 30%; năm 1990: 52,8% Tốc độ tăngbình quân hàng năm của tổng sản phẩm xã hội là 4,8% Thu nhập quốc dân:3,9%; giá trị tổng sản lượng công nghiệp 5,2%, giá trị tổng sản lượng nôngnghiệp 3,5%; giá trị xuất khẩu 28%; giá trị nhập khẩu 8% Một số mặt hàngxuất khẩu cơ bản được hình thành như dầu mỏ, than đá, lâm hải sản, gạo Tốc

độ tăng trưởng kinh tế trong tất cả các lĩnh vực tăng nhanh Thu nhập quốcdân năm 1991 tăng 2,4% so với năm 1990, năm 1992 tăng 5,4% so với 1991.Sản lượng công nghiệp tăng 5,3% (1991) và 15,5% (1992)

Cơ cấu công nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng thích hợp và

có hiệu quả hơn Năm 1986 cơ cấu tổng sản lượng công nghiệp, ngành điệnlực chiếm 3,66%; cơ khí 9,65%; hóa chất phân bón cao su 8,26% thì năm

1990 tỷ trọng tương ứng các ngành đó là 5,1% - 15,9% - 9,4%

Giữa các ngành công nghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B đã bước đầu

có sự điều chỉnh trong sự phát triển theo hướng chú trọng thích đáng hơn đếncác ngành công nghiệp nhóm B để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùngtrong nước và để sử dụng tốt hơn các nguồn lực với kỹ thuật truyền thống laođộng Công nghiệp ngoài quốc doanh đã được phát triển chiếm 31,4% (1976)

và 43% (1989) còn công nghiệp quốc doanh năm 1989 chiếm 57%

Trang 16

Để tiếp tục những quan điểm, chủ trương chính sách đổi mới, Đại hộiĐảng lần thứ VII đã chỉ rõ: “Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theocon đường XHCN điều quan trọng nhất là phải cải tiến căn bản tình trạng kinh

tế - xã hội kém phát triển, phát triển lực lượng sản xuất CNH theo hướng hiệnđại gắn liền với việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụtrung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN khôngngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”1.Đại hội Đảng VII cũng xác định mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-1995): “Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định phát triển và nâng caohiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhândân và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế”2

Quá trình đổi mới đã tạo nên được những thành tựu phát triển kinh tế - xãhội, thành tựu CNH trong những năm 1991,1992,1993 cao hơn, có chất lượnghơn, đi vào thực tế hơn so với nhiều năm trước đây - lạm phát được kiềm chế,tốc độ tăng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng sản phẩm xã hội Cán cân thanh toánchuyển từ thiếu hụt 9% GDP giữa năm 1980 sang thặng dư 2%GDP Tổng sảnphẩm trong nước 1991 tăng 6,1% so với năm 1990 Trong đó giá trị tổng sảnlượng công nghiệp tăng 10,4%; nông nghiệp tăng 1,9%; xuất khẩu tăng13,2%

Sự phát triển công nghiệp trong những năm đổi mới không chỉ thể hiện ởtốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là ở sự chú trọng đổi mới công nghệ,tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, và ở sự chuyển dịch cơcấu theo hướng sản xuất gắn với thị trường trong và ngoài nước, phát triểnnhanh các ngành có lợi thế so sánh, các ngành có tác động đến sự phát triểnchung của nền KTQD và đa dạng hóa các loại hình tổ chức kinh doanh Ngànhdầu khí có sự phát triển vượt bậc, ngành than có khối lượng xuất khẩu vượt1,6 triệu tấn, ngành sản xuất điện phát triển mạnh, ngành dệt và may mặc cũngphát triển phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Công nghiệp chế biếnlương thực, thực phẩm đã có bước tiến mới góp phần đưa sản lượng gạo xuấtkhẩu đạt 2 triệu tấn

Qua nghiên cứu hai giai đoạn phát triển của CNH ta thấy trong suốt 30năm qu quá trình CNH XHCN ở nước ta đã giành được thành tựu và thắng lợi

Trang 17

Kiên trì thực hiện CNH không chỉ trong những năm hòa bình mà ngay cảtrong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại Bước đầu tạo ra cơ sở vật chất kỹthuật trong các ngành KTQD nhất là trong công nghiệp (điện, dầu mỡ, ximăng, luyện kim ) thúc đẩy quá trình thay đổi từ giản đơn, lạc hậu trì trệ kémhiệu quả, dần dần tiến tới một cơ cấu có nhiều ngành, nhiều thành phàn trongnhững năm đàu của quá trình đổi mới CNH-HĐH đã mang sắc thái mới, đã có

sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung và bước đầu đồng bộ hóa, cụ thể bằng cơchế và chính sách Do vậy CNH-HĐH đã được tiến hành phù hợp hơn vớihoàn cảnh quốc tế và điều kiện khả năng trong nước, các tiềm năng nguồn lựccủa đất nước bước đầu được khơi dậy, kinh tế phát triển thực chất hơn Tạo ranguồn lao động và đội ngũ lao động dồi dào với trình độ dân trí được nângcao, tỷ trọng lao động có trình độ nghề nghiệp kỹ thuật ngày càng cao

Tuy nhiên, quá trình CNH-HĐH ở nước ta hơn 30 năm qua còn những tồntại:

 Quá trình CNH diễn ra quá chậm

 Phân công lao động xã hội phát triển chậm chạp, cơ cấukinh tế thiếu năng động, hiệu quả thấp, chứa đựng nhiều bất hợp lý,nhiều mặt mất cân đối nghiêm trọng chưa kết hợp tốt cơ cấu ngànhvới cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ trong một trạng thái đồng bộ,năng động có hiệu quả để thực hiện tốt các mục tiêu chung của pháttriển kinh tế xã hội

 Trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ thấp kém, mất cânđối, đổi mới chậm

 Sự nghiệp CNH-HĐH phải đương đầu với nhiều khó khănmâu thuẫn do sai lầm trước đây để lại và do thử thách mới đưa tới Đó

là tỷ lệ thất nghiệp còn cao, đời sống thấp, tỷ lệ tích lũy và đầu tư thấp,sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về vốn và thị trường sản xuất

2 Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua:

Trong những năm gần đây, nhất là trong quá trình đổi mới, khu vực côngnghiệp phải đương đầu với những khó khăn khá gay gắt Do những khuyếtđiểm, sai lầm trong quá khứ về chính sách cơ cấu và chính sách đầu tư, đếnnay công nghiệp nước ta có trên 4584 xí nghiệp nhưng trình độ công nghệ chỉ

Trang 18

đạt từ 60%-70% mức trung bình của thế giới Thậm chí có loại chỉ bằng 20% Nhiều loại thiết bị sử dụng đã làm cho mức hao phí nguyên liệu gấp 2đến 3 lần mức trung bình của thế giới Nét nổi bật là thiết bị cũ, thiếu phụ tùngthay thế, thiếu bảo dưỡng và sửa chữa nên thiết bị ngày càng xuống cấpnghiêm trọng Theo con số kiểm kê ngày 1-1-1990 TSCĐ của công nghiệp(chủ yếu là công nghiệp quốc doanh) lên tới gần 29.000tỷ động, giá trị còn lạihơn 16.500 tỷ đồng Trong đó máy móc thiết bị được sử dụng trực tiếp để làm

15-ra sản phẩm chỉ chiếm 26%, còn nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng đến36%

Do chưa ý thức đầy đủ về giá thành và chất lượng, nhất là chưa có quanđiểm rõ ràng trang việc nâng cao đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và quy trìnhsản xuất nên giá thành sản phẩm sản xuất thường cao, chất lượng kém, hìnhdáng xấu, vì thế sản phẩm khó tiêu thụ Trong thời gian qua chỉ có 70% sảnphẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhiều xí nghiệp đòi hỏi được trang bị và HĐHnhưng lại gặp phải khó khăn về nguồn vốn đầu tư

Phần lớn các xí nghiệp chỉ mới hoạt động 50%-60% công suất máy Trình

độ sử dụng tài sản thấp phổ biến là làm việc 1 ca (36%) Hệ số sinh lợi củavốn cố định (lợi nhuận trên 1000đồng VCĐ) trong năm 1989: bình quân toànquốc đạt 70 đồng trong đó công nghiệp chỉ đạt 30 đồng

Sự phát triển quá lớn về lượng của các xí nghiệp công nghiệp địa phươngcàng làm gay gắt thêm tình trạng mất cân đối của nền kinh tế và gây lãng phílớn trong sử dụng vốn đầu tư, tài nguyên, nguyên vật liệu Hiện nay bình quânmỗi tỉnh, thành phố có 60%-70% xí nghiệp công nghiệp, quá khả năng chophép của một địa phương

Tuy nhiên cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi cơ chếquản lý kinh tế theo đường lối Đại hội lần thứ VII của Đảng đề ra, nhiều cơ sởkinh tế, nhất là các xí nghiệp quốc doanh trung ương đang thích ứng dần vớimôi trường kinh doanh mới, bước đầu duy trì, ổn định và phát triển sản xuất.Nhiều loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng nhanh và chất lượng nâng lên

rõ rệt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường như điện, than, dầu thô, máy biếnthế, xi măng, động cơ điezen Điểm nổi bật là hầu hết các xí nghiệp dần dầngắn sản xuất với thị trường, chú ý đầu tư chiều sâu, đổi mới mặt hàng, quantâm đến chi phí giá thành Một số xí nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi thực sự và

Trang 19

tăng nhanh khoản nộp cho ngân sách Nhà nước (như liên hiệp xí nghiệp ximăng năm 1990 nộp ngân sách gấp 19 lần năm 1991) Nhiều điển hình tốtxuất hiện như liên hiệp xí nghiệp dệt Long An; Liên hiệp xí nghiệp giày dépxuất khẩu Hải Phòng, xí nghiệp điện cơ thống nhất Hà Nội; xí nghiệp bột giặtTicơ thành phố Hồ Chí Minh

Đây là những chuyển biến bước đầu trong công nghiệp và có thể xem xétđánh giá thực trạng cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua:

 Thời gian năm 1955-1975:

Đây là thời kỳ phát triển sôi động nhất của nền công nghiệp nước ta Sauhòa bình lập lại ở miền Bắc chúng ta đã nhanh chóng hàn gắn vết thươngchiến tranh Cho đến nay hầu hết nhà máy lớn còn tồn tại và phát huy tác dụngđều được xây dựng trong thời kỳ này như: cơ khí Hà Nội, cơ khí Trần HưngĐạo, cơ khí Trung tâm (Cẩm Phả), Khu Gang thép Thái Nguyên, phân đạm

Hà Bắc, phân lân Văn Điển, Apatít Lào Cai Hàng loạt nhà máy điện đượcxây dựng mới: điện Vinh, Lao Cai, Uông Bí, Ninh Bình, Quảng Ninh, đượckhôi phục cải tạo và phát triển

Trong công nghiệp nhẹ, chúng ta đã xây dựng một số cơ sở tương đối lớnnhư khôi phục và mở rộng nhà máy liên hiệp dệt Nam Định, xây dựng nhàmáy dệt kim 8/3

Do những nỗ lực trên giá trị tổng sản lượng công nghiệp đã tăng lên vớinhiệp điều nhanh

Tóm lại, đó là thời kỳ công nghiệp phát triển công nghiệp theo chiều rộngvới số vốn đầu tư khá lớn và cũng nhanh chóng phát huy tác dụng, mức huyđộng công suất máy móc, thiết bị khá cao Với cơ cấu công nghiệp như vậygóp phần vào việc phát triển các ngành kinh tế khác, trước hết là nông nghiệp

có tác động trực tiếp vào nâng cao mức sống toàn dân Với chủ trương xâydựng kinh tế địa phương làm hậu cần tại chỗ nên công nghiệp địa phương thời

kỳ phát triển mạnh nhất là ngành cơ khí địa phương

Tính đến năm 1975 miền Bắc có 1337 xí nghiệp quốc doanh và công tưhợp doanh với 35,5 vạn lao động, khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp 309hợp tác xã cùng hàng vạn tổ sản xuất với 60,4 vạn lao động Giá trị tổng sản

Trang 20

lượng đạt 4 tỷ đồng chiếm 24% trong tổng thu nhập quốc dân (miền Bắc bằng53,6% tổng sản lượng công nông nghiệp).

Sản phẩm bình quân đầu người:

Xi măng: 15,3kg Đường: 0,54kg

 Thời kỳ năm 1976 đến năm 1985:

Sau khi thống nhất đất nước, công nghiệp miền Bắc với sự bổ sung củamiền Nam đã có thay đổi nhất định Đây là thời kỳ cả nước có nhiều biếnđộng Vừa qua khỏi cuộc chiến tranh kéo dài mấy thập kỷ lại bước vào cuộcchiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam của Tổ quốc Nền kinh tế bịbao vây, Trung Quốc cắt viện trợ, các nước phương Tây tẩy chay chúng ta thìchỉ còn lại Liên Xô (cũ) Trong thời kỳ này nhiều dự án đầu tư với số vốn lớn

đã không thực hiện được Nhiều máy móc thiết bị toàn bộ nhập về không lắpráp được hoặc xây dựng xong phải đóng cửa vì thiếu nguyên vật liệu v.v Thành quả lớn nhất của thời kỳ này là đã cố gắng duy trì năng lực sản xuấtcủa công nghiệp nhẹ và thực phẩm đồng thời xây dựng một số cơ sở như giấyBãi Bằng, điện Phả Lại, điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn và HoàngThạch

Kết quả đã làm cho tài sản cố định tăng 2,5 lần số lượng xí nghiệp quốcdoanh tăng 1,4 lần Số lượng công nhân tăng 1,3 lần, khối lượng sản phẩmtăng gấp 2 lần

Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở sản xuất nhiều, lực lượng lao động đôngđặc, song mất cân đối (thiếu điện, nguyên liệu, phụ tùng thay thế v.v ) nênkhông huy động được công suất vốn có, chậm đưa cơ sở mới đầu tư vào hoạtđộng Sản phẩm thiếu thị trường tiêu thụ

 Thời kỳ năm 1986 cho đến nay:

Nét nổi bật là hầu hết các cơ sở công nghiệp cấp huyện và một số cấp tỉnh,thành quản lý đều đứng bên bờ vực của phá sản Đối với ngành cơ khí chế tạomáy móc thiết bị già cỗi, lạc hậu mặt hàng không thích hợp với yêu cầu của

Ngày đăng: 25/07/2013, 13:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w