Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam

MỤC LỤC

Vai trò xuất khẩu nông sản với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

Mà một trong số các chỉ tiêu quan trọng đó là chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Theo cách tiếp cận từ chi tiêu, GNP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình (C), chi tiêu của chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu (X-M). Hàng năm kim ngạch do xuất khẩu nông sản mạng lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trung bình trong giai đoạn 2001-2008 chiếm.

Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (tỷ đồng)
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (tỷ đồng)

Các yếu tố của thị trường xuất khẩu nông sản

Nếu cạnh tranh về giá thì hàng nông sản Việt Nam luôn phải nép vế trước đối thủ khổng lồ Trung Quốc (giá nông sản xuất khẩu của Trung Quốc thường thấp hơn 1/3 giá hàng nông sản Việt Nam) nên tại các thị trường doanh nghiệp Việt áp dụng chính sách giá thấp để giành thị phần thì ngay khi hàng của Trung Quốc vào thị rường đú thị phần của cỏc doanh nghiệp Việt Nam sụt giảm rừ rệt. Chẳng hạn, tại thị trường Mỹ vốn chiếm tới 22% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và khoảng trên 3% tổng giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì hàng hóa nông sản Thái Lan vẫn chiếm ưu thế: năm 2007, xuất khẩu nông sản của Thái Lan sang Hoa Kỳ đạt giá trị trên 2,7 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ đạt khoảng trên 1,3 tỷ USD.

Bảng 1.3: Xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới năm 2007(USD)
Bảng 1.3: Xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới năm 2007(USD)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam

Do Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn, và các nước xuất khẩu nông sản khác chủ yếu cũng sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế, và thị trường EU là một thị trường nông sản quan trọng do đó giá hàng nông sản khi vào EU trở nên đắt tương đối, làm giảm cầu gây sức ép làm giảm giá nông sản. Quốc gia muốn phát triển thị trường hàng xuất khẩu thì trước hết cần có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới để mở đường cho các quan hệ kinh tế thương mại phát triển.

Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của một số nước

Con rồng Trung Quốc sau 3 thập kỷ mở cửa và cải cách, hiện nay đã là nển kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và thương mại lớn thứ 3 trên thế giới, trở thành công xưởng của thế giới không chỉ các mặt hàng dân dụng giá rẻ mà đã tiến dần vào các sản phẩm công nghệ cao.Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc bằng 3 lần tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 1990. Tổ chức các cuộc hội trợ triển lãm, hợp tác quốc tế: Các cơ quan chức năng Trung Quốc như Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, các hiệp hội và trung tâm xúc tiến thương mại đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tại các thị trường xuất khẩu thường xuyên tổ chức các cuộc hội chợ triển nhằm giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế, giới thiệu và quảng bá sản phẩm thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp toàn thế giới, tạo diễn đàn cho các doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thương mại và khai thông các bế tắc trong kinh doanh.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2008

    Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất. Muốn hàng nông sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU.

    Hình 2.1: Kim ngạch xuât khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)
    Hình 2.1: Kim ngạch xuât khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)

    DỰ BÁO XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2020

      Nhập khẩu vào khu vực châu Phi cũng tăng mạnh nhờ nhu cầu nhập khẩu cao của các nước Coted’Ivore, Madagascar, Nigiênia và Senegal trong khi nhu cầu nhập khẩu vào các nước Mỹ latinh và Caribê hầu như không thay đổi do nhu cầu nhập khẩu giảm của Braxin được bù đắp bằng nhu cầu nhập khẩu tăng tại Mehicô, Haiti và Colômbia. Mặc dù giá gạo xuất khẩu của hầu hết các nước hiện vẫn đang ở mức thấp do kinh tế thế giới khó khăn, các nước giảm mạnh nhập khẩu, song năm 2009 vẫn được viện nghiên cứu gạo quốc tế (IRR) và tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) dự báo năm 2009 sẽ là năm thứ hai thị trường gạo thế giới tiếp tục khan hiếm.

      Bảng 2.14: Dự báo thương mại nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2009-2020 (triệu USD) 2008 2009 2010 2011-2015 2016-2020 Trungbình
      Bảng 2.14: Dự báo thương mại nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2009-2020 (triệu USD) 2008 2009 2010 2011-2015 2016-2020 Trungbình

      ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THỜI GIAN QUA

        Còn tại Việt Nam, thành công của nông nghiệp dựa gần như tối đa những thế mạnh vốn có về khí hậu, đất đai và hơn nữa là sự cần cù của người nông dân thay vì gia tăng hàm lượng khoa học, đầu tư máy móc, cải tiến phương thức quản lý… Vì vậy, dù kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt mức cao nhất từ trước tới nay, song ngay khi chạm vào khủng hoảng, nông nghiệp Việt Nam đã chịu những “dư chấn” không nhỏ khi nông sản xuất khẩu bị ứ đọng, giá trị giảm, cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh. Do chưa làm tốt công tác quản lý và nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu cả về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, phẩm cấp hàng hóa, mức độ hấp dẫn và tiêu chuẩn về qui cách đóng gói, bao bì nên xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa có chất lượng cao, chính sách quản lý thị trường chặt chẽ và các chính sách bảo hộ hợp lý thông qua các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

        Bảng 2.11: Qui mô xuất khẩu nông sản thời gian 2001-2008 (triệu USD)
        Bảng 2.11: Qui mô xuất khẩu nông sản thời gian 2001-2008 (triệu USD)

        GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

        QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020

          Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản dựa trên phương thức kinh doanh hiện đại theo cơ chế thị trường, qua đó phát huy vai trò dẫn dắt của xuất khẩu với hoạt động sản xuất và kinh doanh nông sản, góp phần tác động chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và sản xuất hàng hóa lớn, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Xếp sắp, mở rộng thị trường trong nước gắn với thị trường ngoài nước, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, với mức giá có lợi cho người nông dân, phát huy vai trò tích cực của các mô hình tiên tiến, các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn và thuận lợi góp phần thực hiện lộ trình hội nhập khu vực và thế giới.

          GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

             Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản. Một số phương tiện quảng cáo tỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính các doanh nghiệp Việt Nam mang lại hiệu quả tốt mà các doanh nghiệp có thể xem xét, sử dụng như: Qua mạng Internet, đây là phương tiện tốn rất ít chi phí mà độ phủ lại rộng, với thời đại công nghệ thông tin xã hội hóa ngày nay thì rất nhiều khách hàng nước ngoài có thể tiếp cận và biệt đến sản phẩm của doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp phối hợp với các ban ngành triển khai chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu nông sản Việt Nam qua một số kênh đặc biệt như: quảng cáo trên các chuyến máy bay, kênh truyền thông quốc tế; hoặc quảng cáo các sản phẩm nông sản qua các chương trình ẩm thực quốc tế.